5 nút thắt cần gỡ ngay sau bê bối thi cử chấn động

Bên cạnh yêu cầu xử lý nghiêm gian lận thi cử, cái gốc của vụ việc là xem xét kỳ thi THPT quốc gia tiếp tục như thế nào.

Một kỳ thi THPT quốc gia 2018, hàng trăm bài thi được nâng điểm để vào các trường đại học tốp trên, 3 vụ án tại 3 địa phương đã bị khởi tố, hàng chục cán bộ giáo dục bị bắt giam, hàng trăm sinh viên nhập học rồi bị trả lại địa phương, danh sách phụ huynh có chức quyền mua điểm ngày một đông. Chưa bao giờ, sự học trở nên xấu xí, lòng tin xã hội bị chà đạp phũ phàng như vậy.

Việc gì cũng có nguyên nhân sâu xa của nó. Không bàn về khía cạnh đạo đức xã hội, ở khía cạnh quản lý cũng có nhiều nguyên nhân. Như người ta nói: “Ai buộc chuông thì người đó sẽ tháo chuông”, “muốn gỡ dây phải tìm người buộc dây”.

Ai buộc dây, đã buộc ra sao, và nên cởi như thế nào?

Từ “2 chung” sang “3 trong 1″

Tháng 11/2013, Nghị quyết 29/NQ-TW của Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục Việt Nam nêu rõ: “Đổi mới phương thức thi và công nhận tốt nghiệp THPT theo hướng giảm áp lực và tốn kém cho xã hội mà vẫn bảo đảm độ tin cậy, trung thực, đánh giá đúng năng lực học sinh, làm cơ sở cho việc tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học… Giao quyền tự chủ tuyển sinh cho các cơ sở giáo dục đại học”.

5 nút thắt cần gỡ ngay sau bê bối thi cử chấn động - Hình 1

Gian lận điểm thi ở Hà Giang

Tháng 6/2014, Chính phủ ban hành Nghị quyết 44/NQ-CP về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 29, trong đó nêu rõ “Đổi mới việc tổ chức thi, công nhận tốt nghiệp THPT và tuyển sinh cao đẳng, đại học, tiến tới tổ chức một kỳ thi chung, lấy kết quả để xét công nhận tốt nghiệp THPT và làm căn cứ tuyển sinh đào tạo nghề và đào tạo cao đẳng, đại học; thành lập các trung tâm khảo thí độc lập”.

Tháng 7/2014, Bộ GD-ĐT công bố quyết định 2653/QĐ-BGDĐT ban hành kế hoạch hành động triển khai chương trình trên, nêu rằng sẽ “Thành lập trung tâm đánh giá chất lượng giáo dục quốc gia để triển khai việc đổi mới thi, công nhận tốt nghiệp THPT và tuyển sinh cao đẳng, đại học; tiến tới tổ chức một kỳ thi quốc gia để xét công nhận tốt nghiệp phổ thông và làm căn cứ tuyển sinh cao đẳng, đại học”.

Tháng 2/2015, Bộ GD-ĐT ban hành Thông tư 02/2015/TT-BGDĐT về Quy chế tổ chức thi THPT quốc gia, thay thế cho các quy chế thi tốt nghiệp phổ thông trước đó, nêu rõ (điều 2): thi THPT quốc gia nhằm 3 mục đích:

(1) Lấy kết quả để xét công nhận tốt nghiệp THPT;
(2) Cung cấp thông tin để đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông;
(3) Cung cấp dữ liệu làm căn cứ để tuyển sinh ĐH, CĐ.

Từ năm 2015, cuộc thi THPT quốc gia – một kỳ thi đa mục tiêu “3 trong 1″ – bắt đầu được thực hiện, thay thế cho kỳ thi tốt nghiệp THPT và thi đại học “2 chung” trước đó.

Cụm thi: 4 năm thay đổi 3 lần

Khái niệm “cụm thi” – là nơi sẽ tổ chức trông thi, chấm thi cho thí sinh trong 4 năm 2015-2018 được thay đổi 3 lần.

Năm 2015: Mỗi cụm thi đại học (thí sinh dự thi vừa để xét công nhận tốt nghiệp THPT vừa để xét tuyển sinh ĐH, CĐ) phục vụ cho việc thi cử của ít nhất 2 tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương và do các trường đại học chủ trì, còn các cụm thi tốt nghiệp (chỉ để xét tốt nghiệp) thì thi trong cụm do Sở GD-ĐT chủ trì. Trong năm 2015, có tất cả 38 cụm thi đại học và 65 cụm thi tốt nghiệp. Nhiều thí sinh từ tỉnh này phải sang tỉnh khác để thi.

Video đang HOT

Năm 2016, sửa đổi đáng lưu ý là quy định mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đều tổ chức cụm thi đại học do trường đại học chủ trì, và cụm thi tốt nghiệp do sở GDĐT chủ trì. Năm 2016 có tất cả 70 cụm thi đại học và 50 cụm thi tốt nghiệp.

Năm 2017, thông tư mới về thi THPT quốc gia thay thế cho quy định của năm 2015. Một thay đổi lớn về thi THPT quốc gia trong thông tư 04/2017 là quy định “mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức một cụm thi do-sở-GDĐT-chủ-trì, dành cho tất cả các thí sinh đăng ký dự thi tại tỉnh”. Các trường đại học tham gia với vai trò phối hợp, không còn vai trò chủ trì như các năm 2015, 2016 nữa.

Năm 2018 các cụm thi được tổ chức giống như 2017.

Sai sót “chết người” ở đây là mặc dù đã quyết định thi THPT quốc gia là kỳ thi đa mục tiêu vừa để xét tốt nghiệp vừa để làm căn cứ tuyển sinh đại học, mặc dù đã quyết định tổ chức thi tại địa phương để giảm nhẹ tốn kém đi lại của thí sinh, nhưng lại giao cho địa phương chủ trì.

Mâu thuẫn lợi ích giữa các địa phương (muốn con em quê hương mình vào được các trường đại học tốt) và các trường đại học (tuyển được đầu vào có chất lượng tốt) làm cho tiêu cực có đất để nở hoa kết trái (mầm thì đã thể hiện qua phong trào “2 không” năm 2007 khi xiết chặt thi cử và tỷ lệ thi tốt nghiệp ngay lập tức giảm mạnh).

Được giao cho chủ trì, và vì lợi ích cục bộ, tiêu cực tại địa phương đã nảy sinh và không phải chỉ một nơi. Quy định giao cho địa phương chủ trì đã để “lửa gần rơm” từ 2016, và 2018 thì bén. Mà có khi bén ngay từ 2017…

5 nút thắt cần gỡ ngay sau bê bối thi cử chấn động - Hình 2

Gỡ dây: 5 nút thắt

Gỡ 1: Trung tâm Khảo thí

Nghị quyết 44/2014/NQ-CP của Chính phủ đã nêu rõ cần “thành lập các Trung tâm Khảo thí độc lập” (mục II.4.a). Kế hoạch hành động được ban hành theo Quyết định 2653/2014/QĐ-BGDĐT của Bộ GDĐT cũng nêu cần “thành lập trung tâm đánh giá chất lượng giáo dục quốc gia” (mục II.4.c). Trong QĐ 2653 cũng chỉ rõ cần xây dựng và thực hiện “Đề án đổi mới thi tốt nghiệp phổ thông và tuyển sinh đại học, cao đẳng” và “Đề án đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và kiểm định, đánh giá chất lượng giáo dục và đào tạo”.

Đề án đổi mới thi tốt nghiệp phổ thông và tuyển sinh đại học, cao đẳng giai đoạn 2018-2020 đã được ban hành theo quyết định 1475/QĐ-BGDĐT ngày 17/4/2018 (và đã được Bộ GDĐT thu hồi sau đó 1 tháng) cũng không nhắc đến việc thành lập Trung tâm Khảo thí độc lập, mà chỉ nhắc đến việc xây dựng 25 trung tâm thi vệ tinh để từ 2021 thí sinh thi trên máy tính.

5 năm đã trôi qua và việc thành lập các Trung tâm Khảo thí chưa được thực hiện, còn Cục Khảo thí và Kiểm định Chất lượng Giáo dục cũng đã được đổi tên, bỏ đi chữ Khảo thí và Kiểm định, với tên mới là Cục Quản lý Chất lượng. Kiểm định được giao cho các trung tâm kiểm định đã được thành lập, còn Khảo thí giao về đâu?

Nếu như có các trung tâm khảo thí đủ mạnh, tổ chức các kỳ thi độc lập đánh giá năng lực kiểu như “SAT Vietnam” – để cho các trường đại học cao đẳng dựa vào đó để tuyển sinh, thì kỳ thi chung (3 trong 1) không còn cần thiết.

Mỗi năm có cả triệu thí sinh Việt Nam học xong phổ thông, cứ tính là 50% có nhu cầu vào đại học cao đẳng, mỗi thí sinh thi 3-4 môn, thi 1-2 lần – cứ tính là thi tất cả là 5 lần đi – sẽ là 2.5 triệu lượt thi/năm. Nếu thu 2 USD/lượt thì (khoảng 50 ngàn đồng/lượt), thì mỗi năm SAT Vietnam có doanh thu 5 triệu USD. Đủ lớn để PPP (BOT) nếu nhà nước muốn nắm, hoặc tốt hơn là thành lập Trung tâm Khảo thí độc lập với nhà nước. Việc này cần phải được làm ngay…

Gỡ 2: Thi THPT

Việc thay đổi nền giáo dục “vị-thi-cử” sang giáo dục “vị-giáo-dục” không thể ngày một ngày hai, khi nhiều thầy cô thấy hẫng hụt khi bỏ thi THPT – mất đi động cơ quan trọng của việc dạy của thầy cô và việc học của học sinh hiện nay.

Việc thi THPT còn nhằm một mục tiêu rất quan trọng là cung cấp thông tin để đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông ở các địa phương.

Chẳng hạn nếu chỉ dựa vào kết quả thi THPT quốc gia thì tỷ lệ tốt nghiệp của Sơn La, Hà Giang mấy năm qua không quá 20% – và cần phải có động thái của địa phương và của trung ương để hỗ trợ nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông tại các địa phương này.

Cho nên nói thẳng luôn: khi không thi thì mất động lực dạy và học, khi bệnh thành tích tại địa phương vẫn còn, khi chất lượng giáo dục phổ thông các địa phương còn quá khác biệt, nhiều địa phương là vùng trũng giáo dục – thì vẫn phải có một kỳ thi tốt nghiệp mang tính quốc gia.

Gỡ 3: Giải quyết xung đột lợi ích

Khi vẫn còn những trường đại học (mà là nhiều trường Top) sử dụng kết quả thi THPT để xét tuyển đại học, khi tỷ lệ tốt nghiệp gần 98% – tức tốt nghiệp THPT không quá khó, thì với thí sinh và phụ huynh, với địa phương, kỳ thi THPT quốc gia mang tầm quan trọng của một kỳ thi đại học.

Để tránh xung đột lợi ích, không thể để cho địa phương chủ trì việc chấm thi. Trông thi vẫn nên tổ chức tại địa phương để thuận lợi cho thí sinh, và với việc thi trắc nghiệm, trong phòng thi mỗi thí sinh một đề, có thêm cán bộ trông thi từ các trường đại học, lắp camera trong phòng thi… thì tạm yên tâm về khâu trông thi.

Việc chấm thi cần do Bộ GD-ĐT chủ trì, tổ chức chấm thi tập trung dựa trên dữ liệu bài thi được quét chuyển về Bộ ngay khi thi xong. Kỳ thi năm 2019 sắp tời mới chỉ tăng cường vai trò tổ chức của các trường đại học, còn vẫn chấm thi tại địa phương – nút thắt này chưa được gỡ.

Gỡ 4: Giảm nhẹ

Dù sao thì tỷ lệ tốt nghiệp THPT hàng năm vẫn trên 95%. Với Luật Giáo dục hiện nay, vẫn có thể áp dụng cơ chế đặc cách công nhận tốt nghiệp cho một tỷ lệ thí sinh nhất định, chỉ tổ chức thi cho số thí sinh còn lại.

Nếu chỉ để xét tốt nghiệp thì có thể đặc cách miễn thi rất nhiều, nhưng để có số liệu làm cơ sở đánh giá chất lượng giáo dục tại địa phương thì số thí sinh dự thi phải đủ lớn.

Đề nghị là cho các địa phương xét đặc cách xét tốt nghiệp cho 30% thí sinh khá giỏi tính từ trên xuống tại địa phương mình, còn 70% vẫn thi THPT quốc gia. Như vậy vẫn còn động cơ dạy và học, giảm bớt đi được 30% số thí sinh thi cử – tức khoảng 300 ngàn thí sinh 1 năm, và vẫn đủ số liệu để đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông tại các địa phương.

Gỡ 5: Tự chủ tuyển sinh đại học

Mục 4 mà gỡ xong thì buộc các trường đại học phải tăng cường tự chủ tuyển sinh, vì 30% số thí sinh khá giỏi không có điểm thi THPT Quốc gia.

Đây là một cú hích tăng tính vận động của các trường đại học ngay cả khi chưa có Trung tâm Khảo thí SAT Vietnam.

Giống bố mẹ muốn con cái tự chủ, thì một trong những việc đầu tiên là không nấu cơm cho chúng sẵn có mà ăn nữa…

Lê Trường Tùng (Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường ĐH FPT)

Theo báo VNN

Nhiều phụ huynh Hong Kong cho con học tại nhà

Nhận thấy nhiều học sinh không hứng thú khi học ở trường, chị Tse Lai-man quyết định cho con trai học ở nhà với lịch trình linh hoạt.

Sau bữa sáng đủ chất dĩnh dưỡng, cậu bé Tin Tin (7 tuổi) dành phần lớn thời gian ở nhà để đọc sách và một số hoạt động học tập khác. Hai lần một tuần cậu học trượt băng kết hợp với tập luyện bóng đá, cầu lông.

Mẹ Tin Tin, chị Tse Lai-man, cho biết con trai không có lịch trình học cụ thể mà thay đổi thường xuyên, phụ thuộc vào sở thích của con. Chủ nhật, gia đình Tin Tin cùng nhau nấu ăn, trò chuyện và chơi cờ vua.

Là nhân viên xã hội làm việc trong các trường học ở Hong Kong, chị Tse nhận thấy một số học sinh không có hứng thú với bất kỳ môn học nào tại trường, các em chỉ đến ngồi đó. Những môn học truyền thống ở trường không giúp học sinh tìm kiếm và phát triển sở thích cá nhân.

Những kinh nghiệm có được trong thời gian làm việc thúc đẩy chị áp dụng phương pháp giáo dục tại nhà cho con trai. Tse luôn ưu tiên quyền tự chủ cho Tin Tin. Khó khăn duy nhất của việc học ở nhà là thu nhập gia đình giảm đi do chị Tse không còn đi làm toàn thời gian.

Nhiều phụ huynh Hong Kong cho con học tại nhà - Hình 1

Tse Lai-man cùng con trai chơi đồ hàng để phát triển trí tưởng tượng và các giác quan. Ảnh: SCMP

Nhiều gia đình tại Hong Kong đang cân nhắc áp dụng việc học tại nhà cho con em. Một cặp vợ chồng người nước ngoài giấu tên sống ở Hong Kong đã quyết định cho con trai học ở nhà sau khi học xong mẫu giáo.

Lý giải sự lựa chọn của mình, cặp vợ chồng cho hay: "Hiện nay, hầu hết trẻ em dành thời gian ở trường hoặc ở trung tâm dạy thêm từ 9h sáng đến 6h chiều và chỉ giáo viên, phương tiện truyền thông mới có sức ảnh hưởng trong suốt quá trình trưởng thành của chúng". Họ không muốn con cái mình học tập như vậy.

Con trai họ đang theo học ba buổi sáng một tuần ở trường mẫu giáo. Trong thời gian đó, cậu bé học nói và viết bằng tiếng Trung Quốc. Sau bữa trưa, cậu bé thường dành thời gian làm bài tập về nhà và đọc sách. Tuy nhiên, giống như Tin Tin, lịch trình của cậu bé thường thay đổi linh hoạt.

Trong những ngày đẹp trời, cậu bé sẽ tạm gác việc học tập sang một bên và dành thời gian đi dạo bằng xe đạp. Em cũng sưu tập các tạp chí về thiên nhiên với những bức ảnh về động vật hoang dã.

Theo nhà lập pháp ngành giáo dục Ip Kin-yuen, phụ huynh chỉ nên cho con học tại nhà sau khi đã cân nhắc kỹ lưỡng. Bởi vì giáo dục tại nhà là một quá trình khó khăn, cha mẹ không nên vội quyết định.

Việc học tại nhà cũng đặt ra câu hỏi rằng liệu phương pháp này có thể cung cấp một chương trình học cân bằng với những hoạt động tại các trường học hay không. Và có khả năng trẻ em học tại nhà ít cơ hội giao tiếp.

Phó giáo sư Florrie Ng Fei-yin của khoa tâm lý giáo dục Đại học Trung Quốc, cho biết trẻ em học tại nhà vẫn có thể giao tiếp thông qua các hoạt động nhóm. Nhưng các em vẫn bỏ lỡ những khía cạnh nhất định của trải nghiệm học tập theo nhóm. Bởi trong lớp học toán, trẻ em thường được tiếp xúc với các câu trả lời của các bạn cùng lứa và cách tiếp cận khác nhau để giải quyết một vấn đề cụ thể. Giáo viên có thể thảo luận với các em tại sao lựa chọn cách tiếp cận tốt hơn và đó là một phần quan trọng của việc học.

"Tóm lại, phụ huynh nên cân nhắc những ưu và nhược điểm của việc học tại nhà trước khi đưa ra quyết định và nên xem xét tính cách, trình độ học tập của con mình", phó giáo sư Florrie kết luận.

Tú Anh

Theo SCMP

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Quang Lê bị trục xuất: "Họ giữ tôi đúng 12 tiếng"Quang Lê bị trục xuất: "Họ giữ tôi đúng 12 tiếng"
12:43:33 12/05/2025
PGS.TS Bùi Hiền 'cha đẻ' cải tiến "tiếq Việt" khiến dư luận dậy sóng vừa qua đờiPGS.TS Bùi Hiền 'cha đẻ' cải tiến "tiếq Việt" khiến dư luận dậy sóng vừa qua đời
13:41:01 12/05/2025
HOT: Tiểu hoàng tử - công chúa nhà Song Joong Ki và vợ Tây lộ diện?HOT: Tiểu hoàng tử - công chúa nhà Song Joong Ki và vợ Tây lộ diện?
17:15:25 12/05/2025
Hai đề nghị đặc biệt của bà Trương Mỹ Lan sau bản án tử hìnhHai đề nghị đặc biệt của bà Trương Mỹ Lan sau bản án tử hình
16:55:29 12/05/2025
Vũ Cát Tường chia sẻ về căn bệnh di truyền, 3 tháng phải tầm soát ung thư một lầnVũ Cát Tường chia sẻ về căn bệnh di truyền, 3 tháng phải tầm soát ung thư một lần
13:57:22 12/05/2025
Đau lòng bức ảnh điều dưỡng sưng mắt vì bị đánh trước ngày tôn vinh nghềĐau lòng bức ảnh điều dưỡng sưng mắt vì bị đánh trước ngày tôn vinh nghề
15:23:31 12/05/2025
Khoa Pug sốc nặng khi lên Google tra tên người phụ nữ cứ nhìn mình trong quán ăn, hoang mang vì không nghĩ chuyện này lại xảy raKhoa Pug sốc nặng khi lên Google tra tên người phụ nữ cứ nhìn mình trong quán ăn, hoang mang vì không nghĩ chuyện này lại xảy ra
14:18:03 12/05/2025
Phường Dương Nội vào cuộc vụ cô gái 'tố' bị người đàn ông đánh trước mặt công anPhường Dương Nội vào cuộc vụ cô gái 'tố' bị người đàn ông đánh trước mặt công an
15:29:40 12/05/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Argentina: Tìm thấy hơn 80 thùng tài liệu của phát xít Đức

Argentina: Tìm thấy hơn 80 thùng tài liệu của phát xít Đức

Thế giới

18:56:18 12/05/2025
Một thẩm phán liên bang thời đó đã ra lệnh tịch thu toàn bộ và chuyển vụ việc lên Tòa án Tối cao. Hiện chưa rõ lý do vì sao số tài liệu này lại được gửi đến Argentina, cũng như Tòa án Tối cao khi đó đã xử lý ra sao.
Minh tinh Amber Heard chào đón cặp song sinh ở tuổi 39

Minh tinh Amber Heard chào đón cặp song sinh ở tuổi 39

Sao âu mỹ

18:49:25 12/05/2025
Nữ minh tinh Amber Heard thông báo chào đón cặp song sinh, một trai, một gái vào ngày 11/5. Amber Heard gửi lời chúc tới các bà mẹ trên khắp thế giới và mong mọi người cùng chia vui với cô nhân Ngày của mẹ.
Lời kể rùng mình của đôi vợ chồng trong vụ sập đường dẫn cầu mới khánh thành tại Tây Ninh: "Tôi chỉ biết kêu cứu vì sợ bị chôn sống"

Lời kể rùng mình của đôi vợ chồng trong vụ sập đường dẫn cầu mới khánh thành tại Tây Ninh: "Tôi chỉ biết kêu cứu vì sợ bị chôn sống"

Netizen

18:45:14 12/05/2025
Theo ghi nhận của báo Dân Trí, vào tối 11/5, ông Lê Văn Khắng (SN 1966) trằn trọc trên giường bệnh tại khoa Ngoại chấn thương, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh, vì chân trái bị gãy vừa được bó bột.
Quầng Mặt trời xuất hiện ở nhiều khu vực

Quầng Mặt trời xuất hiện ở nhiều khu vực

Lạ vui

18:40:19 12/05/2025
Sáng nay 12/5, nhiều tài khoản mạng xã hội ào ạt chia sẻ hiện tượng quầng mặt trời xuất hiện ở Lạng Sơn, Thái Nguyên và một số tỉnh miền Bắc.
6 mẹo trữ đông thực phẩm không dính chùm lấy từng phần dễ dàng, khỏi cần rã đông cả đống

6 mẹo trữ đông thực phẩm không dính chùm lấy từng phần dễ dàng, khỏi cần rã đông cả đống

Sáng tạo

18:36:44 12/05/2025
Trong nhịp sống hiện đại, trữ đông thực phẩm đã trở thành cứu cánh cho những ngày bận rộn, vừa tiết kiệm thời gian, vừa giúp thực phẩm bảo quản được lâu. T
Tiết lộ mới về iOS 19

Tiết lộ mới về iOS 19

Thế giới số

18:33:44 12/05/2025
Nguồn tin từ Bloomberg tiết lộ Apple đang chuẩn bị một cải tiến nhỏ nhưng hữu ích trên hệ điều hành iOS 19.Tính năng này liên quan đến khả năng kết nối WiFi công cộng, chẳng hạn như ở khách sạn, nhà hàng hoặc phòng tập thể dục.
Lam Tâm Nghiên: "Cảnh sát" thất tình đóng 18+, U35 tài sản nghìn tỷ không ai lấy

Lam Tâm Nghiên: "Cảnh sát" thất tình đóng 18+, U35 tài sản nghìn tỷ không ai lấy

Sao châu á

18:16:23 12/05/2025
Sự nghiệp không quá vang dội nhưng nhờ có tài kinh doanh, Lam Tâm Nghiên tích lũy được khối tài sản khủng. Dẫu vậy, cô vẫn phải chịu cảnh độc thân khi bước sang tuổi 35.
List 5 kiểu tóc dài nữ tính, 'hack tuổi' cho nàng công sở U40

List 5 kiểu tóc dài nữ tính, 'hack tuổi' cho nàng công sở U40

Làm đẹp

18:12:40 12/05/2025
Nàng công sở có thể lựa chọn nhiều màu sắc khác nhau để nhuộm highlight, từ những gam màu nhẹ nhàng, tự nhiên như vàng, nâu sáng, hay nâu đỏ, cho đến những màu sắc phá cách và cá tính hơn như khói, tím, xanh.
Hoa hậu Hà Kiều Anh, Giáng My khiến nhiều người trầm trồ vì nhan sắc

Hoa hậu Hà Kiều Anh, Giáng My khiến nhiều người trầm trồ vì nhan sắc

Phong cách sao

18:09:43 12/05/2025
Xuất hiện tại sự kiện Sắc gốm xuân thì , hoa hậu Hà Kiều Anh và Giáng My khiến nhiều người trầm trồ vì nhan sắc xinh đẹp bất chấp tuổi tác.
5 món đồ công sở nhận nhiều ý kiến trái chiều: Người khen ưng mắt, người chê kém duyên

5 món đồ công sở nhận nhiều ý kiến trái chiều: Người khen ưng mắt, người chê kém duyên

Thời trang

18:06:33 12/05/2025
Đây là 5 món đồ công sở nhận nhiều ý kiến trái chiều, từ đó giúp bạn cân nhắc kỹ lưỡng hơn trước khi quyết định diện chúng đến văn phòng.
Danh ca Ý Lan: sinh 9 con, U70 vóc dáng 'đủ wow', lấy chồng thứ 3 phát hiện sốc

Danh ca Ý Lan: sinh 9 con, U70 vóc dáng 'đủ wow', lấy chồng thứ 3 phát hiện sốc

Sao việt

18:01:50 12/05/2025
Có sự nghiệp rực rỡ nhưng hôn nhân của Ý Lan lại trắc trở. Lên xe hoa từ năm 20 tuổi nhưng chỉ hơn 10 năm cuộc hôn nhân đầu tiên tan vỡ. Sau đó bà lại đắm đuối vào cuộc tình với một đồng nghiệp trẻ tuổi là ca sĩ Tuấn Cường nhưng cũng đổ...