5 cách đơn giản ngăn ngừa bệnh tim và đột quỵ
Số ca bệnh tim và đột quỵ ngày càng gia tăng, trở thành mối quan ngại lớn về sức khỏe cộng đồng.
Việc thay đổi lối sống có thể làm giảm các nguy cơ này…
Với quá trình đô thị hóa và thói quen ăn uống thay đổi, nhiều người có nguy cơ mắc các tình trạng như huyết áp cao, tiểu đường và béo phì cao hơn, có thể dẫn đến các bệnh tim mạch.
Bệnh tim mạch, chủ yếu bao gồm bệnh tim thiếu máu cục bộ và đột quỵ, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn cầu. Áp dụng lối sống lành mạnh cho tim sẽ giúp giảm đáng kể nguy cơ mắc các tình trạng liên quan đến sức khỏe tim mạch.
Theo WHO, có thể tránh được tới 80% các cơn đau tim và đột quỵ sớm thông qua các chính sách y tế công cộng hiệu quả và thay đổi lối sống của cá nhân.
Thay đổi lối sống có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ
Trong khi lối sống lành mạnh tổng thể có thể là lá chắn tốt nhất cho một trái tim khỏe mạnh, thì sau đây là một số thay đổi lối sống có thể giúp ngăn ngừa đáng kể đột quỵ tim hoặc trì hoãn sự khởi phát của nó:
Theo thông tin đăng trên trang TOI, hoạt động thể chất hàng ngày làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Tập thể dục sẽ giúp kiểm soát cân nặng, có thể làm giảm khả năng mắc các tình trạng khác có thể gây căng thẳng cho tim như huyết áp cao, cholesterol cao và bệnh tiểu đường loại 2…
Hoạt động thể chất 30-45 phút, 3 đến 4 lần một tuần có liên quan đến nhiều lợi ích cho sức khỏe tim mạch. Các hoạt động đơn giản như làm vườn, dọn dẹp nhà cửa, leo cầu thang hoặc dắt chó đi dạo cũng có lợi.
2. Quản lý căng thẳng
Căng thẳng mạn tính cũng có thể gây ra huyết áp cao và các yếu tố nguy cơ khác đối với bệnh tim. Một số người đối phó với căng thẳng theo những cách cực đoan, không lành mạnh như họ có thể ăn quá nhiều, uống rượu hoặc hút thuốc.
Các chiến lược đối phó lành mạnh với căng thẳng bao gồm tập thể dục, các kỹ thuật thư giãn, chánh niệm, yoga và thiền định. Căng thẳng mạn tính có thể liên quan đến các tình trạng sức khỏe tâm thần như lo lắng và trầm cảm… cũng là những yếu tố liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim, bao gồm huyết áp cao và giảm lưu lượng máu đến tim.
3. Chế độ ăn uống lành mạnh phòng ngừa bệnh tim
Video đang HOT
Ăn uống lành mạnh là vũ khí tốt nhất chống lại bệnh tim. Thực phẩm chúng ta ăn có thể ảnh hưởng đến các yếu tố khác trong tầm kiểm soát như cholesterol, huyết áp, lượng đường trong máu và cân nặng.
Nên áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh và chủ yếu bao gồm rau, trái cây và các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt. Để giữ cân nặng ổn định, một người nên cân bằng lượng calo nạp vào hàng ngày với hoạt động thể chất đốt cháy calo tương ứng.
Ăn uống lành mạnh chủ yếu bao gồm rau, trái cây…là vũ khí tốt nhất chống lại bệnh tim.
4. Giấc ngủ chất lượng
Trong khi ngủ, nhịp tim và huyết áp thường giảm xuống, hệ thống tim mạch được nghỉ ngơi. Khi thiếu ngủ, một cá nhân sẽ dễ mắc phải một số bệnh khác dẫn đến bệnh tim, chẳng hạn như bệnh tiểu đường, chỉ số khối cơ thể (BMI) cao và huyết áp cao.
5. Tránh các sản phẩm thuốc lá
Bỏ thuốc lá hoặc không hút thuốc là một trong những điều tốt nhất có tác dụng với tim. Nguy cơ mắc bệnh tim bắt đầu giảm ngay sau một ngày bỏ thuốc. Một năm sau khi bỏ thuốc lá, nguy cơ mắc bệnh tim chỉ bằng một nửa so với người hút thuốc.
Việc áp dụng lối sống lành mạnh cho tim là cần thiết để ngăn ngừa đột quỵ và duy trì sức khỏe tim mạch tổng thể. Việc đưa ra những lựa chọn sáng suốt về chế độ ăn uống, tập thể dục và các khía cạnh khác của lối sống sẽ giúp mọi người có cơ hội giảm đáng kể nguy cơ bị đau tim hoặc đột quỵ.
Những thuốc nào cần uống sau khi bị đột quỵ?
Đối với những người đã bị đột quỵ một lần, một số sẽ có khả năng bị đột quỵ lần thứ hai...
Vậy những trường hợp này cần dùng thuốc nào để giảm nguy cơ đột quỵ tiếp theo?
Người bị đột quỵ có nguy cơ tử vong cao nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời. Có nhiều yếu tố nguy cơ gây đột quỵ như: Tăng huyết áp, bệnh tim, đái tháo đường, hút thuốc, béo phì, tuổi tác... Do đó, đối với người đã bị đột quỵ lần đầu, bác sĩ có thể cho dùng các thuốc giúp kiểm soát huyết áp; có thể bắt đầu hoặc tiếp tục dùng thuốc làm loãng máu hoặc dùng thuốc để điều trị bất kỳ vấn đề tim tiềm ẩn nào.
Loại thuốc và liều lượng thuốc chính xác sẽ phụ thuộc vào loại đột quỵ người bệnh mắc phải như:
- Đột quỵ do thiếu máu cục bộ, là do cục máu đông trong động mạch cung cấp máu cho não.
- Đột quỵ xuất huyết não xảy ra khi máu chảy bên trong não, do mạch máu bị vỡ.
- Các cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA) không phải là đột quỵ, nhưng chúng là lời cảnh báo bạn có thể bị đột quỵ sau này. TIA không kéo dài lâu như đột quỵ do thiếu máu não và tự khỏi.
Đột quỵ là tình trạng y tế nguy hiểm cần được cấp cứu kịp thời.
Dưới đây là một số loại thuốc mà người sau cơn đột quỵ thứ nhất cần dùng, tuy nhiên tùy từng trường hợp, bác sĩ có thể cho dùng một hoặc phối hợp nhiều loại:
1. Thuốc huyết áp giúp phòng ngừa đột quỵ
Huyết áp cao (hay tăng huyết áp) là nguyên nhân hàng đầu gây ra cả hai loại đột quỵ. Vì vậy, người bệnh tăng huyết áp nên dùng thuốc để giảm chỉ số huyết áp. Các phương pháp điều trị tăng huyết áp phổ biến có tác dụng theo những cách khác nhau:
- Thuốc lợi tiểu: Giúp cơ thể đào thải muối và chất lỏng dư thừa.
- Thuốc ức chế ACE: Làm giãn và mở rộng mạch máu, giúp máu lưu thông dễ dàng hơn, hạ huyết áp.
- Thuốc chẹn beta:Ngăn chặn tác dụng của hormone adrenaline, do đó giúp tim đập chậm hơn và ít áp lực hơn.
- Thuốc chẹn kênh canxi: Ngăn canxi xâm nhập vào các tế bào trong tim và mạch máu, giúp thư giãn mạch máu và cũng có thể làm chậm nhịp tim, giúp hạ huyết áp.
- Thuốc chẹn thụ thể angiotensin II: Giúp tim bơm máu dễ dàng hơn bằng cách ngăn chặn một chất hóa học gây hẹp mạch máu.
2. Thuốc chống đông máu
Đối với người bị đột quỵ do thiếu máu cục bộ, gần như chắc chắn sẽ phải dùng thuốc để ngăn ngừa cục máu đông trong tương lai. Bác sĩ có thể kê đơn cho người bệnh dùng loại thuốc này để giúp ngăn ngừa đột quỵ do thiếu máu cục bộ hoặc cục máu đông trong phổi.
Thuốc chống đông máu giúp ngăn máu đông, làm cho cục máu đông khó hình thành hơn hoặc làm chậm sự phát triển của chúng. Warfarin và heparin là những ví dụ phổ biến. Ngoài ra còn có các loại thuốc chống đông máu trực tiếp qua đường uống như apixaban, dabigatran, edoxaban, rivaroxaban...
3. Thuốc chống tiểu cầu
Aspirin là thuốc có tác dụng chống tiểu cầu phổ biến được kê cho người sau đột quỵ.
Loại thuốc này giúp giữ các tế bào tiểu cầu không dính vào nhau, nên ngăn ngừa cục máu đông hình thành. Aspirin là ví dụ điển hình bác sĩ kê cho người sau đột quỵ. Người bệnh có thể phải dùng aspirin hoặc các loại thuốc chống tiểu cầu khác trong suốt quãng đời còn lại, nếu bị đột quỵ do thiếu máu cục bộ hoặc TIA.
4. Thuốc điều trị rung nhĩ
Đối với người mắc nhịp tim không đều (hay rung nhĩ - Afib), có nguy cơ đột quỵ cao gấp 5 lần so với những người khác. Rung nhĩ khiến máu tích tụ trong tim, nơi cục máu đông có thể hình thành. Người bệnh thường cần dùng (hoặc tiếp tục dùng) thuốc chống đông máu như aspirin hoặc warfarin... nhưng cũng có thể cần dùng thuốc để kiểm soát nhịp tim, gồm:
- Thuốc làm chậm nhịp tim: Có thể sử dụng thuốc điều trị huyết áp như thuốc chẹn beta hoặc thuốc chẹn kênh canxi, giúp tim không đập quá nhanh. Một lựa chọn khác là dùng digoxin làm chậm tốc độ dòng điện khi chúng chạy qua tim.
- Thuốc điều chỉnh nhịp tim: Khi nhịp tim (mạch) bình thường trở lại, người bệnh có thể dùng thuốc để kiểm soát nhịp tim (tình trạng bỏ nhịp hoặc tăng nhịp). Các thuốc chẹn kênh natri như quinidine, flecainide hoặc propafenone... làm chậm khả năng dẫn điện của tim. Thuốc chẹn kênh kali như sotalol, amiodarone... hoạt động tương tự bằng cách làm chậm các tín hiệu điện gây ra rung nhĩ.
5. Thuốc giảm cholesterol
Sau một cơn đột quỵ, bác sĩ có thể sẽ kê cho người bệnh một loại thuốc hạ cholesterol gọi là statin. Statin dường như làm giảm nguy cơ đột quỵ lần thứ hai, người bệnh có thể dùng thuốc ngay cả khi cholesterol LDL (xấu) đã thấp hơn 100 mg/dL và không có dấu hiệu nào khác của tình trạng hẹp mạch máu.
6. Thuốc trị đái tháo đường
Đối với người chưa biết mình mắc đái tháo đường type 2 bị đột quỵ, bác sĩ có thể sàng lọc bệnh này và tiền đái tháo đường sau cơn đột quỵ cho người bệnh. Nếu lượng đường trong máu quá cao, bác sĩ có thể kê đơn thuốc để kiểm soát tình trạng này. Một số loại thuốc giúp cơ thể sản xuất nhiều insulin hơn, trong khi một số loại khác làm chậm tốc độ phân hủy carbohydrate trong máu... để giúp kiểm soát đường huyết.
7. Một số loại thuốc khác cho tình trạng sau đột quỵ
Đột quỵ có thể khiến người bệnh gặp phải các vấn đề y tế mới trong quá trình hồi phục. Điều này sẽ tùy thuộc vào loại cơn đột quỵ gặp phải, mức độ nghiêm trọng và cách người bệnh phản ứng về mặt thể chất và cảm xúc trước bệnh tật.
- Thuốc chống trầm cảm : Trầm cảm và lo âu là tình trạng rất thường gặp sau đột quỵ. Thuốc chống trầm cảm thường được kê đơn là thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc như citalopram, fluoxetine, paroxetine, sertraline...
- Thuốc điều trị đau trung ương: Người bệnh có thể bị nóng rát hoặc đau nhức cơ thể sau đột quỵ, có thể được kê đơn dùng amitriptyline (thuốc chống trầm cảm) hoặc lamotrigine (thuốc chống co giật).
- Thuốc bổ sung phòng, trị loãng xương: Đối với trường hợp mất cơ nạc và mật độ xương sau đột quỵ, làm tăng nguy cơ bị loãng xương hơn, bác sĩ có thể kê đơn thuốc bổ sung canxi và vitamin D, để giữ cho xương chắc khỏe.
- Thuốc co thắt cơ:Đột quỵ có thể khiến người bệnh bị các chuyển động cơ không thể kiểm soát (co cứng cơ). Trong trường hợp này bác sĩ có thể tiêm một mũi botulinum (botox) vào cơ bị ảnh hưởng hoặc cũng có thể dùng thuốc để giảm co thắt và chuột rút.
Cách nào duy trì lối sống năng động, ngăn ngừa bệnh tật? Duy trì lối sống năng động có thể ngăn ngừa nhiều vấn đề sức khỏe thể chất và tinh thần, giúp bạn luôn tràn đầy năng lượng, làm việc, học tập hiệu quả hơn. 1. Lợi ích của lối sống năng động Chuyên gia thể dục Wanitha Ashok tại Ấn Độ giải thích rằng, lối sống năng động bao gồm tập thể dục...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Giải mã cái chết của ong sau khi chích người: Vũ khí tự vệ đánh đổi bằng mạng sống

Thách thức với các cha mẹ 'săn con' khi mắc bệnh lý đơn gene

Dầu hạt có thật sự gây hại cho sức khỏe?

Dùng nghệ và mật ong cùng nhau có tăng lợi ích không?

Hai lần mất con, người mẹ tìm ra 'thủ phạm' ẩn trong gene

Nhầm lẫn tai hại và những hiểm họa khi sử dụng thực phẩm chức năng giả

Một phần thịt lợn mang 'tiếng oan' nhiều năm

TPHCM: Đốt rác trong vườn bằng xăng, người phụ nữ bị cháy toàn thân nặng nề

Ăn trái cây giàu vitamin C không bị sỏi thận

Tổn thương biểu mô giác mạc vì nhỏ chanh để chữa đau mắt

Thời điểm uống nước chè xanh tốt nhất

Ăn trứng gà mỗi ngày, điều gì xảy ra?
Có thể bạn quan tâm

Thanh Thủy ghi điểm ở Indonesia, đọ sắc với 3 nàng hậu quốc tế, visual hơn hẳn?
Sao việt
21:32:22 03/05/2025
Bắt giữ kẻ uống rượu say đi xe vào đường cấm, xô đẩy cảnh sát
Pháp luật
21:30:43 03/05/2025
Xe tải va chạm xe khách, quốc lộ 20 Lâm Đồng ùn ứ nghiêm trọng
Tin nổi bật
21:29:41 03/05/2025
Tấn công mạng làm tê liệt các hệ thống bán lẻ tại Anh
Thế giới
21:27:57 03/05/2025
Shark Bình đưa Phương Oanh "hồi cung", netizen nhận xét 2 chữ về vợ chủ tịch
Netizen
21:14:33 03/05/2025
Nửa đêm đang ngủ thì khói nghi ngút cùng mùi khét lẹt bay vào phòng, vợ chồng tôi hốt hoảng chạy ra thì thót tim thấy mẹ đứng trong bếp
Góc tâm tình
20:52:10 03/05/2025
Thần Tài ban phát tiền bạc sau ngày 3/5/2025, 3 con giáp vận trình rực sáng, phất lên giàu sang, công danh vượng phát
Trắc nghiệm
20:38:19 03/05/2025
6 thói quen đơn giản tăng cường sinh lý ở nam giới
Kiến thức giới tính
20:36:27 03/05/2025