12 năm học văn chương để thi nghị luận xã hội?

Các đề thi mở khi xuất hiện thường được ca ngợi, nhưng những người trong nghề đã bắt đầu cảm thấy có vướng mắc với kiểu câu hỏi “thời thượng” này.

12 năm học văn chương để thi nghị luận xã hội? - Hình 1

Đề mở không mới

Đề thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2012 khối D yêu cầu học sinh bàn luận về “ngưỡng mộ thần tượng là nét đẹp văn hóa, nhưng mê muội thần tượng là thảm họa”. Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT được tổ chức một tháng trước đó, đã có câu hỏi mở trình bày ý kiến về “Thói dối trá là biểu hiện của sự suy thoái về đạo đức trong đời sống xã hội”.

Năm 2013 là các câu hỏi mở trong đề văn tốt nghiệp với nội dung về hành động dũng cảm cứu người (hệ THPT), lòng bao dung (hệ GDTX), sự tích cực và tiêu cực của lối sống khôn khéo (đề tuyển sinh khối C), tính cách của người Việt Nam (đề văn khối D)… Những câu hỏi này thường chiếm 3/10 điểm toàn bài.

Mặc dù các đề mở này khi xuất hiện thường được ca ngợi, nhưng những người trong nghề đã bắt đầu cảm thấy có chút vướng mắc.

“Với những đề văn nghị luận xã hội (NLXH) được chào đón, báo chí cũng xoáy vào, nên nhiều người đồng nhất ra đề mở tức là NLXH.

Tuy nhiên, trong loại đề này người ra đề hay sa vào “có ý kiến cho rằng…”, nhưng đây là cách nói rất Việt Nam, nghe hơi nói dựa. Ai nói gì thì cứ đưa thẳng ra, đừng nguỵ trang bằng “có ý kiến”. Điều này cũng thể hiện tâm lý không ai chịu trách nhiệm” – là ý kiến của ông Phan Huy Dũng, khoa Ngữ văn Trường ĐH Sư phạm Vinh.

Ông Dũng cũng nhận xét về phần nghị luận văn học (NLVH) thường chịu khống chế ra bài trong chương trình, không Vợ chồng A Phủ thì Rừng xà nu, Vợ nhặt. “Vì vậy mà ra đề rất khổ. Nếu có ra câu hỏi thể loại này, muốn không bị chửi phải ra đề… oái oăm, không xuất phát từ tư duy lành mạnh mà là sự ứng phó. Đến mức ra hai đoạn văn thơ không ăn nhập, liên kết khá tuỳ hứng, núp dưới bóng đề mở”.

Ông Hoàng Văn Cẩn, phó hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TPHCM, cho rằng các đề thi mấy năm nay ra nhiều câu NLXH.” Tôi đề nghị đã là môn ngữ văn thì nên chú trọng vào ngữ văn, không nên lấy dữ liệu bên ngoài cóp nhặt vào làm đề thi”.

Theo ông Cẩn, cần xem lại việc đưa câu NLXH vào đề thi với tỉ lệ điểm cao như vậy bởi điều này còn đụng tới vấn đề lớn là sách giáo khoa.

Đây cũng là lo ngại của cô Trịnh Thị Huệ, giáo viên Trường THPT Lê Hồng Phong TP.HCM. Cô Huệ cho rằng, học sinh sẽ học lệch nếu trong đề thi được chọn một trong hai câu NLXH hoặc NLVH. Học sinh sẽ không chịu học vì khi đi thi có thể chọn câu mở về xã hội để làm bài.

Ông Quốc Phong, chủ nhiệm khoa Ngữ văn, ĐH Sư phạm Huế cho rằng ra câu hỏi NLVH hay NLXH cũng được, “nhưng tôi băn khoăn ở chỗ nếu cứ ra đề môn văn câu NLXH thì vài ba năm nữa giáo viên sẽ không biết mình cần dạy cái gì. Theo tôi, đã là bài thi kết tinh kiến thức phổ thông thì nên để phần câu hỏi thiên về văn chương nhiều hơn”.

Video đang HOT

Vài năm nữa đề mở… sẽ chết?

Đây là dự đoán của ông Phan Huy Dũng. Theo ông Dũng, kiểu đề mở đã có từ lâu, gặp thầy thông minh, lớp có trò giỏi kiểu đề này đã xuất hiện, nhưng khi đó không gọi là đề mở. Chỉ khi bộ đề xuất hiện, gò các câu hỏi vào chương trình, thành những đề mẫu, thì mới xuất hiện “đề mở”.

“Đề mở là khái niệm có tính lịch sử, ít năm nữa sẽ chết. Nhưng không có nghĩa là cách ra đề này sẽ chết. Giống như phong trào “thơ mới” trước đây, mới để phân biệt với thơ “cũ”. Khi đâu đâu cũng là “thơ mới” rồi, thì tự khắc chữ “mới” mất đi.

Cũng như vậy, khi đã dạy học theo năng lực học sinh, đề sẽ không còn mở khép gì nữa. Đề là đề, là phương tiện thể hiện, phát huy năng lực của học sinh. Đề mở sẽ không còn được nhắc đến nữa”.

Ông Dũng cũng lưu ý rằng, khi “đề là đề”, chúng ta cần lưu ý, một đề thi có thể kiểm tra nhiều hướng, nhiều mục tiêu cụ thể, kiểm tra những kiến thức học sinh cần phải nắm. Khi đó, kể cả câu hỏi đóng vẫn có chỗ đứng trong hệ thống đề mới.

Việc đề có mở không xét theo cấu trúc của cả đề thi,chứ không phải từng câu. Câu chỉ là thành phần cấu thành đề. Một câu hỏi chỉ nhằm mục đích kiểm tra một khái niệm, kiến thức vẫn hoàn toàn tốt, không phải tránh.

Tính chất mở xét ở hệ thống chứ không phải ở từng câu riêng lẻ của đề”.

Ông Chu Văn Sơn, trường ĐH Sư phạm Hà Nội thì nhận định: “Chúng ta xem kiểm tra, đánh giá như cái chốt, kích hoạt để thay đổi cách học. Nhưng nếu hỏi rằng đề mở liệu có làm cho học sinh yêu văn hơn không, hào hứng học văn hơn không, thì tôi không dám chắc. Đề mở đúng là khoa học hơn, nhưng chỉ là một khâu để học sinh yêu văn hơn. Còn muốn cứu môn văn, chúng ta cần lắng nghe ý kiến từ nhiều đối tượng, trong đó có những người quan trọng là học sinh, và cả các phụ huynh”

Theo Vietnamnet

Đổi mới ra đề thi tốt nghiệp: Rùa chậm hơn Thỏ nhanh

Trong xã hội hiện đại, đổi mới thường xuyên trong tất cả các lĩnh vực là điều được khuyến khích. Nhưng để mọi người làm quen, chấp nhận với những đổi mới thì lúc nào cũng cần có thời gian.

Đổi mới ra đề thi tốt nghiệp: Rùa chậm hơn Thỏ nhanh - Hình 1

Ảnh minh họa

Thậm chí, với những vấn đề có ảnh hưởng trên diện rộng, tác động tới nhiều đối tượng xã hội khác nhau, lại càng cần phải có thời gian dài. Người ta vẫn thường gọi là cần "lộ trình đổi mới".

Vì thế, khi đọc được tin Bộ GD&ĐT quyết định đổi mới cấu trúc đề thi tốt nghiệp môn Ngữ văn, tôi giật mình thật sự.

Quan điểm của bạn về vấn đề này, cũng như tin, bài, ảnh, video cộng tác, xin gửi về tòa soạn theo địa chỉ email: online@tienphong.vn

Tôi biết, thực trạng cho thấy, học sinh đang dần ít mặn mà với Ngữ văn. Văn chỉ là một môn thi bắt buộc, vì thế các em học theo kiểu đối phó, đủ điểm qua là một niềm vui lớn.

Chính vì thế, thay đổi cách ra đề thi cũng là cách "ngầm yêu cầu" học sinh hãy lưu tâm và để ý hơn với bộ môn xã hội đầy tính nhân văn này.

Trong những thay đổi lần này, tôi quan tâm nhất nội dung: với phần đọc hiểu (các đoạn trích văn bản, câu văn được đưa vào đề), đề thi sẽ hoàn toàn nằm ngoài sách giáo khoa, ngữ điệu không lấy trong SGK nhưng phải vừa sức với học sinh, ít từ địa phương để học sinh cả nước đều hiểu được.

Từng là học sinh giỏi Văn thành phố, tôi thấy những tác phẩm mới ngoài chương trình, thường chỉ được đưa vào đề thi Văn dành cho học sinh giỏi, với mục đích đánh giá khả năng đọc hiểu và cảm thụ thực sự của học sinh. Giờ thì cách ra đề này được áp dụng với tất cả học sinh trong kì thi tốt nghiệp.

Có cái hay nhưng mà đáng lo ngại là phần nhiều.

Hay là " triệt tiêu" lối học tủ học vẹt, học thụ động lâu nay của thí sinh. Nhưng e rằng, cách ra đề kiểu này cũng lắm rủi ro.

Thứ nhất, văn bản mới thì vô vàn. Cảm thụ văn học mang tính cá nhân, mỗi người hiểu một kiểu. Xử lí thế nào khi người viết hiểu một ý, người chấm hiểu một lẽ khác? Khi đó quy chuẩn nào để chấm bài?

Hơn nữa, những vấn đề mang tính cá nhân thường là quan điểm, mà quan điểm thì nào có ai đúng ai sai? Thế cớ sao, yêu cầu học sinh trình bày quan điểm mà lại để giáo viên phán quyết quan điểm đó thông qua điểm số?

Thứ hai, với thực trạng "lười học văn" như hiện nay, học sinh sẽ vô cùng lúng túng khi làm đề thi kiểu này. Tôi lo sợ rằng, chính cách ra đề này sẽ " tạo điều kiện gián tiếp" để những "bài văn thảm họa" ra đời.

Tôi hình dung, nếu là thí sinh đi thi, gặp một văn bản mới toanh, tôi sẽ: một là cố "nặn ra ý tưởng", cố viết, thậm chí phải "viết liều". Hai là đã cố mà bất lực thì đành bỏ giấy trắng.

Nếu cứ theo quyết định này của Bộ, kết thúc kì thi tốt nghiệp năm nay, tôi "chờ đợi" những câu văn ngô nghê, những cảm nhận sống sượng, những thảm họa văn học của ngành giáo dục mới sẽ lộ diện ra sao?

Thứ ba, việc lựa chọn tác phẩm mới đưa vào đề thi đặt gánh nặng rất lớn cho hội đồng ra đề thi. Giáo viên, giảng viên, chuyên gia Văn học có thể hiểu được, cảm được tác phẩm, nhưng chưa chắc học sinh hiểu được, cảm được.

Tất nhiên, hội đồng ra đề sẽ phải thẩm định, đánh giá văn bản đó có phù hợp khả năng học sinh hay không. Nhưng lại phải nhớ nữa, đánh giá một vấn đề thuộc về " khả năng" là khó vô vàn. Đó là lí do mà cũng một nội dung, người này bảo dễ, kẻ kia nhăn mặt khó.

Lần này , tôi thấy Bộ GD&ĐT có vẻ hạ quyết tâm lắm "cần phải quyết ngay ở khâu thi cử để tạo sự đột phá."

"Giữa đáp ứng mục tiêu với đảm bảo an toàn thi đỗ 100% thì theo tôi cần ưu tiên việc đáp ứng mục tiêu dạy học" (Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển).

Bộ có lí lẽ của Bộ. Nhưng lí lẽ mà không thuyết phục thì e rằng là phản tác dụng.

Tôi là sinh viên Luật chính quy. Tôi hiểu rằng, để ban hành một văn bản pháp luật mới, Quốc hội cũng như các cơ quan có thẩm quyền, thậm chí người dân đều phải vào cuộc. Hội thảo, trao đổi, lấy ý kiến, tranh luận lên, hỏi đáp xuống, ngày này qua tháng khác... Tất nhiên cuối cùng để phục vụ cho mục đích đảm bảo tính khả thi và hợp lí của văn bản pháp luật đó với xã hội.

Quyết định của Bộ GD&ĐT cũng vậy. Tất nhiên, tôi không có ý so sánh mà cho rằng, quyết định của Bộ cũng phải có "quy trình ra đời " chặt chẽ, phức tạp và mất công như thế.

Nhưng rõ ràng, ai cũng phải công nhận rằng, đổi mới thì cũng cần phải thận trọng. Đổi mới giáo dục là phải có lộ trình. Đổi mới cách kiểm tra chất lượng giáo dục phải có thí điểm trên diện hẹp, tổng kết, rút kinh nghiệm. Cớ sao lại quyết đổi chỉ trong ngày một ngày hai như thế.

Thực tế tôi thấy có trao đổi, có họp, hội thảo, nhưng kì lạ thay, nhân vật trung tâm của vấn đề này là các em học sinh thì chẳng thấy lấy ý kiến. Thay thì cứ thay, quyết định một cái "rụp" khiến học sinh "ngả ngửa", giáo viên cũng lo âu.

Ai là người "chịu trận" cho quyết định này? Chẳng phải là các em học sinh cuối cấp, là những giáo viên giảng dạy bộ môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông hay sao?

Còn một tháng nữa là thi tốt nghiệp, vậy thay đổi cách thức ra đề có lợi ích gì? Nâng cao chất lượng giáo dục là câu chuyện dài hơi của toàn ngành giáo dục. Liệu "Bộ ta" có đang kì vọng, quyết định này sẽ là một cuộc cách mạng trong công cuộc nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay?

Cũng nên kì vọng như thế lắm chứ. Nhìn xa, phấn đấu mục tiêu tốt đẹp là tốt. Nhưng giờ mà thay đổi "giật mình và chóng vánh" thế này thì đáng lo ngại lắm.

Thiết nghĩ, là " Rùa - chậm mà chắc" thì hay hơn là "phóng nhanh như Thỏ"!!!

* Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của tác giả.

Theo Tienphong

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Ngân 98 đến nhà đối chất Ngân Collagen vụ kiểm nghiệm, nhân viên bị soi nói dối?Ngân 98 đến nhà đối chất Ngân Collagen vụ kiểm nghiệm, nhân viên bị soi nói dối?
09:34:27 17/05/2025
Động thái mới nhất của phía Dược sĩ Tiến giữa lúc bị réo tên trong thông tin chấn độngĐộng thái mới nhất của phía Dược sĩ Tiến giữa lúc bị réo tên trong thông tin chấn động
06:34:24 17/05/2025
Dược sĩ Tiến lên tiếng gấp thông tin bị bắtDược sĩ Tiến lên tiếng gấp thông tin bị bắt
09:09:14 17/05/2025
Vợ Đức Tiến 'phản' chồng, lộ diện trên app hẹn hò, mẹ chồng ghét có lý do?Vợ Đức Tiến 'phản' chồng, lộ diện trên app hẹn hò, mẹ chồng ghét có lý do?
06:44:04 17/05/2025
Vụ 210 tấn xi măng bị hư hỏng: Tạm đình chỉ công tác chủ tịch xãVụ 210 tấn xi măng bị hư hỏng: Tạm đình chỉ công tác chủ tịch xã
08:24:33 17/05/2025
Từng là "thiếu gia trong mộng" của Cbiz, Lý Á Bằng nay dọn về sống trong khu chung cư cũ: Nợ nần, phá sản, đứa con nhỏ 3 tuổi cũng chịu khổTừng là "thiếu gia trong mộng" của Cbiz, Lý Á Bằng nay dọn về sống trong khu chung cư cũ: Nợ nần, phá sản, đứa con nhỏ 3 tuổi cũng chịu khổ
08:24:16 17/05/2025
Sao Việt 17/5: Kaity Nguyễn xuất hiện ở LHP Cannes, Kỳ Duyên gặp mỹ nam Thái LanSao Việt 17/5: Kaity Nguyễn xuất hiện ở LHP Cannes, Kỳ Duyên gặp mỹ nam Thái Lan
07:30:10 17/05/2025
Thảm đỏ Cannes ngày 4: Angeline Jolie "làm lu mờ tất cả", Đường Yên bị "ống kính hung thần" bóc trần nhan sắc lão hóaThảm đỏ Cannes ngày 4: Angeline Jolie "làm lu mờ tất cả", Đường Yên bị "ống kính hung thần" bóc trần nhan sắc lão hóa
06:40:07 17/05/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Cuối tuần đến nhà bạn trai, tôi sốc nặng khi thấy cảnh này ở phòng tân hôn

Cuối tuần đến nhà bạn trai, tôi sốc nặng khi thấy cảnh này ở phòng tân hôn

Góc tâm tình

12:05:59 17/05/2025
Tôi vội chạy thẳng lên tầng 3. Đập vào mắt tôi là khung cảnh toàn bộ chăn ga trên giường xộc xệch, chưa được gấp gọn lại như ban đầu. Hóa ra...
Vụ Mazda tông Lexus rồi lao vào nhà dân: Tài xế có thể bị xử lý ra sao?

Vụ Mazda tông Lexus rồi lao vào nhà dân: Tài xế có thể bị xử lý ra sao?

Tin nổi bật

12:05:26 17/05/2025
Sáng 15/5, tài xế Đ. tới trình diện tại cơ quan công an và được đưa đi lấy mẫu máu xét nghiệm nồng độ cồn, ma túy. Vụ việc đang được cơ quan chức năng giải quyết theo quy định pháp luật.
Mẹ Đặng Văn Lâm làm lộ ảnh cam thường của ái nữ, 18 tuổi cao gần 1m80, vóc dáng nuột nà chân dài thẳng tắp

Mẹ Đặng Văn Lâm làm lộ ảnh cam thường của ái nữ, 18 tuổi cao gần 1m80, vóc dáng nuột nà chân dài thẳng tắp

Sao thể thao

12:03:29 17/05/2025
Là em gái ruột của thủ môn nổi tiếng Đặng Văn Lâm, cô nàng Đặng Thanh Giang không hoạt động trong giới giải trí hay thể thao nhưng vẫn thu hút sự quan tâm lớn từ cộng đồng mạng nhờ nhan sắc nổi bật,
Cách nấu cháo ếch thơm ngon chuẩn vị đơn giản

Cách nấu cháo ếch thơm ngon chuẩn vị đơn giản

Ẩm thực

12:03:07 17/05/2025
Món cháo ếch kiểu Singapore nổi tiếng bởi thịt ếch mềm ngọt, sốt cay mặn ngọt đậm đà, thơm ngon cháo trắng mịn ăn kèm.
Hoa hậu nổi tiếng cả nước, quê Hải Phòng: "Họ trực ở nhà tôi và làm những việc rất kinh khủng"

Hoa hậu nổi tiếng cả nước, quê Hải Phòng: "Họ trực ở nhà tôi và làm những việc rất kinh khủng"

Sao việt

11:23:00 17/05/2025
Nhưng tôi vẫn thấy yêu thương, vẫn thấy biết ơn dù sinh hoạt gia đình bị ảnh hưởng nhiều , hoa hậu nổi tiếng cả nước chia sẻ.
Căng: Thành viên đẹp nhất BLACKPINK bị quay lưng?

Căng: Thành viên đẹp nhất BLACKPINK bị quay lưng?

Nhạc quốc tế

11:20:33 17/05/2025
Mệnh danh là hoa hậu Kpop nhưng chị cả BLACKPINK lại đang đối mặt với việc liên tục tụt follower. Điều này khiến cộng đồng mạng đặt nghi vấn cô bị khán giả quay lưng .
Mới ra 2 ngày, ca khúc debut "lẩu thập cẩm" của nhóm Anh Tài đã có sân khấu đầu tiên, bớt sến nhờ 1 điểm!

Mới ra 2 ngày, ca khúc debut "lẩu thập cẩm" của nhóm Anh Tài đã có sân khấu đầu tiên, bớt sến nhờ 1 điểm!

Nhạc việt

11:15:01 17/05/2025
Nhiều fan còn ước rằng, ca khúc này sẽ có 1 phiên bản MV khác phù hợp hơn với ca khúc, không sến rện và cũ kĩ như MV vừa ra mắt 2 ngày trước.
12,7 triệu người "hết hồn" khi hoa sen bất ngờ chuyển động và biến thành con vật không ai ngờ tới

12,7 triệu người "hết hồn" khi hoa sen bất ngờ chuyển động và biến thành con vật không ai ngờ tới

Netizen

11:13:27 17/05/2025
Vào tháng 3, trên nền tảng Instagram, một đoạn video một loại côn trùng có khả năng đặc biệt đã thu hút hơn 12,7 triệu lượt xem cùng hàng chục nghìn bình luận.
Tống Tổ Nhi 'lật đổ' cùng lúc Triệu Lộ Tư, Ngu Thư Hân, lứa 95 được 'viết lại'?

Tống Tổ Nhi 'lật đổ' cùng lúc Triệu Lộ Tư, Ngu Thư Hân, lứa 95 được 'viết lại'?

Sao châu á

11:10:38 17/05/2025
Sau ồn ào trốn thuế từng khiến hình ảnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng, Tống Tổ Nhi bất ngờ có cú lội ngược dòng ngoạn mục với bộ phim Khom Lưng. Chỉ sau 3 ngày lên sóng, tác phẩm do cô đóng chính đã đạt được thành tích cực kỳ ấn tượng trên ...
Khởi tố 4 bác sĩ, 1 công an vụ chi hàng trăm triệu "chạy" chứng chỉ nghề y

Khởi tố 4 bác sĩ, 1 công an vụ chi hàng trăm triệu "chạy" chứng chỉ nghề y

Pháp luật

11:04:31 17/05/2025
Để có chứng chỉ hành nghề y mà không đi thực hành tại bệnh viện, 4 bác sĩ đã liên hệ và chi hàng trăm triệu đồng để được cấp chứng nhận này tại Đắk Lắk.
Netflix 'lột xác' giao diện sau 12 năm

Netflix 'lột xác' giao diện sau 12 năm

Thế giới số

11:04:19 17/05/2025
Với những thành công này, giá trị thị trường của Netflix đã đạt mức 416,22 tỷ USD, đưa gã khổng lồ này lọt vào danh sách 20 công ty có giá trị nhất thế giới.