100 câu hỏi đáp hữu ích về dịch bệnh COVID-19 (Phần 1)

Dịch COVID-19 đang xảy ra tại nhiều nước trên thế giới. Nhiều người lo lắng dịch sẽ kéo dài bao lâu? Để giải đáp những câu hỏi xung quanh dịch bệnh, Cục Quân y ( Học viện Quân y) đã đưa ra 100 câu hỏi – đáp về dịch bệnh COVID-19.

Được phép của nhóm biên soạn, Báo Lao Động xin đăng từng phần, mỗi phần 10 câu hỏi – đáp, bắt đầu khởi đăng từ 27.3. Mời bạn đọc đón xem.

100 câu hỏi đáp hữu ích về dịch bệnh COVID-19 (Phần 1) - Hình 1

Xét nghiệm xác định mắc COVI-19. Ảnh: Sơn Tùng.

1. Thế nào là bệnh truyền nhiễm?

Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp từ người hoặc từ động vật sang người do tác nhân gây bệnh truyền nhiễm. Ví dụ: Bệnh cúm mùa lây trực tiếp từ người sang người, bệnh sốt xuất huyết lây từ người sang người qua muỗi đốt, bệnh cúm gia cầm lây từ gia cầm sang người.

2. Thế nào là dịch bệnh truyền nhiễm?

Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 quy định “Dịch là sự xuất hiện bệnh truyền nhiễm với số người mắc bệnh vượt quá số người mắc bệnh dự tính bình thường trong một khoảng thời gian xác định ở một khu vực nhất định”. Tuy nhiên, khái niệm trên được hiểu với những bệnh đã từng xảy ra trước đó (điển hình là cúm và sốt xuất huyết).

Trường hợp hội chứng viêm đường hô hấp cấp nặng (SARS) xuất hiện năm 2002 hay hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS) xuất hiện năm 2012 và dịch COVID-19 lần này là những bệnh mới, lần đầu tiên xuất hiện thì các cơ quan y tế sẽ căn cứ vào khả năng lây lan, mức độ gây tử vong, đã có thuốc đặc trị và vắc xin chưa để cân nhắc xác định dịch.

3. Dịch COVID-19 là gì?

Dịch COVID-19 viết tắt của cụm từ “Coronavirus disease 2019″, là dịch bệnh do virus Corona gây ra và xuất hiện lần đầu năm 2019. Dịch bệnh này xuất hiện đầu tiên ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, trong đó nhiều người cùng bị viêm đường hô hấp cấp.

Tác nhân gây bệnh sau đó được xác định là một chủng mới của virus Corona. Chủng virus mới này được tìm ra năm 2019 nên được ký hiệu là 2019-nCoV (viết tắt của cụm từ “2019 Novel Coronavirus”). Vì thế, ban đầu dịch bệnh này có tên là “Dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona 2019-nCoV”.

Tên dịch bệnh vừa mô tả biểu biện bệnh và tác nhân gây bệnh nên thường rất dài. Để ngắn gọn, trong thời gian đầu giới chuyên môn và các phương tiện truyền thông ở nước ta thường gọi tắt dịch bệnh này là:

- Dịch viêm đường hô hấp cấp do “virus Corona mới” hoặc “virus Corona chủng mới” hoặc “chủng mới của virus Corona” (vì trước đây đã có các dịch viêm đường hô hấp cấp do các chủng virus Corona khác gây ra); hoặc

- Dịch viêm đường hô hấp cấp do 2019-nCoV (chỉ nêu tác nhân gây bệnh); hoặc

- Dịch viêm đường hô hấp cấp do nCoV (nêu ngắn gọn tác nhân gây bệnh nCoV đã đủ để phân biệt với tất cả các chủng virus khác đồng thời dễ phát âm hơn 2019-nCoV).

Vấn đề gọi tên dài dòng, phức tạp và khó phát âm (nhất là cụm từ “2019-nCoV”) không chỉ xảy ra trong tiếng Việt mà ngay cả trong các ngôn ngữ quốc tế khác. Bên cạnh đó, chủng virus này còn được một số phòng thí nghiệm khác ký hiệu là SARS-CoV-2.

Sau khi thống nhất các chuyên gia toàn cầu, ngày 11 tháng 2 năm 2020, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã chính thức gọi tên bệnh này là COVID-19 (viết tắt của cụm từ “Coronavirrus disease 2019″) với ý nghĩa là bệnh do virus Corona gây ra và xuất hiện lần đầu năm 2019.

Video đang HOT

Phương thức đặt tên mới này cũng được WHO xác định làm công thức chuẩn để đặt tên những bệnh mới khác có thể xuất hiện trong tương lai, trong đó có quan tâm cả vấn đề dễ phát âm, đầy đủ thông tin, bỏ qua các yếu tố địa danh để tránh nguy cơ phát sinh sự kỳ thị.

4. Khi nào nước ta công bố dịch bệnh?

Điều 30 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 quy định nguyên tắc, thẩm quyền, thời hạn và điều kiện công bố dịch như sau:

1. Việc công bố dịch được thực hiện theo nguyên tắc sau đây: a) Mọi trường hợp có dịch đều phải được công bố.

b) Việc công bố dịch và hết dịch phải công khai, chính xác, kịp thời và đúng thẩm quyền.

2. Thẩm quyền công bố dịch được quy định như sau:

a) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh công bố dịch theo đề nghị của Giám đốc Sở Y tế đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B và nhóm C.

b) Bộ trưởng Bộ Y tế công bố dịch theo đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A và đối với một số bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B khi có từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên đã công bố dịch.

c) Thủ tướng Chính phủ công bố dịch theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A khi dịch lây lan nhanh từ tỉnh này sang tỉnh khác, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe con người.

3. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi nhận được đề nghị công bố dịch, người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này quyết định việc công bố dịch.

4. Thủ tướng Chính phủ quy định cụ thể điều kiện công bố dịch.

5. Có phải dịch COVID-19 nguy hiểm hơn các dịch bệnh khác nên Thủ tướng Chính phủ công bố dịch?

Việc Thủ tướng Chính phủ công bố dịch bệnh này là thực hiện theo Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 (xem câu 4) vì COVID-19 là bệnh truyền nhiễm nhóm A (nhóm đặc biệt nguy hiểm), đồng thời lại là bệnh mới xuất hiện, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin.

6. Dịch COVID-19 nguy hiểm như thế nào?

Theo Điều 3 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, các bệnh truyền nhiễm được phân chia làm 3 nhóm:

- Nhóm A: Là những bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm, lây truyền nhanh; phát tán rộng; tỉ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh.

- Nhóm B: Là các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong.

- Nhóm C: Là các bệnh ít nguy hiểm, khả năng lây truyền không nhanh và ít gây tử vong.

Trên cơ sở đó, dịch COVID-19 được Bộ Y tế xếp vào nhóm A – nhóm đặc biệt nguy hiểm vì bệnh có khả năng lây lan nhanh trong cộng đồng, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và cũng chưa có vắc xin phòng bệnh, tỉ lệ tử vong ban đầu được dự báo tới 5% – trên thực tế tại thời điểm này (17.2.2020) đang ở mức khoảng 2%.

7. Dịch COVID-19 xuất hiện như thế nào?

Do những người đầu tiên bị bệnh đều có liên quan đến một địa điểm mua bán động vật hoang dã ở Vũ Hán, Hồ Bắc, Trung Quốc và tác nhân gây bệnh được tìm thấy ở người bệnh là virus Corona – loại virus phổ biến gây bệnh ở động vật; mặt khác chủng virus này hoàn toàn mới nên được cho là 15 virus Corona vốn lưu hành ở động vật đã biến đổi (tiến hóa) thành virus gây bệnh cho người (tương tự virus Corona gây bệnh SARS lây từ cầy hương sang người, virus Corona gây bệnh viêm đường hô hấp Trung Đông lây từ lạc đà sang người).

Tiếp đó người hoặc những người đầu tiên nhiễm virus từ động vật lại trở thành nguồn phát tán và lây nhiễm virus sang người khác, làm cho bệnh trở thành dịch bệnh lây truyền từ người sang người.

Một bệnh nếu chỉ lây từ động vật sang người rồi dừng lại ở người bị nhiễm bệnh từ động vật, không tiếp tục lây từ người sang người (như cúm gia cầm) thì việc kiểm soát còn tương đối thuận lợi (cách ly, thậm chí tiêu hủy toàn bộ nguồn phát tán mầm bệnh là động vật).

Khi bệnh từ động vật lây sang người rồi lại tiếp tục lây từ người sang người thì việc kiểm soát sẽ trở nên vô cùng khó khăn như SARS, MERS và COVID-19 hiện nay. Như vậy, sau dịch SARS do virus SARS-CoV-2 lây từ cầy hương sang người, dịch viêm đường hô hấp Trung Đông do virus MERS-CoV lây từ lạc đà sang người; nay dịch COVID-19 cũng do virus Corona lây từ động vật hoang dã (nhiều khả năng từ dơi hoặc tê tê hoặc rắn) sang người, càng có thêm cơ sở để khuyến cáo người dân tránh tiếp xúc với động vật hoang dã.

Đặc biệt, việc mua bán, giết thịt động vật hoang dã có nguy cơ nhiễm bệnh rất cao do con người tiếp xúc trực tiếp với các chất bài tiết và thịt sống của động vật hoang dã.

8. Dịch COVID-19 lan truyền bằng cách nào?

Hiện nay, phương thức lây truyền chính xác từ động vật sang người còn chưa rõ; điều chắc chắn là người (hoặc những người) đầu tiên nhiễm virus từ động vật truyền sang có tiếp xúc với nguồn chứa virus do động vật phát tán (chất thải, dịch tiết, thịt sống…).

Từ những nguồn này virus gây bệnh COVID-19 đã nhiễm vào các tế bào ở đường hô hấp của người nhiễm mầm bệnh. Tại đây, virus nhân lên gây bệnh cho đường hô hấp, đồng thời phát tán ra ngoài qua đường hô hấp trên của người bệnh để rồi lây truyền từ người này sang người khác.

Virus lây truyền từ người sang người qua ba đường chính: Giọt bắn, không khí và tiếp xúc bề mặt có virus. Từ trong đường hô hấp của người nhiễm mầm bệnh (có thể có triệu chứng bị bệnh hoặc không), virus SARS-CoV-2 được phát tán ra bên ngoài khi người mang mầm bệnh ho, hắt hơi (mà không đeo khẩu trang) làm bắn ra các giọt chất lỏng kích thước từ 5m (micromet) trở lên gọi là giọt bắn làm người xung quanh hít phải các giọt bắn chứa virus và nhiễm bệnh; khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc được chăm sóc y tế bằng các thủ thuật hút đờm dãi hoặc khí dung, virus từ đường hô hấp được phát tán ra trong các giọt có kích thước dưới 5m vào không khí làm người xung quanh hít phải không khí chứa virus và nhiễm bệnh; virus từ các giọt bắn hoặc không khí bám vào các bề mặt (khẩu trang, quần áo, đồ dùng xung quanh…), sau đó người khác chạm vào bề mặt này và nhiễm virus gây bệnh.

Từ ba đường lây chính này, các biện pháp dự phòng được khuyến cáo là đeo khẩu trang và rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát trùng.

- Đối với người bệnh có triệu chứng hoặc người mang mầm bệnh không triệu chứng (mới bị nhiễm còn đang ở giai đoạn ủ bệnh hoặc người mang mầm bệnh không triệu chứng thực thụ), đeo khẩu trang là cách hiệu quả để ngăn phát tán giọt bắn ra môi trường xung quanh khi ho hoặc hắt hơi. Những người này cần đeo khẩu trang và cách ly là thể hiện trách nhiệm với cộng đồng, giúp hạn chế nguồn tác nhân gây bệnh truyền nhiễm ra cộng đồng.

- Người chưa nhiễm virus đeo khẩu trang y tế thông thường đúng cách đã có thể ngăn ngừa một cách hiệu quả đường lây nhiễm do giọt bắn.

- Lây qua đường không khí thường chỉ gặp trong tình huống chăm sóc y tế có tiến hành các thao tác khí dung hoặc hút đờm dãi, do vậy chỉ nhân viên y tế hoặc người nhà chăm sóc người bệnh mới cần các loại khẩu trang y tế chuyên dụng như N95.

- Rửa tay thường xuyên, nhất là sau khi tiếp xúc với các bề mặt có nguy cơ cao (che miệng khi ho, hắt hơi; chạm tay vào khẩu trang đã sử dụng, ống tay áo che mũi/miệng khi ho, hắt hơi; tay nắm cửa, nút bấm thang máy, điện thoại di động…), đồng thời tập thói quen không cho tay bẩn vào miệng, mũi, mắt là cách hiệu quả nhất để ngăn cản đường lây qua tiếp xúc bề mặt có virus.

9. Dịch COVID-19 so với dịch SARS và dịch viêm đường hô hấp Trung Đông (MERS), dịch nào nguy hiểm hơn?

Dịch nào nguy hiểm hơn còn tùy thuộc vào tiêu chí đánh giá:

- Tỉ lệ tử vong: Tỉ lệ tử vong do SARS là 9,6%, do MERS trên 30% cao hơn so với COVID-19 (hiện tại khoảng 2%).

- Mức độ lây lan và số người nhiễm: COVID-19 có mức độ lây lan nhanh hơn và số người nhiễm nhiều hơn.

Từ hai tiêu chí trên cho thấy, với cá nhân một người bị nhiễm bệnh thì SARS và MERS nguy hiểm hơn; với cộng đồng thì COVID-19 nguy hiểm và gây thiệt hại nhiều hơn. Nói cách khác, bệnh SARS, bệnh MERS nguy hiểm hơn bệnh COVID-19; còn dịch COVID-19 nguy hiểm hơn dịch SARS và dịch MERS.

Điều này cho thấy mỗi cá nhân đều phải có trách nhiệm lớn trong việc bảo vệ cộng đồng.

10. Dịch COVID-19 sẽ kéo dài bao lâu?

Muốn hết dịch thì cần phải thực hiện tổng hợp tất cả các biện pháp để cắt đứt sự lây nhiễm, không để xuất hiện những ca nhiễm mới. Ngoài các giải pháp do con người thực hiện, điều kiện thời tiết cũng ảnh hưởng lớn đến sự tồn tại của mầm bệnh ở môi trường và sức đề kháng của con người với mầm bệnh.

Dựa vào diễn biến thời tiết và các kết quả thu được từ các biện pháp phòng chống dịch hiện nay, một số nhà dịch tễ học dự đoán dịch sẽ kéo dài khoảng 2 – 3 tháng nữa. Tuy nhiên yếu tố con người vẫn có vai trò quyết định mức độ thiệt hại do dịch bệnh gây ra, đòi hỏi các chính phủ phải triển khai tích cực các biện pháp phòng chống dịch và mỗi người dân phải tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp phòng chống dịch được triển khai.

PGS.TS.BS LÊ VĂN ĐÔNG (HỌC VIỆN QUÂN Y) – TỔ TRƯỞNG TỔ BIÊN SOẠN

Liệu có thể mua bộ Kit thử SARS-CoV-2 về tự dùng ở nhà hay không?

Nhiều người thắc mắc liệu có thể mua bộ Kit thử SARS-CoV-2 về tự dùng ở nhà tương tự như que thử phát hiện nhanh bệnh thông thường hay không?

Việc tự sản xuất được bộ test Kit phát hiện Covid-19 giúp Việt Nam nắm trong tay một công cụ đắc lực và hữu hiệu trong việc chủ động chẩn đoán sớm và sàng lọc người nghi nhiễm khi các Kit thương mại không sẵn có trên thị trường Việt Nam. Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong thời điểm dịch Covid-19 đang bùng phát và trở thành đại dịch trên toàn cầu.

Liệu có thể mua bộ Kit thử SARS-CoV-2 về tự dùng ở nhà hay không? - Hình 1


Việt Nam đủ nguồn lực và chủ động trong việc xét nghiệm Covid-19.

Trước thông tin này, nhiều người dân cũng thắc mắc liệu bộ Kit có thể mua về tự dùng ở nhà để kiểm tra tương tự như thiết bị kiểm tra tiểu đường hay que thử phát hiện nhanh bệnh thông thường hay không?

Theo nhóm nghiên cứu Học viện Quân y (đơn vị nghiên cứu thành công Kit test nhanh virus SARS-CoV-2 đã được đưa ra sản xuất đại trà), đặc điểm của virus SARS-CoV-2 có bộ gene rất lớn, khoảng 29.000 Kilobase. Trong khi, virus viêm gan B chỉ có khoảng 3.000 Kilobase, virus viêm gan C khoảng 9.000 Kilobase, virus sốt xuất huyết khoảng 10.000 Kilobase và ngay virus Ebola cũng chỉ 19.000 Kilobase.

Covid-19 được xếp vào dạng bệnh truyền nhiễm nhóm A (nhóm các loại bệnh đặc biệt nguy hiểm), có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và có tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh. Chính vì vậy, các thành viên thực hiện xét nghiệm phải trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ như quần áo bảo hộ, kính, giày, găng tay, khẩu trang và tuân thủ chặt chẽ các quy định phòng tránh lây nhiễm, bảo đảm an toàn sinh học và an ninh sinh học.

Việc xét nghiệm virus SARS-CoV-2 thực hiện qua thiết bị xét nghiệm y tế chuyên dụng real-time RT-PCR, với 3 bước chính là xử lý mẫu (15 phút), tách chiết RNA virus (45 phút) và Real-time RT-PCR (một kĩ thuật về sinh học phân tử - 60 phút).

Các đơn vị thực hiện xét nghiệm phải pha Kit theo quy trình của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hoặc Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC Hoa Kỳ).

Tại Việt Nam hiện chỉ có các Viện Vệ sinh Dịch tễ, Viện Pasteur cùng với các Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) các tỉnh thành chịu trách nhiệm thực hiện các xét nghiệm với Covid-19.

Theo giới chuyên gia, trong kịch bản dịch Covid-19 bùng phát mạnh tại Việt Nam, các bệnh viện Đa khoa tuyến trung ương, tuyến tỉnh, bệnh viện và các Trung tâm xét nghiệm tư nhân như Medic TPHCM, Melatec Hà Nội... cũng có năng lực thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2. Ngoài ra, Việt Nam cũng có thể lập các phòng xét nghiệm dã chiến nhưng đảm bảo an toàn sinh học, tương tự như Hàn Quốc đang áp dụng, tại các khu cách ly để đáp ứng việc xét nghiệm kịp thời./.

Theo vov.vn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

TPHCM có số mắc Covid-19 nhiều nhất cả nướcTPHCM có số mắc Covid-19 nhiều nhất cả nước
16:28:55 14/05/2025
Lá mơ chữa bệnh gì?Lá mơ chữa bệnh gì?
05:43:11 13/05/2025
Cách bổ sung canxi tốt nhất cho người ăn chayCách bổ sung canxi tốt nhất cho người ăn chay
07:17:56 13/05/2025
Xuất hiện sứa lửa gây nguy hiểm tại nhiều bãi tắm ở biển Nha TrangXuất hiện sứa lửa gây nguy hiểm tại nhiều bãi tắm ở biển Nha Trang
16:18:03 13/05/2025
Bệnh nhân 43 tuổi có hàng tỷ virus viêm gan B trong máuBệnh nhân 43 tuổi có hàng tỷ virus viêm gan B trong máu
08:09:59 14/05/2025
Loại rau mọc dại đầy Việt Nam, nhưng lại là "thần dược" cho sức khỏeLoại rau mọc dại đầy Việt Nam, nhưng lại là "thần dược" cho sức khỏe
11:27:24 14/05/2025
Cô gái 27 tuổi đột quỵ kể 3 giờ đồng hồ như "chết đi sống lại"Cô gái 27 tuổi đột quỵ kể 3 giờ đồng hồ như "chết đi sống lại"
20:18:46 14/05/2025
Yếu tố nguy cơ gây loãng xươngYếu tố nguy cơ gây loãng xương
06:05:00 13/05/2025

Tin đang nóng

Kết quả gây sốc của Hoa hậu Ý Nhi tại Miss WorldKết quả gây sốc của Hoa hậu Ý Nhi tại Miss World
18:20:04 14/05/2025
Gia tộc Kim Sơn mà CEO nương tựa ở rể: 3 thế hệ tài giỏi, cực kín tiếngGia tộc Kim Sơn mà CEO nương tựa ở rể: 3 thế hệ tài giỏi, cực kín tiếng
21:39:36 14/05/2025
Người phụ nữ liên tiếp sinh con để hoãn ngồi tù rồi tranh thủ lừa thêm tiền tỷNgười phụ nữ liên tiếp sinh con để hoãn ngồi tù rồi tranh thủ lừa thêm tiền tỷ
16:56:31 14/05/2025
"Tóm dính" Bích Phương tách biệt, lạc lõng giữa dàn Em Xinh Say Hi"Tóm dính" Bích Phương tách biệt, lạc lõng giữa dàn Em Xinh Say Hi
19:47:11 14/05/2025
Anh trai tội nhất show say hi: 2 lần bốc hơi khỏi poster, diễn "ké" Quang Hùng?Anh trai tội nhất show say hi: 2 lần bốc hơi khỏi poster, diễn "ké" Quang Hùng?
16:52:02 14/05/2025
Cố chặn chiếc xe buýt đang trôi, phụ xe bị tông tử vongCố chặn chiếc xe buýt đang trôi, phụ xe bị tông tử vong
20:29:46 14/05/2025
Con gái hoa khôi bóng chuyền Kim Huệ trở thành ứng viên "hoa khôi", 17 tuổi xinh đẹp phổng phao, chiều cao còn ấn tượng hơnCon gái hoa khôi bóng chuyền Kim Huệ trở thành ứng viên "hoa khôi", 17 tuổi xinh đẹp phổng phao, chiều cao còn ấn tượng hơn
16:54:41 14/05/2025
"Muối mặt" nhất Cannes ngày 1: Sao nữ 9X Trung Quốc mặc "phá luật" liên tục bị đuổi khỏi thảm đỏ!"Muối mặt" nhất Cannes ngày 1: Sao nữ 9X Trung Quốc mặc "phá luật" liên tục bị đuổi khỏi thảm đỏ!
16:47:27 14/05/2025

Tin mới nhất

Người đàn ông nguy kịch, khánh kiệt vì hít phải khí độc và cái kết xúc động

Người đàn ông nguy kịch, khánh kiệt vì hít phải khí độc và cái kết xúc động

21:53:13 14/05/2025
Trong lúc làm sạch hồ thủy sản, người đàn ông hít phải khí độc gây suy hô hấp nặng. Từ chỗ là lao động chính, tai nạn khiến bệnh nhân và gia đình lâm vào khánh kiệt, khi viện phí điều trị rất lớn.
Đột quỵ ở tuổi thiếu niên

Đột quỵ ở tuổi thiếu niên

16:17:54 14/05/2025
Trong khi thế giới ghi nhận độ tuổi mắc đột quỵ trung bình là 70-75, thì tại Việt Nam, nhiều bệnh viện đang tiếp nhận bệnh nhân mới ở tuổi 50, thậm chí dưới 20.
6 loại quả nhiều vitamin C hơn cam

6 loại quả nhiều vitamin C hơn cam

09:23:56 14/05/2025
Chuyên gia dinh dưỡng Carol Johnston (Đại học Bang Arizona, Mỹ) khuyên bạn nên ăn trái cây tươi vì vitamin C sẽ bị phá hủy trong quá trình chế biến hoặc tiếp xúc với nhiệt, ánh sáng, oxy.
Mùa hè nấu 3 món ăn màu đỏ này để tăng sức đề kháng, không lo ốm vặt

Mùa hè nấu 3 món ăn màu đỏ này để tăng sức đề kháng, không lo ốm vặt

09:20:53 14/05/2025
Đây là loại rau thường có vào mùa hè, được gọi là rau trường thọ . Trong rau dền có lượng lycopene cao, nhiều canxi, sắt và vitamin K, có tác dụng tăng cường sức khỏe xương và ngăn ngừa thiếu máu.
5 lợi ích của việc uống nước nghệ

5 lợi ích của việc uống nước nghệ

09:15:39 14/05/2025
Ngoài ra, uống nước nghệ có khả năng giúp cân bằng huyết áp ở những người bị cao huyết áp. Cao huyết áp là một trong những yếu tố nguy cơ chính gây ra các bệnh về tim mạch.
Phát triển kỹ thuật chuyên sâu phục hồi chức năng

Phát triển kỹ thuật chuyên sâu phục hồi chức năng

09:11:49 14/05/2025
Việc chăm sóc người bệnh và điều trị người bệnh bằng những kỹ thuật chuyên sâu đã đóng vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi của bệnh nhân.
Chống nắng quá mức gây thiếu hụt vitamin D?

Chống nắng quá mức gây thiếu hụt vitamin D?

08:08:06 14/05/2025
Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian ngắn có thể dễ dàng làm da rám nắng, và da càng sẫm màu thì càng dễ rám nắng; nếu tia cực tím quá mạnh, da có thể bị cháy nắng, với các mảng đỏ và đau rát. Da càng sáng (trắng) thì càng dễ ...
Những dấu hiệu buổi sáng cảnh báo mỡ máu cao

Những dấu hiệu buổi sáng cảnh báo mỡ máu cao

08:06:35 14/05/2025
Một trong những dấu hiệu nổi bật khi bị mỡ máu cao là đau hoặc khó chịu ở ngực, đặc biệt sau khi thức dậy. Cảm giác này bắt nguồn từ việc thiếu máu lưu thông đến tim, có thể xảy ra trong khi ngủ.
Vì sao không nên tùy tiện dùng thuốc bổ gan?

Vì sao không nên tùy tiện dùng thuốc bổ gan?

08:04:14 14/05/2025
Nhiều người dân có tâm lý lệ thuộc thuốc bổ gan như một biện pháp phòng bệnh gan, dẫn đến chủ quan trong chế độ sinh hoạt, lối sống thiếu lành mạnh như sử dụng rượu bia thường xuyên, ăn uống nhiều dầu mỡ, hoặc thức khuya kéo dài...
Mối nguy từ trà nóng, canh nóng

Mối nguy từ trà nóng, canh nóng

08:12:37 13/05/2025
Bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa Trịnh Hồng Chí (Trung Quốc) cảnh báo rằng việc duy trì thói quen ăn uống không hợp lý, đặc biệt là thường xuyên dùng canh hoặc đồ uống quá nóng, có thể làm tăng đáng kể nguy cơ mắc ung thư thực quản.
Sự thật về vắc-xin 6 trong 1 mà bố mẹ không thể bỏ qua

Sự thật về vắc-xin 6 trong 1 mà bố mẹ không thể bỏ qua

07:54:08 13/05/2025
Bạch hầu có tỷ lệ tử vong trên 20% nếu xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi do suy hô hấp, rối loạn nhịp tim, liệt tứ chi, liệt dây thần sinh sọ... Hiện mầm bệnh bạch hầu vẫn lưu hành trong cộng đồng, thỉnh thoảng gây dịch và tử vong ở các địa phươ...
Thói quen buổi sáng giúp bụng êm, người nhẹ tênh cả ngày

Thói quen buổi sáng giúp bụng êm, người nhẹ tênh cả ngày

07:51:09 13/05/2025
Nếu có thể, hãy tranh thủ ra ngoài hít thở không khí trong lành và đón ánh nắng sớm. Ánh sáng mặt trời vào buổi sáng giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ, đồng thời hỗ trợ chức năng tiêu hóa ổn định.

Có thể bạn quan tâm

Đọc được dòng chữ phía sau tấm ảnh mà con gái riêng của chồng vẫn giấu giếm, tôi lặng cả người, càng sợ hãi khi thấy những vết cào trên tay con

Đọc được dòng chữ phía sau tấm ảnh mà con gái riêng của chồng vẫn giấu giếm, tôi lặng cả người, càng sợ hãi khi thấy những vết cào trên tay con

Góc tâm tình

22:45:53 14/05/2025
Trái tim tôi như thắt lại. Tôi ôm chặt Mộc Miên vào lòng, cảm nhận được thân thể bé nhỏ đang run lên từng hồi. Tôi kết hôn với anh Hùng khi mới 25 tuổi, là độ tuổi mà đám bạn thân còn mải mê du lịch, yêu đương tự do.
V (BTS) được ca ngợi là biểu tượng sắc đẹp toàn cầu

V (BTS) được ca ngợi là biểu tượng sắc đẹp toàn cầu

Sao châu á

22:42:36 14/05/2025
Được biết đến với vẻ ngoài điển trai cổ điển, V thường được ví như một bông hoa nhờ những đường nét thanh tú và khí chất nhẹ nhàng, thanh thoát.
Những bóng hồng làm nhà sản xuất phim của điện ảnh Việt

Những bóng hồng làm nhà sản xuất phim của điện ảnh Việt

Hậu trường phim

22:36:49 14/05/2025
Trong những bộ phim điện ảnh doanh thu trăm tỉ gần đây có sự góp sức không nhỏ của các nhà sản xuất nữ như Đinh Ngọc Diệp, Mai Bảo Ngọc, Minh Hà...
Cô bé 14 tuổi hát bolero gây sốt giờ ra sao?

Cô bé 14 tuổi hát bolero gây sốt giờ ra sao?

Sao việt

22:33:48 14/05/2025
Sau 9 năm giành quán quân Solo cùng bolero , Quỳnh Như miệt mài theo đuổi đam mê ca hát. Ngoài ra, cô còn thử sức ở lĩnh vực diễn xuất, từng đóng phim Lật mặt của Lý Hải.
Phương Thanh nhắc về ồn ào 'bị chơi xấu' cách đây 11 năm

Phương Thanh nhắc về ồn ào 'bị chơi xấu' cách đây 11 năm

Tv show

22:29:31 14/05/2025
Phương Thanh cho biết mọi chuyện đã là dĩ vãng và bản thân cũng có cách nhìn nhẹ nhàng hơn so với thời điểm trước.
Kim Kardashian ra tòa làm chứng vụ cướp nữ trang ở Paris

Kim Kardashian ra tòa làm chứng vụ cướp nữ trang ở Paris

Sao âu mỹ

22:22:52 14/05/2025
Ngôi sao truyền hình thực tế Kim Kardashian bị trói và chĩa súng vào người khi 5 gã đàn ông đeo mặt nạ cướp số trang sức trị giá khoảng 9 triệu USD vào tháng 10.2016.
Phát hiện gần 8 tấn sữa, thực phẩm chức năng không nguồn gốc xuất xứ

Phát hiện gần 8 tấn sữa, thực phẩm chức năng không nguồn gốc xuất xứ

Tin nổi bật

22:18:07 14/05/2025
Cơ quan chức năng ở Sóc Trăng đang điều tra vụ phát hiện gần 8 tấn sữa, thực phẩm chức năng các loại nhưng không có chứng từ, nguồn gốc xuất xứ.
Thủ tướng Ấn Độ ca ngợi hệ thống phòng không S-400 mua từ Nga

Thủ tướng Ấn Độ ca ngợi hệ thống phòng không S-400 mua từ Nga

Thế giới

22:16:15 14/05/2025
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã đánh giá cao hiệu quả của hệ thống phòng không tầm xa S-400 do Nga cung cấp trong cuộc đụng độ gần đây với Pakistan.
Ý nghĩa đằng sau bông hoa cúc đang xâm chiếm MXH, vì sao lại khuyết 1 cánh?

Ý nghĩa đằng sau bông hoa cúc đang xâm chiếm MXH, vì sao lại khuyết 1 cánh?

Nhạc quốc tế

22:02:59 14/05/2025
MXH bỗng chốc nở rộ thành vườn cúc khuyết một cánh. Hình ảnh quen thuộc này xuất hiện dày đặc từ các bài chia sẻ của cộng đồng mạng cho đến nhiều fanpage lớn khiến không ít người dùng phải tò mò
Vụ cán bộ công an bị tố đánh người: Tổ công tác đến công ty làm gì?

Vụ cán bộ công an bị tố đánh người: Tổ công tác đến công ty làm gì?

Pháp luật

21:42:44 14/05/2025
Theo Công an Hà Nội, Công an phường Dương Nội nhận được tin báo liên quan đến an ninh trật tự nên cử tổ công tác xuống trụ sở công ty để xác minh. Thành viên tổ có ông Nguyễn Đức Tâm.
Hào quang mặt trời xuất hiện ở Quảng Ngãi

Hào quang mặt trời xuất hiện ở Quảng Ngãi

Lạ vui

21:34:04 14/05/2025
Người dân tỉnh Quảng Ngãi bất ngờ khi chứng kiến quầng mặt trời (hào quang mặt trời) xuất hiện khá rõ, kéo dài suốt một giờ trên bầu trời.