10 triệu một khóa học kỹ năng: Học xong, con chẳng khác gì?
Khi con kết thúc khóa học kỹ năng, không ít ông bố, bà mẹ thở dài vì thấy rằng, trẻ chẳng khác gì mấy so với lúc chưa được đào tạo.
Việc cho trẻ tham gia các khóa rèn kỹ năng vào dịp hè không còn xa lạ với nhiều phụ huynh sống tại các đô thị lớn như TP HCM. Thế nhưng, làm thế nào để trẻ đạt được kết quả như mong muốn sau một thời gian học tập là câu hỏi không hề đơn giản. Vậy làm cách nào để giúp trẻ học kỹ năng hiệu quả.
Cho 2 con theo học khóa kỹ năng hè được gần nửa tháng nay, chị Phạm Thị Hải Anh, một phụ huynh ở quận Gò Vấp cảm thấy hài lòng với một vài thay đổi của con. Thay vì tỏ ra mỏi mệt như trong năm học, trở về nhà sau khi hoàn thành các giờ học kỹ năng, 2 con của chị vui vẻ hơn và chủ động giúp mẹ nhiều việc nhà hơn.
Trẻ cần được tham gia những hoạt động vui chơi bổ ích.
Chị Phạm Thị Hải Anh nói: “Thật ra, tôi chỉ mong con sẽ có được kỳ nghỉ hè vừa học, vừa chơi; bé sẽ được trang bị một số kỹ năng cơ bản. Tôi không đòi hỏi nhiều quá ở con mình là bé phải như thế này, như thế kia sau 1-2 tháng, vì trẻ cần nhiều thời gian hơn thế”.
Tuy nhiên, không phải phụ huynh nào cũng có suy nghĩ như chị Hải Anh. Nhiều phụ huynh than phiền, họ thực sự chưa thấy an tâm với chất lượng của các khóa rèn kỹ năng, khi số lượng trung tâm mở ra ngày một nhiều và chương trình đào tạo thì na ná nhau.
Cũng có phụ huynh cho rằng, khi nghe tư vấn, họ nghĩ con mình sẽ thay đổi hoàn toàn nên đăng ký tham gia. Khoản chi cho một khóa học kỹ năng không hề nhỏ, có nơi xấp xỉ 10 triệu đồng.
Phải chi số tiền khá lớn, phụ huynh vì thế kỳ vọng rất nhiều. Nhưng khi con kết thúc khóa học, không ít ông bố, bà mẹ thở dài vì thấy rằng, trẻ chẳng khác gì mấy so với lúc chưa được đào tạo.
Trong khi nhiều phụ huynh đổ lỗi cho chất lượng các khóa học kỹ năng, thạc sĩ tâm lý Tô Nhi A, giảng viên Cao đẳng Sư phạm Trung ương Thành phố Hồ Chí Minh lại cho rằng, vấn đề có thể nằm ở khía cạnh khác: “Chúng ta không thể vội vàng kết luận rằng những khóa học đó chất lượng kém. Vấn đề nằm ở chỗ, chúng ta phải hiểu đúng về việc hình thành kỹ năng cho một đứa trẻ.
Các con chỉ có thể hình thành các kỹ năng một cách ổn định khi những hành vi mà các con được cung cấp phải lặp đi lặp lại trở thành thói quen, sau đó trở thành năng lực giải quyết vấn đề. Điều đó có nghĩa là quá trình này đòi hỏi một thời gian rất dài”.
Video đang HOT
Đồng quan điểm, bà Nguyễn Thị Thanh Thúy, Hội trưởng Hội quán các bà mẹ cho hay, với khoảng thời gian ngắn ngủi của một chương trình đào tạo kỹ năng hè, khó lòng để thay đổi mọi thứ ở con trẻ như cách mà nhiều phụ huynh đang kỳ vọng.
Sau nhiều năm tham gia các khóa đào tạo kỹ năng cho trẻ, theo bà Kiều Thùy Linh, quản lý giáo vụ, Trường ngoại khóa Tomato, nguyên nhân dẫn đến sự hụt hẫng của một số phụ huynh khi chưa cảm nhận rõ những thay đổi của con trẻ là vì họ chưa tìm được tiếng nói chung với cơ sở đào tạo.
“Có thể do sự kỳ vọng giữa phụ huynh và nhà trường khác nhau. Vì vậy, khi muốn gửi con vào một môi trường nào đó để đào tạo, hướng dẫn con về lỹ năng sống, thì phụ huynh cần có sự trao đổi với giáo viên, trung tâm đó. Phụ huynh, trung tâm và giáo viên cần thống nhất về mục tiêu thay đổi đối với đứa bé theo học” – bà Linh nói.
Bà Kiều Thùy Linh cho rằng, để tạo được uy tín đối với phụ huynh cũng như đảm bảo chất lượng cho các lớp kỹ năng, mỗi trung tâm đào tạo cần thật kỹ lưỡng trong việc lên chương trình giáo án cũng như chọn lựa phương pháp triển khai.
Chương trình đào tạo tại mỗi trung tâm phải được thiết kế sao cho phù hợp với các thiên hướng trí thông minh khác nhau của trẻ để tạo nên sự hứng thú. Điều quan trọng nhất là phải thường xuyên lắng nghe ý kiến phản hồi của phụ huynh để sớm có những điều chỉnh phù hợp.
Theo các chuyên gia giáo dục, việc đưa con trẻ đến các khóa học kỹ năng là điều cần thiết, nhưng không phải là tất cả. Để việc học kỹ năng đạt kết quả như mong muốn, bên cạnh kiến thức từ các khóa đào tạo, trẻ rất cần những tác động từ giáo dục gia đình.
Khi được tự giải quyết vấn đề dưới sự giải thích thấu đáo, hỗ trợ và giám sát của phụ huynh, trẻ sẽ dần dần thay đổi nhận thức và hình thành các thói quen tốt.
Theo Mỹ Dung/VOV
Những đứa trẻ... "bị bỏ rơi"
Không có thời gian để quan tâm, chia sẻ với con, không ít gia đình ở thành phố "giải quyết" bằng cách đẩy con đến các lớp học thêm, "bù đắp" cho con bằng tiền bạc...
"Ông bà già không rảnh đâu cô"
Hôm nào cũng vậy, thay vì như một số bạn bè có người thân đến đón về nhà, em N.T. Đức, học sinh (HS) lớp 8 một trường THCS ở Q.5, TPHCM cùng một 3 người bạn lại la cà tại các quán xá quanh khu vực trường. Các em có gần 1 tiếng rưỡi trước khi đến lớp học thêm tại một trung tâm bồi dưỡng văn hóa nên tranh thủ đi ăn uống.
Đức cho biết đó là lịch trình hàng ngày của mình gần 2 năm nay. Do công việc bố mẹ quá bận, đi làm về muộn, để con ở nhà thì không yên tâm nên họ lên lịch sau giờ học, cho con đến lớp học thêm.
"Chỉ vài hôm đầu bố em còn chạy qua đứa đón nhưng chỉ được vài hôm, giờ thì em gọi xe ôm hoặc đi nhờ xe bạn. Mấy đứa này bố mẹ bận nên hết giờ học lại... đi học tiếp", Đức nói và cho biết các bạn trong nhóm còn tự gọi mình là "dân vô gia cư sau giờ học".
Nhiều học trò "vô gia cư" sau giờ học. (Ảnh chỉ mang tính minh họa)
Tuy nhiên, không phải hôm nào các em cũng đến lớp học thêm như lịch. Hôm nào chán thì tụ tập đi chơi, có người vào quán net... miễn sao trước 9 - 10 giờ tối có mặt ở nhà nhưng bố mẹ không hề hay biết.
"Cô tin không, cả năm nay rồi con chưa ăn gia đình con chưa ăn chung bữa cơm nào. Trưa ăn ở trường, chiều ăn ở tiệm. Chỉ lâu lắm nhà có tiệc mới ăn uống cùng nhau", cậu học trò tên Hải cho hay.
Đến gần 6 giờ chiều, 4 cậu học trò hò nhau lên xe tiến về lớp học thêm...
Một giáo viên (GV) ở Q. Tân Bình, TPHCM kể trường hợp về cô học trò vốn là HS giỏi nhưng dạo gần đây, lực học ngày càng sa sút và có mối quan hệ bất thường với bạn bè lạ ngoài trường. Hết giờ học em được nhiều thanh niên đưa đón, thậm chí còn bỏ học đi chơi...
Thấy không ổn, cô nói chuyện với HS và cho em biết mình sẽ trao đổi với gia đình về tình hình của em. Cô học trò trả lời: "Cô có gọi ông bà già em cũng chẳng quan tâm đâu, ông bà bận kiếm tiền rồi. Ông bà đi suốt, có ở nhà cũng chẳng thèm nói chuyện với con thì về nhà làm gì hả cô?". Em còn tiết lộ, nhiều hôm em đi với bạn đến 11 - 12 giờ đêm mà bố mẹ không hay biết.
Đúng như lời em nói, khi cô gọi điện thì cả hai vị phụ huynh đều lắc đầu bảo rằng công việc mình rất bận, không nắm được tình hình của con. Khi nghe cô nói về những dấu hiệu của con mình, ông bố còn đáp: "Gia đình nhờ hết vào cô chứ giờ vợ chồng tôi phải lo làm ăn, không có thời gian đâu". Kể cả khi cô đề nghị gia đình phải quan tâm hơn đến cháu và hẹn gặp để trao đổi nhưng bị... từ chối thẳng thừng.
"Bù đắp" bằng tiền
Nói đến việc đi học thêm của học trò, nhiều GV bày tỏ ra rằng ngoài nhu cầu mong con học được nhiều kiến thức thì nhiều gia đình mục đích chính để giải quyết vấn đề không có người trông con sau giờ học. Hoặc họ "đẩy" con đến các lớp học năng khiếu, các khóa học kỹ năng, nâng cao này nọ chỉ vì lý do để... gửi con.
"Nhiều phụ huynh không có thời gian trông con, sợ con ở nhà chơi game, bị bạn bè lôi kéo hư hỏng nên một trong những cách các phụ huynh bận rộn chuộng nhất là "đẩy" con đến lớp học thêm. Điều là có thật", bà Trương Thị Thanh Mỹ - hiệu trưởng Trường tiểu học Phạm Ngọc Thạch (Q. Phú Nhuận) khẳng định.
Quá bận rộn, không ít gia đình "khoán trắng" việc dạy con cho nhà trường.
Còn nhiều phụ huynh không giải quyết được vấn đề thời gian dành cho con, biết rằng con mình bị thiệt thòi nên có xu hướng bù đắp bằng vật chất. Họ sẵn sàng bỏ những khoản đầu tư lớn cho tương lai của con. Có em được học ở những khóa học đắt tiền, ăn mặc hàng hiệu, đồ chơi cao cấp..., nhiều gia đình có bác sĩ, gia sư, người chăm sóc riêng... Hay đơn giản hơn là họ cho con thật nhiều tiền mong con không cảm thấy bị thiếu thốn.
Không ít chuyên gia đã phải thốt lên, trẻ em thành phố ngày nay có đủ hết mọi thứ nhưng điều quan trọng nhất là sự quan tâm, sự chia sẻ của bố mẹ, gia đình lại trở nên quá xa xỉ với các em. Các em bị "bỏ rơi" bởi chính những người thân nhất của mình.
Theo ông Nguyễn Thành Nhân - nguyên giám đốc Trung tâm thanh thiếu niên miền Nam, HS ngày nay chịu rất nhiều áp lực về việc học tập và cuộc sống, không phải như chúng ta nhìn bên ngoài. Trong khi phụ huynh có tư tưởng bù đắp những thiếu hụt của mình về vật chất cho con nên khoán trắng con cho nhà trường, hay cho ti vi, máy vi tính.
"Nhiều em được bố mẹ lo toan đầy đủ, học ở trường quốc tế, không thiếu thốn thứ gì. Được bao bọc nên các em không có sự trải nghiệm lại thiếu "điểm tựa" ngay chính trong gia đình mình nên khi gặp sự cố các em không biết bấu víu vào đâu nên rất dễ bi quan", ông Nhân cho hay và nhấn mạnh trong việc giáo dục trẻ thì việc dành thời gian chia sẻ, quan tâm đến trẻ của bố mẹ là điều không thể thiếu.
Chị Bùi Thị Kiều, nhân viên tư vấn Trường THPT Marie Curie, TPHCM cho hay, khác với suy nghĩ của nhiều người nghĩ rằng vấn đề các em HS tuổi mới lớn thường gặp phải là quan hệ thầy cô, bạn bè, yêu đương. Trong quá trình tư vấn của mình, chị Kiều nhận ra, vấn đề xuất phát từ gia đình tác động đến các em lớn nhất.
Tuy nhiên, tình trạng mà nhiều chuyên viên tư vấn trường học hiện nay gặp phải là không nhận được sự hợp tác từ gia đình để hỗ trợ các em vì họ quá bận rộn nên vô tình cho rằng những vấn đề đó của con không đáng ngại hoặc có thì cũng "khoán" hết cho nhà trường.
(Còn tiếp)
Hoài Nam
Theo dân trí











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Holy Night: Đội săn quỷ nhưng chưa săn trúng cảm xúc
Phim châu á
14:46:57 12/05/2025
Ngày 13/5 may mắn vẫy gọi: 3 chòm sao "bật chế độ thần tốc", tiền tài sự nghiệp tình duyên đều nở hoa
Trắc nghiệm
14:45:20 12/05/2025
10 nữ thần mặt mộc đẹp nhất Hàn Quốc: Song Hye Kyo xếp thứ 2, hạng 1 nhan sắc thắng đời tuyệt đối
Hậu trường phim
14:37:09 12/05/2025
"Combo phốt" chấn động: Biểu tượng sexy showbiz bị phát tán ảnh nhạy cảm, nghi lộ tin nhắn tống tiền 2 người đàn ông
Sao châu á
14:33:21 12/05/2025
Nơi giao thoa giữa vẻ đẹp thiên nhiên và di sản văn hóa
Du lịch
14:22:41 12/05/2025
Ca khúc nổi tiếng nhất của Shakira suýt nữa đã có một cuộc đời khác
Nhạc quốc tế
14:22:26 12/05/2025
Giải thưởng Âm nhạc Nhật Bản 2025 lần đầu tiên "gọi tên" nghệ sĩ Việt Nam
Nhạc việt
14:19:23 12/05/2025
Khoa Pug sốc nặng khi lên Google tra tên người phụ nữ cứ nhìn mình trong quán ăn, hoang mang vì không nghĩ chuyện này lại xảy ra
Netizen
14:18:03 12/05/2025
Taylor Swift phủ nhận liên quan đến vụ kiện ồn ào
Sao âu mỹ
14:14:20 12/05/2025
Miss World 2025: Ý Nhi bung xõa như 'tắc kè hoa', dưới cơ đại diện Bờ Biển Ngà?
Người đẹp
14:05:44 12/05/2025