1/3 nhân sự DOGE từ chức vì bất mãn, Elon Musk phản ứng
Một nhóm gồm 21 nhân viên liên bang Mỹ đã đồng loạt từ chức khỏi Bộ Hiệu quả Chính phủ (DOGE), viện dẫn lo ngại về tính toàn vẹn của hệ thống chính phủ và sự can thiệp từ chính quyền Tổng thống Donald Trump.
Theo NBC News, các nhân viên cáo buộc DOGE, dưới sự lãnh đạo của Elon Musk, đang tiến hành các hành động gây nguy hiểm cho dữ liệu nhạy cảm và các dịch vụ công thiết yếu.
Sự kiện này không chỉ làm dấy lên tranh cãi mà còn phơi bày những căng thẳng sâu sắc trong chính quyền của Tổng thống Donald Trump.
Ông Elon Musk đang vấp phải phản đối của nhiều công chức Mỹ vì cách điều hành DOGE – Ảnh: Reuters
Làn sóng từ chức
Lá thư từ chức của nhóm nhân viên này đã được gửi đến ban lãnh đạo DOGE, cùng Chánh văn phòng Nhà Trắng Susan Wiles, đã được nhiều hãng tin Mỹ công bố vào hôm 25.2. Trong tuyên bố của mình, nhóm này khẳng định họ không thể tiếp tục thực hiện nhiệm vụ của mình trong bối cảnh hiện tại.
“Chúng tôi đã tuyên thệ phục vụ người dân Mỹ và giữ lời thề với Hiến pháp trong suốt các chính quyền tổng thống. Tuy nhiên, rõ ràng là chúng tôi không thể thực hiện những cam kết đó nữa”, nội dung bức thư nêu rõ.
Những nhân viên từ chức chủ yếu là kỹ sư, nhà khoa học dữ liệu và quản lý sản phẩm, từng làm việc tại các công ty công nghệ hàng đầu như Google và Amazon. Họ phản đối mạnh mẽ các chính sách của DOGE dưới sự giám sát của Musk, cho rằng cơ quan này đang đi chệch hướng khỏi nhiệm vụ ban đầu và có nguy cơ làm lộ dữ liệu nhạy cảm của chính phủ.
“Chúng tôi sẽ không sử dụng các kỹ năng công nghệ của mình để làm tổn hại các hệ thống cốt lõi của chính phủ, gây nguy hiểm cho dữ liệu của người Mỹ hoặc làm suy yếu các dịch vụ công quan trọng”, nhóm nhân viên này khẳng định trong lá thư từ chức.
Video đang HOT
DOGE và mối liên hệ với Elon Musk
DOGE từng là Cơ quan Chuyển đổi số Mỹ (USDS), một tổ chức được thành lập vào năm 2014 nhằm hỗ trợ cải thiện các hệ thống kỹ thuật số của chính phủ Mỹ. Tuy nhiên, sau khi Tổng thống Trump tái đắc cử, ông đã ký sắc lệnh hành pháp đổi tên cơ quan này thành DOGE và giao Elon Musk giám sát.
Ngay từ khi được bổ nhiệm, ông Musk đã đưa ra nhiều thay đổi gây tranh cãi. Ông yêu cầu các nhân viên phải làm việc trực tiếp tại văn phòng thay vì từ xa và tiến hành một loạt các cuộc đánh giá nội bộ, bao gồm kiểm tra khuynh hướng chính trị của nhân viên. Những chính sách này đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ nhiều người trong chính phủ.
Các nhân viên từ chức cũng lên án việc sa thải hàng loạt tại DOGE. Đầu tháng 2, khoảng 40 nhân viên đã bị chấm dứt hợp đồng, làm giảm đáng kể năng lực vận hành của cơ quan này. “Những công chức có trình độ cao này đang làm việc để hiện đại hóa An sinh xã hội, dịch vụ cựu chiến binh, khai thuế, chăm sóc sức khỏe, cứu trợ thiên tai, hỗ trợ sinh viên và các dịch vụ quan trọng khác. Việc sa thải họ gây nguy hiểm cho hàng triệu người Mỹ đang dựa vào các dịch vụ này”, lá thư từ chức cho biết.
Sau đợt sa thải, chỉ còn lại khoảng 65 nhân viên tại DOGE, trong đó, 1/3 nhóm này đã nộp đơn từ chức vào ngày 25.2.
Elon Musk đáp trả
Trước phản ứng từ các nhân viên, ông Musk đã lên tiếng trên mạng xã hội X, cho rằng nhóm nhân sự từ chức là những người còn sót lại từ chính quyền trước đó và không chịu quay trở lại văn phòng làm việc theo quy định của chính quyền Trump. “Nếu họ không từ chức, họ cũng sẽ bị sa thải”, ông Musk tuyên bố.
Ngoài ra, vào cuối tuần trước, ông Musk đã yêu cầu toàn bộ nhân viên chính phủ trả lời một email nêu rõ công việc họ đã hoàn thành trong tuần. Ông cảnh báo rằng nếu không có phản hồi, điều này sẽ được xem là từ chức. Tuy nhiên, động thái này đã vấp phải làn sóng phản đối từ công đoàn lao động và chính trị gia của cả hai đảng.
Văn phòng Quản lý Nhân sự Mỹ (OPM) sau đó đã thông báo rằng các cơ quan chính phủ có thể bỏ qua yêu cầu của Musk mà không sợ bị mất việc.
Phản ứng từ giới chính trị
Nhiều nghị sĩ Mỹ, bao gồm cả thành viên đảng Cộng hòa, cũng đặt câu hỏi về cách điều hành của Elon Musk và chính quyền Trump đối với bộ máy công quyền.
Thượng nghị sĩ Cộng hòa Lisa Murkowski của Alaska đã chỉ trích việc sa thải hàng loạt và chính sách “bắt nhân viên chứng minh sự cần thiết của công việc mình làm”. “Lực lượng lao động công của chúng ta xứng đáng được đối xử một cách đàng hoàng và tôn trọng. Email vào cuối tuần để yêu cầu nhân viên biện minh cho sự tồn tại của họ là một cách làm không thể chấp nhận được”, bà tuyên bố.
Một số chuyên gia cảnh báo rằng cách tiếp cận của Musk có thể gây ra những tác động tiêu cực đến hoạt động của chính phủ. Cordell Schachter, cựu Giám đốc Thông tin tại Bộ Giao thông Vận tải Mỹ, cho biết: “Hành động nhanh chóng và phá vỡ mọi thứ có thể phù hợp trong lĩnh vực công nghệ tư nhân, nhưng khi áp dụng vào chính phủ, nó có thể phá hủy các dịch vụ mà hàng triệu người dân Mỹ phụ thuộc vào.”
Cuộc xung đột giữa chính quyền Trump, Elon Musk và lực lượng công chức có thể chưa dừng lại. Khi DOGE tiếp tục tái cơ cấu, nguy cơ về một cuộc khủng hoảng nhân sự trong các cơ quan liên bang là hoàn toàn có thể xảy ra.
Về phía Musk, ông vẫn tiếp tục thực hiện các chính sách cứng rắn của mình, tuyên bố rằng nhân viên liên bang sẽ được “một cơ hội cuối cùng” để phản hồi yêu cầu báo cáo công việc. “Nếu không trả lời lần thứ hai, họ sẽ bị sa thải”, ông Musk viết trên X.
Email châm ngòi mâu thuẫn giữa tỷ phú Musk và lãnh đạo các bộ ban ngành Mỹ
Lãnh đạo các bộ ban ngành Mỹ đã có phản ứng gây chú ý đối với email (thư điện tử) mà Văn phòng Quản lý nhân sự Mỹ (OPM) gửi đến nhân viên liên bang.
Tỷ phú Elon Musk. Ảnh tư liệu: REUTERS/TTXVN
Email yêu cầu họ liệt kê kết quả làm việc trong tuần trước đó. Theo các chuyên gia, diễn biến này bộc lộ dấu hiệu mâu thuẫn giữa lãnh đạo các bộ ban ngành Mỹ và tỷ phú Elon Musk.
Tổng thống Trump đã giao cho Bộ Hiệu quả Chính phủ (DOGE) do tỷ phú Elon Musk đứng đầu thực hiện đợt cắt giảm quy mô lớn đối với lực lượng lao động dân sự liên bang gồm 2,3 triệu người.
Trong thời gian qua, DOGE đã đi khắp các cơ quan chính phủ, nghiên cứu hệ thống máy tính, đào sâu vào ngân sách và tìm kiếm những dấu hiệu lãng phí, gian lận và lạm dụng.
Ngày 22/2, ông Musk đăng trên mạng xã hội X rằng, tất cả nhân viên liên bang sẽ nhận được email hỏi về công việc họ thực hiện vào tuần trước đó. Tỷ phú Musk đồng thời cảnh cáo rằng việc nhân viên liên bang không trả lời email trước thời hạn 23 giờ 59 phút đêm 24/2 (giờ địa phương) sẽ đồng nghĩa với việc họ từ chức. Tổng thống Donald Trump vẫn chưa bình luận về những email này.
Vài giờ sau bài đăng, các nhân viên liên bang đều nhận được email từ Văn phòng Quản lý nhân sự Mỹ (OPM) yêu cầu liệt kê chi tiết 5 điểm chính những công việc họ đã hoàn thành ở tuần trước đó. Trong tình thế bối rối, hàng triệu nhân viên liên bang băn khoăn về thời điểm và hình thức để phản hồi email, kèm lo lắng liệu họ có thực sự mất việc hay không.
OPM quản lý hơn 1.000 tỷ USD liên quan đến chế độ hưu trí, y tế và bảo hiểm nhân của hàng triệu nhân viên liên bang hiện tại và cựu nhân viên, cùng vợ/chồng của họ, và dữ liệu nhạy cảm về hàng triệu nhân viên chính phủ. Theo ABC News, hiện OPM đang nhận chỉ đạo bởi các quan chức và nhân vật được bổ nhiệm có liên hệ với nhóm của tỷ phú Musk.
Bộ Ngoại giao và Lầu Năm Góc nằm trong số các cơ quan đã hướng dẫn nhân viên không trả lời email. Lãnh đạo một số cơ quan, bộ ngành khác lại khuyên nhân viên tuân thủ. Trong khi đó, có nhiều nơi như Viện Y tế Quốc gia (NIH) và Bộ Tư pháp, lại vận động nhân viên chờ thêm hướng dẫn trước khi trả lời email. Đáng chú ý, ngay cả ông Kash Patel, Giám đốc Cục Điều tra liên bang (FBI), được coi là nhân vật trung thành tuyệt đối với Tổng thống Trump, cũng đã chỉ thị cho nhân viên "vui lòng tạm dừng mọi phản hồi".
Theo tờ Politico (Mỹ), diễn biến này là dấu hiệu đầu tiên cho thấy ngay cả những quan chức ủng hộ Tổng thống Trump cũng đang bắt đầu thể hiện sức mạnh chính trị của họ để đương đầu với tỷ phú Musk - "nhân viên chính phủ đặc biệt".
Theo hồ sơ của Nhà Trắng ngày 17/2, ông Musk là nhân viên chính phủ đặc biệt kiêm cố vấn cấp cao cho tổng thống. Giống như các cố vấn cấp cao khác của Nhà Trắng, tỷ phú Musk không có thẩm quyền thực tế hoặc chính thức để tự đưa ra các quyết định cấp chính phủ. Tỷ phú này chỉ có thể cố vấn và truyền đạt các chỉ thị của Tổng thống Trump.
Lãnh đạo đảng Dân chủ tại Hạ viện, nghị sĩ Hakeem Jeffries đánh giá về tỷ phú Musk: "Ông ấy không có thẩm quyền pháp lý để đưa ra những yêu cầu mới nhất của mình".
Luật sư Mark Maxin với hơn 40 năm kinh nghiệm về luật lao động liên bang phân tích với tờ Politico: "Tỷ phú Elon Musk không có thẩm quyền. Ông ấy không nằm trong cấp bậc điều hành những nhân viên này". Luật sư Maxin cho rằng, người đứng đầu các cơ quan liên bang về cơ bản đã nhận ra thực tế này.
Nhiều chuyên gia pháp lý nhận định rằng tỷ phú Musk không có thẩm quyền sa thải bất kỳ ai trong chính phủ liên bang bởi họ được bảo vệ, không giống như lao động tại các công ty tư nhân. Theo Đạo luật cải cách công vụ năm 1978, người lao động liên bang được bảo vệ khỏi các động thái không công bằng hoặc không có lý do xác đáng.
Phát biểu trên kênh NBC (Mỹ) ngày 23/2, Thượng nghị sĩ John Curtis nhận xét về email gửi đến các nhân viên liên bang: "Tôi nghĩ rằng đây không phải là một yêu cầu quá khó khăn. Nhưng chúng ta không cần phải lạnh lùng và cứng rắn như vậy. Hãy thêm một chút lòng trắc ẩn và thành thật mà nói, cả tự trọng nữa vào việc này".
Các nhà lập pháp Mỹ yêu cầu NASA minh bạch hơn về Bộ Hiệu quả Chính phủ Ngày 22/2, theo CNN, một nhóm nghị sĩ đảng Dân chủ tại Hạ viện Mỹ bày tỏ quan ngại sâu sắc về sự thiếu minh bạch trong mối quan hệ giữa Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) với Bộ Hiệu quả Chính phủ (DOGE). Biểu tượng NASA tại Trung tâm vũ trụ Kennedy ở Florida, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN Trong một bức...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nga sẵn sàng đàm phán không cần điều kiện tiên quyết với Ukraine

Ba nước NATO ra "tối hậu thư" với Israel

Ukraine tung robot phun lửa 2.500C ra chiến trường

Nhật Bản kiên định yêu cầu Mỹ xóa thuế quan

Bác sĩ Lữ đoàn 3 Ukraine đối phó với hậu quả đáng sợ của UAV Nga

Trung Quốc tính toán gì khi đề xuất bán máy bay J-10CE cho Colombia?

Ngoại trưởng Mỹ: Ông Trump hướng tới hòa bình, khác một số nước châu Âu

Lo ngại kho tên lửa của Nga - Trung Quốc, Mỹ thúc đẩy lá chắn "Vòm Vàng"

CEO Nvidia Jensen Huang: "Nếu là sinh viên, tôi sẽ dùng AI để học tốt"

Ông Biden có thể đã mắc ung thư từ đầu nhiệm kỳ

Giải mã gen chống HIV: Dấu vết di truyền 9.000 năm từ vùng Biển Đen

Ông Trump có thể tăng viện trợ quân sự cho Ukraine
Có thể bạn quan tâm

Cuộc đời nam nghệ sĩ Việt không nhà cửa, phải đi trông xe 16 tiếng một ngày, lương tháng 5 triệu
Sao việt
06:10:09 21/05/2025
Cắt giảm calo có giúp giảm mỡ bụng?
Sức khỏe
06:01:57 21/05/2025
Nhìn qua tưởng "tóc rối" nhưng nấu được nhiều món ăn vừa ngon, bổ dưỡng lại mang ý nghĩa điềm lành
Ẩm thực
05:57:52 21/05/2025
4 siêu phẩm "căng như dây đàn" của mỹ nữ cổ trang viral nhất hiện tại: Xem ngay kẻo lỡ!
Phim châu á
05:51:49 21/05/2025
Tài tử hạng A tham tiền đến mức 4 năm đóng 10 phim rác, bị yêu cầu giải nghệ cũng chẳng oan
Hậu trường phim
05:50:10 21/05/2025
Nvidia ra mắt công nghệ kết nối chip mới để thúc đẩy phát triển AI
Thế giới số
05:15:30 21/05/2025
Chủ tịch Công ty Pha Lê thuê giang hồ chém cổ đông, thâu tóm mỏ cát
Pháp luật
23:50:59 20/05/2025
Diễn viên phim nóng '50 sắc thái' khoe nhan sắc cực phẩm trên thảm đỏ
Sao âu mỹ
23:45:54 20/05/2025
Ca sĩ nhí vừa biểu diễn cùng Hòa Minzy trên Quảng trường Ba Đình là ai?
Nhạc việt
23:20:41 20/05/2025
"Tiểu Jennie" bị fan ghẻ lạnh, công ty hất hủi, BLACKPINK cũng không cứu nổi?
Sao châu á
23:13:56 20/05/2025