4 nhóm người nên hạn chế ăn cà chua
Mặc dù cà chua rất giàu dinh dưỡng và chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng phù hợp để ăn, do đó một số nhóm người nên hạn chế ăn cà chua.
1. Người bị trào ngược dạ dày – thực quản nên hạn chế ăn cà chua
5. Cách ăn cà chua an toàn với người có hệ tiêu hóa nhạy cảm
Nếu bị trào ngược dạ dày – thực quản, việc hạn chế các thực phẩm có tính acid là rất quan trọng vì thực phẩm và đồ uống có tính acid cao có thể kích thích dạ dày sản xuất nhiều acid hơn, làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh.
Cà chua mặc dù giàu dinh dưỡng nhưng lại là loại quả mà người bị trào ngược dạ dày – thực quản nên hạn chế ăn, lý do là cà chua có tính acid cao.
Khi ăn cà chua, đặc biệt là cà chua sống, acid trong cà chua có thể làm tăng lượng acid trong dạ dày kích thích triệu chứng trào ngược gây ra cảm giác ợ nóng , khó chịu ở dạ dày và thực quản.
Theo ThS.BS. Trần Thị Minh Nguyệt, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, việc tiêu thụ quá nhiều cà chua có thể dẫn đến các vấn đề về đường tiêu hóa và trào ngược acid. Nguyên nhân do trong cà chua chứa một lượng lớn acid malic và acid citric sẽ gây kích hoạt bệnh trào ngược dạ dày – thực quản.
Ăn nhiều cà chua dễ làm tăng trào ngược acid dạ dày – thực quản.
2. Cà chua dễ làm tăng triệu chứng viêm loét dạ dày
Trong giai đoạn viêm loét dạ dày cấp tính hoặc khi triệu chứng đang nặng, tác động gây tăng acid của cà chua thường lớn hơn lợi ích.
Đặc biệt khi ăn cà chua sống hoặc các sản phẩm từ cà chua như sốt, súp, nước ép có thể kích thích dạ dày sản xuất nhiều acid hơn. Lượng acid tăng cao này dễ gây kích ứng niêm mạc dạ dày đang bị tổn thương do loét, làm trầm trọng thêm các triệu chứng đau thượng vị, ợ chua, khó tiêu…
3. Người bị hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích (IBS) thường gây ra các triệu chứng như đau bụng, chướng hơi, đầy bụng và thay đổi thói quen đại tiện (tiêu chảy, táo bón hoặc xen kẽ cả hai), nhất là khi ăn một số thực phẩm không phù hợp.
Video đang HOT
Khi ăn cà chua, do hàm lượng chất xơ và tính acid cao trong cà chua gây khó chịu ở đường tiêu hóa như đầy hơi, tiêu chảy ở những người bị hội chứng ruột kích thích.
Theo Lương y Trần Đăng Tài, đối với một số người mắc bệnh tỳ vị, dạ dày yếu, phụ nữ kin.h nguyệ.t không đều, nếu ăn cà chua chưa được nấu chín sẽ xảy ra phản ứng với acid dạ dày dễ gây đầy bụng, khó tiêu và các triệu chứng về tiêu hóa khác.
4. Không có lợi cho người mắc bệnh thận
Đối với người bị bệnh thận, điều quan trọng là phải theo dõi chế độ ăn uống vì thận của họ không thể loại bỏ các chất thải tốt như bình thường.
Theo Quỹ Thận Hoa Kỳ, kế hoạch ăn uống với người bệnh thận bao gồm các loại thực phẩm tốt cho thận và hạn chế các loại thực phẩm và chất lỏng khác để một số khoáng chất trong những thực phẩm đó (như kali) không tích tụ ở mức cao trong cơ thể người bệnh.
Cà chua chứa hàm lượng kali cao, khoảng 292 mg kali trong một quả cà chua cỡ vừa . Với người bị suy giảm chức năng thận, thận không thể loại bỏ lượng kali dư thừa ra khỏi cơ thể, dẫn đến tích tụ kali má.u gây nguy hiểm cho tim. Ngoài ra cà chua cũng chứa oxalat, một hợp chất có thể góp phần hình thành sỏi thận ở những người nhạy cảm hoặc có tiề.n sử sỏi thận.
Cà chua nấu chín phù hợp hơn với người có hệ tiêu hóa nhạy cảm.
5. Cách ăn cà chua an toàn với người có hệ tiêu hóa nhạy cảm
Nấu chín cà chua
Do cơ địa mỗi người khác nhau, một số người bị trào ngược vẫn có thể dung nạp được lượng nhỏ cà chua đã nấu chín. Cà chua nấu chín ở nhiệt độ cao vẫn giữ được giá trị dinh dưỡng và thường dễ tiêu hóa hơn cà chua sống. Quá trình nấu làm mềm vỏ và thịt cà chua đồng thời có thể làm giảm tính acid.
Ăn khẩu phần nhỏ
Nếu ăn một bữa ăn có cà chua hoặc sốt cà chua nên chú ý đến khẩu phần ăn. Bạn nên thử nghiệm xem cơ thể mình phản ứng thế nào với lượng cà chua khác nhau để biết nên tránh hay có thể ăn vừa phải. Ngoài ra, chia nhỏ các bữa ăn sẽ ít gây áp lực lên dạ dày giúp giảm nguy cơ cơ thắt thực quản dưới bị giãn mở ra và gây trào ngược.
Kết hợp cà chua với thực phẩm khác
Ăn cà chua riêng lẻ dễ dẫn đến ăn nhiều làm tăng lượng acid. Nên thử kết hợp cà chua với các thực phẩm giúp trung hòa acid. Ăn trong bữa ăn chính và không nên ăn khi bụng đói.
Tránh các sản phẩm cà chua chế biến sẵn
Chọn cà chua chín cây tự nhiên, có màu đỏ tươi sẽ có hương vị ngon nhất và dễ chịu hơn cho hệ tiêu hóa so với cà chua xanh hoặc chín ép. Nên tránh các sản phẩm cà chua chế biến sẵn vì các loại nước sốt cà chua đóng hộp, tương cà… thường chứa thêm đường, muối, chất bảo quản và đôi khi cả acid citric bổ sung không tốt cho hệ tiêu hóa nhạy cảm.
6 loại thực phẩm gây hại hệ tiêu hóa
Để có cơ thể khỏe mạnh, chúng ta cần biết cách ăn uống khoa học, lựa chọn các thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa, đồng thời tránh các thói quen gây hại như ăn quá nhiều, ăn quá nhanh, ăn tối muộn...
Dưới đây là một số thực phẩm gây hại cho tiêu hóa mà bạn nên hạn chế trong các bữa ăn hàng ngày. Khi hệ tiêu hóa khỏe mạnh đồng nghĩa với cơ thể hấp thu dinh dưỡng hiệu quả, sức đề kháng được tăng cường nhằm chống lại những tác nhân gây bệnh.
1. Thực phẩm chế biến sẵn
Thực phẩm chế biến sẵn hay thực phẩm đã qua chế biến, là một trong những nhóm thực phẩm gây hại nhiều nhất cho hệ tiêu hóa. Các thực phẩm đóng hộp, xúc xích, thịt hun khói, thịt nguội... thường chứa nhiều chất béo bão hòa, đường tinh luyện và chất bảo quản. Khi ăn quá nhiều loại thực phẩm này sẽ làm ảnh hưởng xấu đến hệ vi sinh đường ruột, dẫn đến rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, chướng bụng...
Hơn nữa, việc tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn thường xuyên sẽ làm giảm khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng cần thiết, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và góp phần gây ra các vấn đề về đường ruột trong tương lai.
2. Thực phẩm béo
Thực phẩm béo, đặc biệt là các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa, có thể gây hại cho sức khỏe tiêu hóa khi tiêu thụ quá mức. Chất béo làm chậm quá trình tiêu hóa, dẫn đến cảm giác đầy bụng, khó tiêu và chướng bụng.
Ngoài ra, thực phẩm béo có thể làm suy yếu cơ vòng thực quản dưới, khiến axit dạ dày dễ trào ngược lên thực quản, gây ợ nóng và trào ngược dạ dày thực quản (GERD). Những người ăn nhiều thực phẩm béo thường có nguy cơ cao mắc các vấn đề về dạ dày, vì chất béo kích thích sản xuất axit dư thừa, gây viêm loét dạ dày.
Chế độ ăn nhiều chất béo cũng có thể gây tình trạng táo bón. Do đó, việc hạn chế thực phẩm béo và duy trì một chế độ ăn uống cân bằng có vai trò rất quan trọng để giữ cho hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả.
Chất béo làm chậm quá trình tiêu hóa, dẫn đến cảm giác đầy bụng, khó tiêu và chướng bụng sau khi ăn.
3. Thực phẩm chứa nhiều đường
Một báo cáo năm 2020 được công bố trên tạp chí Dinh dưỡng Hoa Kỳ đã cho thấy, ăn nhiều đồ ngọt có thể tạo điều kiện cho sự phát triển của các vi khuẩn có hại trong ruột, từ đó gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Kết quả là người tiêu thụ nhiều đường thường gặp các vấn đề như tiêu chảy, táo bón, rối loạn tiêu hóa...
Thêm vào đó, chế độ ăn nhiều đường có thể làm tăng mức độ axit trong dạ dày, dẫn đến hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản (GERD) và ợ nóng. Đặc biệt, đường còn làm giảm khả năng tiêu hóa, gây khó khăn trong việc hấp thụ dưỡng chất từ thực phẩm...
4. Thực phẩm cay nóng
Ăn cay ở mức độ vừa phải có thể giúp tăng tiết dịch vị, hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn, ăn ngon miệng hơn, đồng thời tránh bị đầy hơi.
Tuy nhiên, khi ăn cay nhiều (ăn quá nhiều ớt hoặc ăn ớt quá cay) sẽ gây ảnh hưởng xấu đến dạ dày. Những dấu hiệu dễ nhận thấy như viêm dạ dày, nôn ói, ợ chua, đau nóng rát dạ dày hoặc gây trào ngược dịch vị từ dạ dày lên thực quản gây cảm giác bỏng rát sau xương ức. Ngoài ra, ớt cay cũng có thể là nguyên nhân làm khởi phát cơn đau của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng ở những người có bệnh trước đó.
5. Thực phẩm có hàm lượng FODMAP cao
FODMAP là nhóm các loại carbohydrate hoặc đường có thể gây khó khăn cho quá trình tiêu hóa. Thực phẩm có hàm lượng FODMAP cao chứa các loại đường không được ruột non hấp thụ tốt. Khi đường từ thực phẩm FODMAP lên men trong đường tiêu hóa, chúng sẽ gây các triệu chứng đầy hơi, đau bụng, táo bón, tiêu chảy.
Nhóm thực phẩm này gây khó chịu đặc biệt ở những người bị hội chứng ruột kích thích. Vì vậy, người bị hội chứng ruột kích thích cần nhận biết và tránh dùng các loại trái cây có hàm lượng FODMAP cao như táo, quả mơ, dâu đen, quả anh đào, bưởi, xoài, lê, quả đào, mận...
Một số loại rau cũng chứa nhiều FODMAP không tốt cho người bị hội chứng ruột kích thích như măng tây, củ cải, bắp cải, súp lơ trắng, nấm, đậu bắp, hành, hành lá (phần thân trắng), đậu Hà Lan, tỏi tây, cần tây...
Ăn cay quá mức sẽ gây ảnh hưởng xấu đến dạ dày.
6. Rượu
Rượu có tác hại nghiêm trọng đối với sức khỏe tiêu hóa nếu tiêu thụ quá mức. Khi uống rượu, cơ thể sẽ tăng tiết nhiều axit dạ dày hơn, gây kích thích và tổn thương niêm mạc dạ dày, từ đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý như viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản (GERD).
Ngoài ra, rượu còn làm suy yếu cơ vòng thực quản, khiến axit dạ dày dễ dàng trào ngược lên thực quản, gây ra cảm giác nóng rát và viêm họng. Lâu dài, rượu cũng có thể làm giảm khả năng tiêu hóa, hấp thụ chất dinh dưỡng, khiến cơ thể thiếu hụt vitamin, khoáng chất cần thiết.
Bên cạnh đó, rượu gây mất nước, làm giảm hiệu quả hoạt động của ruột và dạ dày, từ đó dẫn đến các vấn đề như táo bón, tiêu chảy, đầy bụng. Đặc biệt, khi kết hợp rượu với các thực phẩm khó tiêu, tác động này sẽ càng trở nên nghiêm trọng, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tổng thể nói chung và hệ tiêu hóa nói riêng.
Những loại thuố.c có thể gây ợ nóng và cách phòng ngừa Ợ nóng khiến người mắc có biểu hiện nóng rát vùng ngực, khó chịu. Một số loại thuố.c có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng này... Các thuố.c có thể góp phần gây ra chứng ợ nóng khi: - Gây viêm lớp niêm mạc bảo vệ thực quản và có thể gây ra chứng ợ nóng. - Làm suy...







Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Biểu hiện của bong gân khớp cổ chân

Đối tượng nào mắc sốt xuất huyết dễ bị trở nặng?

Cách phòng ngừa ung thư gan và các bệnh về gan

Những bài thuố.c từ rau diếp cá

5 nhóm thực phẩm dễ gây ung thư nhất

Đột phá phương pháp điều trị tiểu đường không cần tiêm insulin

Vì sao người bệnh cao huyết áp nên kiêng ăn mặn và cách hạn chế muối

Một số loại tinh dầu giúp giảm đau đầu

6 biện pháp nên làm để tránh nhiễm lạnh khi đi ngoài trời mưa

4 thực phẩm quen thuộc tránh ăn cùng đậu phụ

Tăng cường chức năng gan bằng rau xanh, bí quyết từ bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa

Nhà khoa học Việt sáng chế gel tái tạo khớp, mở hướng điều trị không cần mổ
Có thể bạn quan tâm

Quỳnh Anh lộ diện xinh đẹp bên Duy Mạnh sau vụ b.ị ch.ê mặc xấu, đây mới là khí chất tiểu thư Hà thành
Sao thể thao
15:55:51 03/07/2025
Chơi ngay môn thể thao này để có body hoa hậu như Lọ Lem nhà MC Quyền Linh!
Netizen
15:54:27 03/07/2025
Bất ngờ 'hội chị em' tinh tinh giúp đỡ nhau nuôi con
Thế giới
15:25:40 03/07/2025
"Squid Game 3": Đàn em T.O.P hút 11 triệu view nhờ bị cận, số 333 gặp biến căng
Hậu trường phim
15:17:38 03/07/2025
Cbiz dùng "quốc bảo âm nhạc" gây khó dễ Phương Mỹ Chi tại Sing! Asia 2025?
Sao châu á
15:10:52 03/07/2025
Phim Trung Quốc chiếu 10 năm đột nhiên leo top 1 rating cả nước: Cặp chính đẹp đôi đến tận cùng nhưng bị cả thiên hạ cấm yêu đương
Phim châu á
15:07:32 03/07/2025
Audi là hãng xe gây thất vọng nhất tại Mỹ
Ôtô
14:56:27 03/07/2025
Nam shipper bị hàn.h hun.g tại Hải Phòng
Tin nổi bật
14:56:22 03/07/2025
Bồng bềnh và quyến rũ trong từng nếp gấp của bèo nhún
Thời trang
14:51:41 03/07/2025
Lý do Nguyễn Trần Trung Quân đổi cách hát trong ca khúc mới
Nhạc việt
14:50:52 03/07/2025