26 năm ghép tạng ở Việt Nam: Cánh cửa mở rộng
Theo GS.TS Trịnh Hồng Sơn, những tiến bộ trong lĩnh vực này của y học Việt Nam đã mở ra một cánh cửa rộng trước mắt những người bệnh cần ghép tạng và các bộ phận khác của cơ thể…
GS Trịnh Hồng Sơn (phải) vừa rời khỏi máy bay mang theo thùng chứa tạng vừa nhận của người hiến tặng – Ảnh: H. HOA
GS.TS Trịnh Hồng Sơn (phó giám đốc Bệnh viện Việt – Đức, kiêm giám đốc Trung tâm Điều phối hiến ghép mô tạng quốc gia) đã có nhiều năm gắn bó với lĩnh vực ghép tạng.
Theo ông, hơn 10 năm trước VN mới chỉ ghép được thận rồi ghép được gan, tim, và gần đây ghép được phổi, tiến tới có thể ghép tay, chân, ghép mặt, ruột, tử cung…
Những tiến bộ trong lĩnh vực này của y học Việt Nam đã mở ra một cánh cửa rộng trước mắt những người bệnh cần ghép tạng và các bộ phận khác của cơ thể…
Trả lời báo Tuổi Trẻ, GS Trịnh Hồng Sơn nói: Các bác sĩ Việt Nam học nhanh lắm, về kỹ thuật tôi nghĩ Việt Nam hoàn toàn có thể ghép được nhiều loại mô tạng, cái khó nhất là mô tạng hiến thì năm năm trước đây không có ai đăng ký hiến mô tạng sau khi qua đời, còn giờ đây đã có hơn 13.000 người đăng ký.
26 năm thực hiện ghép tạng, so với chính bản thân mình thì Việt Nam đã có tiến bộ rõ rệt, nhưng so với quốc tế còn phải cố gắng nhiều. Vì thế giới có những trung tâm ghép đến hàng ngàn ca gan mỗi năm nhưng chúng ta chỉ đếm ở con số hàng chục.
Nhưng nếu so ở khu vực cũng chưa nhiều nước ghép được tim, gan, thận thường quy như ta. Điều đó cho thấy được nỗ lực của bác sĩ Việt Nam.
Ghép tạng là kỹ thuật mang lại nhiều cảm xúc, vừa đớn đau lại vừa hạnh phúc bởi có một người được cứu sống thì một người khác phải qua đời
GS TRỊNH HỒNG SƠN
* Điều cản trở lớn nhất khi các ông muốn tiến nhanh như thế giới trong phát triển kỹ thuật ghép tạng là gì, thưa ông?
- Cản trở lớn nhất là chưa có nhiều người sẵn sàng hiến tặng mô tạng sau khi chết não. Nếu có nguồn hiến tặng phong phú, số người được cứu sống càng nhiều vì ngày nào cũng có người cần ghép tạng được ghép và được sống.
Ghép tạng là kỹ thuật mang lại nhiều cảm xúc, vừa đớn đau lại vừa hạnh phúc bởi có một người được cứu sống thì một người khác phải qua đời. Nhưng như tôi đã nói thì chưa có nhiều người sẵn sàng thực hiện sự hi sinh quý giá ấy.
Nếu luật cho phép khi có người không may chết não, bệnh viện báo cho trung tâm điều phối để vận động thì sẽ có thêm những người được cứu từ sự ra đi này.
Khi gặp những người được cứu sống, tôi nhận thấy sự hân hoan, niềm hạnh phúc của họ, nhận thấy giá trị nhân văn của việc hiến ghép mô tạng.
Hiện đã có rất nhiều người nổi tiếng đăng ký hiến tặng mô tạng sau khi chết não.
* Các ông đang điều phối việc hiến ghép mô tạng ra sao?
- Hiện nay nhiều người bị bệnh gan, tim, thận, phổi… có chỉ định ghép tạng đã được đưa vào danh sách chờ ghép quốc gia. Khi có người hiến tặng mô tạng phù hợp các chỉ số với người chờ ghép, trung tâm sẽ kết nối để hiến và ghép mô tạng.
Đã có nhiều người được cứu sống, nhiều người bệnh đã khỏe lại nhờ tạng hiến, nhiều người được nhìn thấy nhờ giác mạc của người vừa ra đi. Và sự ra đi đó của họ đã không uổng phí.
* Khi tham gia ghép tạng và điều phối mô tạng, điều ông mong muốn nhất là gì?
- Tôi mong sẽ có thêm nhiều người được cứu, người dân không còn e ngại việc đăng ký hiến mô tạng sau khi qua đời.
26 năm qua, nhiều thế hệ thầy thuốc đã nối tiếp nhau hoàn thiện kỹ thuật ghép mô tạng ở VN, từ những ngày đầu tiên ghép thận, rồi năm 2004 ghép gan, 2010 ghép tim, 2017 ghép phổi từ người cho còn sống và vừa rồi là ghép phổi từ người cho chết não.
Trong tương lai gần, VN có thể còn ghép được chi thể, ruột, mặt, tử cung…
Hiện đã có những ca ghép gân, ghép ngón tay, ngón chân nên tôi đánh giá ghép chi thể không phải quá lo ngại về kỹ thuật, mà chúng ta chọn ghép trước tim, gan, thận vì nếu những cơ quan đó bị ảnh hưởng thì tính mạng người bệnh bị đe dọa.
Nhưng tới đây VN sẽ tiến hành thực nghiệm và ghép những cơ quan mà thế giới cũng đang làm, đem lại không chỉ tính mạng mà còn là thẩm mỹ, chất lượng sống cho bệnh nhân. Sự nhân văn của hiến, ghép mô tạng còn ở chỗ đó nữa.
Video đang HOT
* Ở thời điểm này ông thấy VN đang đứng ở đâu trong lĩnh vực ghép mô tạng?
- VN đi sau các nước phát triển nhiều năm về ghép mô tạng. Như GS người Đài Loan Chue Shue Lee đã nói khi đến hỗ trợ VN thực hiện những ca ghép thận đầu tiên, năm 1968 cuộc sống ở Đài Bắc còn rất khó khăn, họ cũng đã thực hiện ghép tạng.
Nhưng VN cũng đang tiếp cận dần và ở một số lĩnh vực chúng ta không thua kém quá xa. Ví dụ như VN đã thực hiện ghép tim thường quy nhưng Thái Lan chưa làm được.
Bộ Y tế cũng đã cấp phép cho 18 cơ sở y tế thực hiện ghép tạng, trong số này có những trung tâm rất mạnh ở Hà Nội, Huế, TP.HCM với các bác sĩ giỏi chuyên môn và đang tận tâm cống hiến trong một lĩnh vực khó khăn, thách thức nhưng nhân văn.
Tôi rất có niềm tin vào các đồng nghiệp trẻ ấy.
* Điều gì làm ông thấy có ý nghĩa nhất trong những năm điều phối hiến ghép mô tạng?
- Đó chính là những người được cứu sống nhờ kỹ thuật này, nhiều người lắm, cũng như rất nhiều câu chuyện đẹp đẽ, cao thượng từ những người hiến tặng và người được ghép mô tạng.
Tôi thấy báo có dùng từ “quà tặng trái tim” rất hay – mang cả nghĩa đen và nghĩa bóng.
Hãy thử nghĩ xem vì sao người ta lại tặng nhau cả trái tim? Đó là tặng sự sống, tặng hạnh phúc và cả sự hi sinh.
Tôi thấy công việc điều phối hiến ghép mô tạng đáng quý hơn vì những giây phút đó…
Màn hình này báo hiệu trái tim của người hiến sống ở Thái Bình vừa đập trở lại trong lồng ngực một bệnh nhân tại Huế – Ảnh: TTHGMT cung cấp
Những chặng đường ghép tạng
Sau 26 năm tiến hành chương trình ghép mô tạng, VN đã thực hiện thành công kỹ thuật ghép tim, gan, thận, ghép van tim, giác mạc, phổi và đang chuẩn bị tiến hành ghép ruột, chi, tử cung.
“VN đã khởi đầu chậm hơn các nước nhưng thời gian chuyển từ ghép thận sang ghép tim, phổi cũng mất 26 năm như nhiều nước phát triển” – ông Nguyễn Hoàng Phúc, phó giám đốc Trung tâm Điều phối hiến ghép mô tạng, cho biết.
Số người được ghép tạng trong những năm qua như sau: giai đoạn từ 1992-2012: 934 người, riêng năm 2013 có 232 người được ghép, 2014 có 282 người, 2015 là 296 người, 2016 là 448 người, 2017 là xấp xỉ 400 người.
Hiện đã có hàng chục bệnh viện lớn ở VN thực hiện được kỹ thuật ghép tạng.
LAN ANH thực hiện
Theo tuoitre.vn
7 loại thực phẩm có thể gây hại cho thận mà bạn tuyệt đối không nên ăn nhiều
Để thận luôn khỏe mạnh và hoạt động đúng chức năng, tốt nhất bạn nên tránh tiêu thụ nhiều 7 loại thực phẩm có thể gây hại cho thận như sau.
Thận chứa các tế bào chuyên biệt, được gọi là tiểu cầu, hoạt động như các bộ lọc nhỏ. Các bộ lọc này giúp loại bỏ độc tố khỏi máu chảy trong các mao mạch để bài tiết trong nước tiểu. Theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, thận lọc hơn 200 lít máu mỗi ngày, lọc ra khoảng 2 lít chất thải.
Thận chứa các tế bào chuyên biệt, được gọi là tiểu cầu, hoạt động như các bộ lọc nhỏ.
Đồng thời, thận giúp giữ lại các chất dinh dưỡng cần thiết trong máu của bạn. Do đó, nhiệm vụ của bạn là giữ cho thận khỏe mạnh để thực hiện tốt chức năng của nó.
Những gì bạn ăn và uống cũng như lối sống của bạn có tác động trực tiếp đến sức khỏe của thận. Trong thực tế, thường xuyên ăn nhiều thực phẩm không lành mạnh có thể làm tăng căng thẳng trên thận, thậm chí làm hỏng cấu trúc trong thận theo thời gian.
Ngay cả khi bạn bị bệnh thận, thay đổi chế độ ăn uống cũng như chăm sóc sức khỏe theo tư vấn của bác sĩ cũng có thể giúp cải thiện vấn đề. Tuy nhiên, bạn cần nhớ rằng, chế độ ăn kiêng và dinh dưỡng dành cho mỗi đối tượng không giống nhau vì nó phụ thuộc vào mức độ hoạt động và sức khỏe của thận mỗi người.
Những gì bạn ăn và uống cũng như lối sống của bạn có tác động trực tiếp đến sức khỏe của thận.
Để thận luôn khỏe mạnh và hoạt động đúng chức năng, tốt nhất bạn nên tránh tiêu thụ nhiều 7 loại thực phẩm có hại cho thận như sau:
1. Thịt đỏ
Ăn thịt đỏ có liên quan mật thiết với nguy cơ suy thận ở người lớn.
Chế độ ăn nhiều protein động vật, chẳng hạn như thịt đỏ, có thể gây tổn thương thận, gây ra hoặc làm trầm trọng thêm các vấn đề về thận hiện có. Sự trao đổi chất protein khiến thận phải làm việc căng thẳng, nó cũng khó loại bỏ các sản phẩm chất thải hơn. Chuyển hóa protein động vật thậm chí còn để lại dư lượng axit trong cơ thể.
Một nghiên cứu được công bố vào năm 2016 trên tạp chí American Society of Nephrology cho biết việc ăn thịt đỏ có liên quan mật thiết với nguy cơ suy thận ở người lớn Trung Quốc ở Singapore, sau trung bình 15,5 năm. Hơn nữa, một chế độ ăn giàu protein động vật làm tăng nguy cơ phát triển sỏi tiết niệu.
2. Rượu
Thỉnh thoảng mới uống 1-2 ly rượu thường không gây tác hại nghiêm trọng tới sức khỏe nhưng uống quá nhiều có thể gây hại cho thận và thậm chí làm cho bệnh thận thêm trầm trọng.
Uống quá nhiều rượu có thể gây hại cho thận và thậm chí làm cho bệnh thận thêm trầm trọng.
Theo Tổ chức thận quốc gia tại Hoa Kỳ, uống rượu cao có thể gây ra những thay đổi trong chức năng của thận và làm cho khả năng lọc máu của chúng giảm đi. Ngoài ra, rượu khử nước cơ thể, có thể ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các tế bào và các cơ quan, bao gồm cả thận.
Một nghiên cứu năm 2009 được công bố trong báo cáo của Nephrology Dialysis Transplantation (Tổ chức Cấy Ghép thận) rằng uống rượu, đặc biệt là uống nhiều rượu, có thể là một yếu tố nguy cơ làm thay đổi đáng kể sự phát triển của albumin niệu, đó là dấu hiệu của bệnh thận.
Một nghiên cứu gần đây năm 2015 được công bố trên tạp chí quốc tế về hóa sinh và nghiên cứu lâm sàng (International Journal of Clinical Biochemistry and Research) cũng cho thấy rằng việc uống rượu mãn tính có liên quan đến rối loạn chức năng thận.
3. Muối
Những người tiêu thụ một chế độ ăn nhiều natri có nhiều khả năng bị suy giảm chức năng thận.
Cơ thể bạn cần một chút muối để duy trì sự cân bằng chất lỏng thích hợp, nhưng dư thừa nó lại có thể gây hại cho thận của bạn. Khi bạn ăn nhiều muối hơn, thận của bạn phản ứng bằng cách giữ lại nước để pha loãng chất điện giải này trong máu để giúp tim hoạt động bình thường. Điều này tăng áp lực lên thận. Lượng muối cao cũng làm tăng lượng protein bài tiết trong nước tiểu, do đó làm tăng tốc độ suy giảm chức năng thận.
Một nghiên cứu năm 2009 được công bố trong American Society of Nephrology báo cáo rằng những người tiêu thụ một chế độ ăn nhiều natri có nhiều khả năng bị suy giảm chức năng thận.
Tiêu thụ lượng muối cao cũng có thể gây hại cho tim và động mạch chủ của bạn. Bạn hãy nhớ, lượng muối được khuyến cáo tiêu thụ là không quá 5 gram mỗi ngày (1 muỗng cà phê muối khoảng 6 gram). Nếu bạn phải thêm muối, nên sử dụng một chút muối biển Celtic hoặc Himalaya chất lượng cao.
4. Caffeine
Caffeine được tìm thấy trong cà phê cũng như trà, soda và các loại thực phẩm khác cũng gây căng thẳng cho thận của bạn. Đây là một chất kích thích, caffein làm tăng lưu lượng máu, tăng huyết áp và căng thẳng trên thận.
Caffeine được tìm thấy trong cà phê cũng như trà, soda và các loại thực phẩm khác cũng gây căng thẳng cho thận của bạn.
Một nghiên cứu năm 2002 được công bố trên báo cáo của Kidney International rằng tiêu thụ caffein lâu dài làm trầm trọng thêm suy thận mãn tính ở chuột béo phì và tiểu đường. Tiêu thụ caffeine, đặc biệt là khi dạ dày trống rỗng, cũng liên quan đến sự hình thành sỏi thận.
Một nghiên cứu khác được công bố vào năm 2004 trên Tạp chí Tiết niệu cũng báo cáo rằng lượng caffeine có thể làm tăng nguy cơ hình thành sỏi canxi-oxalate. Nguyên nhân là vì caffeine có tác dụng lợi tiểu, có nghĩa là nó có thể dẫn đến mất nước, một yếu tố nguy cơ đối với sỏi thận.
Tiêu thụ caffeine với số lượng vừa phải sẽ không gây ra vấn đề sức khỏe cho hầu hết mọi người. Uống không quá một đến hai tách cà phê, hoặc lên đến ba tách trà, mỗi ngày. Ngoài ra, hãy hạn chế ăn các nguồn caffein khác như nước giải khát, đồ uống năng lượng, sô cô la, ca cao và một số loại thuốc.
5. Chất tạo ngọt nhân tạo
Để giúp thận hoạt động bình thường, hãy bỏ qua chất tạo ngọt nhân tạo và dính với stevia hoặc mật ong để thêm vị ngọt vào đồ uống hoặc thức ăn của bạn.
Nếu bạn đã chuyển sang chất ngọt nhân tạo vì lý do sức khỏe, hãy suy nghĩ 2 lần. Cũng giống như đường tinh luyện là xấu cho sức khỏe của bạn, chất làm ngọt nhân tạo cũng có ảnh hưởng không kém. Chất tạo ngọt nhân tạo có tác động tiêu cực đến chức năng thận.
Một nghiên cứu năm 2009 được xuất bản bởi American Society of Nephrology phát hiện ra rằng những người tiêu thụ một chế độ ăn uống nhiều thức uống ngọt nhân tạo có nhiều khả năng bị suy giảm chức năng thận.
Một nghiên cứu năm 2011 được công bố trên tạp chí Clinical Journal của American Society of Nephrology báo cáo rằng tiêu thụ hơn hai phần ăn mỗi ngày soda nhân tạo ngọt có liên quan với tỷ lệ tăng gấp hai lần đối với suy giảm chức năng thận ở phụ nữ.
Để giúp thận hoạt động bình thường, hãy bỏ qua chất tạo ngọt nhân tạo và dính với stevia hoặc mật ong để thêm vị ngọt vào đồ uống hoặc thức ăn của bạn.
6. Sản phẩm từ sữa
Kali trong các sản phẩm sữa có thể tích tụ trong máu khi chức năng thận giảm.
Vấn đề với các sản phẩm sữa tương tự như các protein động vật khác. Lượng của nó làm tăng sự bài tiết canxi trong nước tiểu, có liên quan với nguy cơ phát triển sỏi thận cao hơn.
Các sản phẩm từ sữa là một nguồn protein lớn, nhưng khi bị bệnh thận, điều quan trọng là phải cân bằng lượng protein thích hợp từ tất cả các nguồn thực phẩm, kể cả các nguồn sữa. Sự suy giảm chức năng thận có thể làm cho các sản phẩm chất thải protein tăng lên một mức độ không an toàn trong cơ thể.
Khi bị bệnh thận, thận của bạn không thể loại bỏ bất kỳ phốt pho dư thừa nào mỗi ngày. Điều này có thể gây ra lượng phốt pho cao trong máu, do đó có thể khiến xương bị mất canxi cũng như các vấn đề về da.
Thêm vào đó, kali trong các sản phẩm sữa có thể tích tụ trong máu khi chức năng thận giảm. Điều này lần lượt có thể gây ra các vấn đề về cơ tim.
7. Đồ uống có ga
Với nồng độ đường hoặc chất làm ngọt nhân tạo cao, caffein và axit photphoric, những đồ uống này không tốt cho thận của bạn theo nhiều cách.
Đồ uống có ga, chẳng hạn như nước ngọt và nước giải khát năng lượng, có liên quan đến sự hình thành sỏi thận cũng như bệnh thận.
Với nồng độ đường hoặc chất làm ngọt nhân tạo cao, caffein và axit photphoric, những đồ uống này không tốt cho thận của bạn theo nhiều cách.
Một nghiên cứu năm 2007 được công bố trong Tạp chí dịch tễ học Epidemiology cho thấy uống từ 2 lon nước ngọt trở lên mỗi ngày có liên quan với tăng nguy cơ mắc bệnh thận mãn tính.
Đồng thời, lượng soda dư thừa có thể góp phần tăng cân và tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2, do đó cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận.
Thay vì hãy uống nước ngọt có ga, hãy uống nước lã với chanh hữu cơ hoặc trà đá tự chế để làm dịu cơn khát của bạn.
Nguồn: Top10HomeRes
Theo Helino
Đau vùng cơ hoành có nguy hiểm không? Cơ hoành, hay cơ hoành ngực, là một mảng cơ hình vòm, phân chia lồng ngực với ổ bụng. Đây là cơ chính mà cơ thể sử dụng khi thở. Cơ hoành sẽ dịch chuyển xuống dưới để phổi có thể ấy đầy không khí khi hít vào. Sau đó nó lại dịch chuyển lên trên trong khi thở ra, khiến phổi hết...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Đồ uống thể thao có lợi gì khi tập luyện?

Vi nhựa đang làm gì với não bộ của bạn? cảnh báo mới từ các nghiên cứu khoa học

Vì sao phụ nữ mãn kinh dễ bị mất ngủ?

Đồ uống tệ nhất với người huyết áp cao

5 bài thuốc từ cỏ nhọ nồi trị gan nhiễm mỡ

5 lợi ích sức khỏe khi uống sữa hàng ngày

Suy giáp có nguy hiểm không?

7 loại thuốc nên tránh dùng chung với cà phê

5 điều cần biết về bệnh thủy đậu

Trẻ bị viêm phổi và cách chăm sóc đúng tại nhà

Uống thuốc nam sau khi bị chó cắn, bé trai 13 tuổi nguy kịch

Cô gái trẻ sốc phản vệ, nguy cơ hoại tử mũi sau thẩm mỹ
Có thể bạn quan tâm

Phát hiện lật lại lịch sử tiến hóa trên cạn
Lạ vui
12:14:26 16/05/2025
Vespa Primavera và Vespa Sprint ra mắt bản mới, giá từ 80 triệu đồng
Xe máy
12:09:00 16/05/2025
Idol Sơn Tùng 'vỡ nợ' sau khi thừa nhận dùng chất cấm, lâm vào cảnh sắp phá sản
Sao âu mỹ
12:07:42 16/05/2025
Toyota giới thiệu xe gầm cao thiết kế ấn tượng, công suất 338 mã lực, giá hơn 900 triệu đồng
Ôtô
12:06:59 16/05/2025
Đại học Harvard xoay xở vượt 'bão'
Thế giới
11:55:32 16/05/2025
Apple chuẩn bị tung iPhone 'khác biệt nhất lịch sử'
Thế giới số
11:55:31 16/05/2025
Cứu làn da cháy nắng bằng nước ép thần kỳ
Làm đẹp
11:48:57 16/05/2025
Samsung và Apple đều cho nhà cung cấp này ra rìa
Đồ 2-tek
11:41:10 16/05/2025
Phát hiện thi thể người đàn ông trên sông Tô Lịch
Tin nổi bật
11:28:21 16/05/2025
Thanh niên dụ cho iPhone, ép nữ sinh dưới 16 tuổi quay video nhạy cảm
Pháp luật
11:28:06 16/05/2025