3 ẩn số trước thềm ‘ngày giải phóng’ thuế quan của Tổng thống Trump
Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ tiếp tục kế hoạch áp thuế từ ngày 2/4. Nhà Trắng thậm chí gọi đó là “ngày giải phóng” thuế quan.
Tuy nhiên, trước giờ G, dư luận thế giới vẫn đang bối rối về 3 ẩn số liên quan đến sự kiện này.
Quy mô thuế quan
Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN
BBC (Anh) ngày 2/4 đưa tin, tính đến nay Nhà Trắng chưa đề cập cụ thể thuế quan có thể tăng cao đến mức nào. Trong chiến dịch tranh cử năm 2024, ông Trump đã ủng hộ mức thuế quan 10% đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ và đôi khi nhắc đến mức 20%, thậm chí 60% đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Khi nhậm chức, ông đã đưa ra ý tưởng về thuế đối ứng, với lập luận cho rằng mức thuế có thể thay đổi tùy theo từng quốc gia.
Vào tháng 2, ngay trước khi ra lệnh cho các quan chức xây dựng kế hoạch này, ông chủ Nhà Trắng thứ 47 chia sẻ: “Rất đơn giản, nếu họ đánh thuế chúng ta, chúng ta sẽ đánh thuế họ”.
Dự kiến, Tổng thống Trump sẽ công bố các biện pháp thuế quan mới tại Vườn Hồng của Nhà Trắng vào lúc 16 giờ chiều 2/4 giờ địa phương, tức khoảng 3 giờ sáng 3/4 giờ Việt Nam. Theo người phát ngôn Nhà Trắng, bà Karoline Leavitt, các biện pháp thuế đối ứng đối với những nước áp thuế lên hàng hóa Mỹ sẽ có hiệu lực ngay sau khi công bố, trong khi mức thuế 25% đối với ô tô nhập khẩu sẽ bắt đầu từ ngày 3/4 theo giờ Mỹ.
Nhà Trắng còn khiến cục diện thêm phần khó đoán khi lưu ý rằng các đề xuất của họ không chỉ phản ánh thuế quan mà còn cả các chính sách khác mà họ cho là không công bằng đối với doanh nghiệp Mỹ, ví dụ như Thuế Giá trị gia tăng (VAT).
Điều này đã dẫn đến một cuộc chạy đua, khi các doanh nghiệp và nhà lãnh đạo chính trị cố gắng nắm bắt xem sản phẩm của họ có thể phải đối mặt với mức thuế mới nào. Bên cạnh đó là tác động từ những quyết sách được công bố vào ngày 2/4 với các loại thuế khác, như thuế đối với thép và nhôm, đã được chính quyền Tổng thống Trump áp dụng trước đó.
Video đang HOT
Ví dụ, các quan chức ở châu Âu đang chuẩn bị cho kịch bản về mức thuế quan hai chữ số đối với hàng xuất khẩu của họ. Đầu năm nay, nhà lãnh đạo Mỹ cho biết ông có kế hoạch đánh thuế nhập khẩu 25% đối với hàng hóa từ châu Âu.
Những quốc gia chịu tác động
Quang cảnh cảng hàng hóa Long Beach ở California, Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN
Chính quyền Tổng thống Trump vẫn chưa “điểm danh” cụ thể những quốc gia sẽ chịu ảnh hưởng. Vào ngày 30/3, Tổng thống Trump cho biết mức thuế quan mới có thể áp dụng cho “tất cả các quốc gia”. Tuyên bố này đã dập tắt hy vọng ở một số quốc gia cho rằng họ có thể không trong tầm ngắm.
Nhiều quốc gia vẫn hy vọng cuối cùng sẽ đạt được một số thỏa thuận với Mỹ. Nhưng trước thềm tuyên bố chính thức của Tổng thống Trump tại Vườn Hồng, vẫn chưa rõ mức thuế quan mới sẽ được áp dụng rộng rãi hay có mục tiêu cụ thể hơn.
Vào tháng 2, Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent tiết lộ nỗ lực sẽ tập trung vào “Dirty 15″ gồm 15% các quốc gia chiếm phần lớn thương mại với Mỹ, đã áp đặt thuế quan hoặc quy tắc khác khiến các công ty Mỹ gặp bất lợi.
Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ khi chuẩn bị đưa ra các khuyến nghị, đã xác định những quốc gia “đặc biệt quan tâm”. Đó là Argentina, Australia, Brazil, Canada, Trung Quốc, Liên minh châu Âu (EU), Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Mexico, Nga, Saudi Arabia, Nam Phi, Thụy Sĩ, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh…
Bản thân Tổng thống Trump đã chỉ trích gay gắt các đồng minh lịch sử và đối tác thương mại lớn, chẳng hạn như Canada và EU. “Bạn bè thường tệ hơn nhiều so với kẻ thù”, ông tuyên bố.
Hệ quả
Giao dịch viên tại sàn chứng khoán New York, Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN
Thuế quan đánh vào hàng nhập khẩu và câu hỏi lớn là đối tượng nào sẽ phải chịu trách nhiệm chi trả?
Về mặt kỹ thuật, có một câu trả lời đơn giản: các công ty Mỹ nhập khẩu hàng hóa là bên sẽ phải “ôm thêm” chi phí, đặc biệt là nếu Nhà Trắng bắt đầu đánh thuế ngay lập tức.
Nhưng thuế quan càng lớn, các công ty sẽ càng tìm cách bù đắp những chi phí đó, qua phương thức thay đổi nhà cung cấp, đề nghị đối tác kinh doanh chia sẻ gánh nặng hoặc tăng giá sản phẩm khi bán trên thị trường Mỹ.
Nhiều công ty cho biết họ đã chuẩn bị cho bước đi đó. Nhưng đây là một trò chơi mạo hiểm bởi nếu các công ty tăng giá quá nhiều, người mua sẽ đơn giản là tránh xa. Điều đó làm tăng nguy cơ suy thoái kinh tế ở cả Mỹ và xa hơn nữa là bên ngoài biên giới nước này, nơi nhiều công ty phụ thuộc vào doanh số bán hàng ở Mỹ.
Tổng thống Trump từng gợi ý rằng các công ty muốn tránh thuế quan có thể đơn giản là kinh doanh tại Mỹ. Nhưng đó không phải là giải pháp tức thời hay dễ dàng, xét đến chi phí thuê và thiết lập nhà máy cao.
Khi xét đến yếu tố biến động tỷ giá và khả năng các quốc gia trả đũa, hậu quả từ nỗ lực của Tổng thống Mỹ Trump trong việc điều chỉnh lại cán cân thương mại toàn cầu có thể sẽ khó dự đoán lâu dài sau khi thông báo ngày 2/4 chính thức được đưa ra.
Chủ tịch EC ra cảnh báo cứng rắn đáp trả thuế quan với Mỹ
Ngày 1/4, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen tuyên bố Liên minh châu Âu (EU) đã có một kế hoạch mạnh mẽ nhằm đáp trả động thái áp thuế của Mỹ, đồng thời cảnh báo sẽ không do dự hành động nếu cần thiết.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen phát biểu tại Strasbourg, Pháp. Ảnh: THX/TTXVN
Phát biểu tại Nghị viện châu Âu ở thành phố Strasbourg của Pháp, bà Von der Leyen nhấn mạnh EU không nhất thiết muốn trả đũa nhưng sẵn sàng bảo vệ người dân và sự thịnh vượng của khối. Liên minh 27 quốc gia thành viên này cũng đã lập một kế hoạch đáp trả trong trường hợp cần thiết.
Quan chức EC cũng cảnh báo rằng động thái áp thuế đối ứng tiếp theo của Mỹ có thể nhằm vào chất bán dẫn, dược phẩm và gỗ. Khả năng thông tin này sẽ được công bố sớm nhất vào ngày 2/4. Bà chỉ trích động thái của Washington là phản tác dụng, cho rằng điều đó sẽ gây hại cho cả ngành công nghiệp châu Âu và người tiêu dùng Mỹ. Trước tiên, người tiêu dùng sẽ phải chi nhiều hơn khi mua các mặt hàng bị áp thuế nhập khẩu cao.
Mặc dù vậy, bà Von der Leyen tái khẳng định rằng EU sẵn sàng đối thoại với chính quyền Mỹ, song sẽ không nhún nhường trước mọi sức ép và tự tin tiếp cận các cuộc đàm phán ở một vị thế mạnh mẽ.
Chủ tịch EC cho biết thêm rằng bà đã liên lạc với các nhà lãnh đạo của các quốc gia thành viên EU và sẽ đánh giá những động thái tiếp theo của Washington trước khi xác định phản ứng của khối.
Chủ tịch EC đưa ra tuyên bố trên sau khi chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định áp thuế 25% đối với thép, nhôm, ô tô và phụ tùng ô tô.
Cùng ngày, Cơ quan thống kê châu Âu (Eurostat) công bố số liệu ước tính cho thấy lạm phát tại Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) trong tháng 3 vừa qua là 2,2%, giảm so với mức 2,3% ghi nhận trong tháng 2. Điều này phản ánh áp lực giảm phát gia tăng khi thuế quan của Mỹ đe dọa làm giảm xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế.
Trong số tất cả các lĩnh vực, Eurostat dự báo dịch vụ sẽ ghi nhận tỷ lệ lạm phát hằng năm cao nhất là 3,4%, giảm so với mức 3,7% của tháng 2/2025.
Nhà kinh tế trưởng Bert Colijn tại ngân hàng và dịch vụ tài chính đa quốc gia Hà Lan ING lưu ý rằng mặc dù lạm phát dịch vụ yếu hơn một phần do ảnh hưởng của lễ Phục sinh muộn trong năm nay, nhưng xu hướng chung cho thấy tình trạng suy thoái kéo dài hơn. Ông nêu rõ các doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ cho biết kỳ vọng về giá bán giảm và hoạt động yếu đi trong những tháng gần đây.
Bên cạnh đó, thuế quan của Mỹ có thể dẫn đến áp lực giảm phát trên thị trường khu vực Eurozone vì chúng làm giảm xuất khẩu, kéo theo làm giảm tăng trưởng. Mặt khác, ông lưu ý rằng các biện pháp trả đũa của EC có khả năng bù đắp áp lực giảm phát và đẩy lạm phát lên cao hơn trong Eurozone, vì chúng hoạt động hiệu quả như một loại thuế trong nước - chi phí sẽ do người tiêu dùng chịu một phần.
Lãnh đạo Anh - Mỹ điện đàm thúc đẩy thỏa thuận về phát triển kinh tế Ngày 30/3, Thủ tướng Anh Keir Starmer đã điện đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump để thúc đẩy "các cuộc đàm phán hiệu quả" hướng tới một thỏa thuận mang lại lợi ích và sự phát triển chung cho cả hai quốc gia. Thủ tướng Anh Keir Starmer phát biểu tại cuộc họp báo ở London. Ảnh: THX/TTXVN Thông báo từ Văn...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Trung Quốc: Dự trữ dầu chạm mức cao nhất gần ba năm

Hành động của Bộ Ngoại giao Hàn Quốc sau sự cố rò rỉ dữ liệu của SK Telecom

Nhiều khu vực tại châu Âu nếm trải mùa hè nóng nhất 2.000 năm qua

Ấn Độ đóng cửa gần 50 điểm du lịch ở Kashmir

Cấp điện hạt nhân trên Mặt Trăng: Cuộc đua quyền lực mới giữa Mỹ - Trung Quốc

'Dao động khí quyển cảm ứng' có thể là nguyên nhân gây mất điện diện rộng tại châu Âu

EU chúc mừng chiến thắng của ông Mark Carney trong cuộc bầu cử tại Canada

Tiết lộ cách doanh nghiệp Hàn Quốc thiết lập kênh liên lạc với chính quyền Trump

Sau trận chiến ở Kursk, liên minh Nga - Triều Tiên sẽ hợp tác trong những lĩnh vực nào?

Đảng Cộng hòa đề xuất thu phí hơn 1.000 USD mỗi đơn xin tị nạn

ESA kêu gọi châu Âu đầu tư công nghệ vũ trụ để tăng quyền tự chủ

Tổng thống Ukraine đánh giá dự thảo mới thỏa thuận khoáng sản với Mỹ
Có thể bạn quan tâm

Nữ minh tinh 40 năm vẫn được cả nước nhớ đến, hot tới độ thành tên gọi của cả "thế hệ con gái Việt"
Hậu trường phim
23:56:59 29/04/2025
Bộ phim gây ám ảnh nhưng lấy nước mắt nhất hiện tại, 4 người đi nhưng chỉ có 1 trở về!
Phim việt
23:53:54 29/04/2025
Diva Mỹ Linh: "Dù bận đến đâu, tôi luôn dành thời gian cho các con"
Nhạc việt
23:46:32 29/04/2025
Chồng cũ của Từ Hy Viên: Tổ chức sinh nhật cho con gái, chuẩn bị hôn lễ
Sao châu á
23:41:24 29/04/2025
Mỹ Tâm cầm cờ Tổ quốc ở sân bay, Phương Oanh xinh đẹp với áo dài đỏ
Sao việt
23:35:07 29/04/2025
'Thiên thần' Rosie Huntington-Whiteley kể cuộc sống hạnh phúc bên 'người vận chuyển' Jason Statham
Sao âu mỹ
23:14:25 29/04/2025
Bạn thân tiết lộ 2 đội bóng mà Jurgen Klopp muốn dẫn dắt
Sao thể thao
23:07:12 29/04/2025
70 giây chứng minh giọng live giật mình của nhóm "trai đẹp nhưng không bình thường"
Nhạc quốc tế
23:01:15 29/04/2025
Lập Hạ: Làm 3 việc này cả năm Lộc Khí Vào Nhà, kinh doanh đắc tài, cuối năm tậu nhà sắm xe
Trắc nghiệm
22:22:10 29/04/2025
Người đàn ông tử vong dưới giếng sâu 30m
Tin nổi bật
21:52:34 29/04/2025