2016: Vốn FDI vào bất động sản tăng mạnh
Thị trường bất động sản (BĐS) Việt Nam đang thực sự hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài. Dự báo tỷ lệ vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào BĐS đạt khoảng 30-40% tổng vốn FDI đăng ký trong năm 2016. GS. Đặng Hùng Võ (ảnh), nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên – Môi trường, đã nhận định như vậy trong cuộc trao đổi với PV.
PHÓNG VIÊN: – Số vốn FDI đầu tư vào BĐS trong năm 2014 và 11 tháng năm 2015 tăng nhanh, chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng vốn FDI cả nước. Nhận định của GS. về sự chuyển dịch này thời gian qua?
GS. ĐẶNG HÙNG VÕ: - Trong 11 tháng năm 2015, vốn FDI đăng ký đầu tư vào lĩnh vực BĐS đạt 2,32 tỷ USD, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm 2014 (khoảng 1,27 tỷ USD). Kinh doanh BĐS đang đứng thứ 3 về lĩnh vực thu hút đầu tư FDI sau công nghiệp chế biến, chế tạo và sản xuất phân phối điện với 29 dự án đầu tư mới và 10 lượt dự án tăng vốn. Vốn FDI đăng ký trong lĩnh vực kinh doanh BĐS 11 tháng qua chiếm 11,5% tổng FDI đăng ký. Đáng chú ý là sự xuất hiện của các siêu dự án FDI về BĐS tại TPHCM, như dự án của Công ty TNHH liên doanh Thành phố Đế Vương có tổng vốn đầu tư 1,2 tỷ USD; dự án Công ty TNHH Vina Nam Phú do nhà đầu tư Singapore liên doanh với CTCP Kiến Thịnh và CTCP Tư vấn BĐS Bi Vi với số vốn đăng ký 60,9 triệu USD…
Trước đó, trong năm 2014 cũng ghi nhận các dự án lớn khác như dự án Công ty TNHH Dewan International do nhà đầu tư Hồng Công thực hiện, xây dựng toàn bộ khu vực bãi biển chính TP Nha Trang (Khánh Hòa), với tổng vốn đầu tư đăng ký 1,25 tỷ USD; dự án Công ty TNHH Thành phố Công nghệ xanh Hà Nội, do nhà đầu tư Anh đầu tư tại Hà Nội với tổng vốn đăng ký 302 triệu USD.
Thị trường BĐS Việt Nam có tính hấp dẫn cao với các nhà đầu tư nước ngoài, bởi quá trình đô thị hóa tại nước ta những năm gần đây diễn ra nhanh chóng. Tỷ lệ đô thị/nông thôn của Việt Nam hiện vẫn có tỷ lệ xấp xỉ 30/70, nhưng nếu Việt Nam trở thành một nước công nghiệp trong thời gian tới, tỷ lệ này sẽ là 70/30. Vì vậy triển vọng thị trường BĐS trong tương lai cung còn rất lớn gắn với quá trình đô thị hóa. Với mục tiêu của chiến lược phát triển nhà ở hiện nay, sức cung trên thị trường mới đáp ứng được khoảng 10% mục tiêu đề ra.
- GS. dự báo thế nào về lượng vốn FDI vào BĐS trong năm 2016?
- Năm 2016 BĐS được kỳ vọng là lĩnh vực hấp dẫn đầu tư nước ngoài. Theo đó, dự báo vốn FDI vào BĐS chiếm khoảng 30-40% tổng vốn FDI vào Việt Nam. Thực tế, năm 2007 vốn FDI vào lĩnh vực BĐS đã đạt 40% tổng vốn đăng ký. Năm 2008 thị trường rơi vào trầm lắng, nhà đầu tư nước ngoài vẫn đăng ký đầu tư nhưng không triển khai. Đến năm 2015, xu hướng nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư vào BĐS xuất hiện trở lại do thị trường này hồi phục tích cực. Thực ra, từ nhiều năm trước, sức hấp dẫn của thị trường BĐS Việt Nam với nhà đầu tư nước ngoài rất lớn. Bằng chứng là tại các khu đô thị như Phú Mỹ Hưng (TPHCM), Ecopark (Hà Nội), nhiều nhà đầu tư nước ngoài phải thực hiện giao dịch ngầm, hoặc nhờ nhà đầu tư trong nước đứng tên để được thực hiện dự án. Tôi hy vọng, trong năm 2016 tỷ lệ vốn đầu tư vào BĐS sẽ tương đương con số năm 2007.
Bên cạnh việc dòng vốn FDI đổ vào các dự án BĐS mới trong năm 2016 sẽ kích hoạt sự sôi động trong hoạt động mua bán, chuyển nhượng dự án, chuyển nhượng doanh nghiệp giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước. Nhiều dự án BĐS sau thời gian dài đắp chiếu sẽ có cơ hội để hồi sinh thông qua các hoạt động mua bán và chuyển nhượng này.
- Với luồng vốn FDI tiếp tục đổ mạnh vào BĐS như vậy, theo GS. liệu có xuất hiện những rào cản mới?
- Vướng mắc hiện nay của nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường BĐS Việt Nam là cơ chế đem tiền lợi nhuận do đầu tư thành công ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Đem thế nào hiện chưa có cơ chế. Bên cạnh đó, việc thế chấp BĐS tại Việt Nam vào ngân hàng nước ngoài để huy động vốn đầu tư dài hạn, về nguyên tắc không khó thực hiện. Nhưng trong trường hợp nhà đầu tư nước ngoài không trả được nợ, ngân hàng nước ngoài sẽ tiến hành phát mại, bán tài sản đảm bảo trong nước thì họ đem tiền về ngân hàng của họ như thế nào, cũng cần có cơ chế giải quyết rõ ràng. Trong thu hút vốn FDI vào BĐS cũng cần phải giải quyết vấn đề ngoại hối, như nhà đầu tư chuyển lợi nhuận ra nước ngoài sẽ chuyển bằng ngoại tệ nào với tỷ giá bao nhiêu, hoặc phải chuyển bằng hàng hóa cũng cần quy định rõ. Nếu giải quyết tốt vấn đề này, dòng vốn FDI vào thị trường BĐS trong nước sẽ tăng lên nhanh chóng.
Video đang HOT
- Luật Kinh doanh BĐS và Luật Nhà ở 2014 cũng cho phép Việt kiều và người nước ngoài sở hữu nhà ở Việt Nam. Điều này sẽ có tác động như thế nào tới thị trường những năm tới, thưa GS?
- Cần tách biệt 2 luồng vốn đầu tư vào BĐS. Thứ nhất, nhà đầu tư nước ngoài vào thấy cung cầu trên thị trường BĐS Việt Nam hấp dẫn, họ bỏ tiền thực hiện dự án để bán sản phẩm và kiếm lợi nhuận. Luồng vốn thứ hai là Việt kiều và người nước ngoài bỏ tiền mua nhà tại Việt Nam để ở hoặc cho thuê để kiếm lời. Đến nay chưa có thống kê cụ thể về luồng vốn này, nhưng tôi cho rằng dòng vốn này thời gian tới còn lớn hơn cả vốn FDI vào BĐS.
Để tăng tính hấp dẫn, theo tôi cần tiếp tục tái cấu trúc thị trường BĐS. Bên cạnh đó cần các cơ chế chính sách được thực hiện theo Luật Kinh doanh BĐS 2014 và Luật Nhà ở 2014. Hiện nay chính sách về thị trường BĐS khá mở, nhưng trên thực tế triển khai còn nhiều vướng mắc, cần được tháo gỡ trong 2016 để việc thực thi chính sách tốt, mang lại hiệu quả cho thị trường.
- Xin cảm ơn GS.
Theo Sài Gòn đầu tư
GS Đặng Hùng Võ:Thu hồi đất, làm rõ ai được lợi
Khi thu hồi đất cho một dự án, hãy làm rõ xem ai được lợi gì, đừng có chuyện "đưa tay xuống gầm bàn" thì chắc chắn không người dân nào phản đối - GS Đặng Hùng Võ nói về chuyện thu hồi đất...
Ngày 22/4, Liên minh Đất đai và Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tổ chức hội thảo chia sẻ đề xuất kiến nghị góp ý cho Dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2013. Bên lề hội thảo, GS Đặng Hùng Võ đã có cuộc trao đổi với báo chí xung quanh vấn đề về quy định thu hồi đất trong Luật.
- Thưa GS, ông nhận xét như thế nào về các dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai mà Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa trình Chính phủ?
GS Đặng Hùng Võ: Trong bản dự thảo Nghị định trình Chính phủ chắc chắn sẽ có những cái mới, nhưng chúng ta hy vọng có những cái mới hơn nữa, hay nói cách khác, chúng ta hy vọng quyền lợi của những người bị thu hồi đất sẽ được bảo đảm.
Quyền lợi ở đây không chỉ là giá đất bằng với thị trường, mà điều quan trọng hơn là người bị mất đất có được đảm bảo cuộc sống như trước khi bị thu hồi đất hay không. Đó là điều quan trọng nhất, nhưng theo tôi, Nghị định của chúng ta hiện nay chưa đạt được điều đó.
Ví dụ, chúng ta vẫn thực hiện hỗ trợ mỗi người 30kg gạo/tháng trong 6 tháng, nhiều nhất là 24 tháng... nhưng khi người ta ăn hết số gạo đó thì người ta làm gì thì Nghị định không làm được.
Vấn đề là phải tìm được cơ chế để lợi ích của dự án đầu tư phải được chia sẻ, bởi nếu làm dự án đầu tư mà chỉ như làm nông nghiệp thì không ai làm làm gì. Tất cả chúng ta đều biết, làm dự án đầu tư phải đem lại lợi ích cao hơn nhiều so với làm nông nghiệp, vậy thì những người làm nông nghiệp trước đây được gì từ dự án đầu tư đó? Đây là câu hỏi rất lớn đặt ra đối với mỗi một quốc gia. Nếu chúng ta chỉ cho những người bị thu hồi đất số gạo ăn trong 6 tháng thì chắc chắn đó không thể gọi là lợi ích từ đầu tư.
Chúng ta phải tính phương án bồi thường thu nhập thật của người nông dân trước khi bị thu hồi đất là bao nhiêu, thu nhập từ sử dụng đất thực tế của mỗi một người. Đó là một nguyên tắc rất công bằng về bồi thường. Chúng ta phải đi theo hướng đó. Nhưng theo tôi biết thì việc tiếp thu cái này chắc chắn là cũng khó bởi nhiều nhà đầu tư không thích do bị tổn hại nhiều, nhưng đã chấp nhận đầu tư thì phải như vậy, không có cách nào khác.
Ở nước ngoài, người ta làm rất sòng phẳng, phải bồi thường tất cả mọi thứ thiệt hại, kể cả thiệt hại về tinh thần. Ngay cả khi anh lo về việc bị thu hồi đất thì người ta cũng sẽ bồi thường cả cái nỗi lo đó chứ không chỉ bồi thường về công việc hay giá đất. Rất nhiều nước đã làm được cái việc là người bị thu hồi đất sướng hơn người không bị thu hồi đất rất nhiều, như ở Mỹ, Pháp, Đức...
- Vậy góp ý cụ thể của Liên minh Đất đai với Nghị định này là như thế nào, thưa GS?
Chúng tôi góp ý là phải tính ra thiệt hại về sinh kế trước khi bị thu hồi đất là bao nhiêu. Điều này do cộng đồng xác định, có sự giám sát của chính quyền. Phải tính thu nhập trung bình của 3 năm trước khi bị thu hồi đất và mức hỗ trợ sau khi bị thu hồi đất là đúng với mức trung bình đó, trả cho từng hộ gia đình. Kể cả khi họ đã có thu nhập mới nhưng thu nhập đó không bằng thu nhập trước khi bị thu hồi đất thì vẫn phải tiếp tục thực hiện phần bù cho bằng mức trước khi bị thu hồi đất.
- Nhưng thực hiện điều này chắc chắn sẽ rất khó khăn, thưa GS?
Tôi nghĩ khó khăn nhất là nhà đầu tư không muốn mất, nhà nước cũng thấy là đã hợp lý rồi. Còn nếu muốn làm thì không khó, bởi chúng ta có cộng đồng, trong cộng đồng đều sẽ thống nhất được gia đình kia trước khi bị thu hồi đất có thu nhập là bao nhiêu. Sử dụng cộng đồng sẽ biết tất cả một cách chính xác.
GS Đặng Hùng Võ - ảnh: Tuệ Khanh
- Vậy, còn về phương pháp nhà đầu tư thu hồi được 70% thì nhà nước mới can thiệp thì ý kiến của ông thế nào?
Đây là kinh nghiệm của TP. Hồ Chí Minh, theo Nghị định 84 và đã được thực hiện rất hiệu quả. Đó là cơ chế thu hồi đất theo dự án, khi đã có nhà đầu tư. TP. Hồ Chí Minh đã yêu cầu tất cả các nhà đầu tư đều phải làm điều đó.
Đây là một cơ chế rất phù hợp, một cơ chế mềm tạo sự gắn kết giữa nhà đầu tư và người bị thu hồi đất. Hãy thảo luận, đồng thuận với nhau đến một mức nhất định (70%), chừa ra một số lượng người bị thu hồi đất không thiện chí (khoảng 30%). Ví dụ như số này đòi giá "trên trời", thì nhà đầu tư không chịu được, nhà nước cũng không thể chấp nhận được thì sẽ can thiệp bằng việc thu hồi đất và bồi thường đúng như chế độ chính sách của nhà nước.
Làm như vậy, để người dân thấy rằng nếu quyền lợi của mình được đảm bảo rồi thì nên đồng ý đi, chứ đừng để căng quá rồi lại được nhận phần thấp hơn cả phần mà nhà đầu tư có thể trả. Đây là cơ chế thông minh của TP. Hồ Chí Minh và các dự án nên thu hồi theo cơ chế này. Tức là nhà đầu tư trực tiếp liên hệ, thương thảo với những người bị thu hồi đất, nhà nước đứng ngoài quan sát và đến một mức độ nhất định thì mới can thiệp bằng quyền lực của mình.
- Thế còn phương pháp cưỡng chế thu hồi đất thì sao, thưa GS?
TP. Hồ Chí Minh đưa ra cách làm đó bởi nó phù hợp với đặc thù của TP. Hồ Chí Minh. Còn bình thường nhà nước có thể quyết định thu hồi đất, không bàn giao đất thì cưỡng chế. Luật pháp hiện nay quy định như vậy, nhưng chúng ta có nên dùng cách đó hay không thì tôi khuyên là chúng ta không nên dùng. Mặc dù nhà nước thu hồi để phát triển, nhưng lợi ích phải cân bằng trong quá trình đầu tư phát triển. Đầu tư mà không bằng nông nghiệp thì không đầu tư làm gì.
Hiện nay nhiều địa phương đang dùng cơ chế cứng, nhưng nên chuyển sang cơ chế mềm, dựa vào đồng thuận.
Còn Đà Nẵng thì khác, họ thu hồi cơ chế theo quy hoạch từ khi chưa có nhà đầu tư. Khi đó chính quyền phải đứng ra đối thoại với dân, phải minh giải với người dân xem nếu quy hoạch lại thì tốt hơn như thế nào, người dân được gì, chính quyền được gì và các nhà đầu tư sẽ tiếp cận đất đai như thế nào.
Luật đất đai mới nói rằng chủ yếu sẽ thu hồi đất theo quy hoạch, vậy thì cơ chế Đà Nẵng phải trở thành cơ chế phổ biến. Thành công của Đà Nẵng là lồng việc quy hoạch đô thị gắn với thu hồi đất và tái định cư, người dân cảm thấy thỏa mãn với nơi tái định cư mới. Trong khi đó, Đà Nẵng không hề tốn tiền vào bồi thường, mà chủ yếu bồi thường bằng đất thông qua việc bố trí lại tái định cư, quy hoạch lại đô thị. Tôi cho rằng đây là một cơ chế tốt. Nhiều người cho rằng cơ chế này hơi cứng, nhưng tôi đã gặp người dân Đà Nẵng và họ không phàn nàn gì.
- GS có nói rằng tốt nhất là phải tạo được sự đồng thuận. Vậy thì làm cách nào để có thể dễ dàng nhận được sự đồng thuận của người dân, thưa GS?
Để tạo được sự đồng thuận của người dân thì chính quyền và nhà đầu tư phải làm. Phải minh giải được lợi ích của nhà đầu tư là bao nhiêu, nhà nước có cần dự án này hay không, khả năng lợi ích thu được từ dự án là bao nhiêu...
Cần công khai chuyện đó với người dân và cũng cần để người dân biết, họ có thể được hưởng lợi ích nào từ việc thu hồi đất đó. Nếu tất cả mọi việc công khai thì ai cũng gật đầu, bởi ai chẳng muốn đất nước này tốt đẹp hơn, giàu có hơn? Nhưng trong cái giàu có đó, ai được cái gì thì phải minh bạch. Nếu chúng ta đặt tất cả lên bàn, đừng có chuyện đi đêm, đừng có chuyện đưa tay xuống gầm bàn thì làm gì có người dân nào phản đối?
- Xin cảm ơn Giáo sư
Tuệ Khanh
Theo_VnMedia
"Trận thua danh giá" của giáo sư Những ai có mặt tại buổi đối thoại chiều 8/11 của GS Đặng Hùng Võ với người dân Văn Giang thì mới cảm nhận được sức nóng cũng như những trạng thái cảm xúc thực sự của nó. Cuộc đối thoại có lúc tưởng bị "vỡ" vì sự bức xúc của người dân. Thế nhưng, cuối cùng, lời xin lỗi chân thành của...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tổng rà soát tài khoản ngân hàng, sim điện thoại để ngăn lừa đảo trực tuyến

Dùng vàng làm phương tiện thanh toán có thể bị phạt cảnh cáo

Quản lý thị trường vào cuộc vụ TikToker Võ Hà Linh bị "tố" bán hàng phá giá

Nhận cuộc gọi lạ, bà lão đi trình báo công an

Kẻ xấu giả mạo Cục Thuế gửi mã QR 3h sáng, rõ dấu hiệu phân biệt, dân cảnh giác

Vụ 9 người chết và mất tích trên biển: Một năm chưa trục vớt được tàu

Vụ sạt lở ở Lai Châu: Tìm thấy 2 nạn nhân cuối cùng

Vụ Mazda tông Lexus rồi lao vào nhà dân: Tài xế có thể bị xử lý ra sao?

Vụ sạt lở ở Lai Châu: Tìm thấy thi thể 3 nạn nhân

Bí ẩn 7 hố sâu bất ngờ xuất hiện giữa làng, nhiều nhà phải di dời

Đưa hơn 450 công dân Việt Nam bị tạm giữ ở Myanmar về nước

Hiện trường vụ sạt lở 5 người chết ở Lai Châu
Có thể bạn quan tâm

Đời cơ cực của 3 tài tử lừng lẫy đóng phim 'Ván bài lật ngửa'
Sao việt
23:29:39 17/05/2025
Đòi nợ bằng cách cướp tài sản, hai đối tượng bị bắt
Pháp luật
23:10:40 17/05/2025
Xuất hiện bom tấn đánh bại toàn bộ phim Việt chiếm top 1 phòng vé, hot đến mức ai nghe tên cũng muốn đi xem
Phim châu á
23:09:30 17/05/2025
Nga - Ukraine lần đầu đàm phán sau 3 năm: Bế tắc chưa thể khơi thông
Thế giới
23:07:13 17/05/2025
Biết bố mẹ cho riêng vợ mảnh đất, chồng tôi kiên quyết đòi ly hôn
Góc tâm tình
23:03:08 17/05/2025
Chàng rể Tây trúng 'tiếng sét ái tình', chinh phục 2 năm mới lấy được vợ Việt
Tv show
22:18:47 17/05/2025
Tổng thống Donald Trump chê Taylor Swift
Sao âu mỹ
22:13:54 17/05/2025
Mỹ nhân sở hữu visual siêu thực bị chê rẻ tiền, nhận loạt chỉ trích vì hình ảnh quấy rối tình dục
Nhạc quốc tế
22:01:40 17/05/2025
Con gái huyền thoại Lý Tiểu Long nỗ lực hoàn thành giấc mơ của cha
Netizen
21:51:55 17/05/2025
Lamine Yamal đối đầu Messi trước World Cup 2026
Sao thể thao
21:49:52 17/05/2025