3 cách tinh giản môn Ngữ văn để phát triển năng lực tự học của học sinh
Có 3 hình thức tinh giản là không dạy; khuyến khích học sinh tự học và tự học có hướng dẫn. Giáo viên sẽ dạy học theo hướng phát triển năng lực, học sinh phải đọc trực tiếp văn bản và thực hành.
PGS.TS. Đỗ Ngọc Thống, Trưởng tiểu ban rà soát tinh giản nội dung chương trình môn Ngữ văn đã có những chia sẻ xung quanh việc tinh giản nội dung dạy học học kỳ II bậc trung học đối với môn Ngữ văn.
Tinh giản nội dung học: Một số nội dung học sinh hoàn toàn có thể tự học và không ảnh hưởng nhiều đến yêu cầu chính.
3 hình thức tinh giản môn Ngữ văn
PGS.TS. Đỗ Ngọc Thống cho biết, việc chỉnh lí, tinh giản, hướng dẫn điều chỉnh chương trình môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông các cấp đã được Bộ GDĐT thực hiện nhiều lần.
Lần này xuất phát từ bối cảnh dịch bệnh Covid 19 đang diễn ra phức tạp, học sinh các trường phải nghỉ học quá dài nhằm tránh dịch, đảm bảo an toàn. Trong điều kiện và thời gian dạy học eo hẹp cần xem xét giảm nhẹ, tinh giản một số nội dung dạy học cho phù hợp với bối cảnh năm học 2019-2020.
Có 3 hình thức tinh giản là không dạy; khuyến khích học sinh tự học và tự học có hướng dẫn. Không dạy: đó là một số nội dung tiếng Việt, tập làm văn mang tính lí thuyết được giảm hẳn không thực hiện trên lớp. Khuyến khích học sinh tự đọc: nghĩa là không dạy trên lớp nhưng giáo viên nên khuyến khích học sinh đọc thêm, thường là các văn bản đọc hiểu (truyện, thơ, kí , kịch…)
Đáng chú ý là yêu cầu Tự học có hướng dẫn. Đó là một số nội dung giáo viên hướng dẫn học sinh tự học trên lớp. Hình thức này bao gồm hướng dẫn tích hợp, kết hợp các bài có cùng nội dung và giảm nội dung trong 1 bài để giảm thời lượng.
Lí do chính của việc tinh giản chương trình là do quỹ thời gian học kì 2 eo hẹp, vì thế cần giảm nhẹ chương trình, bớt các nội dung không ảnh hướng lớn đến mục tiêu môn học là dạy cách đọc, đọc hiểu và cách viết, cách tạo lập văn bản.
Yêu cầu của dạy học phát triển năng lực hướng tới dạy cho học sinh cách đọc hiểu văn bản theo thể loại, vì thế giáo viên khá giỏi có thể tổ chức dạy đọc hiểu theo chuyên đề thể loại như: dạy cụm truyện, thơ, kí, kịch bản văn học, văn nghị luận…
Video đang HOT
Ở mỗi cụm không cần thiết phải dạy nhiều văn bản mà tập trung dạy kĩ một vài văn bản, sau đó hướng dẫn cho học sinh thực hành đọc hiểu các văn bản tương tự cùng thể loại.
Theo cách này, giáo viên sẽ bớt được một lượng thời gian đáng kể mà lại thực hiện được yêu cầu dạy học theo hướng phát triển năng lực, học sinh phải đọc trực tiếp văn bản và thực hành là chính.
Tinh giản không ảnh hưởng tới yêu cầu cần đạt
Bên cạnh lí do chính là do dịch bệnh kéo dài, thời gian năm học rút ngắn thì theo PGS.TS Đỗ Ngọc Thống, đây còn là dịp rà soát phát triển chương trình, nên cần kết hợp xem xét, tinh giản những nội dung chưa hợp lí hoặc trùng lặp; những nội dung không tập trung cho phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh.
Chẳng hạn bài Các thành phần chính của câu (Lớp 6) nội dung này đã học nhiều ở cấp tiểu học. Hay bài Thực hành về hàm ý (Lớp 12) đã học khá kĩ ở lớp 9.
Rất nhiều bài lí thuyết về làm văn các lớp trùng lặp về nội dung và yêu cầu, ví dụ Văn thuyết minh đã học rất kĩ ở lớp 8 và lớp 9 nhưng đến lớp 10 học lặp lại khá nhiều, dùng tới 7 bài của lí thuyết lẫn thực hành ở đầu học kì 2.
Cùng loại này là bài về tác giả Nguyễn Du đã học kĩ ở lớp 9 nay lên lớp 10 lặp lại các thông tin về tác giả này là không cần thiết.
Một số bài có dung lượng kiến thức và câu hỏi bài tập quá nhiều cần giảm bớt. Chẳng hạn các bài như Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động ( lớp 7) hoặc Hội thoại (lớp 8); các bài ôn tập, tổng kết ở tất cả các lớp…. Nhiều bài đọc hiểu và tiếng Việt, làm văn đã được giảm tải trong các lần trước, nhất là năm 2011 với CV 5842 /BGDĐT-VP của Bộ GDĐT.
Ví dụ các bài sử kí (lớp 10): Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn (trích Đại Việt sử kí toàn thư); Thái sư Trần Thủ Độ (trích Đại Việt sử kí toàn thư) hoặc kịch bản văn học Tôi và chúng ta ( lớp 9)… là những văn bản năm 2011 đã chuyển sang đọc thêm.
Một số nội dung học sinh hoàn toàn có thể tự học và không ảnh hưởng nhiều đến yêu cầu chính (đọc hiểu và viết) là các nội dung địa phương về văn học, tiếng Việt và làm văn ở tất cả các lớp đều có thể giảm nhẹ bằng cách chuyển sang yêu cầu học sinh tự học, tự thực hiện.
PGS.TS Đỗ Ngọc Thống cho hay, do chương trình hiện hành (2006) được thiết kế theo cấu trúc đồng tâm nâng cao dần (xoáy ốc) nên nhiều đề tài, chủ đề, nội dung và hình thức thể loại, kiểu văn bản và hệ thống các kĩ năng (đọc và viết) được lặp lại khá nhiều. Vì thế việc giảm nhẹ, tinh giản một số nội dung gần nhau và các kĩ năng cơ bản không ảnh hưởng lớn đến yêu cầu của kết quả đầu ra và cũng không ảnh hưởng tới tính hệ thống của chương trình.
Việc tinh giản, giảm nhẹ các nội dung dạy học của môn Ngữ văn là hoàn toàn phù hợp và xuất phát từ bối cảnh thực tiễn.
Minh Nguyễn
Học sinh nghỉ dài, nên tính đến cắt bớt chương trình giáo dục năm nay
Thầy Hồng Lam Sơn ủng hộ ý kiến bỏ bớt chương trình để tiến độ thực hiện thời gian kết thúc năm học hợp lý vào cuối tháng 6.
Ý kiến của một số giáo viên về cắt bớt chương trình để kịp kết thúc năm học 2019- 2020 này vào cuối tháng 6 là hợp tình hợp lý.
Tôi cũng hoàn toàn đồng tình với các ý kiến trên và kính mong các cấp lãnh đạo ngành giáo dục chú ý nghiên cứu, xem xét, hướng dẫn các trường thực hiện.
Là giáo viên Ngữ văn dạy học trên 35 năm, tôi nhận thấy chương trình Ngữ văn cấp Trung học phổ thông chẳng hạn; còn khá nhiều kiến thức trùng lặp hoặc những bài cuối học kỳ 2 dường như để các nhà biên soạn "lấp đầy chỗ trống", cho thêm trang chứ không phải mục đích cung cấp kiến thức cho học sinh!
Những kiến thức này nếu bỏ bớt cũng không ảnh hưởng đến khối lượng kiến thức của học sinh cũng như không ảnh hưởng đến việc thi tốt nghiệp, thi tuyển đại học của các em.
Nhớ lại hồi học hệ 10 năm ở miền Bắc, chương trình rất ngắn gọn nhưng cung cấp khá đầy đủ kiến thức cơ bản cho học sinh hồi đó. Những kiến thức ấy, do được tinh lọc nên chúng tôi còn nhớ tới bây giờ!
Có nên cắt bớt chương trình để kịp kết thúc năm học 2019- 2020 này vào cuối tháng 6? (Ảnh minh hoạ: Giaoducthoidai.vn)
Từ cơ sở kiến thức cơ bản, chúng tôi chủ động tự học, tự đọc sách, tự nghiên cứu chứ không bao giờ bị động, chở đợi người khác "mớm" kiến thức cho mình!
Như vậy, kiến thức mới là của mình; mới khắc sâu, nhớ lâu và luôn vận dụng linh hoạt vào thực tiễn cuộc sống...
Các bộ môn khác hiện nay cũng vậy, cần mạnh dạn cắt bớt vì hoàn cảnh phải nghỉ học vì dịch Covid-19; vì bất khả kháng mới làm như vậy.
Hơn nữa, chương trình vẫn còn khá nặng nề (mặc dù đã giảm tải) nên cả người dạy và cả học sinh đều phải "chạy" theo chương trình muốn bở hơi tai. Còn đâu mỗi ngày đến trường là một ngày vui, mỗi giờ được học là một giờ vui?
Khi chuẩn bị bỏ bớt chương trình, cũng cần tham khảo giáo viên để có tiếng nói từ cơ sở vì chỉ có cơ sở mới sâu sát, mới nắm được tâm tư, nguyện vọng của giáo viên, của phụ huynh và học sinh.
Từ đó, có sự quyết định kịp thời, đáp ứng được lòng mong mỏi của giáo viên, của học sinh và tạo được sự đồng thuận của xã hội.
Chưa bao giờ ngành giáo dục lại phải trải qua sự thử thách gay gắt này! Nhưng với bản lĩnh của ngành, sự linh hoạt, sáng tạo; sự ủng hộ của đội ngũ giáo viên thì khó khăn này chúng ta sẽ vượt qua.
"Tùy cơ ứng biến", khi có sự việc đột xuất xảy ra thì chúng ta cần linh hoạt giải quyết vấn đề một cách thấu đáo.
Đây cũng là dịp chúng ta nhìn lại chương trình; xem xét, nghiên cứu lược bỏ bớt những kiến thức không cần thiết, chưa thực sự cần thiết để tập trung vào kiến thức trọng tâm.
Tôi ủng hộ ý kiến bỏ bớt chương trình để tiến độ thực hiện thời gian kết thúc năm học hợp lý vào cuối tháng 6; không nên kéo dài qua tháng 7 như dự kiến của Bộ Giáo dục!
HỒNG LAM SƠN
Theo giaoduc.net
Khoảng trống trong đào tạo và bồi dưỡng giáo viên Ngữ văn: Gánh nặng trên vai các trường sư phạm Phương pháp đào tạo, bồi dưỡng GV hướng tới dạy học phát triển năng lực là xu thế tất yếu của quá trình đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông (CTGDPT) tổng thể. Tuy nhiên, để biến các ý tưởng dạy học phát triển năng lực thành hiện thực là một vấn đề không ít thách thức, khó khăn, đặc biệt đối...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Phim 18+ Hàn Quốc bị cấm chiếu hoàn toàn vì chuyện 3 người, nữ chính 19 tuổi đóng cảnh nóng để trả nợ
Hậu trường phim
12:41:12 18/05/2025
Độc đáo những khách sạn Nhật Bản không có nhân viên phục vụ
Du lịch
12:36:48 18/05/2025
Đoán xem động cơ của 'con bọ' Volkswagen Super Beetle này nằm ở đâu?
Ôtô
12:34:40 18/05/2025
Chị em phụ nữ sẽ mừng thầm khi thấy những món ăn này, nấu rất nhanh mà ăn ngon như nhà hàng
Ẩm thực
12:23:53 18/05/2025
Công thức nước uống làm đẹp da, khỏe người và giảm cân trong mùa hè
Làm đẹp
12:09:37 18/05/2025
Tôi rời phố, về quê sống trong nhà cấp 4 với vườn 150m, mỗi sáng tỉnh dậy đều thấy đáng giá
Sáng tạo
12:01:05 18/05/2025
Top 4 chòm sao tài vận hanh thông, bốn bề thuận lợi ngày 19/5: Sự nghiệp thăng hoa, tình tiền viên mãn
Trắc nghiệm
11:37:41 18/05/2025
Hoa cúc thiếu cánh của G-Dragon có gì đặc biệt khiến giới trẻ phát sốt?
Phong cách sao
11:21:28 18/05/2025
Bruno Fernandes cân bằng kỷ lục của Ronaldo
Sao thể thao
11:18:19 18/05/2025
Hôn lễ "đậm mùi tiền" của chồng cũ Từ Hy Viên: Cô dâu hot girl dát vàng ròng lên người, nhận 24 tỷ tiền sính lễ
Sao châu á
11:18:15 18/05/2025