5 vấn đề xung quanh liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư đang “thịnh hành”

Theo dõi VGT trên

Chi phí một chu kỳ dùng liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư khoảng 60 – 120 triệu đồng. Bệnh nhân sẽ phải truyền thuốc trong 1 ngày với thời gian khoảng 3 tuần/chu kỳ và truyền liên tục 3 chu kỳ, nghỉ một thời gian lại điều trị tiếp.

Liệu pháp miễn dịch hiện được coi là thành tựu nổi bật trong các biện pháp điều trị ung thư

5 vấn đề xung quanh liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư đang thịnh hành - Hình 1

Từ phải sang: PGS.TS Lê Văn Quảng, ThS Phạm Tuấn Anh, TS Đào Văn Tú

1. Liệu pháp miễn dịch điều trị ung thư là gì?

PGS.TS Lê Văn Quảng, Phó Giám đốc Bệnh viện K thông tin, hiện các phương pháp điều trị ung thư phổ biến bao gồm: phẫu thuật, hoá trị, xạ trị và chăm sóc giảm nhẹ. Trong những năm gần đây, liệu pháp miễn dịch là thành tựu nổi bật nhất. Hiểu đơn giản, đây là liệu pháp dùng thuốc kích hoạt hệ thống miễn dịch của cơ thể để tấn công ung thư.

Các kháng thể đơn dòng kháng ức chế CTLA-4 phổ biến là ipilimumab, tremelimumab, trong khi các kháng thể đơn dòng ức chế PD-1/PD-L1 phổ biến là Pembrolizumab, Nivolumab, Atezolizumab và Durvalumab.

TS.BS Đào Văn Tú, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng, Bệnh viện K cho biết ở Việt Nam, từ năm 2016, một số bệnh nhân từ nước ngoài trở về Việt Nam đã sử dụng thuốc miễn dịch. Lúc này, các bệnh nhân phải mua thuốc tại nước ngoài do ở Việt Nam, Bộ Y tế chưa cấp phép.

Đến cuối năm 2017, Bộ Y tế mới chính thức cho lưu hành thuốc điều trị theo liệu pháp miễn dịch. Hiện, liệu pháp này được áp dụng tại các bệnh viện như Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, Bệnh viện K, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Bình Dân TP.HCM… Bệnh viện K chính thức điều trị cho khoảng 50 bệnh nhân bằng liệu pháp trên từ cuối năm 2017.

2. Ai được chỉ định dùng liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư?

Video đang HOT

ThS Phạm Tuấn Anh – Phó Trưởng khoa Điều trị theo yêu cầu, Bệnh viện K cho biết, thuốc ức chế kiểm soát miễn dịch điều trị ung thư được chỉ định điều trị cho các bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối, di căn khi các phương thức khác không hiệu quả.

“Các loại ung thư được áp dụng như: hắc tố, phổi (đây là hai loại nhiều nhất, hiệu quả rõ). Tiếp đến là ung thư đầu mặt cổ, đường tiêu hoá (dạ dày, thực quản, đại trực tràng), u lympho, gan, đường niệu đạo (thận, bàng quang..), phần phụ (buồng trứng, cổ tử cung)… Ngoại trừ bệnh nhi, liệu pháp này không hạn chế về độ tuổi” – ThS Phạm Tuấn Anh nói.

Tại Đại học Y Hà Nội, GS Tạ Thành Văn, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội cho biết, đơn vị này ứng dụng liệu pháp tế bào miễn dịch để điều trị ung thư. Hiện đề tài này đã được Bộ Y tế phê duyệt và đã thử nghiệm lâm sàng được gần 2 năm trên 75 bệnh nhân mắc 5 loại ung thư phổ biến: Phổi, gan, vú, dạ dày và đại trực tràng ở giai đoạn 3b và 4.

3. Hiệu quả chữa trị ung thư của liệu pháp này ra sao?

Hiện chưa có kết quả đánh giá chung, nhưng theo PGS.TS Lê Văn Quảng, trên từng bệnh nhân cho thấy, tình trạng sức khoẻ, chất lượng sống được cải thiện, thời gian sống kéo dài rất ngoạn mục.

Ông T.V.T (ở Hà Nội, 60 tuổi), phát hiện mắc ung thư phổi giai đoạn cuối, đã di căn cách đây gần 2 năm, tiên lượng chỉ sống được 4,5 tháng. Khi tới Bệnh viện K, ông được phối hợp điều trị các liệu pháp truyền thống như hoá chất, xạ trị để giải quyết vấn đề khối u chèn ép, sau đó dùng kết hợp liệu pháp miễn dịch bằng thuốc Nivolumab. Đến nay, ông đã đón được cái Tết thứ 2.

Chưa thể đánh giá việc kéo dài sự sống của bệnh nhân này do duy nhất liệu pháp miễn dịch hay không, nhưng chắc chắn, nếu chỉ dùng biện pháp truyền thống thì không thể kéo dài thời gian sống như thế” – PGS.TS Lê Văn Quảng cho biết và khẳng định, trong điều trị ung thư, tuyệt đại đa số các trường hợp để điều trị hiệu quả cần phối hợp đa mô thức và toàn diện, không một phương thức đơn lẻ nào có thể mang lại thành công.

Thuốc ức chế miễn dịch không phải là phương thức chữa khỏi ung thư giai đoạn di căn mà chỉ tiêu diệt phần nào và ức chế, kìm hãm sự phát triển của tế bào ung thư qua đó giúp kéo dài thời gian sống và cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân ung thư.

4. Mất bao nhiêu tiền để dùng liệu pháp này?

Các chuyên gia cho hay, chi phí điều trị cho một chu kỳ từ 60 – 120 triệu đồng (giá tiền phụ thuộc cân nặng, liều dùng…), bệnh nhân sẽ phải truyền thuốc trong 1 ngày với thời gian khoảng 3 tuần/chu kỳ và truyền liên tục 3 chu kỳ, nghỉ một thời gian lại điều trị tiếp.

Đối với điều trị ung thư di căn, hầu hết đều áp dụng theo nguyên lý chung là duy trì, kéo dài đến khi bệnh kháng thuốc, không dung nạp được thuốc cũ, phải đổi sang loại thuốc khác” – ThS Phạm Tuấn Anh cho biết.

Hiện BHYT chưa chi trả cho liệu pháp này, nhưng để giảm bớt gánh nặng chi phí điều trị ung thư, Quỹ hỗ trợ ung thư “Ngày mai tươi sáng” phối hợp hỗ trợ thuốc cho bệnh nhân ung thư.

Cụ thể, bệnh nhân nếu được chỉ định sử dụng 4 lọ Pembrolizumab (100mg, 1 trong 4 loại thuốc miễn dịch) liên tục cho các đợt điều trị, sau khi mua và hoàn thành 4 lọ sẽ được nhận 2 lọ miễn phí. Các chu kỳ tiếp theo lặp lại, tối đa là 35 lọ.

5. Việt Nam hiện có bao nhiêu bệnh nhân mắc và tử vong vì ung thư?

Theo ghi nhận ung thư năm 2018, mỗi năm ở nước ta có khoảng gần 165.000 ca mới mắc. Tỷ lệ mới mắc/100.000 dân là 151,4 (đứng thứ 87/186 quốc gia có báo cáo số liệu ung thư).

Năm 2018, có khoảng115.000 ca tử vong do ung thư. Cứ 100.000 người dân lại có hơn 104 người tử vong vì bệnh này (đứng thứ 130/186 quốc gia). Phần lớn người bị bệnh ung thư đến khám và điều trị ở giai đoạn muộn nên việc điều trị càng khó khăn và tốn kém.

Ý tưởng huy động hệ miễn dịch tấn công ung thư được đưa ra lần đầu tiên cách đây hơn hai thập kỷ. Mới đây, hai nhà khoa học James P.Allison (Mỹ) và Tasuku Honjo (Nhật Bản) đã giành Giải Nobel Y học và Sinh lý học 2018 với “phát hiện phương pháp điều trị ung thư bằng cơ chế ức điều hoà miễn dịch âm tính”.

Võ Thu

Theo giadinh.net.vn

Công trình đoạt giải Nobel y học 2018 đã được ứng dụng tại Việt Nam

Công trình đoạt giải Nobel y học 2018 của nhà miễn dịch học danh tiếng - GS Tasuku Honjo cùng các cộng sự tại ĐH Kyoto (Nhật Bản) với phát hiện đột phá trong điều trị ung thư bằng liệu pháp miễn dịch đã được ứng dụng tại Việt Nam.

Công trình đoạt giải Nobel y học 2018 đã được ứng dụng tại Việt Nam - Hình 1

Nhà khoa học James P Allison (trái) và đồng chủ nhân Giải Nobel Y Sinh 2018 Tasuku Honjo - Ảnh: Economic Times

GS-TS Tạ Thành Văn, Phó hiệu trưởng trường Đại học Y Hà Nội, học trò của GS Tasuku Honjo, người vừa được công bố trao giải thưởng Nobel Y học 2018, cho biết về công trình nghiên cứu sử dụng liệu pháp miễn dịch chống một số bệnh ung thư được tặng được giải Nobel y học 2018.

Tác giả của công trình này là GS Mỹ James P Allison (người phát hiện ra CTLA4) và đồng nghiệp Nhật Bản - GS Tasuku Honjo (người phát hiện ra PD1). Cả 2 yếu tố trên đều là tác nhân điều biến miễn dịch và có vai trò quan trọng trong bệnh học ung thư. Kháng thể kháng PD1 và kháng thể kháng CTLA4 đã chính thức trở thành thuốc điều trị ung thư mới nhất trên thế giới. Các thuốc trên có vai trò hoạt hoá và kéo dài tuổi thọ của các tế bào miễn dịch đặc hiệu để các tế bào này có thể tấn công các tế bào ung thư.

Theo GS Văn, các nhà khoa học tại Trường ĐH Y Hà Nội đã ứng dụng liệu pháp tế bào miễn dịch trị liệu tự thân tại Việt Nam từ đầu năm 2017 theo cơ chế tương tự nhưng với một hướng tiếp cận khác. Các tế bào miễn dịch của bệnh nhân được phân lập, nhân lên và biệt hoá ở ngoài cơ thể sau khi đạt được số lượng lớn thì được truyền trở lại cơ thể người bệnh. "Sau hơn 2 năm triển khai tại Trường ĐH Y Hà Nội, liệu pháp tế bào miễn dịch trong điều trị ung thư đã được áp dụng điều trị cho 5 hình thái ung thư: phổi, gan, dạ dày, đại tràng và vú, giúp các bệnh nhân ung thư cải thiện rất rõ rệt về triệu chứng lâm sàng như: ăn được, ngủ tốt hơn, bớt đau, thể trạng cải thiện, chất lượng sống được nâng cao. Chúng tôi đang tiếp tục có các đánh giá về hiệu quả lâu dài của liệu pháp này, nhưng với kết quả ghi nhận được trong thời gian qua là khả quan"- GS Văn cho biết.

Với liệu pháp này, bệnh nhân được lấy khoảng 10-30 ml máu ngoại vi để phân lập các tế bào miễn dịch, nuôi cấy và hoạt hóa các chức năng chuyên biệt của các tế bào này trong môi trường đặc biệt. Sau khi đủ số lượng và có được các chức năng mong muốn (chức năng nhận diện và tiêu diệt tế bào ung thư) tế bào miễn dịch sẽ được truyền trở lại cơ thể người bệnh, tạo ra hàng rào tế bào miễn dịch đủ mạnh chống lại các tế bào ung thư.

Trước đó, ngày 1-10, Ủy ban Giải Nobel Y học của Viện Karolinska (Thụy Điển) đã vinh danh 2 nhà miễn dịch học đến từ Mỹ và Nhật Bản vì những đóng góp mang tính cách mạng trong việc điều trị ung thư. Giải Nobel Y học - giải Nobel đầu tiên được công bố trong "mùa" Nobel 2018 - được trao cho 2 nhà khoa học: James Allison (nhà khoa học miễn dịch đang giữ cương vị Giám đốc Viện Nghiên cứu ung thư Parker và Giám đốc điều hành về Công nghệ miễn dịch của Trung tâm Ung thư MD Anderson, thuộc ĐH Texas, Mỹ) và ông Tasuku Honjo cùng các cộng sự tại ĐH Kyoto (Nhật Bản) nhờ phát hiện đột phá trong điều trị ung thư bằng liệu pháp miễn dịch.

Hai liệu pháp này đều dựa trên tính năng tự nhiên của hệ miễn dịch: luôn tìm ra và tiêu diệt những kẻ xâm nhập có hại, bao gồm các tế bào đột biến. Thế nhưng, tế bào ung thư rất tinh ranh. Chúng tìm cách qua mặt hệ miễn dịch bằng cách thúc đẩy một cơ chế điều hòa âm tính, hay nói cách khác là một chiếc phanh mà hệ miễn dịch tự tạo ra để trói chân các "chiến binh" của mình.

D.Thu - H.Anh

Theo nld.com.vn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Nắng nóng, 3 việc người bệnh tiểu đường nên làm để ổn định đường huyết, phòng ngừa biến chứngNắng nóng, 3 việc người bệnh tiểu đường nên làm để ổn định đường huyết, phòng ngừa biến chứng
10:54:43 07/05/2025
Rau ngổ có tác dụng gì với sức khỏe?Rau ngổ có tác dụng gì với sức khỏe?
06:03:13 06/05/2025
Các mẹo giảm mồ hôi hiệu quả trong những ngày nóng nựcCác mẹo giảm mồ hôi hiệu quả trong những ngày nóng nực
09:56:55 06/05/2025
5 dấu hiệu bất thường cảnh báo thiếu vitamin D5 dấu hiệu bất thường cảnh báo thiếu vitamin D
09:23:46 07/05/2025
Hà Nội: Ghi nhận trường hợp mắc Rubella đầu tiên trong nămHà Nội: Ghi nhận trường hợp mắc Rubella đầu tiên trong năm
11:12:14 07/05/2025
Những người không nên uống nước ép rau diếp cáNhững người không nên uống nước ép rau diếp cá
11:43:28 07/05/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump thông tin về 'ghế' Chủ tịch FedTổng thống Mỹ Donald Trump thông tin về 'ghế' Chủ tịch Fed
16:26:05 05/05/2025
Thời tiết nắng nóng, người bệnh tiểu đường cần làm điều này để ổn định đường huyếtThời tiết nắng nóng, người bệnh tiểu đường cần làm điều này để ổn định đường huyết
05:43:35 06/05/2025

Tin đang nóng

Thu giữ 200 kg vàng trị giá 330 tỷ VND, hơn 200 tỷ tiền mặt và hàng loạt xe sang của một doanh nhânThu giữ 200 kg vàng trị giá 330 tỷ VND, hơn 200 tỷ tiền mặt và hàng loạt xe sang của một doanh nhân
11:05:53 07/05/2025
Nóng: Louis Vuitton lên tiếng vụ Lisa (BLACKPINK) mặc trang phục thêu hình mặt người ở vị trí nhạy cảmNóng: Louis Vuitton lên tiếng vụ Lisa (BLACKPINK) mặc trang phục thêu hình mặt người ở vị trí nhạy cảm
10:57:17 07/05/2025
4 người Việt chết ở ĐL: Nghi ngộ độc, hiện trường ám ảnh, gia đình tiết lộ sốc4 người Việt chết ở ĐL: Nghi ngộ độc, hiện trường ám ảnh, gia đình tiết lộ sốc
12:00:25 07/05/2025
Duyên Quỳnh 'lén' đăng clip giữa lúc Võ Hạ Trâm được tung hô, hành xử chia rẽ?Duyên Quỳnh 'lén' đăng clip giữa lúc Võ Hạ Trâm được tung hô, hành xử chia rẽ?
10:35:53 07/05/2025
Người đàn ông ở Bình Dương trúng 13 tờ vé số giải độc đắcNgười đàn ông ở Bình Dương trúng 13 tờ vé số giải độc đắc
10:58:31 07/05/2025
Cảnh tượng kinh hoàng khi 4 thuyền du lịch bất ngờ lật úp, 84 người cùng rơi xuống sôngCảnh tượng kinh hoàng khi 4 thuyền du lịch bất ngờ lật úp, 84 người cùng rơi xuống sông
11:04:37 07/05/2025
Cực căng: Kim Soo Hyun bị tố "làm chuyện người lớn" với Kim Sae Ron lúc nữ diễn viên mới lớp 8, Gold Medalist phản hồi nóng!Cực căng: Kim Soo Hyun bị tố "làm chuyện người lớn" với Kim Sae Ron lúc nữ diễn viên mới lớp 8, Gold Medalist phản hồi nóng!
12:22:55 07/05/2025
Lăng mộ vua Lê ở Thanh hóa bị 2 người Trung Quốc dò cổ vật trong đêmLăng mộ vua Lê ở Thanh hóa bị 2 người Trung Quốc dò cổ vật trong đêm
12:28:53 07/05/2025

Tin mới nhất

Sốt xuất huyết đang vào mùa, cần chủ động phòng bệnh

Sốt xuất huyết đang vào mùa, cần chủ động phòng bệnh

09:32:09 07/05/2025
Theo BS Vũ Hoài Nam Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Hữu Nghị, căn bệnh sốt xuất huyết tại Việt Nam ngày càng diễn biến phức tạp, thuộc top những nước có số ca mắc cao với phạm vi dịch lan rộng.
Gia tăng bệnh lý do ô nhiễm không khí

Gia tăng bệnh lý do ô nhiễm không khí

09:29:29 07/05/2025
Riêng đối với bệnh lý hô hấp, các đối tượng bị ảnh hưởng sẽ nhiều hơn rất nhiều, ước tính có khoảng 43% các trường hợp tử vong do các bệnh lý hô hấp liên quan ô nhiễm không khí.
6 loại hạt giàu chất xơ tốt cho tiêu hóa và sức khỏe tim mạch

6 loại hạt giàu chất xơ tốt cho tiêu hóa và sức khỏe tim mạch

09:27:52 07/05/2025
Chất xơ cũng là thức ăn cho các vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Khi vi khuẩn lên men chất xơ, chúng tạo ra các acid béo chuỗi ngắn, có vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe niêm mạc ruột, giảm viêm và tăng cường hệ miễn dịch.
Giun rồng 'đục khoét' cơ thể người đàn ông

Giun rồng 'đục khoét' cơ thể người đàn ông

09:26:11 07/05/2025
Loài giun này xâm nhập vào cơ thể người và động vật chủ yếu qua nguồn nước bị ô nhiễm hoặc thực phẩm có chứa xác của giáp xác nhỏ nhiễm ấu trùng giun.
Những thói quen ăn canh gây hại cho sức khỏe

Những thói quen ăn canh gây hại cho sức khỏe

06:01:18 06/05/2025
Trên thực tế, nước canh chỉ chứa một lượng rất nhỏ protein hòa tan, đường, khoáng chất và chỉ nhiều chất dinh dưỡng hơn một chút so với nước đun sôi. Riêng canh rau, bạn nên đợi canh chín rồi mới cho rau vào, sau đó ăn ngay để hạn chế m...
Bác sĩ Bệnh viện K ký cam kết 'bàn tay sạch' khi chăm sóc người bệnh

Bác sĩ Bệnh viện K ký cam kết 'bàn tay sạch' khi chăm sóc người bệnh

05:46:43 06/05/2025
Tại buổi lễ, hàng trăm nhân viên y tế tham gia nhảy flashmob với các động tác vệ sinh tay nhằm truyền tải các thông điệp về tầm quan trọng của việc vệ sinh tay đến tất cả mọi người.
Bảng giá điện thoại Vivo tháng 5/2025: Thêm 2 sản phẩm 'hàng hot'

Bảng giá điện thoại Vivo tháng 5/2025: Thêm 2 sản phẩm 'hàng hot'

10:40:42 05/05/2025
Nhằm giúp quý độc giả tiện tham khảo trước khi mua smartphone, Doanh nghiệp Việt Nam xin đăng tải bảng giá điện thoại Vivo tháng 5/2025. Mức giá này đã bao gồm thuế VAT.
Việt Nam phát triển internet vệ tinh: Khó khăn ở khâu nào?

Việt Nam phát triển internet vệ tinh: Khó khăn ở khâu nào?

10:38:31 05/05/2025
Việc thí điểm dựa trên nguyên tắc bảo đảm quốc phòng, an ninh, trong đó không giới hạn tỷ lệ sở hữu cổ phần, phần vốn góp hoặc tỷ lệ đóng góp của nhà đầu tư nước ngoài.
Nghiên cứu chỉ ra rằng, tắt internet trên điện thoại, não bạn có thể trẻ lại 10 năm

Nghiên cứu chỉ ra rằng, tắt internet trên điện thoại, não bạn có thể trẻ lại 10 năm

10:35:49 05/05/2025
Trong vài ngày đầu, một số người xuất hiện các triệu chứng cai nghiện kỹ thuật số như bồn chồn, có cảm giác như đang nhận thông báo ảo. Tuy nhiên, phần lớn đều nhận thấy những cảm giác này giảm đi rõ rệt chỉ sau gần một tuần.
Đừng chỉ ăn ruột, vỏ loại quả này rất tốt cho sức khỏe, nhiều người tiếc hùi hụi vì chưa biết

Đừng chỉ ăn ruột, vỏ loại quả này rất tốt cho sức khỏe, nhiều người tiếc hùi hụi vì chưa biết

09:52:41 05/05/2025
Khi ăn chuối, chúng ta thường ném vỏ, tuy nhiên, thứ bỏ đi đó lại có nhiều công dụng bất ngờ mà bạn chưa hề biết đến.
Vì sao tẩy nhiều lần vẫn không hết giun kim?

Vì sao tẩy nhiều lần vẫn không hết giun kim?

09:45:59 05/05/2025
Cơ chế này góp phần duy trì số lượng giun trong cơ thể mà không cần lây nhiễm từ môi trường bên ngoài. Vì vậy, việc điều trị thường phải lặp lại theo chu kỳ 2 tuần để đảm bảo loại bỏ hết giun và trứng trong hệ tiêu hóa.
Bệnh trầm cảm: Nhận biết sớm để can thiệp sớm

Bệnh trầm cảm: Nhận biết sớm để can thiệp sớm

09:33:14 05/05/2025
Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta, căn bệnh này vẫn chưa được nhìn nhận một cách đúng và đầy đủ, khiến việc phát hiện, điều trị và tìm kiếm sự trợ giúp khi cần thiết gặp nhiều trở ngại.

Có thể bạn quan tâm

Bỏ 1,3 tỷ đồng thuê nhà, 8 năm sau, người đàn ông phát hiện chủ nhà là vợ mình, liền đòi lại tiền: Tuyên bố của bà xã gây sốc

Bỏ 1,3 tỷ đồng thuê nhà, 8 năm sau, người đàn ông phát hiện chủ nhà là vợ mình, liền đòi lại tiền: Tuyên bố của bà xã gây sốc

Netizen

16:33:17 07/05/2025
Đều đặn hàng tháng, người đàn ông này đóng tiền nhà đúng hạn. Song anh không ngờ rằng số tiền này lại chảy vào chính túi của vợ mình.
Yến Xuân dẫn đầu đường đua bikini mùa hè: Body nóng bỏng, không chút mỡ thừa dù 2 tháng trước còn bụng bầu vượt mặt

Yến Xuân dẫn đầu đường đua bikini mùa hè: Body nóng bỏng, không chút mỡ thừa dù 2 tháng trước còn bụng bầu vượt mặt

Sao thể thao

16:32:30 07/05/2025
Hơn hai tháng sau khi sinh con trai đầu lòng cho Đặng Văn Lâm, Yến Xuân xuất hiện đầy tự tin trong những bộ bikini hai mảnh tôn dáng triệt để.
Dùng trẻ em làm "mồi nhử": Chiêu lừa đảo tại Tịnh thất Bồng Lai

Dùng trẻ em làm "mồi nhử": Chiêu lừa đảo tại Tịnh thất Bồng Lai

Pháp luật

16:23:26 07/05/2025
Lê Thanh Nhất Nguyên hầu tòa vì dùng hình ảnh trẻ em tại Tịnh thất Bồng Lai để kêu gọi từ thiện, bị cáo buộc chiếm đoạt 366 triệu đồng từ nhiều người ủng hộ.
Video sốc: Robot nổi loạn, lao vào tấn công kỹ sư vận hành để "đòi tự do"

Video sốc: Robot nổi loạn, lao vào tấn công kỹ sư vận hành để "đòi tự do"

Lạ vui

16:22:55 07/05/2025
Vừa qua, cộng đồng mạng xôn xao trước hình ảnh về một con robot nổi loạn. Trong đoạn video được cho ghi lại tại một nhà máy ở Trung Quốc, con robot hình người khi được kỹ sư vận hành bất ngờ mất kiểm soát.
Vợ mới cưới Uông Tiểu Phi bị chồng cũ phốt, qua lại với người khác dù chưa ly dị

Vợ mới cưới Uông Tiểu Phi bị chồng cũ phốt, qua lại với người khác dù chưa ly dị

Sao châu á

16:20:23 07/05/2025
Mandy vợ sắp cưới của Uông Tiểu Phi sẽ tổ chức đám cưới vào ngày 17/5 tới. Trước thềm hôn lễ chồng cũ Mandy liên tục phanh người đẹp từng phản bội anh khi họ còn chung sống
Một phụ nữ nghi bị chồng và mẹ chồng đánh nhập viện

Một phụ nữ nghi bị chồng và mẹ chồng đánh nhập viện

Tin nổi bật

15:50:35 07/05/2025
Một phụ nữ ở Bình Định nhập viện trong tình trạng đa chấn thương, trên người có nhiều vết bầm tím, nặng nhất là ở hốc mắt.
Bí ẩn dưới đáy biển: Con đường 'vượt đại dương', kết nối quan hệ đầy căng thẳng

Bí ẩn dưới đáy biển: Con đường 'vượt đại dương', kết nối quan hệ đầy căng thẳng

Thế giới

15:38:06 07/05/2025
Dưới lòng biển Manche lạnh giá gây sốt khi chứa một kỳ tích kỹ thuật phi thường hàn gắn mối quan hệ căng thẳng của hai quốc gia.Vượt qua bao khó khăn địa chất và chính trị, công trình thế kỷ này đánh dấu tiến hóa vượt bậc của con người.
Ca sĩ "mượn hit" RHYDER từ chối xuất ngoại thi Em Xinh, lý do khó ai ngờ?

Ca sĩ "mượn hit" RHYDER từ chối xuất ngoại thi Em Xinh, lý do khó ai ngờ?

Sao việt

15:26:10 07/05/2025
Từ chối cơ hội tỏa sáng trên sân khấu nước ngoài, Vũ Thảo My ở lại quê nhà ghi hình cho Em Xinh Say Hi . Quyết định này của cô khiến không ít người bất ngờ. Vậy lý do là gì?
Realme hé lộ smartphone pin siêu khủng 10.000 mAh

Realme hé lộ smartphone pin siêu khủng 10.000 mAh

Đồ 2-tek

15:25:52 07/05/2025
Realme vừa tiết lộ mẫu smartphone ý tưởng với dung lượng pin 10.000 mAh như ám chỉ về sự tồn tại của sản phẩm trong thời gian tới.
200 sao hollywood bị liên lụy vì Diddy, ông trùm có thể nhận án tù chung thân?

200 sao hollywood bị liên lụy vì Diddy, ông trùm có thể nhận án tù chung thân?

Sao âu mỹ

15:20:22 07/05/2025
Bồi thẩm viên cũng được đưa cho một danh sách ít nhất 190 người nổi tiếng, nhân vật có sức ảnh hưởng, sau đó đánh dấu những cái tên mà họ nhận ra. Một số nghệ sĩ góp mặt trong danh sách nói trên gồm Michael B. Jordan, Mike Myers và Kid ...
'Đêm Thánh: Đội săn quỷ': Ma Dong Seok, Seohyun 'gánh' kịch bản

'Đêm Thánh: Đội săn quỷ': Ma Dong Seok, Seohyun 'gánh' kịch bản

Phim châu á

15:14:18 07/05/2025
Holy Night: Demon Hunters (tựa Việt: Đêm Thánh: Đội săn quỷ) mang đến nhiều pha chiến đấu mãn nhãn, song cách kể chuyện chưa trọn vẹn.