12 năm và nỗi sợ triền miên ‘mẹ cho nghỉ học’
Luôn nhịn đói mỗi sáng, luôn lăn lộn mọi việc mà không sợ bạn bè cười chê, chỉ sợ gia đình nợ nần để rồi dang dở giấc mơ đến trường, đó là câu chuyện của Đặng Văn Lợi, lớp 12A10 Trường THPT Linh Trung (TP Thủ Đức, TP.HCM).
Lợi làm thủ tục nhập học online mà trong lòng cũng chỉ dám chắc 5 phần – Video: BẢO DUY – HUỲNH VY – TRINH TRÀ
Lợi với chiếc máy tính “râu ông nọ cắm cằm bà kia” mà vẫn hoạt động tốt – Ảnh: QUANG ĐỊNH
Lợi vừa đậu Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM, ngành công nghệ thông tin. Nhưng con đường vào đại học của bạn gập ghềnh nhiều hơn là trơn tru bằng phẳng.
“Sợ nhất là… mẹ cho nghỉ học”
Tại căn nhà trọ trên đường số 11 (phường Trường Thọ, TP Thủ Đức), Lợi sống cùng với mẹ, em trai; còn anh trai có gia đình thuê trọ riêng. Lọt thỏm trong căn phòng trọ tối, Lợi kể câu chuyện buồn của cậu bé 12 năm đi học nhưng có đến 7 lần chuyển trường.
“Năm cấp 1, lớp 1 mình học ở quận Tân Phú vì ở nhờ nhà dì. Sau đó mẹ chuyển nhà trọ nên mình theo mẹ. Cứ mỗi lần mẹ chuyển trọ, mình lại chuyển trường. Năm năm tiểu học là 5 trường, cấp 2 chuyển trường 2 lần, chỉ có cấp 3 mới ổn định. Mình vẫn thấy như thế là hên, vì vẫn còn được đến lớp”, Lợi kể lại.
Mẹ Lợi – bà Phạm Thị Ngọc Ánh (54 tuổi) – 12 năm trước từ vùng quê Quảng Ngãi mang theo 3 người con vào mưu sinh ở TP sau những biến cố của gia đình. Bưng bê, phục vụ, dọn dẹp là công việc của mẹ bạn bao nhiêu năm qua, thường với mức thu nhập 5 triệu đồng/tháng. Vì thế, Lợi phải tự bươn chải, vừa học vừa làm để phụ thêm trong nhà.
Đặng Văn Lợi, lớp 12A10 Trường THPT Linh Trung (TP Thủ Đức, TP.HCM) – Ảnh: QUANG ĐỊNH
Sau khi tan trường, Lợi chạy ra quán cà phê phụ bán và trọn ngày thứ bảy. Làm 8 tiếng, bạn có gần 90.000 đồng. Mùa dịch, quán cà phê đóng cửa, Lợi chuyển sang công việc đo thân nhiệt cho khách khi vào các cửa hàng. Đứng cả buổi sáng chỉ có 25.000 đồng nhưng bạn vẫn miệt mài cho đến khi TP giãn cách toàn xã hội.
Chia sẻ về động lực để tuổi mộng mơ phải lăn lộn nhiều công việc khác nhau, Lợi nói một lý do duy nhất khiến bạn có thể làm tất cả: “Mình sợ nhất là… mẹ cho nghỉ học. Một mình mẹ không nuôi nổi, phải vay nợ nhưng đâu thể vay mãi, nên sẽ có ngày mình phải nghỉ. Ngoài giờ học, mình ráng chạy làm thêm. Đến giờ này mình còn nợ học phí của trường, nhưng nợ thì từ từ hết dịch mình đi làm sẽ trả. Còn mẹ mà vay nợ, họ đòi, áp lực, phiền phức thì có khi mẹ sẽ cho nghỉ học. Nên đó cũng là lý do mình không muốn mẹ đi vay mượn”.
Ngày khai giảng năm học lớp 10 cũng là ngày Lợi chính thức đi làm thêm. Học thêm gần như là chuyện xa xỉ, vì bạn cho rằng việc học trên lớp không nặng nề hay áp lực so với năng lực của mình, nên cân hòa được giữa việc học và làm.
Mình là đặc biệt duy nhất của trường, học xong lớp 12 ra trường rồi mà vẫn còn nợ 1,9 triệu đồng tiền ôn thi tốt nghiệp. Nếu không vì dịch, mình đã trả đủ rồi. Cô giáo chủ nhiệm chỉ đòi một lần vì cũng biết mình không có tiền. Chỉ mong hết dịch, mình đi làm trả chứ cũng ngại lắm.
ĐẶNG VĂN LỢI
Để giảng đường không còn xa
Đã làm thủ tục nhập học online vào Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM, nhưng trong lòng Lợi cũng “5-5″, vì không chắc liệu mẹ và bạn có tiền để chạy đường dài trong 4 năm.
“Mình nhận thông báo của trường rồi, nhưng tiền chưa có nên mình nhắm mắt làm ngơ. Nếu đến lúc đó mà chưa hết dịch, không đi làm để có tiền đóng học phí, mình sẽ chuyển sang học nghề để nhanh có việc, nhanh làm ra tiền. Cả nhà mình ai cũng lao động vất vả. Lâu nay mình vươn lên, ráng vào đại học để thay đổi cuộc đời. Nhưng mà…”, Lợi bỏ lửng câu nói.
Hai mẹ con đầy trăn trở và toan tính cho những ngày sắp tới – Ảnh: QUANG ĐỊNH
Cô Cao Thúy Liễu, giáo viên chủ nhiệm 3 năm THPT của Lợi, nhận xét: “Trường mới thành lập nên Lợi thuộc khóa đầu. Em cũng rất đặc biệt: ngoan, thông minh, siêng học siêng làm. Học xong 2 buổi là tối đi làm thêm. Em lọt vào top điểm cao của trường (24 điểm, khối A0: toán, lý, hóa). Ở lớp, Lợi không thể hiện khó khăn. Vì kiếm tiền được nên Lợi luôn sẵn sàng với bạn hay ủng hộ các phong trào khác”.
Chỉ cần nhìn vào bàn học là biết bạn có đam mê về công nghệ, máy móc. Một chiếc laptop hư màn hình, một chiếc máy tính bàn hư ổ cứng, nhưng bạn lấy “râu ông nọ” cắm “cằm bà kia” thành một thiết bị hoàn chỉnh. Tự lên mạng mày mò, tìm kiếm thiết bị, mất 3-4 ngày thì màn hình máy tính bàn chạy được trên ổ cứng của laptop. Cả hai để gần tivi vì Lợi dự tính nếu hỏng màn hình, bạn sẽ câu qua tivi cho tiện.
Sinh viên đại học: Cần khắc phục tâm lý "học đại", xác định mục tiêu không rõ ràng
Bên cạnh những sinh viên nỗ lực học, tốt nghiệp thứ hạng cao dễ dàng tìm được việc làm sau khi ra trường thì vẫn còn không ít sinh viên giữ tâm lý "học đại", "xả hơi", lâm vào tình trạng sa đà, xác định mục tiêu không rõ ràng khi ngồi trên ghế giảng đường.
Theo nghiên cứu, tỷ lệ sinh viên có việc làm tương ứng với năng lực mà sinh viên đã học.
Tỷ lệ có việc làm tăng theo thứ hạng tốt nghiệp
Theo báo cáo đánh giá tình hình việc làm sinh viên tốt nghiệp năm 2020 của Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và Cung ứng nguồn nhân lực - Bộ GD&ĐT, sinh viên tốt nghiệp thuộc nhóm ngành y dược có tỷ lệ việc làm cao nhất, tiếp theo là nhóm Khoa học xã hội, Kinh tế, Luật...
Nghiên cứu đã khảo sát tình hình việc làm trong khoảng 12 tháng kể từ khi tốt nghiệp của hơn 1.600 sinh viên từ 15 trường đại học (ĐH), học viện trên cả nước. Theo đó, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp đã có việc làm chiếm 88,3% trong tổng số người trả lời phỏng vấn. Số đang thất nghiệp là 9,1%. Tỷ lệ nhỏ còn lại cho biết chưa có việc làm nhưng không có nhu cầu tìm việc.
Phân tích tình trạng việc làm của sinh viên theo kết quả xếp loại tốt nghiệp cho thấy, tỷ lệ có việc làm của sinh viên tốt nghiệp tăng dần theo thứ hạng. Sinh viên tốt nghiệp với thứ hạng càng cao thì tỷ lệ có việc làm càng cao. Nếu tỷ lệ có việc làm của sinh viên tốt nghiệp loại trung bình chỉ là 77,8%, sinh viên tốt nghiệp loại xuất sắc tỷ lệ có việc làm là 94,5%. Chỉ có 1,8% sinh viên xuất sắc hiện thất nghiệp. Theo đánh giá của nhóm nghiên cứu, thực trạng này là một minh chứng rất sinh động về nỗ lực học tập, rèn luyện, trau dồi kiến thức của sinh viên khi ngồi trên giảng đường.
Kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu chỉ ra rằng, hơn 93% sinh viên sau khi tốt nghiệp đã có việc làm chủ yếu là làm công ăn lương. Như vậy, tỷ lệ sinh viên tự tạo việc làm sau khi tốt nghiệp ĐH còn rất thấp. Bên cạnh đó, tỷ lệ sinh viên thay đổi công việc trong khoảng 12 tháng sau khi tốt nghiệp là hơn 40%, đặc biệt là nhóm sinh viên nữ, dân tộc thiểu số và đối tượng thuộc diện nghèo. Kết quả này cho thấy sinh viên thuộc nhóm yếu thế thường sẵn sàng làm các công việc khác nhau và luôn tìm các cơ hội công việc tốt hơn.
Nhóm nghiên cứu cũng chỉ ra những khó khăn, trở ngại lớn nhất mà sinh viên gặp phải khi tìm kiếm việc làm. Đó là thiếu hoặc không có thực tiễn và kinh nghiệm nghề nghiệp; thiếu kỹ năng ngoại ngữ, vi tính; thị trường lao động bão hòa; thiếu hiểu biết về thị trường lao động; và công việc được nhận không có mức lương đảm bảo.
Về thu nhập, mức thu nhập chủ yếu của sinh viên sau khi ra trường đi làm từ hơn 7 triệu đồng đến 10 triệu đồng/tháng (35,5%), tiếp đến là hai mức từ hơn 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng/tháng và từ hơn 5 triệu đồng đến 7 triệu đồng/tháng (21,5%). Tại Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội, tỷ lệ sinh viên học ngành công nghệ thông tin (CNTT) ra trường có việc làm theo đúng ngành đào tạo đạt trên 90%, thậm chí nhiều sinh viên năm thứ 4 đã được các doanh nghiệp săn đón. Tuy nhiên, không phải trường nào đào tạo về ngành CNTT cũng đạt kết quả như vậy. Thực tế, tỷ lệ sinh viên CNTT tốt nghiệp mỗi năm đáp ứng được kỹ năng và chuyên môn của doanh nghiệp không cao.
Nhức nhối tình trạng sinh viên bị buộc thôi học
Những năm gần đây, nhiều trường ĐH công bố danh sách sinh viên bị buộc thôi học lên tới hàng ngàn. Đơn cử năm 2020, trường ĐH Sài Gòn công bố gần 1.000 sinh viên dự kiến bị xét tạm dừng học, cảnh báo rèn luyện, buộc thôi học sau khi xét kết qủa rèn luyện học kỳ 2 năm học 2019-2020. Theo đó có khoảng hơn 400 sinh viên bị đưa vào danh sách dự kiến xét tạm dừng học do kết quả xét rèn luyện học kỳ II năm 2019-2020 xếp loại kém. Có khoảng 500 sinh viên bị đưa vào danh sách dự kiến xét cảnh báo rèn luyện do kết quả xét rèn luyện học kỳ II năm học 2019-2020 xếp loại yếu và kém. Có 4 sinh viên bị đưa vào danh sách dự kiến buộc thôi học vì do kết quả xét rèn luyện học kỳ II năm học 2019-2020 xếp loại kém.
Tương tự, ĐH Công nghiệp TP. HCM đã đưa thông báo cảnh báo 2.252 sinh viên tự ý bỏ học, học kỳ I năm học 2019-2020. Trong 2.252 sinh viên bị cảnh báo vì tự ý bỏ học kỳ I có đủ các bậc đại học chính quy, cao đẳng chính quy hay hệ đại học liên thông vừa học vừa làm. Những năm trước ĐH Tây Nguyên, ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM cũng công bố danh sách hàng ngàn thí sinh tương tự.
Ngay tại ĐH Bách Khoa Hà Nội, với điểm đầu vào luôn ở mức khủng với nhiều ngành 27-28 điểm, hàng năm, 700-800 sinh viên phải thôi học do không đáp ứng được yêu cầu. Tại mùa tư vấn tuyển sinh năm nay, PGS.TS Nguyễn Phong Điền - Phó Hiệu trưởng ĐH Bách khoa Hà Nội, khẳng định: "Để trúng tuyển và theo học tại trường đều khó, yêu cầu sinh viên phải cố gắng hết sức. Dù đầu vào sinh viên giỏi, các em vẫn phải đảm bảo lực học, không học kiểu xả hơi. Tất nhiên, việc học ở trường hứa hẹn cho các em tương lai nghề nghiệp, công việc rất tốt". Theo đó, 70-80% trong số sinh viên bị buộc thôi học do sa đà, xác định mục tiêu không rõ ràng. Số còn lại xuất phát từ những nguyên nhân như mất động lực, ốm đau.
Cũng theo PGS.TS Nguyễn Phong Điền, số lượng sinh viên bị buộc thôi học trên không chỉ có tại ĐH Bách khoa Hà Nội, mà các trường kỹ thuật khác như ĐH Thủy lợi, ĐH Giao thông Vận tải cũng có số lượng sinh viên phải bỏ dở việc học không ít hơn con số 700-800 em/năm. Ở chiều ngược lại, trong số 5.000 sinh viên tốt nghiệp (trên khoảng 6.000 em nhập học đầu khóa) của ĐH Bách khoa Hà Nội, khoảng 1.000 em ra trường trước thời hạn. Con số này cho thấy sự chênh lệch, phân hóa rất lớn giữa các sinh viên về ý thức, kỹ năng, thái độ và trình độ, kiến thức. Ngoài ra, trong số những em có thể tốt nghiệp, số em đạt loại khá giỏi chiếm khoảng 70%.
Cùng với đó, theo các chuyên gia giáo dục, có một thực tế, không ít thí sinh chọn ngành học mà không bởi đam mê và yêu thích. Có bạn chọn vì ngành hot, trường hot, có bạn thì miễn vào được ĐH, làm được việc hay không để sau, do đó đã không theo được hoặc chán nản... Có thể nói, xu hướng "nút cổ chai" vào ĐH nhiều năm trước bị coi là đi ngược với thế giới khi đầu vào khó, nhưng đã vào ĐH là cứ thế ra trường đã đang dần được xiết lại. Cùng với việc học tín chỉ, sinh viên có thể ra trường đúng thời hạn, có thể sớm hơn hoặc rất muộn là do nỗ lực của mỗi người. Bởi thế, với các tân sinh viên, ngay từ năm thứ nhất, học ĐH không phải để "xả hơi" hoặc học đối phó.
'Mệ đừng lo, khó mấy cháu cũng không bỏ học...' Nhận tin cháu ngoại đậu đại học, bà Đặng Thị Khế rơm rớm nước mắt. Bà sợ ở tuổi 73, đôi chân già nua này chẳng còn đủ sức rong ruổi trên phố bán hàng rong được nữa. Tiền đâu cho cháu đi học bây giờ? Gánh hàng rong của bà Đặng Thị Khế đã nuôi chàng tân sinh viên nghèo Nguyễn Đức...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Sự thật đau lòng về bức ảnh cô gái khóc nghẹn ở hành lang bệnh viện
Tin nổi bật
23:46:25 14/05/2025
Vừa đăng ảnh tình tứ Wren Evans và bóc bạn trai ngoại tình, Lim Feng lại gây sốc: "Cô gái kia nói là fan tôi!"
Sao việt
23:33:53 14/05/2025
Bích Phương 'sợ già', Phương Mỹ Chi bảo vệ đàn chị bị khán giả 'chê'
Tv show
23:24:35 14/05/2025
'The Haunted Palace' của Yook Sung Jae đứng đầu BXH với rating kỷ lục
Phim châu á
23:19:38 14/05/2025
'Khom lưng' gây tranh cãi, nhan sắc Tống Tổ Nhi 'lấn át' Lưu Vũ Ninh?
Hậu trường phim
23:17:33 14/05/2025
Tôi bấm nút xả 6 lít ở bồn cầu, bạn trai nổi giận mắng là hoang phí
Góc tâm tình
23:12:12 14/05/2025
'Until Dawn' - Tựa phim kinh dị ám ảnh tiếp nối 'Lights Out' và 'Annabelle: Creation'
Phim âu mỹ
22:54:22 14/05/2025
Ấn Độ: Ông Trump không làm trung gian cho lệnh ngừng bắn
Thế giới
22:54:09 14/05/2025
V (BTS) được ca ngợi là biểu tượng sắc đẹp toàn cầu
Sao châu á
22:42:36 14/05/2025
Kim Kardashian ra tòa làm chứng vụ cướp nữ trang ở Paris
Sao âu mỹ
22:22:52 14/05/2025