12 điều đáng ngạc nhiên làm tăng huyết áp của bạn
Huyết áp cao dần theo thời gian có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng.
Bổ sung thảo dược có thể làm tăng huyết áp hoặc ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc,. – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Bạn có thể đã nghe nói: muối, lo lắng và tức giận làm tăng huyết áp.
Nhưng không chỉ chừng đó, mà còn có những yếu tố chưa từng nghe nói đến cũng có thể làm tăng huyết áp, bạn cần phải đề phòng sau đây, theo WebMD.
1. Ăn nhiều đường
Điều này thậm chí còn quan trọng hơn muối trong việc tăng huyết áp.
Những người ăn nhiều đường sẽ có sự gia tăng đáng kể cả huyết áp tâm trương và huyết áp tâm thu. Chỉ 3 ly nước ngọt tổng cộng 700 ml đã làm huyết áp tâm thu tăng trung bình 15 điểm và tăng huyết áp tâm trương lên 9 điểm.
2. Cô đơn
Cô đơn ở đây không phải là ít bạn, mà là cảm giác không được kết nối với người khác.
Nghiên cứu cho thấy, trong 4 năm, huyết áp tâm thu của những người cô đơn nhất, đã tăng hơn 14 điểm. Các nhà nghiên cứu cho rằng liên tục sợ bị từ chối và thất vọng và cảnh giác về sự an toàn của bản thân có thể thay đổi cách cơ thể hoạt động.
3. Ngưng thở khi ngủ
Những người bị chứng ngưng thở khi ngủ có nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp và bệnh tim cao hơn. Khi hơi thở bị gián đoạn liên tục trong khi ngủ, hệ thần kinh sẽ tiết ra các chất hóa học làm tăng huyết áp.
Hơn nữa, nhận ít oxy hơn có thể làm hỏng thành mạch máu và khiến cơ thể khó điều chỉnh huyết áp hơn.
Video đang HOT
4. Không hấp thu đủ kali
Chuối, bông cải xanh, rau bó xôi và các loại rau lá xanh khác là nguồn cung cấp kali tốt – SHUTTERTOCK
Thận cần cân bằng natri và kali để giữ lượng chất lỏng trong máu đúng cách. Vì vậy, ngay cả khi ăn ít muối, một người vẫn có thể bị huyết áp cao hơn nếu không ăn đủ trái cây, rau, đậu, sữa ít béo hoặc cá – để cung cấp đủ kali.
Chuối, bông cải xanh, rau bó xôi và các loại rau lá xanh khác là nguồn cung cấp kali tốt, theo WebMD.
5. Cơn đau
Cơn đau đột ngột, hoặc cấp tính, tấn công hệ thần kinh cũng làm tăng huyết áp.
6. Bổ sung thảo dược
Bạch quả, nhân sâm có thể làm tăng huyết áp hoặc ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc, kể cả thuốc trị huyết áp cao.
7. Các vấn đề về tuyến giáp
Khi tuyến này không tạo đủ hoóc môn tuyến giáp, nhịp tim sẽ chậm lại và các động mạch ít co giãn hơn.
Mức hoóc môn thấp cũng có thể làm tăng cholesterol “xấu” – có thể làm cứng động mạch. Máu di chuyển qua các mạch máu bị cứng sẽ nhanh hơn, ép lên thành mạch và làm tăng huyết áp.
Đôi khi, quá nhiều hoóc môn tuyến giáp có thể khiến tim đập mạnh hơn và nhanh hơn, điều này cũng làm tăng huyết áp.
8. Thuốc kháng viêm giảm đau thông thường
Các loại thuốc kháng viêm giảm đau thông thường, như aspirin và ibuprofen, có thể làm tăng huyết áp, ngay cả ở người không bị bệnh cao huyết áp, theo WebMD.
Mặc dù mức tăng trung bình chỉ là một vài điểm, nhưng một số người có thể bị ảnh hưởng nhiều hơn.
9. Thuốc xịt thông mũi và thuốc chống trầm cảm
Thuốc xịt mũi có thể thu hẹp mạch máu, từ đó làm tăng huyết áp – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Các thành phần như pseudoephedrine và phenylephrine có thể thu hẹp mạch máu, từ đó làm tăng huyết áp.
Những loại thuốc này cũng có thể làm cho thuốc huyết áp kém hiệu quả hơn.
Bên cạnh đó, các loại thuốc chống trầm cảm – nhắm vào các chất hóa học trong não có thể thay đổi không chỉ tâm trạng mà còn cả huyết áp.
10. Uống không đủ nước
Khi các tế bào của cơ thể không có đủ nước, các mạch máu sẽ thắt lại. Điều này xảy ra bởi vì não gửi tín hiệu đến tuyến yên để giải phóng một chất hóa học làm co các mạch máu lại.
Và thận tạo ra ít nước tiểu hơn, để giữ lại chất lỏng, điều này cũng kích hoạt các mạch máu nhỏ trong tim và não co bóp nhiều hơn.
11. Thuốc ngừa thai
Thuốc tránh thai, thuốc tiêm và các thiết bị ngừa thai sử dụng hoóc môn khác làm thu hẹp mạch máu, vì vậy có thể huyết áp sẽ tăng lên.
Đặc biệt, thuốc ngừa thai dễ làm tăng huyết áp ở phụ nữ trên 35 tuổi, thừa cân, hoặc hút thuốc hơn. Vì vậy, những đối tượng này cần theo dõi huyết áp của mình, kiểm tra 6-12 tháng một lần. Liều lượng nội tiết tố nữ estrogen thấp hơn có thể giữ mức huyết áp gần với mức bình thường.
12. Nói chuyện
Điều kỳ lạ là bất kể người già trẻ, huyết áp lúc nghỉ sẽ tăng cao khi bắt đầu nói chuyện, và hậu quả kéo dài trong vài phút, theo WebMD.
Những thông tin hữu ích về bệnh suy thận
Suy thận là tình trạng suy giảm chức năng thận, được chia thành 2 nhóm là suy thận cấp và suy thận mạn. Suy thận cấp diễn ra trong vài ngày, sau khi điều trị có thể phục hồi một phần hoặc hoàn toàn chức năng thận.
Trong chuỗi chương trình Livestream Sống khỏe cùng Hoàn Mỹ, tổ chức vào cuối năm 2020, các bác sĩ chuyên khoa của Bệnh viện (BV) Đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long tư vấn trực tuyến nhiều vấn đề chăm sóc sức khỏe hữu ích cho cộng đồng. Chương trình xoay quanh bệnh lý suy thận và các bệnh đường tiết niệu.
Các diễn giả BV a khoa Hoàn Mỹ Cửu Long tư vấn trực tuyến tại chương trình Sống khỏe cùng Hoàn Mỹ vào cuối tháng 12-2020.
Suy thận là tình trạng suy giảm chức năng thận, được chia thành 2 nhóm là suy thận cấp và suy thận mạn. Suy thận cấp diễn ra trong vài ngày, sau khi điều trị có thể phục hồi một phần hoặc hoàn toàn chức năng thận. Ngược lại, suy thận mạn là quá trình tiến triển không thể phục hồi chức năng thận. Các biện pháp điều trị chỉ giúp làm chậm tiến triển và ngăn ngừa biến chứng của suy thận mạn. Khi chức năng thận suy giảm tới 90%, người bệnh cần được điều trị thay thế thận bằng chạy thận nhân tạo, thẩm phân phúc mạc hoặc ghép thận.
Theo diễn giả chương trình, BS CKII Nguyễn Thị Mai Lan, Trưởng Khoa Thận tiết niệu, thống kê tại BV a khoa Hoàn Mỹ Cửu Long, người có yếu tố nguy cơ cao bị suy thận khi mắc bệnh nền tăng huyết áp, đái tháo đường. ây cũng là nguyên nhân có liên quan đến yếu tố di truyền của người suy thận.
Suy thận còn là hậu quả của việc tự ý hoặc dùng quá liều, lâu dài nhóm thuốc kháng viêm. Một số nguyên nhân khác dẫn đến suy thận gồm bệnh thận đa nang, viêm cầu thận, bệnh nhân mắc bệnh đường tiết niệu, phì đại tiền liệt tuyến.
Bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối có 3 phương pháp điều trị thay thế với những ưu điểm và hạn chế khác nhau. Người bệnh chạy thận nhân tạo định kỳ 2-3 lần/tuần, có tốc độ thải độc nhanh. Ngoài thời gian lọc, người bệnh có thể sinh hoạt, làm việc bình thường. Tuy nhiên, người bệnh lọc thận mất nhiều thời gian, tuân thủ chế độ dinh dưỡng nghiêm ngặt.
Còn thẩm phân phúc mạc thuận lợi cho người bệnh tự làm tại nhà. Song bác sĩ không chỉ định cho bệnh nhân trên 65 tuổi. Phương pháp này còn đòi hỏi người bệnh có điều kiện sống với nguồn nước sạch và hiểu biết nhất định về chăm sóc, vệ sinh y tế.
Phương pháp được xem là ưu việt hơn cả là ghép thận nhưng đòi hỏi phải có người cho phù hợp, chi phí ghép cao, sau ghép bệnh nhân tuân thủ uống thuốc chống thải ghép, hệ miễn dịch yếu, dễ nhiễm khuẩn. Do đó, bác sĩ sẽ cân nhắc tình trạng người bệnh, điều kiện kinh tế để tư vấn phương pháp phù hợp.
Buổi tư vấn trực tuyến của BV có nhiều câu hỏi liên quan đến thời gian sống của người suy thận, BS Mai Lan động viên người bệnh có thể lạc quan vì có nhiều bệnh nhân đang sống sau 30 năm phát bệnh. Ngoài hiệu quả của các giải pháp điều trị, để kéo dài tuổi thọ, bệnh nhân cần tuân thủ khuyến cáo của bác sĩ chuyên khoa, thực hiện chế độ sinh hoạt lành mạnh, thoải mái tinh thần; thường xuyên vận động, khám sức khỏe định kỳ.
Với câu hỏi có phải người bệnh thận không nên uống sữa đậu nành? BS Mai Lan giải thích, sữa đậu nành là nguồn thực phẩm giàu đạm thực vật, tốt cho sức khỏe người mắc bệnh lý này. Người bệnh chỉ hạn chế uống sữa đậu nành hay chất lỏng nói chung khi lượng nước đưa vào vượt quá lượng nước cơ thể thải ra.
Bác sĩ cũng khuyến cáo chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bệnh nhân suy thận mạn là hạn chế lượng muối, vì ăn quá mặn gây tăng huyết áp, tổn thương nhanh tế bào thận; hạn chế các thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, chất béo; ăn lượng đường trong thực phẩm vừa đủ, kiểm soát đường huyết ổn định.
Trẻ tuổi có bị tăng huyết áp? Bố mẹ em đều bị bệnh tăng huyết áp. Có lần em thử đo huyết áp thấy huyết áp là 125/81mmHg. Em mới 33 tuổi có thể bị tăng huyết áp không? Nguyễn Trung Thành (Hải Dương) Ảnh minh họa Huyết áp của bạn có chỉ số huyết áp tâm trương hơi cao. Khi huyết áp tâm trương cao, thể hiện tình trạng...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Giải mã cái chết của ong sau khi chích người: Vũ khí tự vệ đánh đổi bằng mạng sống

Thách thức với các cha mẹ 'săn con' khi mắc bệnh lý đơn gene

Dầu hạt có thật sự gây hại cho sức khỏe?

Dùng nghệ và mật ong cùng nhau có tăng lợi ích không?

Hai lần mất con, người mẹ tìm ra 'thủ phạm' ẩn trong gene

Nhầm lẫn tai hại và những hiểm họa khi sử dụng thực phẩm chức năng giả

Một phần thịt lợn mang 'tiếng oan' nhiều năm

TPHCM: Đốt rác trong vườn bằng xăng, người phụ nữ bị cháy toàn thân nặng nề

Ăn trái cây giàu vitamin C không bị sỏi thận

Tổn thương biểu mô giác mạc vì nhỏ chanh để chữa đau mắt

Thời điểm uống nước chè xanh tốt nhất

Ăn trứng gà mỗi ngày, điều gì xảy ra?
Có thể bạn quan tâm

Sao nam nghèo nhất Trung Quốc trẻ mãi không già sau 30 năm, tài năng xuất chúng nhưng chẳng thèm kiếm tiền
Hậu trường phim
23:52:42 03/05/2025
Bài học quá đời từ Lật Mặt 8: Đời cha ăn mặn, đời con không nhất thiết khát nước!
Phim việt
23:35:04 03/05/2025
Daesung khẳng định fan Việt "out trình" trong đêm concert tại Việt Nam, loạt hit BIGBANG vang lên bùng nổ nhưng vẫn còn điều gây tiếc nuối!
Nhạc quốc tế
23:26:38 03/05/2025
Cuộc đời nữ NSND nổi tiếng cả nước: 50 tuổi vẫn trẻ đẹp, chưa lấy chồng dù nhiều người theo đuổi
Sao việt
23:20:21 03/05/2025
Lý do chớ bỏ lỡ 'Mật danh: Kế toán 2': Màn trở lại đỉnh cao của cặp anh em giang hồ Ben Affleck - Jon Bernthal?
Phim âu mỹ
23:04:33 03/05/2025
Chiếm đoạt gần 500 triệu đồng bằng thủ đoạn làm hồ sơ du học Hàn Quốc
Pháp luật
22:54:38 03/05/2025
Lần hiếm hoi ca nương Kiều Anh xuất hiện cùng chồng đại gia trên sóng VTV
Tv show
22:49:42 03/05/2025
Israel kiểm soát cháy rừng sau tình trạng khẩn cấp
Thế giới
22:38:26 03/05/2025
Hình ảnh mặt mộc của Winter (aespa) gây tranh cãi
Sao châu á
22:29:01 03/05/2025
Kha Ly tái xuất sau khi sinh, cùng chồng góp giọng trong dự án đặc biệt
Nhạc việt
21:59:53 03/05/2025