120.000 hộ dân ĐBSCL có nguy cơ thiếu nước
Tổng cục Thủy lợi cho biết, xâm nhập mặn năm 2019-2020 tại ĐBSCL được đánh giá là năm mặn xuất hiện sớm. Việc xâm nhập mặn gia tăng sẽ làm hơn 120.000 hộ dân có nguy cơ bị thiếu nước sinh hoạt.
Chiều 19-12, tại Hà Nội, Tổng cục Thủy lợi Bộ NN-PTNT tổ chức cuộc họp cung cấp thông tin về tình hình nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh trong mùa khô 2019-2020.
Tổng cục Thủy lợi cho biết, xâm nhập mặn năm 2019-2020 tại ĐBSCL được đánh giá là năm mặn xuất hiện sớm. So với năm 2015-2016, mặn năm 2019-2020 xuất hiện sớm gần 1 tháng, còn so với trung bình nhiều năm thì năm nay sớm hơn 2,5-3,5 tháng.
Từ giữa tháng 12-2019, mặn có khả năng ảnh hưởng đến 40-50km, cao hơn năm 2016 khoảng 3-5km. Tháng 1, tháng 2 và đến giữa tháng 3-2020, ranh mặn 4g/l xâm nhập 55-110km, cao hơn 3-7km so với năm hạn mặn lịch sử. Xâm nhập mặn sẽ tác động đến 10/13 tỉnh của ĐBSCL. Tổng diện tích tự nhiên bị ảnh hưởng của xâm nhập mặn khoảng hơn 1,8 triệu ha, cao hơn vùng ảnh hưởng của năm xâm nhập mặn lịch sử 2016 gần 50.000 ha. Việc xâm nhập mặn gia tăng cũng làm hơn 120.000 hộ dân có nguy cơ bị thiếu nước sinh hoạt.
VĂN PHÚC
Theo SGGP
Mùa khát ở Na Cô Sa
"Lúc thì nhiều nước quá nhưng không có cái để đựng, đến mùa khát thì tìm từng mó nước để về sinh hoạt cũng chẳng đủ. Thầy cô giáo phải rất cố gắng mới đủ nước"
Đó là tâm sự của thầy giáo Phạm Văn Quân, Hiệu trưởng Trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Na Cô Sa khi mùa thiếu nước nữa lại về.
Ở Na Cô Sa, sau tháng 11, các con suối bắt đầu cạn khô, các mó nước trong núi cũng chẳng còn nhiều nước như những ngày tháng 8 tháng 9.
Video đang HOT
Mùa thiếu nước, gần 1.000 em học sinh bán trú của 2 trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Phổ thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở của xã Na Cô Sa lại đối mặt với tình trạng thiếu nước.
Với khối lượng học sinh bán trú ăn ở, sinh hoạt nội trú nhiều như vậy nên khối lượng nước sạch để đáp ứng nhu cầu sử dụng của các em là rất lớn.
Sau giờ học, học sinh ở Na Cô Sa phải đi tìm đến những khe nước ở tận trong những khe đá sâu trong núi. Ảnh: LC
Mặc dù hệ thống đường nước đã phòng Giáo dục và đào tạo huyện Nậm Pồ đầu tư song do nguồn nước được lấy từ khe suối quá xa, nước ở đầu nguồn cạn kiệt nên tình trạng thiếu nước diễn ra thường xuyên, liên tục.
Mùa cạn về, muốn có nước, các em phải lấy từ những nguồn trong khe núi cách trường 5km nhưng vẫn không đủ.
Trường Na Cô Sa nay đã xóa tranh tre, thành trường chuẩn cấp độ 1
"Nhiều khi phải huy động cả các thầy cô giáo dùng xe máy, tận dụng đủ mọi thứ có thể chứa được nước đưa về cho các em sinh hoạt. Mọi thứ phải thật tiết kiệm. Tận dụng, nguồn nước thừa cuối cùng sẽ được dùng để tưới hoa, tưới rau.
Các thầy cô giáo ở tại trường cũng phải sinh hoạt rất tiết kiệm, phần lớn nhường cho học sinh...", thầy giáo Quân chia sẻ về cách dùng nước trong mùa khô ở Na Cô Sa.
ở Na Cô Sa, những ngày này, sau giờ học các em học sinh bán trú lại đi ra những khu vực suối cách trường 2km lấy nước tắm gội, giặt rũ áo quần.
Có thể nói, tình trạng thiếu nước sạch đã trở thành một thách thức với sự nghiệp trồng người nơi địa đầu Tổ quốc.
Dẫu biết rằng, đây là việc làm không dễ dàng nhưng để các thầy cô giáo, học sinh yên tâm bám trường, bám lớp rất cần sự chung tay góp sức của các cấp, các ngành, nhà hảo tâm trong việc xây dựng thêm những công trình nước sạch, đáp ứng sự mong mỏi của thầy cô và học sinh.
Một tin vui đã đến với thầy và trò 2 trường ở xã Na Cô Sa khi có một nhà hảo tâm đã tặng mỗi trường một giếng khoan.
Thế nhưng, nỗi lo về các thiết bị chứa nước lại là một bài toán khó với thầy và trò bởi bể nước quá nhỏ và chất lượng nước cần phải lọc thêm mới đảm bảo sinh hoạt.
ặc biệt, khi thiếu nước, nỗi lo lớn nhất với thầy cô giáo là sức khỏe của học sinh, bởi khi các em sử dụng nước bẩn có thể mắc các bệnh về da và lây lan rất nhanh.
Hình ảnh học sinh ở Na Cô Sa đi "tìm nước" trong mùa khô:
Có những lúc các em học sinh phải đi "săn" nước đêm bởi có nhiều khe đã cạn. Ảnh: LC
Những khe suối hiếm hoi còn nước thì chỉ đủ cho tắm, giặt. Ảnh: LC
Từng đoàn, từng đoàn đem theo xô, chậu, sau tắm giặt là một xô nước mang về trường. Ảnh: LC
Sau giờ học là những giờ đi tìm nước, con đường đi qua những nương lúa cạn. Ảnh: LC
Mùa khô, những con suối cạn cũng là đường đến trường. Ảnh: LC
Cô và trò khẩn trương giặt rũ chăn màn trước khi mùa khô đến. Bởi bể nước của trường sớm trơ đáy trong mùa khô. Ảnh: LC
Trần Phương
Theo giaoduc.net
Phú Yên hỗ trợ các địa phương thiệt hại do nắng hạn Để khắc phục diện tích nông nghiệp và rừng trồng bị thiệt hại trong đợt nắng hạn năm 2019, các địa phương tỉnh Phú Yên đề xuất hỗ trợ kinh phí khắc phục hạn hán sản xuất và thiếu nước sinh hoạt hơn 156 tỷ đồng, hỗ trợ rừng trồng bị chết do nắng hạn hơn 60 tỷ đồng. UBND tỉnh Phú Yên...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Phát hiện gần 1 tấn trứng gà non được gom trôi nổi suýt tuồn ra thị trường

Xác minh thông tin công ty trừ tiền lỗ vào lương công nhân

Diễn biến bất ngờ vụ xây nhầm nhà 3 tầng trên đất người khác

Nữ sinh "không mặc hở là khó thở" dùng chiêu nếu trường cấm váy ngắn, 2 dây

Xe cứu thương đi ngược chiều tại nút giao cao tốc Bãi Vọt - Hàm Nghi

TPHCM: Phạt 2,9 tỷ đồng một công ty sử dụng hàng nghìn kg bột đạm hết hạn

Phát hiện gần 8 tấn sữa, thực phẩm chức năng không nguồn gốc xuất xứ

Đường bị xẻ đôi nhiều năm chưa được khắc phục

Ba học sinh ở Hà Nội bị điện giật khi gỡ diều, 1 em tử vong

Thủ tướng chỉ đạo thành lập tổ công tác đặc biệt truy quét hàng giả

Đơn vị xây cầu Hòa Bình là nhà thầu "quen mặt" tại Tây Ninh

Phát hiện thi thể người đàn ông đang phân hủy bên tảng đá lớn
Có thể bạn quan tâm

JustaTee tháp tùng bà xã hotgirl cực tình tứ, "dỗi" nói 1 câu khiến Lương Thùy Linh cười sượng trân
Nhạc việt
10:24:55 15/05/2025
Mazda CX-8 sang trọng, mạnh mẽ có giá niêm yết từ 969 triệu đồng
Ôtô
10:24:32 15/05/2025
Xe tay ga đẹp long lanh, siêu tiết kiệm xăng, giá 26,5 triệu đồng tại Việt Nam
Xe máy
10:21:52 15/05/2025
Chồng sắp cưới của Hồ Quỳnh Hương là ai?
Sao việt
10:21:24 15/05/2025
Người đàn ông điều khiển xe máy bằng chân, "bốc đầu" bằng 1 tay ở Bình Dương
Netizen
10:21:22 15/05/2025
Sao nam lạ đời nhất Trung Quốc: Đi hát thì rõ đẹp trai, đóng phim lại xấu không chịu nổi
Hậu trường phim
10:19:34 15/05/2025
5 phim lãng mạn Hàn Quốc được khen nức nở khắp thế giới, hay nhất mọi thời đại: Không xem tiếc cả đời!
Phim châu á
10:15:56 15/05/2025
Quần tất của Lisa tại Met Gala giá 13 triệu đồng vẫn "cháy hàng"
Phong cách sao
10:14:55 15/05/2025
Những chặng đường bụi bặm - Tập 25: Nguyên khuyên Hậu vứt bỏ sĩ diện để gặp bố đẻ
Phim việt
10:10:36 15/05/2025
Nga - Ukraine đi nước cờ đàm phán, xung đột sẽ chấm dứt sau 3 năm?
Thế giới
10:08:28 15/05/2025