15 ca nghi mắc sởi trong tháng 3
Trong tháng 3-2025, tỉnh Thái Nguyên ghi nhận 15 trường hợp nghi mắc sởi, 5 trường hợp mắc tay chân miệng và 3 trường hợp mắc sốt xuất huyết.
Tiêm vắc-xin là biện pháp hữu hiệu nhất giúp bảo vệ cơ thể khỏi virus sởi.
So với tháng 2, số ca mắc sởi tăng 9 ca, tay chân miệng tăng 5 ca, sốt xuất huyết giảm 1 ca. Như vậy, lũy kế 3 tháng đầu năm nay, toàn tỉnh có 27 ca nghi mắc sởi/rubella (nhiều hơn cả năm 2024 là 16 ca sởi); 11 ca sốt xuất huyết (cùng thời điểm năm 2024, ghi nhận 8 ca); 5 ca bệnh tay chân miệng (cùng thời điểm năm 2024, ghi nhận 5 ca).
Cuối tháng 3 vừa qua, cùng với các tỉnh, thành trong cả nước, Thái Nguyên đã hoàn thành chiến dịch tiêm vắc-xin phòng bệnh sởi cho trẻ từ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi và trẻ từ 1-10 tuổi.
Tuy nhiên, các nghiên cứu trên thế giới cho thấy, khi tiêm vắc-xin sởi vào lúc 9 tháng tuổi chỉ có khoảng 85% trẻ có đáp ứng miễn dịch. Số còn lại không có đáp ứng miễn dịch do nhiều yếu tố khác nhau, như: tình trạng sức khỏe, chất lượng bảo quản vắc-xin…
Vì thế, việc tiêm vắc-xin sởi mũi 2 theo khuyến cáo rất quan trọng, là cơ hội thứ hai tạo miễn dịch cho những trường hợp chưa có đáp ứng miễn dịch ở mũi tiêm thứ nhất, hoặc chưa được tiêm vắc-xin sởi. Qua đó giúp tăng tỷ lệ trẻ có miễn dịch trong cộng đồng lên đến 95%.
Video đang HOT
Không chỉ trẻ em, người lớn cũng dễ mắc sởi.
Sau khi tiêm vắc-xin, thường cần từ 2-3 tuần để cơ thể tạo kháng thể bảo vệ. Trong khoảng thời gian này, trẻ chưa có miễn dịch bảo vệ nên nguy cơ mắc bệnh vẫn rất cao, cần tránh xa các yếu tố có nguy cơ.
Các bệnh truyền nhiễm khác không có diễn biến bất thường trong thời điểm này. Tuy nhiên, số ca mắc cúm A đang phải điều trị tại một số bệnh viện vẫn còn khá nhiều, mặc dù so với tháng 2 đã giảm đáng kể. Vì thế, mọi người không nên chủ quan khi tiếp xúc với những người có dấu hiệu bị cúm.
Trẻ mắc sởi trong 3 ngày vẫn tiêm được vắc-xin sởi
Theo TS.BS Đỗ Thiện Hải - Phó Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương, trẻ bị phơi nhiễm sởi trong vòng 3 ngày vẫn có thể tiêm vắc-xin phòng sởi vì vắc-xin vẫn có hiệu quả trong phòng bệnh diễn biến nặng.
Tại Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương, gần 100 bệnh nhi mắc sởi đang được điều trị do biến chứng hoặc nguy cơ diễn tiến nặng. Mới đây, nơi đây ghi nhận trường hợp một bé 44 tháng tuổi (Hà Nội) tử vong vì sởi biến chứng. Đáng chú ý, trẻ chưa từng được tiêm vắc-xin phòng bệnh.
Từ đầu năm 2024 đến nay, Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận khoảng 1.600 ca mắc sởi. Theo TS.BS Đỗ Thiện Hải - Phó Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, phần lớn bệnh nhi trong đợt dịch này là trẻ dưới 3 tuổi chưa tiêm phòng hoặc tiêm chưa đầy đủ.
"Dịch sởi năm 2014 từng gây hậu quả nghiêm trọng, nhưng nhiều phụ huynh dường như đã quên, dẫn đến tình trạng trẻ không được tiêm chủng đầy đủ, tạo điều kiện cho dịch bùng phát và gây ra những trường hợp đáng tiếc", ông Hải chia sẻ.
Ngành y tế đã triển khai chiến dịch tiêm vaccine sởi sớm cho trẻ từ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi.
Theo thống kê của Bộ Y tế, từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước ghi nhận 42.488 trường hợp nghi mắc sởi tại 63 tỉnh, thành phố. Trong đó, 4.027 ca được xác định dương tính, và 6 trẻ đã tử vong liên quan đến bệnh này. Các ca tử vong xảy ra tại TP.HCM (2 ca), Đồng Nai (1 ca), Bình Dương (1 ca), Bình Phước (1 ca) và Hà Nội (1 ca).
Điều đáng lo ngại, hơn 95% số ca biến chứng nặng là trẻ chưa tiêm vắc-xin hoặc không rõ tình trạng tiêm chủng. Nhóm mắc bệnh chủ yếu nằm trong độ tuổi từ 9 tháng đến dưới 15 tuổi (chiếm 72,7%). Đáng chú ý, có khoảng 20% ca mắc là trẻ dưới 9 tháng tuổi, nhóm chưa đủ tuổi tiêm vắc-xin theo Chương trình Tiêm chủng mở rộng.
Trước tình hình dịch lây lan nhanh, ngành y tế đã triển khai chiến dịch tiêm vắc-xin sởi sớm cho trẻ từ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi. Đây được coi là biện pháp kịp thời để bảo vệ nhóm nguy cơ cao, thu hẹp khoảng trống miễn dịch, và giảm nguồn lây nhiễm. Tuy nhiên, nhiều nhiều bậc phụ huynh vẫn chưa biết đến chương trình tiêm sởi sớm.
Theo TS.BS Đỗ Thiện Hải - Phó Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương, mỗi giai đoạn dịch bệnh có những đặc điểm khác nhau, do đó, biện pháp phòng chống cũng cần linh hoạt thay đổi để phù hợp với thực tế. Việc triển khai tiêm vắc-xin sởi cho trẻ từ 6-9 tháng tuổi trong bối cảnh hiện tại là một giải pháp cần thiết, đảm bảo an toàn và giúp kiểm soát dịch bệnh hiệu quả.
TS. Hải cho biết, mũi vaccine sởi tiêm sớm ở độ tuổi này vẫn tạo được miễn dịch, nhưng hiệu quả không kéo dài. Tuy nhiên, đây là mũi tiêm mang tính chất "chống dịch", giúp bảo vệ nhóm trẻ nhỏ trong thời điểm nguy cơ bùng phát cao.
Sau đó, trẻ vẫn cần được tiêm đầy đủ các mũi sởi theo lịch trình của Chương trình Tiêm chủng mở rộng để đảm bảo miễn dịch bền vững.
Đáng chú ý, trẻ bị phơi nhiễm sởi trong vòng 72 giờ vẫn có thể tiêm vắc-xin để giảm nguy cơ bệnh diễn tiến nặng. Theo TS. Hải, kháng thể từ vắc-xin có thể đạt hiệu quả 60-70% sau khoảng hai tuần tiêm.
Bên cạnh tiêm phòng, vị chuyên gia cũng khuyến cáo phụ huynh cần đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng, vệ sinh cá nhân khi chăm sóc trẻ mắc sởi tại nhà. Trẻ dưới 1-2 tuổi, đặc biệt những bé có bệnh nền, luôn có nguy cơ diễn biến nặng và cần theo dõi sát sao.
Các dấu hiệu cảnh báo biến chứng nguy hiểm bao gồm: sốt cao liên tục, bỏ ăn, mệt mỏi, li bì, khó thở... Nếu trẻ xuất hiện những triệu chứng này, cha mẹ cần đưa ngay đến cơ sở y tế để được xử trí kịp thời.
Ngoài ra, khi phát hiện trẻ mắc sởi, phụ huynh cần cho con nghỉ học để hạn chế lây lan trong cộng đồng. Đồng thời, gia đình cần thông báo cho nhà trường để có biện pháp xử lý, tránh nguy cơ dịch bùng phát trong lớp học.
Thời điểm cần nhập viện khi bị sốt do cúm A Các triệu chứng cúm A thường gặp bao gồm: Ớn lạnh, sốt cao, đau nhức mỏi cơ bắp, đau đầu, đau họng và ho, nôn mửa và tiêu chảy,... Vậy cúm A sốt bao lâu thì hết? Mắc cúm A sốt mấy ngày hay sốt do cúm A bao giờ hết là băn khoăn của rất nhiều người mắc cúm bởi sốt do...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Thời điểm uống nước chè xanh tốt nhất

Ăn trứng gà mỗi ngày, điều gì xảy ra?

Uống trà xanh mỗi ngày, cơ thể bạn có những thay đổi đáng kinh ngạc này

Top 5 loại thực phẩm nên hạn chế ăn khi đi du lịch

Điểm danh những tác dụng không ngờ của rau diếp cá bạn nên biết

Thú cưng giúp ích gì cho bệnh nhân ung thư?

3 món nên ăn trong bữa nhậu để giảm tác hại rượu bia

Hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo vệ dữ liệu cá nhân

Nỗ lực bao phủ vaccine sởi, tạo miễn dịch cộng đồng

Báo động vi nhựa làm 356.000 người tử vong mỗi năm do bệnh tim

5 món ăn vặt lý tưởng bà bầu nên mang theo khi đi du lịch

Trị phồng rộp da do cháy nắng
Có thể bạn quan tâm

EU phạt TikTok 600 triệu USD
Thế giới
22:11:19 02/05/2025
Top 3 tuổi đẹp nhất để sinh con năm Bính Ngọ 2026, hội chị em muốn "săn" con nên lên kế hoạch ngay!
Trắc nghiệm
22:08:41 02/05/2025
Nam sinh Hải Dương gây thú vị vì vừa học bài vừa "hóng" đại lễ
Netizen
22:06:21 02/05/2025
Chương Nhược Nam nói gì trước nghi vấn 'tranh phiên vị'?
Hậu trường phim
21:59:58 02/05/2025
NSƯT Kim Tuyến: Nỗ lực từng bước, xóa bỏ định kiến 'bình hoa di động'
Sao việt
21:55:47 02/05/2025
Phát hiện đối tượng truy nã quốc tế "chuyên gia cờ bạc trực tuyến"
Pháp luật
21:49:29 02/05/2025
Chân váy dài và bí quyết mặc đẹp toàn diện
Thời trang
21:47:37 02/05/2025
Nhậm Đạt Hoa: Showbiz lẫn xã hội đen không dám động, U70 "giàu sụ" vẫn đóng phim
Sao châu á
21:39:16 02/05/2025
G-Dragon, Lisa và những nghệ sĩ K-pop có sự nghiệp solo ấn tượng nhất
Nhạc quốc tế
21:38:03 02/05/2025
Nữ công nhân xinh xắn chưa từng yêu ai từ chối hẹn hò nam tài xế
Tv show
21:29:20 02/05/2025