4 điểm nóng ảnh hưởng đến dòng chảy vốn 2016
Năm 2016, việc hội nhập sâu rộng hơn nữa với nền kinh tế thế giới đem lại nhiều cơ hội huy động vốn mới và tìm đối tác chiến lược cho các DN Việt Nam.
Tuy nhiên, theo TS Cấn Văn Lực, cố vấn cấp cao Chủ tịch HĐQT Ngân hàng BIDV kiêm Giám đốc Trường đào tạo Ngân hàng BIDV, mức độ tận dụng các cơ hội khi tham gia hội nhập của DN nội địa chỉ đạt 25-27%, trong khi các nước khác đạt 50-70%.
Càng hội nhập sâu rộng Việt Nam càng phải chuẩn bị kỹ lưỡng trước những biến động của nền kinh tế thế giới. Đặc biệt, trong năm 2016, theo TS Cấn Văn lực, có 4 điểm nóng của nền kinh tế thế giới sẽ ảnh hưởng đến kinh tế trong nước đó là ẩn số về tỷ giá, lãi suất, diễn biến thị trường chứng khoán thế giới và giá dầu.
Đồng USD mạnh
Về tỷ giá, theo TS Cấn Văn Lực, năm 2015, đa số các đồng tiền mất giá so với USD bình quân từ 7-10%. Trong năm nay, các đồng tiền sẽ mất giá so với USD từ 3-5%, trong đó nhân dân tệ được dự báo mất giá gần 7%, do đó áp lực điều chỉnh tỷ giá trong thời gian tới sẽ rất khắc nghiệt.
Năm 2015 và 2016, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có các chính sách quan trọng, đẩy mạnh chống đô la hóa bằng cách đưa lãi suất huy động USD về 0% và công bố tỷ giá trung tâm hàng ngày. Điều này sẽ giúp việc điều chỉnh tỷ giá bớt cứng nhắc hơn so với trước đây, giúp DN chủ động kiểm soát rủi ro tỷ giá.
Tuy nhiên, về việc hướng tới thu phí gửi ngoại tệ, TS Lực cho rằng, chính sách này cần được xem xét cẩn trọng và kỹ lưỡng bởi người dân thông thường không muốn trả phí. Nếu phải trả phí, họ sẽ tính toán tới các kênh đầu tư khác. Điều này có thể khiến tình trạng đô la hóa giảm nhưng gây khan hiếm ngoại tệ khi người dân không gửi tiền vào ngân hàng nhiều như trước.
Bên cạnh đó, liên quan đến kiều hối, hiện Việt Nam nằm trong Top 15 nước nhận (chuyển tiền) kiều hối lớn nhất thế giới, năm 2015 đạt 12,3 tỷ USD. Dòng vốn này chảy qua hệ thống ngân hàng dưới hình thức tiền gửi không bị tính phí, nếu bị mất phí, người dân sẽ đi qua các kênh không chính thức và không có lợi cho nền kinh tế.
Fed tiếp tục nâng lãi suất
Việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể tiếp tục tăng lãi suất và đồng USD mạnh lên sẽ làm gia tăng thêm rủi ro khi dòng vốn dịch chuyển ra khỏi các thị trường mới nổi, trong khi các khoản nợ nước ngoài tăng do vay nợ bằng USD.
Nợ công và thâm hụt ngân sách của Việt Nam vẫn ở trong ngưỡng an toàn, tuy nhiên, con số này đã tăng rất nhanh trong 5 năm qua, từ mức 50% GDP năm 2011 lên 61,3% GDP năm 2015. Thâm hụt ngân sách tuy giữ ở mức 5% nhưng so với các nước mới nổi khác vẫn ở mức cao.
Video đang HOT
Lạm phát năm 2015 ở mức thấp đã tạo dư địa cho chính sách nới lỏng tiền tệ, nhưng trong năm 2016, dự báo kinh tế thế giới phục hồi tốt hơn khiến cầu hàng hóa tăng, có thể đẩy mặt bằng giá cả tăng lên (trừ giá dầu). Ngoài ra, việc điều chỉnh tăng giá các mặt hàng thuộc quản lý nhà nước như tiền lương, tiền điện, dịch vụ y tế, giáo dục cũng sẽ gây áp lực lên lạm phát.
Bên cạnh đó, tăng trưởng tín dụng năm 2015 đạt 18% cũng có độ trễ ảnh hưởng lên lạm phát 2016. Nếu lạm phát tăng trở lại sẽ tác động đến mặt bằng lãi suất.
Biến cố giá dầu
Theo TS Cấn Văn Lực, có 3 kịch bản giá dầu được đưa ra năm 2016, với các mức giá 30-40 USD/thùng, 40-50 USD/thùng và 50-60 USD/thùng, tuy nhiên, số đông cho rằng kịch bản dễ xảy ra nhất là 40-50 USD/thùng.
Giá sản xuất, khai thác dầu của Việt Nam vào khoảng 27,5 USD/thùng và để có lãi, giá xuất khẩu cần đạt từ 45 USD/thùng trở lên, do đó, nếu kịch bản 40-50 USD/thùng xảy ra, Tập đoàn Dầu khí quốc gia (PVN) không chịu thiệt hại.
Tuy nhiên, trong những ngày đầu năm 2016, giá dầu đã có lúc chạm mốc 30 USD/thùng. Theo Morgan Stanley, nếu USD tăng giá 1% thì giá dầu giảm khoảng 1 USD. Nếu USD tăng 7-10% thì giá dầu mất 7-10 USD. Như vậy, kịch bản giá dầu ở mức 20-25 USD/thùng vẫn có khả năng xảy ra sẽ ảnh hưởng tới an ninh tài chính quốc gia và gián tiếp tác động đến dòng chảy vốn.
Rủi ro TTCK Trung Quốc
Biến động lớn tại TTCK Trung Quốc và giá dầu trong những ngày đầu năm 2016 đã khiến TTCK toàn cầu bị ảnh hưởng nặng nề. Từ đầu năm 2016 đến nay, TTCK toàn cầu đã mất 3.000 tỷ USD.
Trung Quốc, một trong những đầu tàu kinh tế thế giới đã giảm tốc, khi GDP năm 2015 chỉ tăng khoảng 6,8% và năm 2016 dự báo ở 6,3%. Các chuyên gia cho rằng, nếu nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng giảm 1% thì nền kinh tế thế giới giảm tăng trưởng 0,4% và Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng. Hiện chỉ số rủi ro toàn cầu đã tăng trở lại, đặc biệt tại các nền kinh tế mới nổi.
Đánh giá về cơ hội đầu tư năm 2016, TS Cấn Văn Lực cho rằng, với mặt bằng lãi suất ở mức 6%/năm thì gửi tiền tiết kiệm vẫn là kênh đầu tư an toàn, bất động sản có dấu hiệu ấm lên tùy từng phân khúc và dự báo có sự sàng lọc hơn trong năm 2016. Về TTCK, kỳ vọng dòng vốn dịch chuyển ra khỏi các nước mới nổi quay vào Việt Nam sẽ giúp đỡ thị trường, còn vàng và ngoại tệ không có dư địa để lướt sóng.
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Nga lưu luyến Ukraine khi tắc đường Thổ Nhĩ Kỳ
Việc hủy "Dòng chảy phương Nam" và đóng băng "Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ" đang khiến Nga lâm vào thế bí. Moscow muốn quay lại với dòng chảy qua Ukraine.
Lưu luyến Ukraine
Sự lưu luyến của Nga với Ukraine đã được Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak tuyên bố hôm 28/12 rằng nước này không có kế hoạch từ bỏ hoàn toàn việc trung chuyển khí đốt qua Ukraine.
Theo quan điểm của Nga, nước này sẽ tiếp tục đàm phán với Kiev, song sẽ không ký hợp đồng mới sau năm 2019 với những điều kiện bất lợi.
Trả lời phỏng vấn kênh truyền hình Rossia 24, Bộ trưởng năng lượng Novak cho biết Nga đang thực hiện các phương án vận chuyển khí đốt khác nhau, trong đó có dự án "Dòng chảy phương Bắc-2".
Tuy nhiên, Nga không có kế hoạch từ bỏ hoàn toàn việc trung chuyển khí đốt qua Ukraine. Theo Bộ trưởng Novak, Nga và Ukraine sẽ tiếp tục đàm phán về một hợp đồng trung chuyển mới cho tới sát thời điểm hợp đồng hiện nay hết hiệu lực vào năm 2019, nhưng trong trường hợp bất lợi, Nga sẽ không ký kết hợp đồng mới.
Trước khi người đứng đầu ngành năng lượng Nga đưa ra thông điệp trên, Tổng thống Vladimir Putin trong khuôn khổ cuộc họp báo thường niên cuối năm vừa qua, cho rằng ngừng trung chuyển khí đốt qua Ukraine là việc làm không hợp lý.
Trong khi đó Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev tuyên bố Nga sẽ không kéo dài hợp đồng trung chuyển khí đốt qua Ukraine với những điều kiện bất lợi dành cho Nga.
Và việc cắt đứt quan hệ hợp tác với Nga là điều Ukraine thực sự không mong muốn và nó đã khiến nước này chịu rất nhiều thiệt hại, đặc biệt là trong lĩnh vực năng lượng.
Thủ tướng Ukraine Arseniy Yatsenyuk đã buộc phải thừa nhận nước này bị thiệt hại nặng nề khi cắt đứt quan hệ với Nga, khiến Moscow ngừng ưu đãi về khí đốt, đồng thời xây dựng các tuyến đường ống dẫn khí đốt khác sang châu Âu, thay thế cho tuyến ống qua Ukraine.
Ông Arseniy Yatsenyuk cho biết, theo tính toán, công trình xây dựng nhánh thứ hai của đường ống dẫn khí "Dòng chảy phương Bắc" sẽ làm Kiev đối mặt với nguy cơ mất 2 tỷ USD phí trung chuyển khí đốt đến EU. Đồng thời nước này cũng sẽ mất thêm hàng trăm triệu USD từ việc bị mất ưu đãi giá bán của Nga.
"Đối với Ukraine, công trình này đồng nghĩa với việc bị loại khỏi tuyến trung chuyển quá cảnh đến Liên minh châu Âu. "Dòng chảy phương Bắc-2" sẽ khiến chúng ta thiệt hại 2 tỷ USD nhận được nhờ tuyến ống cung cấp khí đốt đến EU" - RIA Novosti dẫn lời Thủ tướng Ukraine.
Với những tín hiệu trên được cả Nga và Ukraine đưa ra RIA Novosti nhận định sẽ không có gì khó khăn nếu Moscow và Kiev nối lại dòng chảy khi đốt đi qua lãnh thổ Ukraine.
Nga cắt đứt "Dòng chảy phương Nam", trong khi "Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ" đang bế tắc.
Nga lâm bước đường bí bách
Việc Nga muốn nối lại dòng chảy khí đốt qua lãnh thổ Ukraine được nhận định do sự phá sản của "Dòng chảy phương Nam" và sự đóng băng của "Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ".
"Dòng chảy phương Nam" (South Stream) là một trong những dự án "vòng tránh Ukraine", mang tính cải thiện cơ cấu năng lượng ở châu Âu, được Nga đặt rất nhiều kỳ vọng nhưng cuối cùng đã chết yểu bởi những vấn đề gây khó dễ của Liên minh châu Âu trong dự án này.
Theo thiết kế, tuyến đường ống "Dòng chảy phương Nam" sẽ vận chuyển và cung cấp 63 tỷ m3 khí đốt/năm cho các nước châu Âu thông qua hai nhánh, một hướng tới Áo, một dẫn sang Balkan và Italia, với tổng chiều dài 3600km nhằm vận chuyển khí đốt từ Siberia, xuyên qua Biển Đen.
Các công trường của dự án "Dòng chảy phương Nam" được khởi động vào cuối năm 2012 nhưng Nga không thể tiếp tục theo đuổi việc xây dựng bởi Bulgaria đã không cho phép đường ống nói trên chạy qua lãnh thổ của mình, với sức ép của Liên minh châu Âu.
Ông Putin tuyên bố hủy dự án "Dòng chảy phương Nam", xuất phát từ việc EU phản đối các đoạn đường ống chạy qua lãnh thổ các nước thành viên của mình, đặc biệt là Bulgaria. Mùa hè 2014, Brussels đã gây một sức ép rất mạnh mẽ, buộc Sofia phải từ bỏ các công trình đầu tiên của đoạn đường ống từ Biển Đen.
Nga đã quyết định chuyển hướng sang triển khai dự án xây dựng đường ống dẫn khí mới sang châu Âu với tên gọi "Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ".
Tuyến đường ống mới sẽ tiếp tục nối vào phần đường ống Nga đã xây dựng dưới đáy Biển Đen, nhưng thay vì chạy sang phía tây, vào đất Bulgarria thì nó tiếp tục chạy xuống phía nam. tới Thổ Nhĩ Kỳ. Như vậy, Moscow sẽ không bị thiệt hại số tiền đã bỏ ra ban đầu.
Khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ đứng hàng thứ hai, chỉ sau Đức, trong số danh sách khách hàng tiêu thụ khí đốt tự nhiên của Nga. Có thể nói rằng, vào thời điểm cuối năm 2014, viễn cảnh quan hệ hai nước là vô cùng tốt đẹp và Nga yên tâm cắt đứt "Dòng chảy phương Nam", chuyển sang "Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ".
Nhưng rồi, "Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ" lại tan thành mây khói trước toan tính của Mỹ và Phương Tây.
Ngọc Hòa (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Cổ phiếu ngành hàng gia dụng, không dễ để đầu tư Tiềm năng, cơ hội đang đan xen với thách thức, đó là nhận định chung của các chuyên gia về nhóm ngành hàng gia dụng tại hội thảo về cơ hội đầu tư cổ phiếu ngành này, do Sở GDCK Hà Nội phối hợp với CTCK Công Thương (VietibankSC) và CTCP Sơn Hà Sài Gòn vừa tổ chức. Hội nhập đang mở ra...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bắt khẩn cấp Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D

Sau khi thay Chủ tịch HĐQT, NCB tiếp tục bổ nhiệm mới một loạt nhân sự cấp cao

Tăng trưởng tín dụng tới 21/12 đạt 10,14%

Giá cà phê hôm nay 24/12: Arabica quay đầu tăng, Robusta lừng khừng khi nhà đầu cơ nghỉ lễ Giáng sinh

Giá tiêu hôm nay 24/12: Chưa nhìn thấy đáy đợt suy giảm, giá tiêu Ấn Độ đảo chiều tăng

Chứng khoán 2020: Phiên giao dịch chưa từng có, vượt ngưỡng 1 tỷ USD

Giá Bitcoin hôm nay 24/12: Bitcoin rực cháy giữa biển lửa thị trường

Tỷ giá USD hôm nay 24/12: Tiếp tục suy giảm

Cổ phiếu HDC tăng nóng, Vietinbank Securities muốn thoái toàn bộ vốn

Giá vàng hôm nay 24/12: Vàng đang trend tăng trong bối cảnh USD suy yếu

VietinBank sẽ trả cổ tức 5% trong năm 2020 thay vì kế hoạch sang 2021

Chứng khoán ngày 24/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?
Có thể bạn quan tâm

3 con giáp có vận mua nhà mùa hè 2025 Nếu biết kích tài từ góc Đông Nam trong nhà
Trắc nghiệm
00:35:39 14/05/2025
Vụ ô tô tông liên hoàn 6 xe máy: Đình chỉ công tác Trưởng Công an Tam Hiệp
Tin nổi bật
23:56:15 13/05/2025
Ông Zelensky tiết lộ nội dung sẽ đàm phán nếu gặp trực tiếp ông Putin
Thế giới
23:52:37 13/05/2025
NSƯT Hoài Linh xuất hiện, bật khóc nức nở, lý do là gì?
Sao việt
23:48:50 13/05/2025
Khởi tố tài xế ô tô gây tai nạn làm chết người
Pháp luật
23:45:27 13/05/2025
1 mỹ nhân Việt bất ngờ tuyên bố: Từ nay tôi không muốn làm "bé ba" nữa
Hậu trường phim
23:40:52 13/05/2025
2 ngọc nữ "con nhà nòi" hàng đầu Hàn Quốc: Nhan sắc được cả thế giới ngợi ca, đời thực còn "xịn" hơn phim
Sao châu á
23:27:55 13/05/2025
Ca sĩ Hiền Hồ và chặng đường đầy thử thách lấy lại hình ảnh
Nhạc việt
23:01:13 13/05/2025
Phim mới của Lee Min Ho và Jisoo gây tranh cãi
Phim châu á
22:34:31 13/05/2025
Vũ trụ bị phân hủy và biến mất sớm hơn vẫn tưởng?
Lạ vui
22:31:07 13/05/2025