3 ca cấp cứu đột quỵ trong khoảnh khắc giao thừa
Thời điểm giao thừa, ê-kíp trực Tết của Bệnh viện E cấp cứu nhiều trường hợp bị đột quỵ, hầu hết là người cao tuổi, có bệnh nền như tăng huyết áp, đái tháo đường.
Đúng thời khắc giao thừa vừa chuyển giao, xe cấp cứu ngoại viện Bệnh viện E (Hà Nội) liên tiếp đưa 2 người bệnh vào cấp cứu. Bệnh nhân đầu tiên là người đàn ông 80 tuổi ( trú ở Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội) vào viện trong tình trạng tiếp xúc chậm, đau vùng cột sống thắt lưng, mông và đùi, hạn chế vận động.
Cụ ông này bị ngã xuống nền đất cứng có triệu chứng chóng mặt, đau đầu. Người nhà phát hiện và gọi đội cấp cứu ngoại viện đưa vào Bệnh viện E, thời gian khoảng 1 giờ. Các bác sĩ trực cấp cứu đã khám và chẩn đoán: Chấn thương cột sống thắt lưng và theo dõi tai biến mạch máu não.
Tiếp ngay sau đó, nữ bệnh nhân 88 tuổi (trú ở Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội) vào viện trong tình trạng lơ mơ, tiếp xúc khó, phù nhẹ 2 chi, yếu 1/2 người bên trái. Người bệnh có tiền sử tăng huyết áp và suy thận. Sau kết quả chiếu chụp cần thiết, cụ bà được theo dõi tai biến mạch máu não, tăng huyết áp và biến chứng của bệnh đái tháo đường.
Ê-kíp cấp cứu ngoại viện đưa người bệnh vào đêm giao thừa. Ảnh: BVCC.
Video đang HOT
Trường hợp khác là nam bệnh nhân 63 tuổi (trú ở Bắc Từ Liêm, Hà Nội) được chẩn đoán tai biến mạch máu não giờ thứ 2 đã được xử trí cấp cứu thành công. Ngay khi người bệnh nhập viện với các triệu chứng rối loạn ý thức, thất ngôn, huyết áp cao…
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Ngọc Hải – Khoa Cấp cứu, Bệnh viện E, cho biết trong đêm chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, ê-kíp trực đã phải căng mình cấp cứu cho 70 bệnh nhân với nhiều bệnh lý khác nhau như chấn thương do tai nạn sinh hoạt, bán tắc ruột, tai biến mạch máu não, ngộ độc thuốc trừ sâu, tăng huyết áp… Đây đều là những ca rất nặng, đòi hỏi xử trí nhanh chóng.
Theo các bác sĩ, trời lạnh khiến mạch máu co lại, máu đặc quánh hơn, dễ hình thành cục máu đông, giảm lưu lượng máu về tim và não. Đột quỵ thường xảy ra vào sáng sớm, nhất là khoảng 6-7h.
Để phòng đột quỵ, người dân nên duy trì thói quen ăn uống đúng giờ, không bỏ bữa, cũng như không ăn quá nhiều. Nên cân bằng các nhóm dưỡng chất, bổ sung rau xanh và trái cây tươi giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe, hạn chế bia rượu, bỏ thuốc lá.
Người mắc bệnh nền như tăng huyết áp, mỡ máu cao, đái tháo đường, người từng đột quỵ nên áp dụng chế độ ăn kiêng theo chỉ định của bác sĩ.
Rét đậm, cảnh báo nhiều người bị đột quỵ não
Theo Bệnh viện E, thời tiết chuyển lạnh sâu, mấy ngày vừa qua, Khoa Cấp cứu của bệnh viện liên tiếp tiếp nhận nhiều ca đột quỵ não và các bệnh tim mạch.
Mới 34 tuổi, anh P.T.H (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) có tiền sử khoẻ mạnh, vì vậy không nghĩ mình lại bị đột quỵ khi đang chơi thể thao trong tiết trời lạnh. Tối 18/12, anh H được đưa đến bệnh viện trong tình trạng yếu nửa người trái, khó nói...Theo đồng nghiệp của anh H, khi đang chơi bóng bàn tại cơ quan sau giờ làm việc, anh H có biểu hiện yếu nửa người, khó nói. Mọi người đều nghĩ anh bị trúng gió, nhưng thấy tình trạng của anh nặng lên, đã đưa đến Bệnh viện E cấp cứu. Các bác sĩ của Đơn vị đột quỵ và can thiệp mạch máu - Khoa Cấp cứu bệnh viện đã chẩn đoán anh H bị tắc mạch máu não cấp.
Theo bác sĩ, khả năng hồi phục của anh H rất cao do đến viện vào trong "thời gian vàng" sau 25 phút kể từ khi có triệu chứng nên đã được sử dụng thuốc tiêu huyết khối tái thông mạch máu.
Bác sĩ Bệnh viện E điều trị phục hồi chức năng cho bệnh nhân trẻ bị đột quỵ não do thời tiết lạnh giảm sâu.
Ông P.D.Q (66 tuổi, Lâm Thao, Phú Thọ) đang đi lễ nhà thờ cùng vợ đột ngột xuất hiện mệt mỏi, sau đó liệt hoàn toàn nửa người. Ông được sơ cứu tại chỗ bằng cách chích máu dái tai, một thời gian sau không cải thiện, người nhà vội vã đưa ông tới bệnh viện. Theo bác sĩ, việc sơ cứu như chích máu đầu tay hay chích máu dái tai đã làm chậm trễ việc cấp cứu bệnh nhân đột quỵ.
Cứ mỗi giây trôi qua, có 32.000 tế bào não bị chết nếu không được cung cấp máu và oxy. Cứ mỗi phút trôi qua, sẽ có 1,9 triệu tế bào não bị chết để lại khiếm khuyết thần kinh vô cùng nặng nề. Vì vậy, người dân nên hiểu biết đúng để kịp thời phát hiện các triệu chứng của đột quỵ não và nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất một cách an toàn. Hậu quả nặng nề của đột quỵ não ngoài tử vong còn để lại gánh nặng tàn tật.
Theo ThS.BS Nguyễn Ngọc Vĩnh Yên, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện E, thời tiết biến đổi thất thường như những ngày vừa qua khiến người bệnh nhập viện gia tăng đột biến, nhất là các bệnh lý về đột quỵ não và tim mạch. Nhiều người đến viện sớm, từ khi cấp cứu vào viện đến khi được can thiệp thành công chỉ từ 25-30 phút nên đã khỏi bệnh. Tuy nhiên, nhiều người đến viện muộn, qua giờ vàng, điều trị vô cùng khó khăn và để lại nhiều di chứng, trong đó có tàn tật.
Bác sĩ cũng khuyến cáo, thời tiết lạnh giảm sâu, người cao tuổi phải hết sức chú ý giữ ấm, không đi ra ngoài trời lạnh đột ngột, nhất là thời điểm sáng sớm, đêm tối. Điển hình là cụ ông 89 tuổi ở Nam Định, trưa 18/12, thời tiết lạnh giảm sâu, cụ có biểu hiện sốt, ho, khó thở, gia đình đưa đi bệnh viện tuyến huyện và được chẩn đoán bệnh lý mạch vành, được chuyển lên Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Nội. Ngay trong đêm, cụ ông được chuyển đến Bệnh viện E cấp cứu và được chẩn đoán nhồi máu cơ tim. Kết quả men tim của bệnh nhân tăng gấp 30 lần so với ngưỡng thông thường. May mắn, sau hai ngày điều trị, cụ ông dần hồi phục.
Theo BS Nguyễn Ngọc Vĩnh Yên, để phòng tránh đột quỵ não và tim mạch mùa lạnh, người dân cần tầm soát các yếu tố nguy cơ như huyết áp, mỡ máu, đái tháo đường, thuốc lá, bia rượu, chất kích thích... Đồng thời, trong khoảng thời gian vàng từ dưới 3h - 4,5h đầu sau khi khởi phát đột quỵ, nếu người bệnh được đưa đến bệnh viện chữa trị kịp thời thì cơ hội sống sót và phục hồi rất cao. Với những người có tiền sử bệnh tim mạch, cao huyết áp, đái tháo đường,... nếu thấy những đột ngột nói khó, liệt 1/2 người, nhìn mờ 1 bên mắt, liệt nửa mặt... thì gia đình chủ động gọi cấp cứu hoặc đưa đến bệnh viện sớm.
"Việc càng trì hoãn điều trị sớm, trong vòng vài phút nếu không được cung cấp đủ máu các tế bào não sẽ bắt đầu chết, thời gian kéo dài càng lâu, số lượng tế bào não chết càng nhiều sẽ ảnh hưởng lớn tới khả năng vận động và tư duy của cơ thể, thậm chí là tử vong. Do đó, bệnh nhân đột quỵ cần được sớm đưa vào bệnh viện để các bác sĩ cứu chữa trong thời gian vàng này", BS Yên khuyến cáo.
Hai loại gia vị rẻ tiền trong bếp ngăn ngừa đột quỵ hiệu quả Nguy cơ mắc bệnh đột quỵ nguy hiểm ngày càng gia tăng, vì vậy bạn cần có cách phòng tránh cho bản thân. Thông thường mọi người thường sử dụng một số loại gia vị để làm món ăn trở nên thơm ngon và hấp dẫn. Tuy nhiên, ít ai để ý rằng những loại gia vị rẻ tiền quen thuộc trong nhà...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Trẻ nhỏ đi chơi xa, những loại thuốc cha mẹ nên chuẩn bị

Loại quả Việt được ví như 'ngọc quý' cho sức khỏe, bổ dưỡng đủ đường lại dễ mua

Ăn uống thoải mái dịp lễ, nên chuẩn bị thuốc gì để phòng rối loạn tiêu hóa?

Tăng thuế để hạn chế tiêu thụ đồ uống có đường

Những dấu hiệu nhận biết mắc bệnh não mô cầu

Những căn bệnh âm thầm đe dọa dân văn phòng

7 sai lầm phổ biến khiến bạn già nhanh hơn

'Siêu thực phẩm' được ví là kim cương đen cực tốt cho sức khỏe

Săn 'lộc trời' ở bờ mương, kiếm tiền tươi mà không cần chăm bón

Trẻ mắc tay chân miệng có những biểu hiệu này, cha mẹ cần đưa ngay đến bệnh viện

Cách hạ sốt phổ biến khiến bé trai bất động, phải đi cấp cứu

Bổ sung chất béo thế nào có lợi cho cơ thể?
Có thể bạn quan tâm

Quảng Ninh tiếp tục đón gần 3.000 khách du lịch tàu biển
Du lịch
11:24:27 30/04/2025
Trang điểm từ 3 giờ sáng, sửa soạn để "lên sóng"
Netizen
11:11:21 30/04/2025
LĐBĐ Tây Ban Nha cấm 6 trận với Antonio Rudiger, xóa thẻ đỏ Beliingham
Sao thể thao
11:09:07 30/04/2025
Điện thoại Samsung Galaxy S25 Edge lộ cấu hình và giá bán "chát"
Thế giới số
11:06:03 30/04/2025
Phản ứng không ngờ trong vụ Lee Seung Gi tuyên bố "từ mặt" gia đình vợ lừa đảo
Sao châu á
11:02:17 30/04/2025
Tòa châu Âu buộc Malta chấm dứt chương trình 'hộ chiếu vàng'
Thế giới
11:01:49 30/04/2025
Loạt xe máy phổ thông bán dưới mức giá của hãng đề xuất
Xe máy
10:56:17 30/04/2025
Đại lễ 30/4: Lan Ngọc, Tiểu Vy và dàn sao Việt tự hào tham gia diễu hành, Hoà Minzy đưa con trai "cắm trại" ngay từ khuya
Sao việt
10:37:10 30/04/2025
Mách bạn ý tưởng trang trí góc ban công thư giãn tại nhà đón hè mát rười rượi
Sáng tạo
10:26:12 30/04/2025
Bí ẩn loài cây biết 'đi bộ' duy nhất trên thế giới, bộ rễ như 'mọc chân'
Lạ vui
10:24:31 30/04/2025