5 lần đứt cáp quang biển AAG gần nhất
Từ 2014 đến nay, tuyến cáp quang biển quốc tế AAG liên tục gặp sự cố, gây thiệt hại cho người dùng và các doanh nghiệp trong nước.
Từ khi đi vào hoạt động năm 2009, tuyến cáp quang biển quốc tế AAG hơn 10 lần gặp sự cố. Mỗi khi xảy ra đứt cáp, toàn bộ những truy cập trong nước đến các dịch vụ nước ngoài như Facebook, Gmail, YouTube,… bị gián đoạn, thậm chí không thể truy cập.
Cáp quang biển gặp sự cố, hàng loạt các dịch vụ quan trọng như Google Mail, YouTube, Facebook,… khó truy cập.
Trong những ngày đầu năm mới 2015, cáp quang biển AAG gặp sự cố. Trước đó đúng 2 năm, người dùng Việt cũng khó kết nối với quốc tế. Khi đó, tuyến cáp này bị đứt vào ngày 20/12/2013 và phải tới 4/1/2014 mới khôi phục được. Vị trí đứt cách bờ biển Vũng Tàu 278 km.
Đến 15/7/2014, AAG đứt cách Vũng Tàu 18 km, điểm xảy ra sự cố nằm ở độ sâu 19 m dưới mực nước biển. Cáp được nối vào 27/7/2014.
Đúng hai tháng sau (15/9/2014), AAG lại ngưng kết nối ở vùng biển gần Hong Kong. Đến 29/9, đơn vị điều hành tuyến cáp phát hiện thêm đoạn đứt mới cách Hong Kong 68 km. Ngày 2/10, cả hai điểm đứt được khắc phục hoàn toàn.
Video đang HOT
Theo các nhà cung cấp dịch vụ Internet trong nước, những lần đứt cáp quang trong năm 2014 đã gây thiệt hại 40% lưu lượng đi quốc tế. Để giảm thiểu ảnh hưởng đến khách hàng và người dùng trong nước, các ISP đã phải thuê lưu lượng từ các tuyến cáp quang trên đất liền với giá cao hơn so với AAG.
Ngày 5/1/2015, đoạn cáp rẽ vào Vũng Tàu lại đứt. Đến 22/1, sự cố được khắc phục hoàn toàn. Internet tại Việt Nam trở lại bình thường sau 17 ngày trì trệ.
Ba tháng sau sự cố đầu năm, sáng 23/4, cáp biển AAG đoạn gần bờ biển Vũng Tàu bị rò nguồn, tín hiệu sụt giảm mạnh và có thể sắp đứt hẳn trong vài ngày tới. Đơn vị điều hành tuyến cáp đang xác định vị trí và chuẩn bị cho các công tác hàn nối, khắc phục hậu quả.
Theo các chuyên gia trong ngành, việc đứt cáp quang biển có thể do nhiều nguyên nhân như bão, giông tố, động đất dưới đáy biển,.. hoặc do tác động trực tiếp của con người như dây neo tàu biển kéo đứt cáp, phá hoại có chủ đích hoặc do động vật biển.
Tại các nước phát triển, cáp quang biển là một hệ thống có nhiều cáp và nhiều đoạn cập bờ. Do đó, nếu có một đoạn đứt, truy cập Internet vẫn không bị ảnh hưởng nhiều vì đã có những tuyến khác chia tải.
Tại Việt Nam, AAG vẫn là tuyến kết nối chính chứa phần lớn lưu lượng đi quốc tế. Ngoài ra, các ISP trong nước như VNPT, Viettel, FPT,…cũng thuê thêm các tuyến cáp lớn như SMW 3 (Nối Đông Nam Á, Trung Đông và Tây Âu), APG (Nối các nước châu Á Thái Bình Dương),…
Duy Tín
Theo Zing
Sáng 23/4, cáp quang biển AAG lại bị đứt
Vào lúc 5h45 ngày 23/4/2015, tuyến cáp quang biển AAG lại bị đứt. Hiện tại, VNPT-I vẫn chưa xác định chính xác điểm đứt, chỉ phát hiện có sự cố sụt nguồn.
Cáp quang biển AAG vừa bị đứt lần thứ 2 trong năm 2015.
Tin từ Công ty Viễn thông quốc tế VNPT-I, vào lúc 5h45 ngày 23/4/2015, tuyến cáp quang biển AAG lại bị đứt song VNPT-I vẫn chưa xác định chính xác địa điểm.
Ông Lâm Quốc Cường, Giám đốc VNPT-I cho hay, hiện nay VNPT đang khẩn trương triển khai tất cả các phương án để định tuyến lại liên lạc, hạn chế tối đa việc ảnh hưởng tới thông tin liên lạc của khách hàng.
Ông Cường cũng cho biết, đây không phải lần đầu tiên cáp quang biển AAG bị đứt nên VNPT-I đã sẵn sàng phương án ứng cứu, khắc phục, xác minh điểm đứt để có thể sữa chữa sự cố nhanh nhất có thể.
Đây là lần thứ 2 trong năm 2015 tuyến cáp AAG bị đứt. Trước đó, vào lúc 8h5 ngày 5/1/2015 trên hệ thống cáp quang biển quốc tế AAG đã xảy ra sự cố bất khả kháng gây sụt giảm dung lượng hơn 110G hướng đi Hồng Kông, 30G hướng đi Mỹ và một số kênh 2.5G hướng đi Singapore, Nhật Bản của VNPT.
Tuyến cáp quang AAG được khánh thành và đưa vào sử dụng từ tháng 11/2009, có chiều dài hơn 20.000 km, dung lượng thiết kế đạt 2 Terabit/giây, kết nối trực tiếp khu vực Đông Nam Á với Mỹ. Điểm cập bờ ở Việt Nam là ở Vũng Tàu. Ngoài khả năng kết nối Đông Nam Á với Mỹ, AAG còn có thể kết nối đến Australia, Ấn Độ, Châu Âu và châu Phi thông qua điểm cập bờ của hệ thống. Tại Việt Nam, các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) đều sử dụng tuyến cáp quan trọng này để kết nối với quốc tế.
Trong năm 2014, tuyến cáp quang biển AAG liên tục đứt khiến Internet đi quốc tế tại Việt Nam bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Viẹc này lọt vào Top 10 sự kiện ICT của năm 2014. Cụ thể từ 2/3 đến 9/3/2014, người dùng Internet ở Việt Nam bị ảnh hưởng khi kết nối đi quốc tế vì tuyến cáp quang biển AAG tiến hành bảo dưỡng.
Ngày 5/7/2014, tuyến cáp quang biển này lại bị sự cố tại vị trí cách bờ biển Vũng Tàu 18 km gây gián đoạn việc cung cấp dịch vụ của các nhà khai thác viễn thông trong khu vực, trong đó có Việt Nam. Không dừng lại ở đó, ngày 15/9/2014 trên hệ thống cáp quang biển quốc tế AAG từ Việt Nam, hướng chủ yếu đi Hong Kong, Mỹ, đoạn thuộc vùng biển gần Hong Kong lại bị đứt khiến Inernet của Việt Nam kết nối đi quốc tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Thực trạng trên đòi hỏi các doanh nghiệp của Việt Nam phải tính đến phương án kết nối khác nhằm đảm bảo hạn chế tối đa những sự cố đứt cáp quang biển ảnh hướng lớn đối với sử dụng dịch vụ.
Theo M.Q/ICTNews
Đến lúc nên nói lời chia tay với tuyến cáp quang biển AAG? Sau hàng loạt sự cố xảy ra với tuyến cáp quang biển AAG ảnh hưởng đến chất lượng Internet đi quốc tế, rất nhiều ý kiến cho rằng phải tính đến chuyện thay thế tuyến cáp này. Chưa đầy 2 năm đã có tới 4 lần tuyến cáp quang biển AAG bị đứt và 1 lần phải tạm dừng để bảo dưỡng, gây...










Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tài khoản Microsoft mới sẽ dùng passkey làm phương thức đăng nhập mặc định

Có nên sử dụng miếng dán màn hình riêng tư cho smartphone?

Samsung chuẩn bị tung One UI 8 Beta vào tháng 6

Chủ nhân máy tính xách tay HP có thể dễ dàng tự sửa chữa

Wikipedia ứng dụng AI tạo sinh hỗ trợ cộng đồng biên tập viên

Cách khắc phục hiệu quả khi ChatGPT bị lỗi dễ dàng nhất

Lượng sử dụng Starlink tăng vọt do mất điện

Người dùng iPhone nhận cảnh báo 'sốc', xAI của Elon Musk làm điều gây chấn động

Meta có thể dừng hoạt động của Facebook, Instagram tại Nigeria

iPhone có một tính năng không phải ai cũng biết

Lý do bất ngờ khiến Windows 7 khởi động chậm chạp

Hướng dẫn cách quay màn hình Google Meet đơn giản, tiện lợi
Có thể bạn quan tâm

Hiệu ứng Boomerang từ chính sách thuế quan của Tổng thống Trump
Thế giới
19:51:34 05/05/2025
Võ Hạ Trâm: Tiêu biểu ca sĩ phái thực lực, chồng Ấn cưng hết mực, tặng kim cương
Sao việt
19:48:26 05/05/2025
Vụ nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long: 2 biên bản hiện trường có sự khác biệt?
Tin nổi bật
19:42:56 05/05/2025
Lọ Lem tái xuất, mặt mộc mới dậy hút triệu view, gửi "chiến thư" tới Nàng Mơ?
Netizen
19:35:54 05/05/2025
Triệu Lộ Tư: Hát không hay nhưng tự tin có thừa!
Nhạc quốc tế
19:30:54 05/05/2025
Thời tiết lúc này không thể "nóng" bằng Jennie khoe ảnh bikini: 1 chi tiết độc quyền không ai có được
Phong cách sao
19:28:59 05/05/2025
Làm vườn dưa 50m2 trên sân thượng, gia chủ ở TPHCM bội thu vài tạ trái mỗi mùa
Sáng tạo
19:18:18 05/05/2025
Cô giáo tử vong bất thường bên lề đường
Pháp luật
18:46:27 05/05/2025
Cơn đau đầu của HLV Tuchel
Sao thể thao
18:46:10 05/05/2025
Xu hướng quần jeans đẹp nhất mùa này
Thời trang
18:36:14 05/05/2025