5 điểm đến tâm linh cho chuyến hành hương tìm kiếm bình an dịp Xuân mới
Không chỉ mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc, những chuyến hành hương, du lịch tâm linh đầu Xuân mới đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn những giá trị truyền thống và gắn kết với di sản Việt Nam.
Một góc chùa Bái Đính từ trên cao. (Ảnh: Mai Mai/Vietnam )
Không chỉ là một chuyến thăm quan ngắm cảnh, với người Việt hành trình du Xuân thường mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc về việc cầu mong một năm mới bình an , khỏe mạnh và thịnh vượng.
Ở Việt Nam, mỗi ngôi chùa và đền thờ cổ kính đều mang trong mình câu chuyện lịch sử và nét kiến trúc độc đáo. Điều này tạo sức hấp dẫn đặc biệt với những ai đang tìm kiếm bình yên trong tâm hồn và sự kết nối tâm linh.
Vì thế, những điểm đến linh thiêng trong bài viết không chỉ thể hiện vẻ đẹp văn hóa Việt mà còn mở ra con đường dẫn đến sự thấu hiểu sâu sắc và bình an nội tại. Du lịch tâm linh đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn những giá trị truyền thống và gắn kết với di sản Việt Nam.
Thánh địa Phật giáo uy nghi
Là quần thể chùa lớn nhất Đông Nam Á, chùa Bái Đính (Ninh Bình) là điểm đến không thể bỏ qua dành cho những du khách tìm kiếm sự bình yên và tĩnh lặng trong tâm hồn. Ghé thăm chùa Bái Đính vào khoảng thời gian sau Tết, lượng người đổ về không còn quá đông, giúp du khách có thể tận hưởng bầu không khí thanh tịnh, chiêm ngưỡng những pho tượng Phật dát vàng rực rỡ.
Du khách có thể đi bộ qua La Hán Đường với hàng trăm bức tượng độc đáo, và chiêm bái bảo tháp cao nhất Đông Nam Á. Dịp tốt nhất để ghé thăm chùa Bái Đính là trong mùa lễ hội, diễn ra từ mùng 6 tháng Giêng tết đến hết tháng Ba âm lịch, với các nghi lễ cầu nguyện, lễ rước truyền thống và các hoạt động văn hóa đặc sắc, thu hút đông đảo Phật tử từ khắp mọi miền đất nước.
Hành trình cầu an giữa non nước hữu tình
Mỗi độ Xuân về, chùa Hương (chùa Hương Sơn), Hà Nội, lại đón hàng nghìn phật tử về trẩy hội. Hành trình đến với chốn linh thiêng này bắt đầu bằng chuyến đò dọc sông Yến, giữa cảnh sắc núi non hùng vĩ, cảnh quan không gian yên bình và thư thái.
Lễ hội chùa Hương diễn ra từ 3/2 đến 1/5. (Ảnh: TTXVN)
Kết thúc hành trình trên sông, du khách sẽ chinh phục quãng đường bộ đến động Hương Tích, được mệnh danh là “Nam Thiên Đệ Nhất Động” – nơi các tín đồ thành tâm dâng lễ, cầu sức khỏe , tài lộc và bình an cho năm mới.
Video đang HOT
Lễ hội chùa Hương là một trong những lễ hội Phật giáo lớn nhất Việt Nam, diễn ra từ 3/2 đến 1/5 (tức mùng 6 tháng Giêng đến hết hết tháng Ba âm lịch), thu hút hàng triệu du khách, Phật tử đến hành hương và tham quan mỗi năm.
Hành trình tìm về chốn giác ngộ
Từ bao đời nay, núi thiêng Yên Tử (Quảng Ninh) được xem là trung tâm Phật giáo lớn nhất Việt Nam, nơi khai sinh Thiền phái Trúc Lâm. Đến đây, du khách có thể trải nghiệm đường hành hương lên non thiêng Yên Tử để đến chùa Đồng, tọa lạc ở độ cao 1.068m, với niềm tin rằng chuyến hành hương này sẽ mang lại trí tuệ và sự minh mẫn cho năm mới.
Lễ hội xuân Yên Tử là một trong những sự kiện tâm linh quan trọng bậc nhất, diễn ra từ ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch đến hết tháng Ba âm lịch, thu hút đông đảo Phật tử từ khắp nơi đổ về tưởng nhớ và tôn vinh công đức của Phật hoàng Trần Nhân Tông, vị Vua đã sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm.
Khai hội Xuân Yên Tử 2024. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam )
Thiền viện thanh tịnh giữa biển trời Sơn Trà
Tọa lạc trên bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng), hướng ra vùng biển Đông bao la, chùa Linh Ứng không chỉ mang đến sự an yên cho tâm hồn mà còn sở hữu khung cảnh thiên nhiên ngoạn mục. Nơi đây nổi tiếng với tượng Phật Quan Âm cao nhất Việt Nam, sừng sững ở độ cao 67 mét, như một biểu tượng linh thiêng che chở cho mọi người.
Mỗi dịp đầu năm mới, chùa Linh Ứng thường chào đón hàng ngàn du khách đến cầu mong bình an, sức khỏe và may mắn, đồng thời tận hưởng luồng gió biển mát lành cùng phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ.
Không gian tĩnh lặng hòa với tiếng sóng vỗ dịu êm mang đến bầu không khí thanh tịnh, phù hợp để cầu nguyện, tịnh tâm và tìm kiếm an lành trong tâm hồn. Đặc biệt, Lễ vía Đức Bồ Tát Quan Thế Âm diễn ra từ ngày 16-18/3 (tức ngày 17-19 tháng Hai âm lịch), với nhiều nghi lễ trang trọng thường thu hút đông đảo tín đồ Phật tử.
Chùa Linh Ứng nổi tiếng với tượng Phật Quan Âm cao nhất Việt Nam. (Ảnh: CTV/Vietnam )
Ngọn núi thiêng của Nam Bộ
Với độ cao 986m, núi Bà Đen (Tây Ninh) được xem là đỉnh núi cao nhất Nam Bộ, thu hút đông đảo du khách và Phật tử hành hương mỗi năm. Từ 1-3/2 (mùng 4 -6 tháng Giêng âm lịch) là lễ hội núi Bà Đen – lễ hội tâm linh lớn nhất Nam Bộ, tôn vinh Bà Linh Sơn Thánh Mẫu, vị thần được nhân dân tôn kính cầu nguyện về sự mạnh mẽ, kiên trì và bình an trong năm mới.
Năm nay, lễ hội sẽ kéo dài đến 27/2, mang đến cơ hội cho nhiều du khách trải nghiệm không gian linh thiêng nơi đây. Đặc biệt, suốt tháng Giêng âm lịch, du khách có thể chiêm ngưỡng thảm hoa tulip khổng lồ với hơn 115.000 bông hoa, tạo nên một khung cảnh tuyệt đẹp ngay trên đỉnh núi./.
Với độ cao 986m, núi Bà Đen (Tây Ninh) được xem là đỉnh núi cao nhất Nam Bộ. (Ảnh: CTV/Vietnam )
Nhà thờ trên đảo Thanh Lân - điểm đến bình an của người dân và du khách
Nhà thờ Thanh Lân (xã Thanh Lân, huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh) đã trở thành nơi thể hiện tình đoàn kết của người dân trên đảo.
Không chỉ là người theo đạo Thiên Chúa mà du khách đến đây đều không quên đến nhà thờ trên đảo để chụp cho mình, cho đoàn những bức ảnh kỷ niệm.
Hoạt động của "Hội thánh Đức Chúa trời mẹ" và những vấn đề cần quan tâm của các cấp Hội LHPN Việt NamMối quan tâm đến đạo Hồi gia tăng ở phương TâyThái Bình: Thu hút phụ nữ tôn giáo vào Hội để giúp nhau thoát nghèo
Huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh có 3 đơn vị hành chính gồm 2 xã và 1 thị trấn. Xã đảo Thanh Lân nằm cách biệt với xã và thị trấn, trên đảo Thanh Lân có 137 hộ theo đạo Thiên Chúa.
Nơi gắn kết người dân trên đảo
Cộng đồng dân cư trên đảo Thanh Lân được hình thành từ những người có quê ở các tỉnh Nam Định, Thái Bình đến đây tiếp quản đất của người Hoa từ năm 1979. Ban đầu, chỉ khoảng chục hộ nhỏ lẻ sau hình thành các thôn xóm và đa phần những người rời quê hương đến đây phát triển kinh tế đều theo đạo Thiên chúa.
Từ năm 2015 trở về trước, trên đảo không có nhà thờ. Bà con muốn đi lễ ngày chủ nhật, phải đi một chuyến đò khoảng 30 phút sang thị trấn Cô Tô ở đảo lớn. Trong khi đò chỉ chạy 3 chuyến/ngày, buổi sáng vào khoảng 8 giờ đến trưa, chiều mới có chuyến tiếp theo. Bà con đi nhà thờ đến nơi thì gần hết lễ, lễ xong không về nhà ngay được.
Nhà thờ xã đảo Thanh Lân
Nhiều người theo đạo Thiên Chúa ở xã Thanh Lân cho biết: "Chúng tôi đến Thanh Lân bám đảo nay tuổi đã cao, bố mẹ ở quê đã già yếu. Khi chúng tôi muốn bày tỏ đưa bố mẹ ở quê ra đảo để được phụng dưỡng, thế nhưng các cụ nhất quyết không ra, lại khuyên con cháu nên về quê sinh sống vì trên đảo không có nhà thờ. Nhiều cụ có nhu cầu đi lễ hàng ngày.
Nhất là vào các dịp lễ Noel, lễ Phục Sinh nhiều giáo dân đã phải đi đò sang đảo lớn Cô Tô ở nhờ nhà người quen. Có người vượt biển vào bờ hàng tuần để đi lễ ở nhà thờ thành phố Cẩm Phả hay thành phố Hạ Long - ảnh hưởng không nhỏ đến công việc.
Từ yêu cầu này, các giáo dân trên đảo Thanh Lân đã họp lại, viết đơn trình lên UBND huyện Cô Tô, để từ đó huyện trình lên các cấp có thẩm quyền khác về việc xây dựng nhà thờ trên đảo Thanh Lân. Được sự đồng ý của nhà nước, nhà thờ trên đảo Cô Tô đã được phép xây dựng do nhà nước cấp đất và giấy phép, người dân đóng góp công, của theo hình thức xã hội hóa.
Nhiều giáo dân cùng Ban hành giáo nhà thờ đã vận động người dân hiến đất, vậy là nhà thờ từ diện tích đất được cấp hơn 2.000m2 đã được mở rộng ra hơn 4.000m2, khởi công năm 2014 và đã đi vào hoạt động từ cuối năm 2015.
Ngày nay, nhà thờ Thanh Lân đã trở thành nơi thể hiện tình đoàn kết của người dân trên đảo, không chỉ là người theo đạo Thiên Chúa mà cả người theo Phật giáo cũng đến nhà thờ. Mấy năm nay, khách du lịch đến Cô Tô, nhiều đoàn cũng ghé qua xã Thanh Lân, họ đều không quên đến nhà thờ trên đảo để chụp cho mình, cho đoàn, những bức ảnh kỷ niệm.
Niềm vui khi xã đảo có nhà thờ
Bà Trần Thị Vui cùng chồng là ông Nguyễn Văn Công, Trùm cả Giáo xứ họ đạo xã Thanh Lân, đã rất tích cực cùng Ban hành giáo Nhà thờ xã Thanh Lân đi tuyên truyền vận động người dân hiến đất và đóng góp tiền của xây nhà thờ.
Bà Vui cho hay: "Nhà thờ giúp cho đời sống tâm linh của chúng tôi ổn định hơn, không chỉ là những người cao tuổi, mà ngay cả lớp trẻ cũng rất muốn được tổ chức đám cưới, trao nhẫn cho người bạn đời của mình trước tòa thánh".
Bà Bùi Thị Ngát cùng chồng là ông Mai Công Đàm, đã góp nhiều công để xây dựng họ đạo và nhà thờ xã Thanh Lân. Năm 1993, bà Ngát cùng chồng từ quê hương huyện Nho Quan, tỉnh Nam Định tình nguyện đi xây dựng kinh tế mới ở thôn 1, xã Thanh Lân, huyện Cô Tô.
Bà Ngát kể: "Hồi ấy, nơi đây là bãi hoang chỉ là những cồn cát, cỏ lác xen lẫn với sú vẹt. Trước khi vợ chồng tôi đến lập nghiệp, nơi này cũng từng có người đến ở nhưng sau lại bỏ đi vì không biết làm ăn gì ở đây".
Vợ chồng bà Ngát đã tích cực khai hoang chặt cây dại mở mang diện tích đất, do biết làm ăn, nên họ cũng đã tích được chút vốn và tính chuyện mở rộng khu dân cư. Vợ chồng bà Ngát lên trình báo UBND huyện Cô Tô về việc về quê vận động người ra đảo và được chấp thuận. Vậy là họ về vùng quê Nam Định kêu gọi người dân cùng quê ra Thanh Lân làm ăn sinh sống, dần dần đã hình thành xóm Đạo.
Ngoài việc đóng số tiền lớn để xây dựng nhà thờ, vợ chồng bà Ngát còn từ những mối quan hệ trong công việc làm ăn của gia đình để kêu gọi các doanh nghiệp, người hảo tâm cùng vào cuộc.
Từ khi xã đảo Thanh Lân có nhà thờ, người dân đã yên tâm bám đảo, cũng từ đó không còn hộ dân nào rời đảo về đất liền sinh sống nữa.
Đa phần giáo dân trên đảo Thanh Lân đều làm nghề biển
Bà Nguyễn Thị Phin, thôn 2, xã Thanh Lân mấy năm trước sống ở tỉnh Nam Định, nay được con là anh Nguyễn Đức Chi đón ra sinh sống ở Thanh Lân rất phấn khởi cùng con cháu hàng ngày làm ăn buôn bán từ tiệm tạp hóa của gia đình, chung sức xây dựng xã đảo Thanh Lân là quê hương của mình.
Nhà thờ xã Thanh Lân trở thành địa chỉ tin cậy của bà con giáo dân sống trên xã đảo
Bãi rêu ven biển tuyệt đẹp hấp dẫn du khách đầu năm mới Nhiều "bãi rêu cổ tích" phủ kín các bãi đá trầm tích núi lửa ven biển, đảo Quảng Ngãi trở thành điểm đến hấp dẫn người dân, du khách vui chơi, chụp ảnh đầu mùa xuân mới Ất Tỵ 2025. Tháng Giêng, sóng biển vờn quanh hàng loạt bãi đá trầm tích núi lửa hàng triệu năm ven biển như: Lê Thủy, Nước...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Du lịch Trung Quốc 'nóng' lên với những điểm đến tránh nắng hè 2025

Đón đoàn Famtrip khảo sát, quảng bá địa điểm du lịch, vùng nguyên liệu tỉnh Lai Châu năm 2025

Đến Tri Tôn ngắm vẻ đẹp mùa mưa

Huyện đảo nhỏ nhất Việt Nam được ví như 'hòn ngọc xanh' giữa biển Đông sắp trở thành đặc khu có gì hot?

Ngắm 'cổng nhà trời' Pù Luông

15 điểm đến lý tưởng nhất thế giới cho kỳ nghỉ tháng 6 năm 2025

Ưu tiên gắn kết, khám phá và tận hưởng

Quần thể đền cổ Muarajambi - Di sản Phật giáo lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á

Các gia đình Việt ưu tiên du lịch biển trong dịp hè

Nhiều sự kiện, chương trình sôi động, hấp dẫn trong Tuần 'Du lịch Quảng Bình 2025'

Gành Đá Đĩa - điểm tham quan hấp dẫn

Hội An đứng đầu danh sách lễ hội đèn lồng trên khắp châu Á cho du khách
Có thể bạn quan tâm

Bóc gỡ đường dây đa cấp xuyên quốc gia liên quan gần 200.000 người
Pháp luật
21:21:19 23/05/2025
Nữ rapper hot nhất Vbiz tuyên bố không bao giờ hát lại hit quốc dân thêm lần nào nữa, nghe xong lý do mới thấm
Nhạc việt
21:09:11 23/05/2025
Tổng thống Philippines cải tổ nội các
Thế giới
21:06:41 23/05/2025
Bi kịch của tuyệt sắc giai nhân Việt "trăm năm có một", đẹp như nữ hoàng nhưng bị ám sát ở tuổi 36
Sao việt
21:00:02 23/05/2025
Loạt phim Việt chưa ra rạp đã 'chết yểu': Diễn viên bị bắt, nội dung tranh cãi
Hậu trường phim
20:51:28 23/05/2025
Con dâu Beckham "dội nước lạnh" mẹ chồng, Selena Gomez động thái khó ngờ
Sao âu mỹ
20:36:59 23/05/2025
Sự cố khiến metro Nhổn - Cầu Giấy bất ngờ dừng đột ngột
Tin nổi bật
20:22:03 23/05/2025
Những chặng đường bụi bặm - Tập 28: Hậu xuất hiện, Nguyên tổn thương vì bị ra rìa
Phim việt
20:20:11 23/05/2025
Vụ Tangmo Nida: Xử lại gây bức xúc, tất cả được thả, mẹ ruột mất trắng?
Sao châu á
20:06:18 23/05/2025
Thương người bán vé số bị ế nên mua ủng hộ, trúng luôn 4 tỷ đồng
Netizen
20:04:58 23/05/2025