2016: Ôtô nhập nguyên bản đồng loạt xuống giá
Từ 2016, thuế nhập khẩu ôtô từ ASEAN còn 40%; đến 2018, thuế nhập khẩu về 0% thì lắp ráp xe trong nước có khi đắt hơn nhập khẩu xe nguyên chiếc từ Thái Lan, Indonesia, Malaysia.
Lắp ráp đắt hơn nhập khẩu
Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 và Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 để ra mục tiêu đưa công nghiệp ô tô trở thành ngành sản xuất quan trọng trong nền kinh tế đất nước, đáp ứng phần lớn nhu cầu về xe trong nước vào năm 2030.
Thế nhưng, khi chiến lược và quy hoạch ra đời là lúc nhiều DN tính bỏ sản xuất chuyển sang nhập khẩu.
Ông Yoshihisa Maruta – Tổng giám đốc Toyota Việt Nam cho biết, trong bối cảnh sản xuất trong nước chưa đủ mạnh, số lượng nhà cung cấp linh kiện nội địa hóa chưa nhiều, thì việc nhập khẩu phụ tùng linh kiện về để lắp ráp rất tốn kém. Đến 2018, khi thuế suất thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ ASEAN về Việt Nam giảm còn 0%, việc nhập linh kiện về lắp một mẫu xe còn khiến giá xe cao hơn việc nhập khẩu xe nguyên chiếc từ Thái Lan, Indonesia hay Malaysia.
Cũng theo ông Yoshihisa Maruta, để sản xuất một mẫu xe, cần thời gian chuẩn bị 3 năm. Lấy thời điểm 2018 làm mốc, trừ lùi đi thì 2015 là lúc các DN sẽ phải quyết định đầu tư nếu muốn tiếp tục sản xuất. Tuy nhiên, các chính sách cụ thể để khuyến khích DN đầu tư sản xuất nhằm phát triển ngành công nghiệp ô tô đến nay vẫn chưa có; vì vậy, tất cả các DN ô tô vẫn chưa thể đưa ra quyết định.
Khi thuế nhập khẩu về 0% thì lắp ráp xe trong nước có khi đắt hơn nhập khẩu xe nguyên chiếc từ Thái Lan, Indonesia, Malaysia.
Các DN ô tô cho rằng, khi thuế suất thuế nhập khẩu về 0% thì chi phí sản xuất ô tô tại Việt Nam cao hơn Thái Lan, Indonessia từ 20-30% khiến xe sản xuất lắp ráp trong nước khó cạnh tranh với xe nhập khẩu. Để phát triển ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam, Chính phủ cần có các chính sách cụ thể bù đắp chênh lệch về chi phí sản xuất cho xe trong nước. Cùng với đó là giảm thuế phí và các thủ tục hành chính rườm rà nhằm hỗ trợ cho thị trường trong nước đạt quy mô tiềm năng.
Đến nay các chính sách cụ thể vẫn đang được các cơ quan chức năng soạn thảo. Tuy nhiên, một số DN cho biết, chính sách chỉ hướng tới việc xây dựng lại cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe lắp ráp trong nước và xe nhập khẩu nguyên chiếc.
Video đang HOT
Nâng thuế tiêu thụ đặc biệt với xe nhập?
Hiện tại thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô nhập khẩu nguyên chiếc hay ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước cùng dung tích động cơ là như nhau và không có sự phân biệt, nhưng thời điểm tính thuế đối với xe nhập khẩu và xe sản xuất trong nước khác nhau, nên tiền thuế của xe sản xuất, lắp ráp trong nước phải nộp cao hơn so với xe nhập khẩu nguyên chiếc.
Hiện thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô nhập khẩu nguyên chiếc hay ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước cùng dung tích động cơ là như nhau
Thời điểm tính thuế tiêu thụ đặc biệt với xe nhập khẩu nguyên chiếc là ở ngay khâu nhập khẩu, tức là theo giá CIF đã có cước và phí bảo hiểm. Trong khi đó, với xe lắp ráp trong nước, thời điểm tính tiêu thụ đặc biệt là khi bán ra cho đại lý. Nghĩa là, mức giá để tính thuế tiêu thụ đặc biệt đã cộng thêm cả lợi nhuận của DN, cước vận chuyển từ nơi sản xuất đến đại lý và một số chi phí khác như quảng cáo…
Với cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt như đang áp dụng, giá xe sản xuất trong nước và xe nhập khẩu nguyên chiếc tương đương sẽ chênh lệch nhau khoảng 5%. Các DN cho biết, dù giải quyết được vấn đề này, vẫn chưa đủ khỏa lấp chênh lệch lớn giữa xe nhập khẩu nguyên chiếc và xe lắp ráp trong nước.
Ông Bùi Ngọc Huyên – Tổng giám đốc Vinaxukhi cho biết, một số DN ô tô có đề xuất tính thuế tiêu thụ đặc biệt dựa trên hóa đơn nhập khẩu. Tức là cùng áp dụng mức thuế suất như nhau, nhưng căn cứ vào hóa đơn nhập khẩu để tính. Nếu DN nào sử dụng nhiều linh kiện xuất trong nước, nhập khẩu ít thì thuế sẽ thấp và ngược lại. Chính sách này các nước như Thái Lan, Malaysia thực hiện từ lâu rồi, nhưng cũng không biết có được chấp nhận hay không, đến nay cũng không rõ như thế nào.
Theo ông Trần Bá Dương – Chủ tịch Tập đoàn ô tô Trường Hải thì lộ trình giảm thuế theo cam kết gia nhập AFTA với ô tô đang đến gần, vì vậy cần sớm đưa ra định hướng cho nhà sản xuất yên tâm. Mục tiêu của phát triển công nghiệp ô tô là đẩy mạnh và nâng cao tỷ lệ nội địa hóa. Muốn vậy phải phát triển công nghiệp hỗ trợ. Tuy nhiên, để phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, trước hết cần duy trì được sự tồn tại của các DN lắp ráp ô tô. Không có lắp ráp không thể có sản xuất linh kiện.
Tiền thuế của xe sản xuất, lắp ráp trong nước phải nộp cao hơn so với xe nhập khẩu nguyên chiếc.
“Sự thành công của ô tô Hàn Quốc cho thấy, nếu không có DN lắp ráp như Hyundai, Kia … sẽ không bao giờ có công nghiệp hỗ trợ. Nếu DN thấy lắp ráp không hiệu quả bỏ đi thì mọi chiến lược hay quy hoạch đều chấm hết’, ông Dương nói
Ông Yoshihisa Maruta – Tổng giám đốc Toyota Việt Nam, tới 2018 nhập xe nguyên chiếc về bán dễ dàng hơn là nhập linh kiện về, gỡ ra rồi lại lắp lại. Từ 2016 thuế suất thuế nhập khẩu ô tô từ ASEAN về Việt Nam giảm còn 40%, các nhà sản xuất sắp phải đưa ra quyết định cho riêng mình mà không thể chờ đợi.
Mới đây, ông Brett Wheatley – Phó chủ tịch phụ trách Tiếp thị bán hàng và dịch vụ của Ford châu Á-Thái Bình Dương cho biết, các chính sách phát triển sản xuất ô tô của Việt Nam vẫn chưa đủ để cho phép các DN đẩy mạnh đầu tư vào đây, vì vậy cách lựa chọn tốt nhất để chiếm lĩnh thị trường là nhập xe nguyên về phân phối.
Thực tế cho thấy với phân khúc xe pick up, trước đây có một số DN ô ô lắp ráp, cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu, nhưng sau khi thuế suất thuế nhập khẩu giảm xuống còn 5%, đến nay không còn DN nào lắp ráp nữa mà chuyển sang nhập khẩu nguyên chiếc về phân phối.
Theo Trần Thủy
Xe ô tô 190 triệu Suzuki iK-2 về Việt Nam có thực sự rẻ?
Tại sự kiện Geneva Motor Show 2015 đang diễn ra, hãng Suzuki đưới cái tên liên danh Maruti Suzuki đã giới thiệu chiếc xe mới Suzuki iK-20 với mức giá bán ra thấp như trong mơ.
Đây thực chất là mẫu xe concept của Suzuki, mẫu iK-2 mang trên mình nhiều công nghệ hiện đại như động cơ Boosterjet dung tích 1.0 lít phun nhiên liệu trực tiếp lấy từ chiếc Suzuki Alto và Wagon R.
Ngoại hình xe hấp dẫn với mái vòm và kính chắn gió khá dốc, cửa kính thiết kế kéo dài sát đuôi xe. Xe có kích thước dài 4,023 m, rộng 1,920 m, cao 1,45 m, trục cơ sở 2,520 m, rộng và lớn hơn Swift.
Xe có vành bánh mới 18-inch hoặc có thể tùy chọn loại 15-16 inch. Kích cỡ của iK-2 lớn hơn các xe cùng phân khúc và sẽ cạnh tranh với các đối thủ như Hyundai i20, Honda Jazz và Volkswagen Polo.
Tại sự kiện đang diễn ra Geneva Motor Show 2015, Suzuki chưa công bố giá bán ra của chiếc iK-2 do đây chỉ là mẫu xe concept chứ chưa đưa vào sản xuất thương mại. Theo dự kiến, chiếc iK-2 sẽ được đưa ra bán tại thị trường vào đầu năm 2016.
Một số trang tin trong nước đã đưa tin xe sẽ có giá bán tương đương 190 - 310 triệu tại thị trường Ấn Độ. Tuy nhiên đây chắc chắn không phải là giá bán mà Suzuki đưa ra tại triển lãm, hay nói cách khác là "giá ảo".
Nếu làm thử 1 phép tính về giá, ta lấy phiên bản rẻ nhất là 190 triệu tại Ấn Độ, khi về Việt Nam xe sẽ phải chịu các mức thuế như sau :
Thuế nhập khẩu : xe có động cơ 1.0l sẽ được áp thuế 82% ( áp dụng cho xe có dung tích máy dưới 2.5l theo thông tư 184 của Bộ Tài chính ký ngày 15/11/2010 ) : 159 triệu.
Thuế tiêu thụ đặc biệt : 50% cho xe dưới 5 chỗ ( Biểu thuế suất Thuế tiêu thụ đặc biệt được áp dụng theo Thông tư số 115/2005/TT- BTC ngày 16 tháng 12 năm 2005) : 95 triệu.
Thuế VAT : (Giá bán Thuế nhập khẩu Thuế tiêu thụ đặc biệt) x 10% = (190 159 95 ) x 10% = 44 triệu.
Như vậy tính tất cả các loại thuế, chiếc iK-2 phiên bản rẻ nhất nếu về Việt Nam sẽ có giá bán : 190 159 95 44 = 488 triệu.
Mức giá này so với các đối thủ phân khúc B như KIA Rio, Chevrolet Gentra, Hyundai i20 là không hề rẻ hơn. Như vậy thì cái mác giá rẻ của iK-2 sẽ không còn như một số bài viết khác đã đưa.
THẮNG TRẦN
Theo_Đời Sống Pháp Luật
GM đóng cửa nhà máy tại Indonesia, ngừng sản xuất xe tại Thái Lan Trong kế hoạc tái cơ cấu hoạt động toàn cầu, General Motors (GM) đã tuyên bố đóng cửa nhà máy Bekasi ở Indonesia vào giữa tháng 6 tới; dừng sản xuất xe Chevrolet Sonic tại Thái Lan từ giữa năm nay; đồng thời tái định vị Chevrolet là một nhà sản xuất SUV và xe bán tải. Việc tái cơ cấu này diễn...
Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Ngắm xe SUV hạng C công suất 355 mã lực, siêu tiết kiệm xăng, giá ngang Hyundai Grand i10

Ra mắt tai nghe thương hiệu Việt có chống ồn chủ động

One UI 7 là dấu chấm hết cho Galaxy A14

Thiết kế Galaxy Z Fold 7 có thể làm ngỡ ngàng cho người hâm mộ?

Samsung ra mắt nhẫn thông minh Galaxy Ring tại Việt Nam

Galaxy AI trên Galaxy S25 series đồng hành cùng người trẻ cải thiện giấc ngủ

Tại sao iPhone không sử dụng quạt làm mát?

Xe tay ga Honda 125cc, trang bị màn hình TFT4,2 inch, giá rẻ hơn Vision

Yamaha ra mắt 'ông hoàng' xe tay ga 562cc, trang bị tối tân, giá ngang ôtô hạng A

Giá lăn bánh Hyundai Accent giữa tháng 5/2025 cực rẻ, đủ sức lấn át Toyota Vios và Honda City

Trải nghiệm phượt đường dài của chủ xe VF 7

Chiếc siêu xe điện nặng chưa đến 800kg, sạc pin nhanh như đổ xăng
Có thể bạn quan tâm

3 con giáp có vận mua nhà mùa hè 2025 Nếu biết kích tài từ góc Đông Nam trong nhà
Trắc nghiệm
00:35:39 14/05/2025
Vụ ô tô tông liên hoàn 6 xe máy: Đình chỉ công tác Trưởng Công an Tam Hiệp
Tin nổi bật
23:56:15 13/05/2025
Ông Zelensky tiết lộ nội dung sẽ đàm phán nếu gặp trực tiếp ông Putin
Thế giới
23:52:37 13/05/2025
NSƯT Hoài Linh xuất hiện, bật khóc nức nở, lý do là gì?
Sao việt
23:48:50 13/05/2025
Khởi tố tài xế ô tô gây tai nạn làm chết người
Pháp luật
23:45:27 13/05/2025
1 mỹ nhân Việt bất ngờ tuyên bố: Từ nay tôi không muốn làm "bé ba" nữa
Hậu trường phim
23:40:52 13/05/2025
2 ngọc nữ "con nhà nòi" hàng đầu Hàn Quốc: Nhan sắc được cả thế giới ngợi ca, đời thực còn "xịn" hơn phim
Sao châu á
23:27:55 13/05/2025
Ca sĩ Hiền Hồ và chặng đường đầy thử thách lấy lại hình ảnh
Nhạc việt
23:01:13 13/05/2025
Phim mới của Lee Min Ho và Jisoo gây tranh cãi
Phim châu á
22:34:31 13/05/2025
Vũ trụ bị phân hủy và biến mất sớm hơn vẫn tưởng?
Lạ vui
22:31:07 13/05/2025