13 đặc khu của Việt Nam: Phú Quý hậu cứ Trường Sa
Đặc khu Phú Quý của tỉnh Lâm Đồng, gồm 12 đảo lớn nhỏ, là khu vực hậu cứ, hậu cần trực tiếp chi viện và tiếp ứng cho đặc khu Trường Sa ( tỉnh Khánh Hòa ).
Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính năm 2025, cả nước có 13 đặc khu, chính thức vận hành từ ngày 1.7.2025, gồm: Cô Tô, Vân Đồn (Quảng Ninh); Cát Hải, Bạch Long Vĩ (TP.Hải Phòng); Cồn Cỏ (Quảng Trị); Lý Sơn (Quảng Ngãi); Hoàng Sa (TP.Đà Nẵng); Trường Sa (Khánh Hòa); Phú Quý (Lâm Đồng); Côn Đảo (TP.HCM); Phú Quốc, Kiên Hải, Thổ Chu (An Giang).
Đặc khu Phú Quý cách đảo Trường Sa (thuộc đặc khu Trường Sa) khoảng 206 hải lý (383 km), gần hơn 55 hải lý (100 km) so với căn cứ Cam Ranh.
Toàn cảnh đảo Phú Quý thuộc đặc khu Phú Quý, nhìn từ phía nam . ẢNH: TRẦN ĐẠI TÂM
Đặc khu xưa, đặc khu nay
Đặc khu Phú Quý còn được gọi là cù lao Khoai Xứ, cù lao Thu… Trước năm 1945, Phú Quý là tổng (xã) Phú Quý, thuộc huyện Tuy Phong, dinh Bình Thuận.
Tháng 12.1949, quân Pháp đổ bộ lên Phú Quý, lập bộ máy quản lý “bang tá” và bắt đầu xây dựng các công trình quân sự, sân bay, vành đai kè quanh đảo…
Hệ thống điện gió trên đảo Phú Quý . ẢNH: TRẦN ĐẠI TÂM
Giai đoạn 1955 – 1957, chính quyền Việt Nam cộng hòa sáp nhập 9 làng của Phú Quý thành 3 xã (Ngũ Phụng, Tam Thanh, Long Hải) và thiết lập đơn vị hành chính tương đương cấp đặc khu, gọi là Nha hành chính Phú Quý.
Tháng 10.1961, Bộ trưởng phụ tá quốc phòng Việt Nam cộng hòa ký nghị định số 1180-CP/NĐ bãi bỏ đơn vị hành chính cấp quận, sáp nhập 3 thôn (Long Hải, Ngũ Phụng, Tam Thanh) thành xã Phú Quý, thuộc quận Tuy Phong, Bình Thuận. Đầu tháng 2.1966, Chủ tịch ủy ban hành chính trung ương Việt Nam cộng hòa chuyển xã Phú Quý, từ quận Tuy Phong về quận Hàm Thuận, tỉnh Bình Thuận.
Đường giao thông bao quanh đảo Phú Quý . ẢNH: MAI THANH HẢI
Giữa năm 1967, chính quyền Việt Nam cộng hòa thiết lập Cơ sở phái viên hành chính (tương đương cấp xã) tại đảo Phú Quý và triển khai xây dựng, nâng cấp kho tàng, sân bay dã chiến, cảng biển, đường giao thông trên đảo Phú Quý.
Ngày 27.4.1975, Phú Quý được giải phóng.
Sau ngày 30.4.1975, Phú Quý là đơn vị hành chính cấp xã, thuộc huyện Hàm Thuận, tỉnh Thuận Hải (sáp nhập 3 tỉnh Bình Tuy, Bình Thuận, Ninh Thuận).
Giải phóng Phú Quý để mở đường cho các đảo phía nam
Ngày 19.4.1975, tỉnh Bình Thuận giải phóng. Ngày 23.4.1975, trung tướng Lê Trọng Tấn, Phó tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh giao nhiệm vụ cho Bộ Tư lệnh Hải quân phối hợp Quân khu 6 (tháng 5.1976, sáp nhập vào Quân khu 5): “giải phóng bằng được Phú Quý để mở đường cho các đảo – quần đảo ở Nam bộ”.
Ở Phú Quý thời điểm này, ngoài bộ máy hành chính chế độ cũ, còn có khoảng 800 binh sĩ Việt Nam cộng hòa mới chạy ra sau và 2 tàu chiến (hộ tống hạm HQ-11, tàu tuần tra WPB) của hải quân Việt Nam cộng hòa.
Biển đảo Phú Quý ngày nắng đẹp . ẢNH: TRẦN ĐẠI TÂM
Rạng sáng 26.4.1975, tàu vận tải 643 của đoàn 125 Hải quân (nay là Lữ đoàn 125, Vùng 2 Hải quân) do thuyền trưởng Tạ Ngọc Thuận chỉ huy và thuyền đán.h cá của ngư dân Nha Trang chở lực lượng ra giải phóng Phú Quý. Đội hình gồm 1 phân đội đặc công nước của Tiểu đoàn 407 (Quân khu 5), 1 đại đội bộ binh của Trung đoàn 95 (Sư đoàn 2, Quân khu 5) và bộ đội địa phương Bình Thuận.
Rạng sáng 27.4.1975, các mũi đồng loạt tấ.n côn.g và 6 giờ 30 làm chủ đảo Phú Quý. Hôm sau (28.4.1975), Tiểu đoàn 482 Bình Thuận mới ra đến nơi (do khó khăn về phương tiện chuyển quân) và được phân công phòng thủ, bảo vệ đảo.
Trên hòn Bố (thuộc đặc khu Phú Quý) vẫn còn nguyên vẹn tấm bia ghi địa danh “Phú Quý, Thuận Hải” . ẢNH: M.T.H
Ngày 15.12.1977, Hội đồng Chính phủ (nay là Chính phủ) ra quyết định số 329/CP về việc thành lập huyện đảo Phú Quý trực thuộc tỉnh Thuận Hải, bao gồm 10 thôn của 3 xã Long Hải, Tam Thanh và Ngũ Phụng (có thị trấn huyện lỵ).
Ngày 26.12.1991, tỉnh Thuận Hải được chia tách thành 2 tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. Huyện đảo Phú Quý trực thuộc tỉnh Bình Thuận.
Hoàng hôn Phú Quý . ẢNH: TRẦN ĐẠI TÂM
Ngày 16.6.2025, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã thông qua nghị quyết số 1671/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Lâm Đồng năm 2025. Theo đó, tỉnh Bình Thuận và Đắk Nông được sáp nhập vào tỉnh Lâm Đồng và “toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của các xã Long Hải, Ngũ Phụng, Tam Thanh (của huyện Phú Quý, Bình Thuận) thành đặc khu Phú Quý”.
Đảo Hòn Hải (đặc khu Phú Quý) nhìn từ trên cao . ẢNH: TRẦN ĐẠI TÂM
Hậu cứ của Trường Sa
Sau ngày 30.4.1975, lực lượng quân sự trên đảo Phú Quý gồm 2 đơn vị của tỉnh, đại đội ra đa 570 Hải quân và 12 sĩ quan từ quân khu tăng cường quân quản.
Trạm ra đa Hải quân 575 . ẢNH: MAI THANH HẢI
Nhận thấy vai trò đặc biệt về quốc phòng an ninh của Phú Quý trên Biển Đông, Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) đã thành lập đơn vị 754 Công an nhân dân vũ trang (nay là Bộ đội biên phòng) với nòng cốt là một số cán bộ, chiến sĩ đang công tác tại TP.Hải Phòng, tỉnh Quảng Ninh.
Ngày 4.5.1975, đơn vị hành quân vào Bình Thuận, ngày 11.5.1975 bắt đầu nhận nhiệm vụ trên đảo và đây là tiề.n thân của Đồn biên phòng cảng cửa khẩu đặc khu Phú Quý (Lâm Đồng) hiện nay.
Từ cuối 1979, vùng biển Phú Quý có nhiều vụ việc nóng bỏng. Đơn cử, đầu tháng 9.1979, tàu Việt Xô 04 chạy từ cảng Sài Gòn ra Hải Phòng đã bị các đối tượng cướp ở gần đảo Phú Quý, bắ.n chế.t 3 thủy thủ và khống chế bắt chuyển hướng sang quốc gia khác. Ngay sau đó, bộ đội đảo đã trấn áp, bắt 12 đối tượng… Thời điểm này, bộ đội đảo Phú Quý cũng bắt giữ 125 vụ vượt biên.
Tàu cảnh sát biển và biên phòng làm nhiệm vụ trên vùng biển Phú Quý . ẢNH: MAI THANH HẢI
Đầu những năm 80, tàu Trung Quốc liên tục vào gần đảo Phú Quý đán.h cá trộm, buôn lậu và tung gián điệp xâm nhập vào khu vực kế cận cảng Cam Ranh.
Để bảo vệ vùng biển và các mục tiêu quan trọng, Trung ương đã chỉ đạo tỉnh Bình Thuận (khi đó là Thuận Hải) tổ chức hội nghị bảo vệ bờ biển. Sau đó, các tàu thuyền hoạt động ở Phú Quý được tổ chức thành các hải đoàn, hải đội dân quân tự vệ biển và huấn luyện, trang bị vũ khí, cảnh giới – tuần tra bảo vệ chủ quyền.
Cuối năm 1986, Tỉnh ủy Bình Thuận (khi đó là Thuận Hải) ra Chỉ thị số 91/TV-CT về việc “Tăng cường sức mạnh huyện Phú Quý, với vị trí là khu vực hậu cần trực tiếp cho Trường Sa” và xây dựng 7 đại đội dân quân cơ động (chiếm 9% dân số huyện, chiếm 10% lao động nghề biển) phục vụ chiến đấu cho Trường Sa.
Tháng 8.1976, Bộ Quốc phòng thành lập Đoàn 475 (cấp trung đoàn) thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thuận Hải (sau là tỉnh Bình Thuận và hiện là tỉnh Lâm Đồng) chuyên trách bảo vệ biển đảo Phú Quý. Đơn vị này gồm 4 đại đội bộ binh, hỏa lực và 3 cụm phòng thủ hỗn hợp, do thiếu tá Nguyễn Minh Quyết chỉ huy.
Trực thăng quân sự của Trung đoàn không quân trực thăng 917 (Sư đoàn không quân 370, Quân chủng Phòng không – Không quân) hạ cánh trên đảo Phú Quý . ẢNH: MAI THANH HẢI
Đầu năm 1977, Bộ Quốc phòng thành lập Tiểu đoàn ra đa 451 (nay là trung đoàn) thuộc Vùng 4 Hải quân. Ngày 21.12.1977, Quân chủng Hải quân chuyển Đại đội ra đa 570 (Vùng 3 Hải quân) đã đứng chân ở Phú Quý từ năm 1976, về Vùng 4 Hải quân (sau đó đổi phiên hiệu là trạm ra đa 575 thuộc Trung đoàn ra đa 451 hiện nay), để phát hiện các mục tiêu trên vùng biển Nam Trung bộ, Trường Sa.
Video đang HOT
Từ 1977 – 1987, lực lượng phòng thủ đảo Phú Quý gồm: Đoàn 475, quân sự địa phương, Hải quân, Đồn biên phòng 754, Trung đoàn công binh 240 (Quân khu 5), đơn vị phòng không của Quân chủng Phòng không – Không quân…
Biên đội tàu kiểm ngư trực bảo vệ chủ quyền đặc khu Phú Quý . ẢNH: MAI THANH HẢI
Ngày 5.9.1995, tăng cường nhiệm vụ bảo đảm chiến đấu bảo vệ các mục tiêu trọng yếu ở Nam Trung bộ và Trường Sa, trạm ra đa 55 (Trung đoàn 292, Sư đoàn 377, Quân chủng Phòng không – Không quân) đã được thành lập với 35 cán bộ, chiến sĩ, do thượng úy Nguyễn Văn Quyến làm trạm trưởng. Trưa 15.9.1995, trạm đã phát sóng, triển khai chiến đấu tại trận địa Tam Thanh, huyện Phú Quý.
Ngư dân đặc khu Phú Quý khai thác hải sản trên biển, phía xa là tàu cảnh sát biển trực bảo vệ chủ quyền . ẢNH: MAI THANH HẢI
Hiện tại đặc khu Phú Quý có các đơn vị phòng thủ quân sự địa phương, trạm ra đa phòng không 55 (Trung đoàn 292, Sư đoàn 377, Quân chủng Phòng không – Không quân), trạm ra đa 575 (Trung đoàn 451, Vùng 4 Hải quân), Đồn biên phòng cửa khẩu cảng Phú Quý, đơn vị thuộc Lữ đoàn đặc công nước 5 (Binh chủng đặc công), Trạm tìm kiếm cứu nạn Phú Quý… và một số đơn vị Bộ Quốc phòng.
Đặc khu Phú Quý có diện tích 18,02 km 2 , dân số 32.268 người, nằm cách cảng Phan Thiết (phường Bình Hưng, tỉnh Lâm Đồng) khoảng 56 hải lý (104 km).
Với ngư trường rộng lớn, người dân Phú Quý đã tập trung phát triển đội tàu đán.h bắt xa bờ và phát huy hiệu quả mô hình nuôi cá lồng bè, thu mua, sơ chế, bảo quản hải sản trên biển… Tính đến cuối tháng 5.2025, năng lực tàu thuyền của Phú Quý gồm 1.735 chiếc/7.540 lao động. Đặc khu cũng có 72 cơ sở nuôi trồng hải sản, với diện tích 14.484,9 m 2 (61 hộ nuôi lồng bè, 11 hồ chắn).
Với nhiều tiềm năng phát triển du lịch , những năm qua, địa phương đã từng bước chuyển dịch cơ cấu, đưa du lịch thành ngành trung tâm. Toàn đặc khu hiện có 19 khách sạn/628 giường, 41 nhà nghỉ – villa/479 giường và gần 100 homestay – nhà trọ, trên 30 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống phục vụ du lịch. Quý 1/2025, Phú Quý đón hơn 24.000 lượt khách (1.250 lượt khách nước ngoài).
Tuy nhiên, đảm bảo nước ngọt và xử lý rác thải đang là những thách thức đối với sự phát triển của đặc khu Phú Quý, do lượng du khách ngày càng đông.
Đặc biệt, trên vùng biển Phú Quý luôn có các biên đội tàu của Vùng 4 Hải quân, Vùng Cảnh sát biển 3, Chi đội kiểm ngư 4, Hải đoàn 18 – Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng, Hải đội 2 – Ban Chỉ huy Bộ đội biên phòng thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Lâm Đồng… trực chiến, xua đuổi các tàu cá Trung Quốc xâm phạm chủ quyền.
Sân bay trực thăng trên đảo Hòn Hải (đặc khu Phú Quý). ẢNH: MAI THANH HẢI
Điều ít người biết, ở đặc khu Phú Quý hiện có 2 sân bay trực thăng trên đảo Phú Quý và Hòn Hải (nơi có điểm cơ sở A6 tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam).
Một số hình ảnh về đặc khu Phú Quý của tỉnh Lâm Đồng
Toàn cảnh đảo Phú Quý nhìn từ hướng bắc . ẢNH: TRẦN ĐẠI TÂM
Cột cờ Tổ quốc ở đặc khu Phú Quý . ẢNH: TRẦN ĐẠI TÂM
Tàu cá của ngư dân Phú Quý . ẢNH: TRẦN ĐẠI TÂM
Cột cờ Tổ quốc trên đặc khu Phú Quý là điểm đến của du khách . Ảnh TRẦN ĐẠI TÂM
Gềnh Hang ở đặc khu Phú Quý . ẢNH: TRẦN ĐẠI TÂM
Đảo Phú Quý nhìn từ bắc xuống nam, phía xa là hòn Tranh . ẢNH: TRẦN ĐẠI TÂM
Hải sản đán.h bắt trên vùng biển Phú Quý . ẢNH: MAI THANH HẢI
Lễ hội đua thuyền truyền thống ở đặc khu Phú Quý . ẢNH: TRẦN ĐẠI TÂM
Toàn cảnh đảo Hòn Hải thuộc đặc khu Phú Quý. Đây là đảo đá đặc biệt, có điểm A6 tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam . ẢNH: TRẦN ĐẠI TÂM
Nhà ở của công nhân trạm hải đăng Hòn Hải . ẢNH: TRẦN ĐẠI TÂM
Đảo đá Hòn Hải thuộc đặc khu Phú Quý, nhìn từ mặt biển . ẢNH: MAI THANH HẢI
Hòn Bố thuộc đặc khu Phú Quý . ẢNH: TRẦN ĐẠI TÂM
Thúng chai của ngư dân Phú Quý . ẢNH: MAI THANH HẢI
Cảnh sắc hoang sơ ở Phú Quý . ẢNH: MAI THANH HẢI
13 đặc khu của Việt Nam: Lý Sơn - đặc khu đất chật người đông
Đặc khu Lý Sơn (Quảng Ngãi) có mật độ dân số đông nhất trong 13 đặc khu của Việt Nam, gấp gần 20 lần đặc khu Cô Tô (Quảng Ninh).
Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính năm 2025, cả nước có 13 đặc khu, chính thức vận hành từ ngày 1.7.2025, gồm: Cô Tô, Vân Đồn (Quảng Ninh); Cát Hải, Bạch Long Vĩ (TP.Hải Phòng); Cồn Cỏ (Quảng Trị); Lý Sơn (Quảng Ngãi); Hoàng Sa (TP.Đà Nẵng); Trường Sa (Khánh Hòa); Phú Quý (Lâm Đồng); Côn Đảo (TP.HCM); Phú Quốc, Kiên Hải, Thổ Chu (An Giang).
Trong 13 đặc khu của Việt Nam, đặc khu Lý Sơn (thuộc tỉnh Quảng Ngãi) là đặc khu "đất chật người đông" đứng đầu cả nước, với mật độ dân số 2.134 người/km (thấp nhất là đặc khu Cô Tô, với 126 người/km).
Đặc khu khó khăn nhất về đường giao thông
Toàn cảnh đặc khu Lý Sơn, nhìn từ trực thăng quân sự . ẢNH: MAI THANH HẢI
Đặc khu Lý Sơn nằm cách đất liền khoảng 15 hải lý (gần 30 km), diện tích tự nhiên 10,390 km, dân số đến cuối tháng 6.2025 khoảng trên 24.000 người.
Đến đặc khu Lý Sơn, điều dễ nhận thấy nhất là nhà ở của người dân san sát, đa dạng, chật chội ở các khu dân cư. Ngoài một số ngôi nhà truyền thống được bảo tồn khá tốt, còn lại chủ yếu là nhà cấp 4, nhà tạm. Việc xây dựng nhà ở hiện đại không nhiều, do điều kiện kinh tế của người dân và nhất là do chi phí vận chuyển vật liệu, công thợ xây dựng cao và khan hiếm nguồn cung. Những năm gần đây, du lịch Lý Sơn phát triển mạnh, kéo theo sự gia tăng của các công trình nhà nghỉ, khách sạn, làm thay đổi diện mạo kiến trúc trên đảo.
Trục đường giao thông chính của đặc khu Lý Sơn . ẢNH: MAI THANH HẢI
Đặc biệt, hệ thống giao thông ở đặc khu Lý Sơn chỉ có 2,8 km đường láng nhựa, còn lại là mặt đường bê tông xi măng (gần 22 km) với đặc điểm là lòng lề đường hẹp, có những nơi không có lề đường do người dân lấn chiếm buôn bán, sinh hoạt và xây dựng bờ tường, cổng ngõ, hạ tầng thiếu đồng bộ.
Đường giao thông lê.n đỉn.h núi Thới Lới, cao nhất đặc khu Lý Sơn . ẢNH: MAI THANH HẢI
Chính vậy, đặc khu Lý Sơn là nơi duy nhất, đường giao thông không thể tạo vạch kẻ phân chia làn đường, vị trí hướng đi; một số tuyến không có quỹ đất để lắp đặt biển báo và tất nhiên, Lý Sơn không có đèn tín hiệu giao thông...
Từ nửa đầu thế kỷ 17, nhà Nguyễn đã tổ chức Hải đội Hoàng Sa lấy người từ xã An Vĩnh, huyện Bình Sơn, phủ Quảng Ngãi (nay là đặc khu Lý Sơn, Quảng Ngãi) ra quần đảo Hoàng Sa (nay là đặc khu Hoàng Sa, thuộc TP.Đà Nẵng) thu lượm hàng hóa, khí cụ trên các tàu mắc cạn và đán.h bắt hải sản quý hiếm mang về dâng nộp cho triều đình.
Tượng đài Đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải . ẢNH: MAI THANH HẢI
Các cai đội, suất đội thủy quân nhà Nguyễn được cử đi thực thi chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa, được ghi lại, gồm:
Phạm Quang Ảnh, được cử đi đo vẽ thủy trình Hoàng Sa tháng 1 năm Gia Long 14, Ất Hợi (1815), tên được lấy đặt tên cho đảo Quang Ảnh, Hoàng Sa.
Phạm Văn Sinh, được cử đi đo vẽ bản đồ Hoàng Sa.
Phạm Văn Nguyên, năm Minh Mạng 16 (1835) được cử đi xây dựng Hoàng Sa Tự tại đảo, nay có tên đảo Phú Lâm, đặc khu Hoàng Sa.
Phạm Hữu Nhật, tức Phạm Văn Triều (1804-1854), được cử đi đo đạc Hoàng Sa năm 1837, tên được lấy đặt tên cho đảo Hữu Nhật, Hoàng Sa.
Từ đán.h cá chuyển sang trồng tỏi
Người dân đặc khu Lý Sơn trước đây chủ yếu làm nghề biển, nay do nguồn ngư trường cạn kiệt, chi phí đán.h bắt cao và nhất là các biện pháp bảo vệ nguồn lợi thủy sản được siết chặt, nên chỉ có hơn 10% người dân giữ nghề. Đến đầu tháng 6.2025, toàn đặc khu Lý Sơn có 542 tàu thuyền với 3.191 lao động.
Ngư dân Lý Sơn kéo lưới . ẢNH: MAI THANH HẢI
Do toàn đặc khu có nhiều diện tích đất sản xuất trồng tỏi, hành, nên ngư dân chuyển sang trồng trọt và làm việc trong lĩnh vực dịch vụ - du lịch, thậm chí ra nước ngoài. Lý Sơn hiện có 215 người sinh sống, làm việc ở nước ngoài, trong đó có 15 người xuất khẩu lao động (Nhật, Hàn Quốc), số còn lại ở Mỹ, Anh...
Sản phẩm tỏi Lý Sơn . ẢNH: MAI THANH HẢI
Lý Sơn trồng 2 loại cây chủ lực là tỏi và hành. Bình quân 5 năm qua, mỗi năm thu hoạch khoảng 2.500 tấn tỏi và 9.450 tấn hành. Tỏi Lý Sơn đã được Bộ Khoa học - Công nghệ cấp chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý.
Ruộng trồng tỏi ở Lý Sơn . ẢNH: MAI THANH HẢI
6 tháng đầu năm 2025, người dân đặc khu Lý Sơn trồng được 314 ha tỏi và 250 ha hành. Cơ cấu nông nghiệp (cả trồng hành tỏi và đán.h bắt hải sản) chiếm 44,5%, trong khi thương mại - dịch vụ - du lịch chiếm đến 41,9%.
Trước năm 1945, Lý Sơn được gọi là cù lao Ré (nhân dân lý giải "cù lao có nhiều cây Ré"), gồm 2 xã Hải Yến và Vĩnh Long, do chính quyền thực dân cai trị.
Ngày 16.8.1945, Chi bộ Đảng trên đảo lãnh đạo thành công cuộc khởi nghĩa giành chính quyền, thành lập Ủy ban cách mạng lâm thời đảo Lý Sơn (trực thuộc huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi), do ông Phạm Nật làm chủ tịch.
Tháng 9.1951, thực dân Pháp tấ.n côn.g đánh chiếm đảo Lý Sơn, bắt 800 người dân trên đảo đi phu đồn điền, lấy đảo làm bàn đạp đán.h phá đất liền, phong tỏa đường vận tải hàng hóa trên biển từ Quảng Ngãi đi Nam Trung bộ.
Sau hiệp định Geneve, Chính phủ Việt Nam Cộng hòa tiếp quản hệ thống hành chính Quảng Ngãi từ tỉnh xuống xã. Lý Sơn thuộc sự quân quản của dân vệ, bảo an. Quân đội Mỹ cũng xây dựng trên đỉnh núi Thới Lới 1 trạm radar tầm ngắn và nơi neo đậu cho hải đội duyên hải của hải quân Việt Nam Cộng hòa.
Cuối tháng 3.1975, trước sự tấ.n côn.g của quân giải phóng, hàng ngàn binh sĩ Việt Nam Cộng hòa chạy ra đảo Lý Sơn ẩn náu. Sáng 30.3.1975, đại đội Z.71, đơn vị vũ trang Đông Sơn phối hợp tổ chức tấ.n côn.g giải phóng đảo Lý Sơn. Một số binh sĩ đầu hàng, số còn lại xuống tàu thuyền chạy khỏi đảo.
Ngày 1.1.1993, huyện Lý Sơn được thành lập theo Quyết định số 337/HĐBT (21.9.1992) của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) trên cơ sở diện tích và dân số của 2 xã Bình Vĩnh, Bình Yến thuộc huyện Bình Sơn và đổi tên thành xã Lý Vĩnh, Lý Hải. Năm 2003, xã An Bình được thành lập trên cơ sở 69 ha diện tích tự nhiên và 398 nhân khẩu của xã Lý Vĩnh. Phần còn lại của xã Lý Vĩnh được đổi tên là An Vĩnh. Xã Lý Hải nguyên vẹn, đổi tên thành xã An Hải.
Lý Sơn nhìn từ trên cao, hình chụp năm 2016 . ẢNH: MAI THANH HẢI
Từ ngày 31.3.2020, huyện Lý Sơn thực hiện chính quyền 1 cấp (không còn chính quyền cấp xã) và là huyện đảo duy nhất của tỉnh Quảng Ngãi.
Ngày 16.6.2025, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Nghị quyết số 1677/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Quảng Ngãi 2005, nêu rõ: "Sắp xếp toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của huyện Lý Sơn thành đặc khu có tên gọi là đặc khu Lý Sơn".
Ngay sau đó, Tỉnh ủy Quảng Ngãi đã có văn bản chỉ định ông Nguyễn Minh Trí (nguyên Bí thư Huyện ủy Lý Sơn) làm Bí thư Đảng ủy đặc khu Lý Sơn. Ông Nguyễn Văn Huy làm Chủ tịch UBND đặc khu Lý Sơn. Ông Đỗ Thành Tân làm Chủ tịch HĐND đặc khu. Trụ sở làm việc của đặc khu Lý Sơn đặt ở Trung tâm hành chính - chính trị huyện Lý Sơn (cũ) tại thôn Đông An Vĩnh.
Nhà nhà, người người làm du lịch
Du lịch hiện là ngành kinh tế mũi nhọn của đặc khu Lý Sơn, trung bình mỗi năm, đặc khu thu hút khoảng 200.000 khách đến tham quan, nghỉ dưỡng.
Tàu cao tốc An Vĩnh chở khách ra đặc khu Lý Sơn . ẢNH: MAI THANH HẢI
Toàn đặc khu hiện có 4 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, 118 cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch, 5 phương tiện vận tải tuyến Lý Sơn - Sa Kỳ và ngược lại, tuyến đảo Lớn - đảo Bé có 15 phương tiện chuyên chở khách du lịch.
Tàu gỗ chở khách từ đảo Lý Sơn sang đảo Bé, đặc khu Lý Sơn . ẢNH: MAI THANH HẢI
Dịp lễ tết, mùa nghỉ hè, lượng du khách đến Lý Sơn tăng đột biến, khiến 14 khách sạn và 57 nhà nghỉ trên đặc khu không đáp ứng nổi. Chính vậy, trong mấy năm qua, mô hình homestay/lưu trú nhà dân phát triển theo cấp số nhân.
Việc phát triển du lịch ở Lý Sơn, còn một số hạn chế, như:
Hạ tầng kết nối và cơ sở vật chất phục vụ cho phát triển ngành du lịch chưa đồng bộ, thiếu các sản phẩm du lịch đặc trưng và các dịch vụ chất lượng cao để giữ chân du khách
Chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho ngành du lịch chưa cao và thiếu chuyên nghiệp; công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch còn hạn chế, vai trò của cộng đồng trong phát triển du lịch chưa được phát huy đúng mức
( UBND huyện Lý Sơn, ngày 18.6.2025)
Ngay tại đảo Bé, do không được phép xây dựng nhà nghỉ, khách sạn nhằm giữ cảnh quan tự nhiên, người dân đã đầu tư xây dựng hoặc liên kết cho thuê xây dựng 11 homestay với quy mô trên 100 phòng lưu trú xung quanh đảo.
Thuyền thúng làm du lịch ở đảo Bé, đặc khu Lý Sơn . ẢNH: MAI THANH HẢI
Trong 6 tháng đầu năm 2025, đặc khu Lý Sơn đón gần 82.000 lượt khách tham quan du lịch (tăng 12,3% so với cùng kỳ năm 2024; trong đó, có 1.171 lượt khách quốc tế). Để có được kết quả này, Lý Sơn đã tổ chức nhiều hoạt động, nhất là các hoạt động văn hóa, thể thao có quy mô lớn, như: Lễ chào cờ đón chào năm mới và đón đoàn khách đầu tiên đến Lý Sơn năm 2025; Tuần lễ Du lịch Quảng Ngãi, chuỗi sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch năm 2025...
Một số hình ảnh về đặc khu Lý Sơn:
Miệng núi lửa Lý Sơn nhìn từ trên cao. ẢNH: MAI THANH HẢI
Cảng bến Đình của đặc khu Lý Sơn . ẢNH: MAI THANH HẢI
Bến neo đậu tàu thuyền nhỏ . ẢNH: MAI THANH HẢI
Du khách tham quan đảo Bé . ẢNH: MAI THANH HẢI
Cổng Tò Vò - điểm check in không thể bỏ qua khi du khách ra thăm Lý Sơn . ẢNH: MAI THANH HẢI
Hải đăng Mù Cu . ẢNH: MAI THANH HẢI
Tượng Phật ở chùa Hang - Thiên Khổng Thạch Tự . ẢNH: MAI THANH HẢI
Tàu đán.h cá của ngư dân Lý Sơn ra khơi . ẢNH: MAI THANH HẢI
Thủy triều xuống trước hang Câu . ẢNH: MAI THANH HẢI
Bình yên đảo Bé . ẢNH: MAI THANH HẢI
Cột cờ Tổ quốc trên núi Thới Lới . ẢNH: MAI THANH HẢI
Mốc chủ quyền điểm cơ sở A10 tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam, ở đặc khu Lý Sơn . ẢNH: MAI THANH HẢI
Du khách đến Lý Sơn đông nhất là dịp lễ tết, mùa hè . ẢNH: MAI THANH HẢI
Lý Sơn nhìn từ biển . ẢNH: MAI THANH HẢI
Cán bộ, quân và người dân đặc khu Lý Sơn trong lễ chào cờ Tổ quốc . ẢNH: BQN
Thu hoạch rau câu ở đặc khu Lý Sơn . ẢNH: MAI THANH HẢI
Đảo Bé của đặc khu Lý Sơn . ẢNH: MAI THANH HẢI
Một trong những điểm chụp hình được giới trẻ tìm đến trên đảo Bé, Lý Sơn . ẢNH: MAI THANH HẢI
Đặc sản Lý Sơn là các loại ốc . ẢNH: MAI THANH HẢI
Cua đá Lý Sơn . ẢNH: MAI THANH HẢI
Ngư dân Lý Sơn đi đán.h bắt hải sản xung quanh đặc khu . ẢNH: MAI THANH HẢI
Biển Lý Sơn . ẢNH: MAI THANH HẢI
Thanh tra Quảng Nam lý giải hình con dấu không rõ nét Hoàng Sa, Trường Sa Theo Chánh thanh tra tỉnh Quảng Nam, do văn thư đóng yếu tay nên một số dấu trên bản giấy mờ, không rõ hình ảnh hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Ngày 14-7, Chánh thanh tra tỉnh Quảng Nam Nguyễn Đức Tiến thông tin về con dấu của đơn vị không thể hiện rõ nét hai quần đảo...
Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Phát hiện th.i th.ể đang phâ.n hủ.y, trên người mặc quần in hình ngoại tệ

Rủ nhau ra ao tắm, hai b.é tra.i là anh em họ đuối nước t.ử von.g

Nhắc nhở xe hút hầm cầu, thanh niên bị đán.h nhập viện ở TPHCM

Vừa xuống xe đi bộ, người vợ chế.t lặng khi thấy chồng bị đất đá vùi lấp

Người phụ nữ t.ử von.g thương tâm sau va chạm với xe bồn

Vụ lộ đề toán thi tốt nghiệp THPT: Có thể xử lý ra sao?

Vụ điện giật 5 người tại quán bar ở Hạ Long: 3 người bị thương đã ra viện

"Hàng giả đang ảnh hưởng trực tiếp đến sinh mạng người tiêu dùng"

B.é tra.i 7 tuổi bị cầu gôn ở sân bóng đè t.ử von.g

TPHCM có thêm biển, nơi duy nhất "có chuyến bay nội thành"

Lật xe chở keo, một thiếu niên t.ử von.g

Sản phụ sinh con ngay trên xe đặc chủng của Cảnh sát giao thông
Có thể bạn quan tâm

Dịu dàng màu nắng - Tập 2: Phong không lùi bước trước khó khăn
Phim việt
09:29:01 03/07/2025
Oppo Reno 14 xuất hiện cùng Sơn Tùng M-TP, tăng tốc cuộc đua AI tiếng Việt
Đồ 2-tek
09:27:15 03/07/2025
Nữ diễn viên Việt kết hôn 2 năm rưỡi, có con 1 tuổi mới công khai chồng là ca sĩ nổi tiếng
Sao việt
09:25:35 03/07/2025
Mẫu xe Toyota Land Cruiser mạnh nhất trong lịch sử
Ôtô
09:22:21 03/07/2025
Bảng giá xe Latte mới nhất tháng 7/2025
Xe máy
09:15:26 03/07/2025
Nữ hoàng phi.m 1.8 + từng làm cả Châu Á phát sốt với Tân Kim Bình Mai giờ rời sân khấu, làm bà chủ quán mì
Sao châu á
09:15:05 03/07/2025
Lặng lẽ làm giàu, âm thầm thành công: 4 con giáp vừa kiế.m tiề.n giỏi lại biết tiết kiệm khôn ngoan
Trắc nghiệm
09:05:52 03/07/2025
Món hấp này chỉ dùng 2 nguyên liệu, thời gian nấu chỉ 10-15 phút mà ngon miệng lại tốt để giảm cân, giữ dáng
Ẩm thực
08:51:23 03/07/2025
Biểu hiện của bong gân khớp cổ chân
Sức khỏe
08:44:32 03/07/2025
Đà Lạt điểm đến tiết kiệm hàng đầu châu Á mùa hè này
Du lịch
08:21:06 03/07/2025