5 lợi ích của lá trầu không
Lá trầu không rất phổ biến ở nước ta. Đây là loại thảo mộc không chỉ gắn liền với phong tục ăn trầu mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Dưới đây là một số lợi ích của việc ăn lá trầu không:
1. Lá trầu không giúp giảm đau đầu
Lá trầu có thể có tác dụng giảm đau và làm mát, được sử dụng để làm dịu cơn đau đầu. Để xác định lá trầu ảnh hưởng đến chứng đau đầu như thế nào, cần có thêm nhiều nghiên cứu trên cả người và động vật. Tuy nhiên, hãy đi khám nếu bạn bị đau đầu dai dẳng hoặc đau dữ dội.
2. Giảm căng thẳng và lo âu
Lá trầu không là phương pháp điều trị tự nhiên cho chứng lo âu và trầm cảm nhờ đặc tính kích thích nhẹ, giúp giảm căng thẳng, nâng cao tâm trạng và tăng cường sự minh mẫn cho tinh thần.
Lá trầu không giảm đau đầu, giảm căng thẳng và lo âu…
3. Hỗ trợ sức khỏe hô hấp
Lá trầu có đặc tính chống viêm mạnh, hỗ trợ làm sạch hệ hô hấp khỏi chất nhầy. Theo các nghiên cứu, lá trầu không có thể giúp điều trị viêm phế quản, cảm lạnh, ho và hen suyễn…
Có nhiều phương pháp khác nhau để sử dụng lá trầu điều trị ho và cảm lạnh. Để điều trị cảm lạnh hoặc ho, hãy ngâm một lá trầu đã nghiền nát trong dầu mù tạt nóng và đắp lên ngực. Xay một vài lá trầu để chiết xuất nước ép, sau đó trộn chúng với một thìa mật ong với hai thìa nước ép, uống hai lần một ngày, tốt nhất là nửa giờ sau khi ăn.
4. Tăng cường tiêu hóa
Video đang HOT
Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao sau một bữa ăn no, mọi người lại nhai lá trầu không? Điều này là do lá trầu có đặc tính chống đầy hơi, bảo vệ ruột khiến nó trở thành một chất bổ sung được khuyến nghị giúp tăng cường tiêu hóa, thúc đẩy lưu thông, hấp thụ các vitamin và chất dinh dưỡng thiết yếu của ruột.
5. Tính chất kháng nấm và sát trùng
Lá trầu không được biết đến như một loại cây thuốc truyền thống có chứa các hợp chất polyphenol như tannin và flavonoid. Tannin và flavonoid là các hợp chất phenolic có đặc tính ức chế kháng nấm và kháng khuẩn.
Lá trầu không cũng thường được dùng để điều trị viêm khớp, kháng nấm. Đắp bột lá trầu không giúp loại bỏ nhiễm trùng nấm ở vùng bị ảnh hưởng.
Những thói quen xấu khiến giác mạc bị tổn thương
Những thói quen như: dụi mắt, lạm dụng nhỏ thuốc mắt, xông lá trầu không khi đau mắt... vô tình khiến giác mạc bị tổn thương và gây ảnh hưởng đến thị lực.
Giác mạc là phần không thể thiếu của đôi mắt, có vai trò như thấu kính hội tụ đưa hình ảnh lên võng mạc để chúng ta nhìn thấy sự vật.
Giác mạc sẽ đáp ứng tốt với các tổn thương hoặc vết trầy xước nhỏ, các tế bào biểu mô khỏe mạnh sẽ nhanh chóng trượt đến, bắc cầu qua các tổn thương trước khi tổn thương bị nhiễm trùng và gây ảnh hưởng thị lực. Tổn thương nông có thể hồi phục hoàn toàn hoặc chỉ để lại sẹo rất mỏng.
Giác mạc có vai trò như thấu kính hội tụ đưa hình ảnh lên võng mạc để chúng ta nhìn thấy sự vật.
Nếu tổn thương thâm nhập giác mạc sâu hơn, quá trình lành sẹo sẽ mất nhiều thời gian, bệnh nhân sẽ cảm giác đau rất nhiều, mờ mắt, kích thích chảy nước mắt, đỏ mắt và cực kỳ nhạy cảm với ánh sáng. Các tổn thương giác mạc sâu sẽ để lại sẹo dày, giảm tầm nhìn và có thể phải ghép giác mạc.
Giác mạc là gì, chức năng của giác mạc
Giác mạc (hay còn gọi là lòng đen) có tên tiếng anh là cornea, là một màng trong suốt có hình chỏm cầu chiếm 1/5 phía trước của vỏ nhãn cầu. Giác mạc cấu tạo gồm 5 lớp thực hiện chức năng bảo vệ nhãn cầu, kiểm soát và hội tụ ánh sáng đi vào mắt.
Giác mạc có cấu tạo gồm 5 lớp màng giúp cho giác mạc có những chức năng sau:
Giác mạc cùng với hốc mắt, mi mắt, củng mạc bảo vệ bề mặt nhãn cầu tránh các tác nhân như vi trùng, bụi, các tác nhân có hại khác xâm nhập vào nhãn cầu.
Giác mạc giống như một thấu kính có chức năng kiểm soát và hội tụ các tia sáng vào mắt. Giác mạc chiếm 2/3 công suất khúc xạ của nhãn cầu. Để nhìn rõ, các tia sáng đến bề mặt nhãn cầu phải được hội tụ bởi giác mạc và thủy tinh thể để rơi đúng vào võng mạc. Võng mạc chuyển các tia sáng thành các xung thần kinh truyền đến não giúp ta nhận biết hình ảnh.
Ngoài ra, giác mạc còn giống như bộ lọc sàng lọc tia cực tím (UV) có hại cho mắt, nếu không, thủy tinh thể và võng mạc sẽ bị tổn hại bởi tia UV.
Những người bị viêm kết mạc dị ứng, dụi mắt như một phản ứng tự nhiên để hết ngứa, nhưng kỳ thực hành vi đó chẳng giải quyết được chứng ngứa mà còn gây đỏ mắt, tổn thương viêm nhiều hơn, thậm chí có thể gây giác mạc hình chóp.
Những thói quen xấu gây ảnh hưởng giác mạc
Dụi mắt khi ngứa, cộm mắt
Khi mắt bị ngứa, cộm do côn trùng, cát hoặc kể cả không rõ lý do, việc đưa tay lên day dụi mắt sẽ khiến giác mạc có nguy cơ bị xước, gây viêm loét giác mạc, hình thành sẹo giác mạc, ảnh hưởng đến thị lực.
Những người bị viêm kết mạc dị ứng, dụi mắt như một phản ứng tự nhiên để hết ngứa, nhưng kỳ thực hành vi đó chẳng giải quyết được chứng ngứa mà còn gây đỏ mắt, tổn thương viêm nhiều hơn, thậm chí có thể gây giác mạc hình chóp.
Trong một số trường hợp, việc dụi mắt với lực mạnh còn có thể dẫn đến tổn thương các mạch máu nhỏ tại mắt và khiến lòng trắng của mắt bị đỏ, đồng thời những vùng da quanh mắt sẽ chuyển màu thâm đen, gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khiến bạn già hơn so với tuổi. Thậm chí, thói quen này còn có thể khiến giác mạc ngày càng mỏng, bị biến dạng, suy giảm thị lực và đôi khi cần thực hiện phẫu thuật mới có thể giải quyết triệt để vấn đề này.
Bỏ kính, tập nhìn để... khỏi cận
Người đã bị tật khúc xạ như cận thị, biện pháp để có thể nhìn tốt là đeo kính đúng số. Không có chuyện bị cận thị, đeo kính liên tục khiến cận nặng hơn như nhiều người vẫn nghĩ.
Và việc bỏ kính, tập nhìn không thể giúp khỏi cận. Trái lại, bỏ kính sẽ khiến mắt phải điều tiết mệt mỏi hơn, gây tăng độ khúc xạ.
Massage, bấm huyệt, tập yoga cho mắt
Hiện nay, có nhiều hội nhóm quảng cáo trên mạng xã hội về việc massage, bấm huyệt, tập yoga có thể khỏi tật khúc xạ, nhưng thực ra, đến nay chưa có nghiên cứu chính thống nào khẳng định có thể chữa khỏi tật khúc xạ bằng massage, bấm huyệt ở mắt hay tập yoga cho mắt.
Vì vậy, nếu bạn đang áp dụng cách này với mong muốn khỏi cận thị thì dừng ngay kẻo mất thời gian vô ích. Massage, bấm huyệt hay tập yoga đúng cách cũng tốt cho sức khỏe, giúp máu lưu thông tốt hơn, nhưng không vì thế mà khỏi được tật khúc xạ.
Xông nước lá trầu không khi đau mắt đỏ
Trong dân gian trước đây bà con hay mách nhau chữa đau mắt đỏ bằng xông nước lá trầu không. Nhưng theo nghiên cứu mới đây cho thấy xông nước lá trầu không không có tác dụng chữa bệnh. Hơn thế, xông không đúng cách còn dễ bị bỏng mắt.
Khi bị đau mắt đỏ (thường do virus hoặc vi khuẩn), bên cạnh việc dùng thuốc theo chỉ định, chỉ cần giữ vệ sinh mắt sạch sẽ, dùng bông sạch lau gỉ mắt, rửa mắt bằng nước muối sinh lý là đủ.
Nhỏ sữa mẹ, nhỏ nước chanh vào mắt trẻ
Ở một số vùng miền, nhất là vùng sâu, vùng xa vẫn còn tình trạng nhỏ sữa mẹ hay nước cốt chanh vào mắt trẻ sơ sinh khi mắt trẻ có dấu hiệu bị viêm. Đây là cách chữa bệnh rất phản khoa học, gây nguy hiểm cho mắt trẻ, khiến trẻ có nguy cơ mù lòa
Sữa mẹ giàu dinh dưỡng, khi nhỏ vào mắt trẻ sẽ là "mồi ngon" cho vi khuẩn. Như vậy, mắt trẻ đang viêm, chỉ cần nhỏ một giọt sữa mẹ vào, mắt trẻ sẽ càng viêm nặng hơn do cuộc "tổng tiến công" của vi khuẩn. Nước cốt chanh có nhiều axit, axit không có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn.
Tự mua thuốc nhỏ mắt
Việc tự mua thuốc nhỏ mắt khi không có kiến thức chuyên môn dễ gây hại cho mắt, khiến mắt không khỏi bệnh mà còn có thể gặp những tác dụng phụ không mong muốn của thuốc. Khi bạn bị đau mắt đỏ, sưng mi mắt, ngứa, cộm mắt... hay có bất cứ khó chịu nào ở mắt, cần đi khám bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không được tự mua thuốc nhỏ mắt.
Cây thuốc quý có nhiều ở Việt Nam nhưng ít người sử dụng Lá trầu không được coi là một loại thảo dược quý trong y học dân gian với nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng ngày nay lại ít người sử dụng. Từ xa xưa, lá trầu không đã được biết đến như một loại thảo dược quý với nhiều lợi ích cho sức khỏe. Không chỉ là một phần văn hóa truyền thống,...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

10 bí quyết duy trì chế độ ăn lành mạnh trong kỳ nghỉ lễ tránh tăng cân

Cảnh giác tình trạng say nắng, say nóng ở trẻ nhỏ khi tham dự lễ diễu binh

6 lợi ích khi ăn bơ thường xuyên

Loại củ bùi béo cực nhiều ở Việt Nam, ăn vào vừa khỏe người vừa đẹp dáng

7 vị thuốc tốt cho người bị gãy xương

Sau cắt trĩ, người phụ nữ phải nhập viện nhổ đinh 8 lần và bị suy thận

Loại quả Việt được ví như 'ngọc quý' cho sức khỏe, bổ dưỡng đủ đường lại dễ mua

Ăn uống thoải mái dịp lễ, nên chuẩn bị thuốc gì để phòng rối loạn tiêu hóa?

Tăng thuế để hạn chế tiêu thụ đồ uống có đường

Những dấu hiệu nhận biết mắc bệnh não mô cầu

Virus quen thuộc gây bệnh hô hấp nghiêm trọng ở trẻ em

Có thể bạn đang đánh răng bằng kim loại độc hại
Có thể bạn quan tâm

Nàng WAG vượt cả Doãn Hải My, Chu Thanh Huyền, được dân mạng khen xinh nhất, lộ diện sau sinh không thể nhận ra
Sao thể thao
19:02:56 30/04/2025
Nữ BTV có pha xử lý cực tinh tế khi phỏng vấn em bé trên sóng trực tiếp sau lễ diễu binh, diễu hành 30/4
Netizen
18:44:46 30/04/2025
TP.HCM náo nức chờ pháo hoa tối 30-4: Người dân đến giữ chỗ từ sớm
Tin nổi bật
18:39:33 30/04/2025
Nữ ca sĩ kể chuyện đạn bi cắm hơn 50 năm trong mắt bố cựu chiến binh, Trang Pháp tưởng nhớ ông ngoại Đại sứ
Sao việt
18:06:43 30/04/2025
Tài tử Park Seo Joon cứu sống em nhỏ bị u não, bức thư của người mẹ gây xôn xao cõi mạng
Sao châu á
18:03:47 30/04/2025
Mỹ nữ đẹp đến nỗi AI cũng phải chào thua trong phim Hàn đỉnh nhất hiện tại: Body này có thật trên đời hay sao?
Hậu trường phim
17:49:28 30/04/2025
Nga triển khai S-300PS tới Kyrgyzstan: Bước đi chiến lược củng cố sức mạnh ở Trung Á
Thế giới
17:38:55 30/04/2025
"Con của mẹ đã sống một cuộc đời đáng sống" - câu chuyện khiến triệu người bật khóc trong bộ phim đáng xem nhất thời điểm này
Phim việt
14:40:11 30/04/2025
Các điểm du lịch Miền Tây rộn ràng đón khách dịp lễ 30-4 và 1-5
Du lịch
14:22:48 30/04/2025
Dòng iPhone 17 Pro 'lỡ hẹn' công nghệ màn hình độc quyền
Thế giới số
14:16:42 30/04/2025