5 lầm tưởng về tiêm chủng cho con

Theo dõi VGT trên

Nhiều chị em cho rằng tiêm chủng xong con vẫn lây bệnh là do vắc xin “rởm”. Thực tế không đúng như vậy.

Tiêm chủng vắc xin phòng bệnh cho trẻ từ lâu đã là một việc quá quen thuộc đối với tất cả các bà mẹ. Vậy nhưng trong xã hội hiện nay vẫn còn có rất nhiều quan niệm sai lầm về vấn đề này. Phụ huynh cần hiểu rõ hơn về những lỗi hiểu sai “chết người” trong vấn đề vắc xin và tiêm chủng cho trẻ.

1. Một số bệnh lây nhiễm bây giờ xã hội không còn nên không cần cho con tiêm vắc xin

Dựa vào nỗ lực phổ cập tiêm chủng nên hiện nay tỷ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đều đã được giảm đến mức rất thấp. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là bệnh truyền nhiễm, vi khuẩn và virus đã biến mất hoàn toàn. Khả năng dịch bệnh bùng phát trở lại vẫn sẽ xảy ra nếu trong cộng đồng có những em bé chưa được miễn dịch. Nhờ việc du lịch, di chuyển từ nước này đến nước kia ngày nay rất đơn giản, virus cũng có thể xâm nhập và nhanh chóng lan rộng ở trong một quốc gia tưởng như đã “miễn nhiễm” với dịch bênh.

Tiêm chủng cũng là gián tiếp bảo vệ những em bé không thể được chủng ngừa hoặc không đáp ứng với thuốc chủng. Nếu các em bé xung quanh được tiêm phòng đầy đủ, thì con của chúng ta cũng sẽ ít có khả năng mắc bệnh hơn.

5 lầm tưởng về tiêm chủng cho con - Hình 1

2. Bệnh thủy đậu không gây tử vong nên không cần tiêm ngừa

Theo ước tính, mỗi năm ở Trung Quốc có khoảng 9.000 người đã nhập viện do thủy đậu. Trong số đó có khoảng 100 người chết vì bệnh thủy đậu. Tiêm vắc xin ngừa thủy đậu sẽ giúp trẻ hình thành cơ chế miễn dịch với căn bệnh lây lan rất nhanh và mang lại nhiều phiền toái này.

5 lầm tưởng về tiêm chủng cho con - Hình 2

Trẻ dù sợ tiêm mẹ vẫn cần cho con đi tiêm chủng (ảnh minh họa)

3. Trẻ được tiêm chủng hệ miễn dịch đã tốt, không cần cho con bú sữa mẹ

Sữa mẹ không giống như một loại vắc-xin có thể ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm, cũng không thể ngăn cản ho gà, bại liệt, ho gà, bạch hầu và bệnh nghiêm trọng khác. Tuy nhiên nếu bú sữa mẹ, trẻ sơ sinh sẽ ít có khả năng bị cảm lạnh, đau ốm, hệ miễn dịch cũng hoạt động tốt hơn và đáp ứng tốt hơn với vắc xin khi tiêm vào cơ thể.

Video đang HOT

4. Chích ngừa rồi mà con vẫn bị bệnh là do vắc xin “rởm”?

Trước hết cần phải khẳng đinh, việc tiêm vắc-xin thực sự có hiệu quả của nó. Tổ chức Y tế thế giới đã ghi nhận sự miễn dịch của cơ thể đối với các bệnh bại liệt, sởi , bạch hầu và các bệnh khác trên cơ thể hàng chục ngàn trẻ em. Vắc-xin phát huy công dụng với hầu hết mọi trẻ nhưng với một số bé, cơ thể lại không có phản ứng với thuốc chủng ngừa. Do đó, chỉ có thể khẳng định, những trẻ được tiêm phòng sẽ có tỷ lệ miễn dịch là 85%. Tuy nhiên với những bé không tiêm, con số này là 0%.

5. Sau tiêm phải dán miếng hạ sốt/ khoai tây lên vết tiêm

Nhiều chị em hay rỉ tai nhau những mẹo để tránh sốt, tránh sưng vết tiêm sau tiêm. Ty nhiên đây là quan niệm sai lầm. Sau khi tiêm chủng, trẻ sẽ ở lại 30 phút tại điểm tiêm để các cán bộ y tế theo dõi. Các phản ứng như sốt nhẹ (dưới 38,5 độ), đau hoặc sưng tấy nhẹ tại vết tiêm, quấy khóc là những phản ứng hết sức bình thường.

Các bà mẹ không nên dùng thuốc mẹo cho bé uống hay đắp lòng trắng trứng gà, khoai tây hoặc miếng dán hạ sốt trực tiếp lên vết tiêm bởi như vậy sẽ làm giảm tác dụng của vacxin. Khi các phản ứng trên kéo dài hơn một ngày hoặc trẻ có các dấu hiệu bất thường sau tiêm chủng như sốt cao trên 39 độ C, co giật, quấy khóc kéo dài, bú kém, khó thờ….mẹ cần đưa ngay trẻ tới bệnh viên hoặc các cơ sở y tế.

Khám phá

Nỗi lo bệnh thuỷ đậu và nguy cơ bùng phát dịch tay chân miệng

Những ngày qua, khi dịch sởi tạm lắng, bệnh thủy đậu, chân tay miệng đang có nguy cơ bùng phát khiến người dân hoang mang, lo lắng. Trước nỗi lo các bệnh truyền nhiễm "vào mùa", các chuyên gia cho rằng, bài học từ vụ dịch sởi cho thấy, Bộ Y tế "phản ứng chậm" với công tác phòng, chống dịch và sự mập mờ cung cấp thông tin.

Bài học xương máu

Sự việc ba trẻ em chết tức tưởi sau khi tiêm vắc-xin viêm gan B tại bệnh viện Đa khoa Hướng Hoá (Quảng Trị) hồi tháng 7/2013 cùng với sự mập mờ thông tin về nguyên nhân cái chết tại thời điểm xảy ra sự cố do "sốc phản vệ", "lỗi vắc-xin", "có chất lạ trong vắc-xin" là giọt nước tràn ly sau hàng loạt sự cố đã từng xảy ra khiến người dân mất lòng tin vào chất lượng vắc-xin, hoang mang không dám đưa con đi ngừa tiêm chủng.

Thực tế từ trước đến nay, đã có rất nhiều trường hợp, trẻ sơ sinh tử vong sau khi tiêm vắc-xin nhưng nguyên nhân chưa được đào sâu làm rõ, hoặc mập mờ trong cách xử lý, cung cấp của ngành y tế. "Tư lệnh" của ngành này đã từng nói rằng: "Lỗi vắc-xin, thì xử vắc-xin, lỗi cán bộ thì xử cán bộ..." làm cho người dân chẳng hiểu gì và quy trách nhiệm cho vắc-xin "có vấn đề". Thế là họ không cho con đi tiêm chủng nữa với giải thích là bảo vệ con?! Dư luận đặt câu hỏi, phải chăng đó cũng chính là nguyên do dẫn đến tình trạng người dân e ngại tiêm chủng ngừa sởi, thuỷ đậu, chân tay miệng thời gian vừa qua. Bởi, trên thực tế, theo công bố của Bộ Y tế, phần lớn số trẻ em tử vong trong dịch sởi đều do chưa tiêm phòng vắc-xin.

Chị Đoàn Thu Trang (đường Giải Phóng, Hoàng Mai, Hà Nội) cho hay: "Dịch sởi và các bệnh truyền nhiễm xảy ra thời gian qua khiến người dân hết sức hoang mang, lo lắng. Các bác sỹ khuyến cáo, cách phòng bệnh tốt nhất là tiêm phòng vắc-xin. Thế nhưng, sự cố tiêm vắc-xin ở Quảng Trị khiến chúng tôi lo ngại, lan sang các loại vắc-xin khác. Bản thân tôi cũng rất e ngại khi đưa con đi tiêm chủng. Thật sự, có thời điểm, cứ nghe nói, đưa con đi tiêm vắc-xin, mẹ chồng tôi cũng phản ứng rất dữ dội, không đồng ý cho đi tiêm. Đợt dịch sởi vừa rồi, Hà Nội là "tâm sởi", nhiều trẻ tử vong nên tôi mới đưa con đi tiêm phòng".

Không chỉ riêng chị Trang, rất nhiều bà mẹ cùng có chung tâm lý e ngại về chất lượng vắc-xin, bởi tất cả những vụ việc liên quan đến vắc-xin chưa được ngành y tế công bố rõ ràng lỗi ra sao? Lỗi ở chỗ nào? Dù được các bác sỹ khuyến cáo phải tiêm chủng đầy đủ nhưng không ít bà mẹ vẫn "điếc không sợ súng" và đó chính là mầm mống của dịch bệnh.

"Cháy" vắc-xin ngừa chủng, Bộ Y tế nói không thiếu

Theo tìm hiểu của PV báo Đời sống và Pháp luật, trước nhu cầu tiêm chủng vắc-xin phối hợp sởi - quai bị - rubella (3 trong 1) tăng cao do lo ngại dịch sởi, tại nhiều cơ sở tiêm chủng dịch vụ trên địa bàn TP.Hà Nội những ngày qua đã xảy ra tình trạng khan hiếm vắc-xin. Một số bác sỹ cho biết, do lượng trẻ đến tiêm sởi dồn dập trong thời gian qua nên không đủ vắc-xin dịch vụ để tiêm. Nhiều nhân viên y tế đã khuyến cáo các bậc cha mẹ đưa trẻ đến phường tiêm phòng vắc-xin trong chương trình Tiêm chủng mở rộng Quốc gia.

Tại khoa Nhi bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cũng tiếp nhận nhiều trẻ đến khám thủy đậu. Nhiều bà mẹ phàn nàn, thấy có hiện tượng nhiều trẻ ở lớp bị thủy đậu, gia đình muốn đưa con đi tiêm phòng nhưng đến phòng tiêm nào cũng treo biển hết vắc-xin. Chị Nguyễn Thị Bích Ngọc (Khâm Thiên, Hà Nội) cho biết, khi thấy con xuất hiện nốt phỏng dạ đầu tiên, chị vội vàng cho con đi tiêm chủng dịch vụ nhưng tại đó bác sỹ thông báo hết vắc-xin thủy đậu và nói phải đợi ít ngày.

Nhiều cơ sở tiêm chủng cũng cho biết, vắc-xin thủy đậu, cúm, vắc-xin phối hợp "5 trong 1" và "6 trong 1" hết sạch từ nhiều tháng qua. Chia sẻ với PV, một bác sỹ cho hay, thời điểm này đã rải rác ghi nhận các ca bệnh thủy đậu cũng là bệnh lây qua đường hô hấp. Nếu như không phòng bệnh tốt, trẻ mắc sởi đồng nhiễm với thủy đậu sẽ vô cùng nguy hiểm, điều trị cực kỳ khó khăn, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ, thậm chí là tính mạng của trẻ.

Cũng theo tìm hiểu của PV, từ ngày 25/4, TP. Đà Nẵng tổ chức tiêm vắc-xin sởi cho trẻ em mũi 1 và mũi 2. Theo trung tâm Y tế dự phòng TP. Đà Nẵng, hiện tại, vắc-xin đủ để đáp ứng nhu cầu. Tuy nhiên, các vắc-xin dịch vụ gồm thủy đậu; sốt, quai bị, rubella; Infanix Hexa (6 trong 1); Pentaxin - Pháp (5 trong 1) hết hàng. Đại diện Sở Y tế tỉnh Bình Định cho biết, khi có thông tin về diễn biến phức tạp của bệnh sởi, người dân ồ ạt đưa trẻ đi tiêm vắc-xin dịch vụ "3 trong 1" nên sau đó vắc-xin này hết. Việc này không ảnh hưởng đến công tác phòng chống sởi ở địa phương, bởi vắc-xin sởi miễn phí trong chương trình Tiêm chủng mở rộng Quốc gia vẫn được cung cấp đầy đủ. TP.HCM thì đã cạn sạch vắc-xin phòng bệnh sởi dịch vụ "3 trong 1".

Trước thông tin cho rằng, hết vắc-xin ở các điểm tiêm chủng, ngày 29/4, trao đổi với PV, PGS.TS Nguyễn Đăng Hiền - Giám đốc trung tâm Nghiên cứu sản xuất vắc-xin và sinh phẩm y tế (Bộ Y tế) khẳng định, không thiếu vắc-xin sởi. Hiện, Việt Nam đã sản xuất được vắc-xin theo công nghệ Nhật Bản với công suất tối đa 7,5 triệu liều/năm. Trong khi đó, năm 2013, cả nước mới chỉ sử dụng hết 2,7 triệu liều. Hiện, số vắc-xin được đưa về các địa phương sẽ bảo đảm tiêm đủ đến đầu tháng Năm và trung tâm sẽ cung ứng thêm để cam kết tất cả các phòng tiêm chủng không thiếu thuốc tiêm phòng sởi cho trẻ. Cũng theo ông Hiền, đối với một số vắc-xin phối hợp "6 trong 1", "5 trong 1", vắc-xin thủy đậu là những vắc-xin tiêm dịch vụ và không thuộc chương trình Tiêm chủng mở rộng Quốc gia, nên việc cung cấp là do các công ty tư nhân đảm nhiệm.

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cho rằng, việc lập dự trù, đặt hàng của một số cơ sở tiêm chủng chưa kịp thời, dẫn đến việc thiếu vắc-xin cho nhu cầu tiêm chủng dịch vụ. Hiện sáu loại vắc-xin phòng bệnh đa giá (sởi, quai bị, rubella) được cấp đăng ký lưu hành tại Việt Nam vẫn còn hiệu lực. Hiện tượng "cháy" vắc-xin thủy đậu trên thị trường là có thật. Bởi vắc-xin thủy đậu không giống như 11 vắc-xin thuộc chương trình Tiêm chủng mở rộng Quốc gia như vắc-xin bại liệt, bạch hầu, ho gà, uốn ván, sởi, viêm não..., hàng năm được Bộ Y tế chủ động dự trù theo kế hoạch và cung ứng miễn phí cho trẻ em trên toàn quốc, vắc-xin phòng bệnh thủy đậu là vắc-xin được cung cấp theo nhu cầu của thị trường.

Nỗi lo bệnh thuỷ đậu và nguy cơ bùng phát dịch tay chân miệng - Hình 1

Bệnh tay chân miệng đã xuất hiện tại 62 địa phương.

"Đề toán khó", bắt đầu giải từ đâu?

Đại diện Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, cùng với dịch sởi, dịch tay chân miệng, thủy đậu cũng đang bùng phát, có thể dẫn đến nguy cơ dịch chồng dịch. Tại buổi thăm và tặng cho bệnh nhi sởi đang điều trị ở bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM mới đây, Bộ trưởng bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhận định: "Hiện nay, phần lớn số bệnh nhân nhập viện là những trường hợp mắc bệnh nặng có liên quan đến sởi, thời gian tới có thể vẫn tiếp tục ghi nhận những trường hợp tử vong liên quan đến sởi".

Thị sát các bệnh viện điều trị sởi ở TP.HCM, Bộ trưởng Bộ Y tế và các thành viên trong đoàn cho biết, dịch sởi nơi đây đã giảm. Tuy nhiên, nhiều loại bệnh truyền nhiễm khác lại đang "vào mùa".

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng, đến thời điểm này, TP.HCM có hơn 1.500 ca mắc sởi, tuy nhiên, nơi đây chưa có ca tử vong, nhờ ưu thế thời tiết thuận lợi và điều trị tốt. Theo Bộ trưởng Tiến, để khống chế dịch sởi và hạn chế cả sốt xuất huyết cũng như tay chân miệng, cần tập trung tuyên truyền mạnh ở các bệnh viện và các điểm tiêm chủng. Tỉ lệ tiêm chủng chưa đạt 100%, trong khi đợt này, dịch sởi đến chu kỳ dịch bệnh. Do đó, truyền thông rất quan trọng, qua báo chí người dân biết về nguy cơ mắc sởi mà tiêm vắc-xin. Sắp tới, các bệnh viện cũng phải tập trung tuyên truyền mạnh bởi bệnh tay chân miệng cũng nguy hiểm hơn cả sởi - Bộ trưởng Tiến nói.

Người đứng đầu ngành y tế cho rằng, ngoài việc lọc bệnh, phân tuyến và hạn chế lên tuyến trên, các bệnh viện tuyến Trung ương, tỉnh cũng thành lập đơn vị điều trị hai bệnh tay chân miệng và sốt xuất huyết. Bộ trưởng Tiến cho rằng, trước đây, nhiều đơn vị không chủ động cung cấp thông tin cho báo chí, thậm chí né tránh nên việc tuyên truyền chưa tới.

Theo nhận định của bộ Y tế, bệnh thủy đậu cũng đang gia tăng tại TP.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Bình Dương. PGS.TS Bùi Vũ Huy, Trưởng khoa Nhi (bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương) cho biết, bệnh nhân bị thủy đậu cũng xuất hiện rải rác. Hiện, thời tiết với độ ẩm vẫn còn khá cao, đây là điều kiện cho virus phát triển mạnh. Trước thông tin bệnh thủy đậu, chân tay miệng đang "vào mùa", dư luận quan ngại liệu có xảy ra tình trạng "chậm phản ứng" của Bộ Y tế và đi theo "vết xe đổ" của dịch sởi. Tuy nhiên, bác sỹ Huy khuyến cáo: "Người dân không nên hoang mang mà cần đưa con đi tiêm chủng đầy đủ".

Hơn 17.000 ca mắc tay chân miệng, thêm 3 bệnh nhi tử vong do sởi

Theo báo cáo của cục Y tế Dự phòng (bộ Y tế), từ đầu năm 2014 đến ngày 3/5, Việt Nam ghi nhận 17.410 trường hợp mắc, 2 trường hợp tử vong. Đã có 2 trường hợp tử vong do bệnh tay chân miệng.

Liên quan đến diễn biến dịch sởi, cục Y tế Dự phòng cho biết, trong 5 ngày nghỉ lễ (từ 30/4 đến 4/5) ghi nhận 246 trường hợp xác định dương tính với sởi, trong đó số mắc trong các ngày nghỉ không có đột biến mà tương đối đồng đều (ngày thấp nhất 47 ca mắc, cao nhất 52 ca). Tích lũy từ đầu năm 2014 đến nay, cả nước ghi nhận 4.030 trường hợp mắc sởi xác định trong số 14.661 trường hợp sốt phát ban nghi sởi tại 62/63 tỉnh, thành phố. Ghi nhận 25 trường hợp tử vong do sởi trong số 133 trường hợp nặng xin về và tử vong có liên quan đến sởi. Từ đầu tháng Năm đến ngày 4/5 cả nước có thêm 3 trường hợp tử vong (1/5 thêm 2 bệnh nhi tử vong tại bệnh viện Bạch Mai, 1 bệnh nhi vào 3/5 tại bệnh viện Nhi Trung ương).

Các chuyên gia nhận định, rất có thể có những trường hợp một bệnh nhi cùng lúc mắc bệnh sởi và tay chân miệnh. Sau sởi, tay chân miệng sẽ là bệnh viêm não Nhật Bản và sốt xuất huyết, dự báo đỉnh dịch sốt xuất huyết sẽ từ tháng 6 đến tháng 10. Tháng 6 đến tháng 8 sẽ là mùa của bệnh viêm não Nhật Bản ở phía bắc. Nếu gọi sởi là "bão" thì viêm não Nhật Bản là "siêu bão", do mức độ nặng, tỉ lệ tử vong rất cao, ước tính của thế giới là 20-30%.

Ngành Y tế rút kinh nghiệm trong công tác truyền thông

Ngày 29/4, tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ, Bộ trưởng bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhận được nhiều câu hỏi của PV liên quan đến trách nhiệm của ngành y khi bệnh sởi bùng phát trong thời gian qua làm chết hơn 100 trẻ em. Theo bà Tiến, sự việc dù khách quan, chủ quan hay ở cấp độ quản lý nào và do ai gây ra nhưng khi đã động đến lĩnh vực sức khỏe thì người đứng đầu ngành cũng có ít nhiều liên quan đến trách nhiệm. Qua sự việc, Bộ trưởng Tiến cho biết, ngành y tế có rút kinh nghiệm trong công tác truyền thông và trách nhiệm trong việc giảm tải, khống chế lây chéo trong bệnh viện.

PHẠM THIỆU - HƯƠNG LAN

Theo Đời Sống Pháp Luật

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Bỏ qua 2 triệu chứng không đau, người đàn ông phát hiện ung thư khi đã muộnBỏ qua 2 triệu chứng không đau, người đàn ông phát hiện ung thư khi đã muộn
08:40:34 01/05/2025
Ăn muối hay mì chính gây hại sức khỏe hơn?Ăn muối hay mì chính gây hại sức khỏe hơn?
08:39:48 02/05/2025
5 loại rau lành mạnh nhất bạn nên ăn hằng ngày5 loại rau lành mạnh nhất bạn nên ăn hằng ngày
17:58:42 02/05/2025
Điều gì xảy ra với cơ thể khi uống trà xanh sai thời điểm?Điều gì xảy ra với cơ thể khi uống trà xanh sai thời điểm?
09:07:43 01/05/2025
"Siêu robot" hỗ trợ 120 loại phẫu thuật khó có mặt tại TPHCM"Siêu robot" hỗ trợ 120 loại phẫu thuật khó có mặt tại TPHCM
07:24:37 02/05/2025
Cô gái 28 tuổi nguy kịch trong lúc phẫu thuật thẩm mỹ nâng mũi ở TPHCMCô gái 28 tuổi nguy kịch trong lúc phẫu thuật thẩm mỹ nâng mũi ở TPHCM
10:27:37 02/05/2025
Thực đơn phục hồi gan sau nhiều ngày uống bia rượuThực đơn phục hồi gan sau nhiều ngày uống bia rượu
19:20:56 02/05/2025
Ai nên tầm soát nhồi máu cơ tim?Ai nên tầm soát nhồi máu cơ tim?
08:43:37 01/05/2025

Tin đang nóng

Vụ bắn tài xế ở Vĩnh Long: clip hiện trường TX có dấu hiệu vi phạm, xử lý cán bộVụ bắn tài xế ở Vĩnh Long: clip hiện trường TX có dấu hiệu vi phạm, xử lý cán bộ
15:21:21 02/05/2025
Diễn biến toàn bộ vụ tai nạn làm bé gái tử vong đến việc người cha nổ súng bắn tài xếDiễn biến toàn bộ vụ tai nạn làm bé gái tử vong đến việc người cha nổ súng bắn tài xế
16:50:06 02/05/2025
QN Thanh Hiếu Đặc nhiệm 2K5 'dọn sạch' quá khứ sau clip tặng hoa 17M view là ai?QN Thanh Hiếu Đặc nhiệm 2K5 'dọn sạch' quá khứ sau clip tặng hoa 17M view là ai?
15:17:10 02/05/2025
"Cha đẻ" ca khúc 2 tỷ lượt xem: Sở hữu nhiều bài hit, giàu có cỡ nào?"Cha đẻ" ca khúc 2 tỷ lượt xem: Sở hữu nhiều bài hit, giàu có cỡ nào?
15:20:24 02/05/2025
Duyên Quỳnh giành giật với Võ Hạ Trâm, còn có động thái lạ, CĐM đào lại quá khứ?Duyên Quỳnh giành giật với Võ Hạ Trâm, còn có động thái lạ, CĐM đào lại quá khứ?
15:22:46 02/05/2025
Phương Mỹ Chi lộ khoảnh khắc tỷ view đêm 30/4, hậu ồn ào, vượt Hòa Minzy?Phương Mỹ Chi lộ khoảnh khắc tỷ view đêm 30/4, hậu ồn ào, vượt Hòa Minzy?
15:06:12 02/05/2025
Lễ diễu binh mừng 30/4: 1 nữ MC cướp lời bạn dẫn, VTV bị nói quay tệLễ diễu binh mừng 30/4: 1 nữ MC cướp lời bạn dẫn, VTV bị nói quay tệ
16:35:43 02/05/2025
Vụ sinh viên vô lễ với cựu chiến binh: Trường Văn Lang họp khẩn; xuất hiện bài xin lỗi nghi dùng AIVụ sinh viên vô lễ với cựu chiến binh: Trường Văn Lang họp khẩn; xuất hiện bài xin lỗi nghi dùng AI
16:47:19 02/05/2025

Tin mới nhất

Thời điểm uống nước chè xanh tốt nhất

Thời điểm uống nước chè xanh tốt nhất

08:28:49 02/05/2025
Chè nên được dùng trong ngày, không uống chè để qua đêm hoặc pha lại nhiều lần vì dễ nhiễm khuẩn, sinh độc tố. Đặc biệt, không nên thêm quá nhiều đường, sữa hoặc đá lạnh vì sẽ làm mất tác dụng điều hòa khí huyết của chè.
Ăn trứng gà mỗi ngày, điều gì xảy ra?

Ăn trứng gà mỗi ngày, điều gì xảy ra?

08:23:28 02/05/2025
Trứng là nguồn cung cấp đạm quen thuộc và giá rẻ, nhưng từng nhiều lần gây tranh cãi về mặt dinh dưỡng. Loại thực phẩm này trước đây bị cho là không tốt cho mỡ máu do chứa nhiềucholesterol.
Uống trà xanh mỗi ngày, cơ thể bạn có những thay đổi đáng kinh ngạc này

Uống trà xanh mỗi ngày, cơ thể bạn có những thay đổi đáng kinh ngạc này

08:18:50 02/05/2025
Các hợp chất trong trà xanh có khả năng giảm cholesterol xấu (LDL) và triglyceride, đồng thời tăng cholesterol tốt (HDL). Điều này giúp cải thiện lưu thông máu, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như xơ vữa động mạch, đau tim và đột quỵ...
Top 5 loại thực phẩm nên hạn chế ăn khi đi du lịch

Top 5 loại thực phẩm nên hạn chế ăn khi đi du lịch

08:14:49 02/05/2025
Khi đi du lịch, mọi người sẽ tiếp xúc với các nguồn thực phẩm mới, các quy trình xử lý thực phẩm tại địa phương và cả tiêu chuẩn, điều kiện vệ sinh khác nhau.
Điểm danh những tác dụng không ngờ của rau diếp cá bạn nên biết

Điểm danh những tác dụng không ngờ của rau diếp cá bạn nên biết

08:06:08 02/05/2025
Tất cả các bộ phận của rau diếp cá đều chứa tinh dầu. Thành phần các chất có trong tinh dầu chủ yếu là nhóm aldehyd, dẫn xuất ceton và 3-oxododecanal với tác dụng giống kháng sinh kháng khuẩn.
Thú cưng giúp ích gì cho bệnh nhân ung thư?

Thú cưng giúp ích gì cho bệnh nhân ung thư?

08:03:27 02/05/2025
Thú cưng có thể làm giảm cảm giác cô đơn, thúc đẩy cảm giác khỏe mạnh và thậm chí giảm nhu cầu dùng thuốc giảm đau.
3 món nên ăn trong bữa nhậu để giảm tác hại rượu bia

3 món nên ăn trong bữa nhậu để giảm tác hại rượu bia

07:15:48 02/05/2025
Trong những cuộc vui khó tránh khỏi rượu bia, việc chọn đúng món ăn không chỉ giúp bạn đỡ mệt sau tiệc mà còn là cách thiết thực để giảm gánh nặng cho gan - nhà máy giải độc của cơ thể.
Hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo vệ dữ liệu cá nhân

Hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo vệ dữ liệu cá nhân

10:03:28 01/05/2025
Vì vậy, việc tăng cường bảo vệ quyền cá nhân của người dân, như quyền kiểm soát dữ liệu cá nhân, hạn chế chuyển dữ liệu cá nhân xuyên biên giới sẽ góp phần tránh nguy cơ rò rỉ thông tin dữ liệu, giảm thiểu tình trạng lừa đảo.
Nỗ lực bao phủ vaccine sởi, tạo miễn dịch cộng đồng

Nỗ lực bao phủ vaccine sởi, tạo miễn dịch cộng đồng

09:42:09 01/05/2025
Để đạt được mục tiêu tiêm phòng, chống bệnh sởi đợt 3 năm 2025 theo kế hoạch, đợt này, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã cấp 4.800 liều vaccine phòng bệnh sởi cho 12 Trung tâm y tế huyện, thị xã, thành phố trong toàn tỉnh tổ chức tiê...
Báo động vi nhựa làm 356.000 người tử vong mỗi năm do bệnh tim

Báo động vi nhựa làm 356.000 người tử vong mỗi năm do bệnh tim

09:34:38 01/05/2025
Các nhà khoa học lý giải rằng sự bùng nổ công nghiệp sản xuất nhựa cùng với các quy định quản lý còn hạn chế ở những khu vực này có thể là nguyên nhân dẫn đến mức độ phơi nhiễm cao hơn.
5 món ăn vặt lý tưởng bà bầu nên mang theo khi đi du lịch

5 món ăn vặt lý tưởng bà bầu nên mang theo khi đi du lịch

09:24:28 01/05/2025
Nên chọn các sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, chế biến và bảo quản theo đúng tiêu chuẩn. Loại bỏ các loại hạt có biểu hiện nhiễm nấm mốc hay biến chất dễ nhiễm độc tố aflatoxin gây ngộ độc.
Trị phồng rộp da do cháy nắng

Trị phồng rộp da do cháy nắng

09:05:06 01/05/2025
Các vết phồng rộp da do ánh nắng mặt trời thường gây đau và ngứa và có thể rỉ dịch khi vỡ ra. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, hầu hết các vết phồng rộp do ánh nắng mặt trời có thể được điều trị tại nhà và lành trong vòng vài tuần.

Có thể bạn quan tâm

Ca sĩ Vbiz biểu diễn tới 8 vũ trường/đêm, nhận cát-xê chục cây vàng hiện ra sao?

Ca sĩ Vbiz biểu diễn tới 8 vũ trường/đêm, nhận cát-xê chục cây vàng hiện ra sao?

Sao việt

20:57:56 02/05/2025
Lam Trường vẫn chăm chỉ đi biểu diễn, hoạt động nghệ thuật trong thời gian qua. Dù đã đi hát được hơn 30 năm, anh vẫn là cái tên được nhiều khán giả yêu thích và quan tâm
Hojlund gây bão mạng với bình luận sau chiến thắng của MU

Hojlund gây bão mạng với bình luận sau chiến thắng của MU

Sao thể thao

20:54:40 02/05/2025
Tiền đạo Rasmus Hojlund đã khiến người hâm mộ MU sửng sốt với một bình luận đầy ẩn ý, sau khi Quỷ đỏ giành chiến thắng 3-0 ngay trên sân khách trước Bilbao ở lượt đi bán kết Europa League.
Quả đắng cho "mỹ nhân 200 năm nữa chưa có ai đẹp bằng" làm ra chuyện đáng xấu hổ nhất trong lịch sử showbiz

Quả đắng cho "mỹ nhân 200 năm nữa chưa có ai đẹp bằng" làm ra chuyện đáng xấu hổ nhất trong lịch sử showbiz

Sao châu á

20:52:10 02/05/2025
Từ 1 minh tinh được yêu mến với nhan sắc xinh đẹp, hình ảnh sang trọng và có tài diễn xuất, Tăng Lê sụp đổ danh tiếng chỉ sau 1 ngày.
Thủ tướng Modi kêu gọi thúc đẩy sáng tạo trong lĩnh vực truyền thông và giải trí

Thủ tướng Modi kêu gọi thúc đẩy sáng tạo trong lĩnh vực truyền thông và giải trí

Thế giới

20:50:34 02/05/2025
Cũng theo nhà lãnh đạo Ấn Độ, những nhà sáng tạo cần tận dụng tối đa cơ hội hiện nay, dám ước mơ lớn và cống hiến hết sức để hiện thực hóa tầm nhìn của mình.
Ra mắt huyền thoại 2025 Honda Super Cub C125, giá từ 81,5 triệu đồng

Ra mắt huyền thoại 2025 Honda Super Cub C125, giá từ 81,5 triệu đồng

Xe máy

20:16:20 02/05/2025
Lần này, điểm nhấn của huyền thoại Super Cub C125 chính nằm ở 3 tùy chọn màu sắc hoàn toàn mới, trong khi các thông số kỹ thuật và trang bị vẫn được giữ nguyên như phiên bản trước.
Vụ cô giáo bị tát, bắt đứng dưới mưa: Phụ huynh xin lỗi, mong được tha thứ

Vụ cô giáo bị tát, bắt đứng dưới mưa: Phụ huynh xin lỗi, mong được tha thứ

Pháp luật

20:06:04 02/05/2025
Ngày 2/5, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Nghệ An đang tạm giữ Hà Văn Thúy (SN 1985, trú xã Tân Thắng, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An) để làm rõ hành vi gây rối trật tự công cộng.
Nữ ca sĩ đáng sợ nhất showbiz bất ngờ có 1 hành động khiến piano bùng lửa, gây lo ngại cháy nổ trên sân khấu

Nữ ca sĩ đáng sợ nhất showbiz bất ngờ có 1 hành động khiến piano bùng lửa, gây lo ngại cháy nổ trên sân khấu

Nhạc quốc tế

20:02:19 02/05/2025
Mới đây vào ngày 28/4, Beyoncé đã chính thức khởi động tour Cowboy Carter với điểm dừng chân đầu tiên là Los Angeles.
Người thắng đậm nhờ bản remix 45 giây và tinh thần yêu nước của người trẻ dịp lễ 30/4

Người thắng đậm nhờ bản remix 45 giây và tinh thần yêu nước của người trẻ dịp lễ 30/4

Nhạc việt

19:58:16 02/05/2025
Rất lâu sau Nhật Ký Của Mẹ, nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung có thêm 1 bản hit vươn tầm quốc dân nhờ sức mạnh của lòng yêu nước.
Quang Linh bị bắt, team châu Phi tan rã, Công Giáp rời nhóm tự lập kênh?

Quang Linh bị bắt, team châu Phi tan rã, Công Giáp rời nhóm tự lập kênh?

Netizen

19:40:31 02/05/2025
Sau khi Quang Linh Vlogs (Phạm Quang Linh, SN 1997) bị khởi tố, bắt tạm giam, tình hình hoạt động của team châu Phi nhận được sự quan tâm của cư dân mạng, đặc biệt là chưa công bố người quản lý thay thế.
Vì sao chó nghe và hiểu khi chủ nhân gọi tên?

Vì sao chó nghe và hiểu khi chủ nhân gọi tên?

Lạ vui

18:39:44 02/05/2025
Việc một chú chó phản ứng khi nghe tên không đơn thuần là phản xạ - đó là kết quả của nhiều năm tiến hóa và tình cảm được nuôi dưỡng từng ngày.
Thị trường di động toàn cầu nhận tin tốt

Thị trường di động toàn cầu nhận tin tốt

Thế giới số

18:31:19 02/05/2025
Theo đó, số lượng hàng xuất xưởng đạt 296,9 triệu thiết bị. Tốc độ tăng trưởng của thị trường điện thoại thông minh trên toàn cầu đã chậm lại trong quý thứ ba liên tiếp.