55 lô tôm sú Việt Nam bị từ chối nhập vào Trung Quốc
Trung Quốc vừa từ chối hàng trăm lô hàng thủy sản xuất khẩu vào nước này, trong đó có 55 lô hàng tôm sú Việt Nam.
Theo Tổng cục Hải quan Trung Quốc , từ tháng 1/2020 đến tháng 1/2021, có 2.109 lô thực phẩm đã bị từ chối nhập khẩu vào nước này. Trong số này, 22% là thủy sản và các sản phẩm chế biến kèm theo (467 lô), tiếp theo là đồ uống, thịt và các sản phẩm từ thịt, gia vị.
Riêng tôm thẻ chân trắng đông lạnh là 211 lô, chủ yếu từ Ecuador và Peru. Ngoài ra có 55 lô tôm sú đông lạnh của Việt Nam và 7 lô tôm nước lạnh từ Greenland bị từ chối nhập khẩu vào Trung Quốc.
Những lý do chính khiến cho nhiều lô hàng thủy sản nhập khẩu bị cơ quan chức năng Trung Quốc từ chối cho vào nước này là phát hiện dịch bệnh động vật, không đáp ứng các yêu cầu kiểm tra và kiểm dịch, không phù hợp với giấy chứng nhận.
Theo Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), chỉ trong 3 tháng đầu năm nay đã có 15/40 lô tôm của Việt Nam xuất khẩu đi Trung Quốc bị phát hiện vi phạm chỉ tiêu an toàn dịch bệnh, dương tính với bệnh hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu (IHHNV), virus đốm trắng (WSSV). Trong khi cả năm 2020, số lượng lô vi phạm là 6/14 lô
Trao đổi với Tiền Phong, ông Ngô Hồng Phong, Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản cho biết, thời gian gần đây, phía Trung Quốc liên tục cảnh báo một số lô hàng tôm đông lạnh, tôm của Việt Nam dù đã xử lý nhiệt nhưng lại bị phát hiện dương tính với bệnh IHHNV và WSSV.
“Hiện Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản đã yêu cầu cơ quan kiểm dịch Trung Quốc đưa ra cơ sở khoa học và cơ sở pháp lý về cảnh báo bệnh IHHNV, WSSV đối với sản phẩm tôm đã xử lý nhiệt và bằng chứng về đánh giá rủi ro đối với các cảnh báo bệnh IHHNV, WSSV đối với sản phẩm tôm đông lạnh chưa bóc vỏ, bỏ đầu của Việt Nam”, ông Phong cho hay.
Ngoài thị trường Trung Quốc, theo ông Phong một số quốc gia nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam liên tục có những thay đổi trong quy định chứng nhận an toàn thực phẩm đối với sản phẩm thủy sản xuất khẩu.
Để đáp ứng yêu cầu về an toàn thực phẩm, và dịch bệnh, ông Phong cho rằng, cần tăng cường kiểm tra, giám sát, hậu kiểm về chất lượng, an toàn thực phẩm, xuất xứ nguồn gốc trong toàn bộ chuỗi sản xuất, tổ chức hướng dẫn kiểm tra, đôn đốc các địa phương thực hiện kế hoạch giám sát dịch bệnh trên địa bàn, cảnh báo sớm dịch bệnh trên thủy sản để kịp thời khuyến nghị và hướng dẫn người nuôi phòng trị bệnh hiệu quả.
Video đang HOT
Nhiều lô hàng thủy sản xuất khẩu bị trả về: Bài toán cho nuôi trồng an toàn sinh học
Số lượng các lô hàng thủy sản xuất khẩu từ Việt Nam vào thị trường Trung Quốc bị trả về tăng đặt ra yêu cầu cao về nuôi trồng an toàn sinh học...
Lô hàng bị trả về 'tăng đột biến'
Thanh niên dẫn lời ông Ngô Hồng Phong, Phó cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Bộ NN-PTNT) chia sẻ tại hội nghị phòng chống dịch bệnh thủy sản khu vực phía Bắc do Bộ NN-PTNT tổ chức sáng nay, 19.3, tại Hà Nội.
Ông Phong cho rằng, chất lượng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam đã được cải thiện đáng kể thế nhưng ở thị trường xuất khẩu đặc biệt quan trọng là Trung Quốc, vẫn còn nhiều lô hàng bị trả về.
Theo báo cáo Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, trong 3 tháng đầu năm, số lô hàng thủy sản xuất khẩu sang Trung Quốc bị trả về tăng đột biến. Cụ thể, đã có 15/40 lô hàng vi phạm quy định an toàn thực phẩm bị trả về. Trong khi thống kê cả năm 2020, thị trường Trung Quốc chỉ có 6/14 lô hàng bị trả về.
Cụ thể, thời gian gần đây phía Trung Quốc cảnh báo một số lô hàng tôm đông lạnh, tôm của Việt Nam dù đã xử lý nhiệt nhưng lại bị phát hiện dương tính với bệnh hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu (IHHNV), virus đốm trắng (WSSV).
Ở thị trường xuất khẩu đặc biệt quan trọng là Trung Quốc, vẫn còn nhiều lô hàng bị trả về
Phía Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản cũng có văn bản gửi cơ quan kiểm dịch Trung Quốc đề nghị cấp cơ sở khoa học, cơ sở pháp lý cảnh báo bệnh IHHNV, WSSV đối với sản phẩm tôm đã xử lý nhiệt và bằng chứng về đánh giá rủi ro đối với các cảnh báo bệnh IHHNV, WSSV đối với sản phẩm tôm đông lạnh chưa bóc vỏ, bỏ đầu.
Ngoài thị trường Trung Quốc, ông Phong cũng cho biết, một số quốc gia nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam liên tục có những thay đổi trong quy định chứng nhận an toàn thực phẩm đối với sản phẩm thủy sản xuất khẩu.
Cụ thể, tại thị trường Hàn Quốc, các sản phẩm tôm đáp ứng quy định về xử lý nhiệt (tôm nấu chín) theo quy định của nước này thì sẽ được miễn kiểm dịch. Nhưng theo quy định của Hàn Quốc thì thời gian xử lý nhiệt dài lại gây ảnh hưởng đến cảm quan của sản phẩm như yếu tố màu sắc, mùi vị...
"Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản đã có văn bản đề nghị phía Hàn Quốc điều chỉnh quy định này để vừa đảm bảo chất lượng sản phẩm vừa tiêu diệt được virus gây bệnh", ông Phong nói.
Bên cạnh đó, Hàn Quốc đã bổ sung 5 chỉ tiêu bệnh (DIV1, TiLV, NHP, SAV, AHPND) đối với một số loài, dạng sản phẩm thủy sản xuất khẩu vào nước này phải kèm theo chứng thư chứng nhận kiểm dịch đối với 5 bệnh nói trên. Các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ phải thực hiện quy định mới về tiêu chuẩn an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu này kể từ ngày 1.8 năm nay.
Khẩn trương xây dựng kế hoạch quan trắc môi trường
Theo bnews.vn, đến nay, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại gần 1.900 ha, giảm 61% so với cùng kỳ năm 2020. Tuy nhiên, dự báo nguy cơ dịch bệnh trong thời gian tới là rất cao.Tại hội nghị phòng, chống dịch bệnh thủy sản năm 2021 khu vực phía Bắc của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngày 19/3 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, yếu tố quan trọng nhất quyết định cho phòng chống dịch bệnh thủy sản là nuôi trồng an toàn sinh học.
Bên cạnh đó, để nuôi trồng thủy sản an toàn cũng cần đảm bảo các yếu tố khác như giống, thức ăn, quy trình nuôi, chế phẩm sinh học... Đặc biệt là chế phẩm sinh học đang được sử dụng trong nuôi trồng thủy sản khá nhiều nên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ chỉ đạo Tổng cục Thủy sản rà soát lại các chế phẩm sinh học, không để người nuôi trồng sử dụng các sản phẩm không hiệu quả mà làm tăng giá thành sản phẩm, các chỉ tiêu không đạt khiến hiệu quả giảm, kéo theo sức cạnh tranh của sản phẩm giảm.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cũng cho biết, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang xây dựng để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch quốc gia phòng chống một số bệnh nguy hiểm dịch bệnh thủy sản nuôi giai đoạn 2021-2025. Đây sẽ là căn chứ pháp lý quan trọng để các tỉnh, thành phố bố trí ngân sách, nguồn lực để triển khai.
"Trên cơ sở này, các tỉnh sẽ bố trí nguồn lực, xây dựng hệ thống đội ngũ thú y thủy sản để giám sát phòng chống dịch bệnh từ đó tuyên truyền cho người nuôi triển khai các quy trình nuôi chuẩn. Từ đó, từng bước xây dựng các vùng nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, đáp ứng được yêu cầu thị trường.", Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh.
Ao nuôi tôm nước lợ của nông dân tại huyện Mỹ Xuyên (tỉnh Sóc Trăng)
Hiện Cục Thú y mới đánh giá cấp chứng nhận an toàn dịch bệnh 5 cơ sở. Chi cục Chăn nuôi và Thú y Ninh Thuận đã đánh giá và cấp chứng nhận an toàn dịch bệnh cho 6 cơ sở sản xuất tôm giống.
Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Bình đã đánh giá và công nhận an toàn dịch bệnh cho Công ty cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam - chi nhánh Quảng Bình. Ngoài ra, một số chi cục chăn nuôi và thú y địa phương đang phối hợp các doanh nghiệp để đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh, giám sát dịch bệnh chủ động theo quy định.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cũng cho biết, do việc xây dựng vùng nuôi trồng thủy sản an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh là rất khó nên trước mắt Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tập trung hỗ trợ, hướng dẫn cho các doanh nghiệp lớn. Từ các doanh nghiệp này kỳ vọng sẽ tạo ra sức lan tỏa ra các vùng, hộ nuôi để họ thấy được hiệu quả, giá trị mang lại trong việc xây dựng vùng an toàn và làm theo.
Theo Cục Thú y, năm 2020, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại là hơn 46.200 ha, gấp 1,9 lần so với năm 2019; ngoài ra có khoảng 10.274 lồng, bè, vèo, bể nuôi bị thiệt hại. Riêng tôm nuôi nước lợ bị thiệt hại là gần 43.340 ha; trong đó, trên 6.800 ha bị thiệt hại do bệnh, trên 33.000 ha bị thiệt hại nhưng không rõ nguyên nhân do địa phương không lấy mẫu kiểm tra hoặc nếu có nhưng không xác định được nguyên nhân.
Từ đầu năm đến ngày 15/3, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại gần 1.900 ha, giảm 61% so với cùng kỳ năm 2020; ngoài ra có khoảng 105 lồng, bè, vèo, bể nuôi thủy sản bị thiệt hại.
Tuy đầu năm diện tích nuôi trồng bị thiệt hại do dịch bệnh có giảm nhưng theo ông Nguyễn Văn Long, Phó cục trưởng Cục Thú y, dự báo diện tích tôm nuôi tiếp tục bị thiệt hại có thể tăng mạnh và nguy cơ dịch bệnh trong thời gian tới là rất cao. Bởi, người nuôi tôm bắt đầu tăng thả nuôi, trong khi đó các điều kiện bất lợi của thời tiết như giao mùa, hạn hán, bão và lũ lụt tại một số tỉnh, xâm nhập mặn,.. tiếp tục diễn biến phức tạp.
Bên cạnh đó, các loại mầm bệnh nguy hiểm như bệnh hoại tử gan tụy, bệnh đốm trắng.... còn lưu hành ở nhiều vùng nuôi, có thể xâm nhập và gây bệnh cho tôm. Các yếu tố bất lợi về thời thiết, môi trường... có thể tác động xấu làm tôm chậm lớn, kém phát triển, sức đề kháng yếu, tạo thuận lợi cho mầm bệnh phát triển, gây bệnh cho tôm.
Do đó, các địa phương cần có giải pháp khắc phục như quản lý mùa vụ nuôi, có ao lắng để trữ nước sử dụng khi cần thiết, chỉ thả giống khi bảo đảm điều kiện nuôi và sử dụng con giống có nguồn gốc rõ ràng, bảo đảm chất lượng, nghiên cứu điều chỉnh quy trình nuôi phù hợp, tổ chức giám sát chủ động dịch bệnh, lấy mẫu đối với những diện tích bị thiệt hại để xác định nguyên nhân, áp dụng các biện pháp tổng hợp phòng, chống dịch bệnh.
Để đảm bảo mục tiêu phát triển thủy sản năm 2021, ông Trần Công Khôi, Phó trưởng Vụ Nuôi trồng thủy sản, Tổng cục Thủy sản cho rằng, các địa phương cần phối hợp với Tổng cục Thủy sản và các ngành chức năng nắm bắt tình hình, thời tiết khí hậu để rà soát, điều chỉnh và xây dựng lịch thời vụ thả giống phù hợp với từng địa phương, vùng sinh thái để tăng cường giảm thiểu thiệt hại.
Các địa phương cần thực hiện việc quan trắc, cảnh báo môi trường, dịch bệnh tại các vùng nuôi trọng điểm để kịp thời khuyến cáo người dân, thực hiện tốt các giải pháp kỹ thuật, giảm thiểu tối đa thiệt hại cho người nuôi. Đối với những địa phương chưa xây dựng và phê duyệt kế hoạch quan trắc môi trường cần khẩn trương tham mưu xây dựng và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để triển khai.
Địa phương tổ chức kiểm tra, kiểm soát điều kiện cơ sở sản xuất và chất lượng giống, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, quản lý tốt chất lượng vật đầu tư vào và kiểm soát điều kiện nuôi nhằm đảm bảo chất lượng , an toàn thực phẩm thủy sản. Đồng thời, kiên quyết xử lý các hành vi trục lợi, ép giá, gian lận thương mại, thông tin sai sự thật... làm mất ổn định sản xuất.
Đặc biệt là khuyến khích và có giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người nuôi tổ chức liên kết sản xuất theo chuỗi, tối ưu hóa chuỗi sản xuất để giảm giá thành sản phẩm; cấp giấy xác nhận (mã số) cơ sở nuôi; chứng nhận đủ điều kiện đối với các cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản./.
Thêm 2 công ty Việt Nam được xuất khẩu sản phẩm sữa sang Trung Quốc Tổng cục Hải quan Trung Quốc vừa cấp mã giao dịch cho phép 2 công ty của Việt Nam được xuất khẩu sản phẩm sữa sang thị trường Trung Quốc. Ngày 16 tháng 3 năm 2021, Tổng cục Hải quan Trung Quốc thông báo cấp Mã giao dịch cho phép 02 công ty của Việt Nam đ ược phép xuất khẩu sản phẩm...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Vụ sụt lún đường dẫn cầu Hòa Bình: Khảo sát không phát hiện túi bùn?

Đoàn kiểm tra bị 'nhốt' khi kiểm tra cơ sở chữa bệnh bằng nước

'Ngân 98' đến Sở An toàn thực phẩm TP.HCM trình bày những gì?

Thông tin mới nhất về tình hình dịch bệnh COVID-19 tại TP HCM

Nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất hết mái dột lại tới sàn lộ khe hở 'bẫy' hành khách

Tai nạn liên hoàn giữa 5 xe trước khu vực chợ đầu mối Thủ Đức, 2 người tử vong

TPHCM xác minh, thẩm tra vụ TikToker Võ Hà Linh bị tố bán phá giá

CSGT chới với trên yên xe máy, khống chế nam thanh niên ở TPHCM

Tàu đường sắt Cát Linh - Hà Đông bị "dột": Trải nghiệm đáng quên

Nữ sinh Quảng Bình mất tích được tìm thấy ở Hà Nội

Tỷ phú Jeff Bezos tình tứ cùng hôn thê nóng bỏng trên du thuyền nửa tỷ USD

Vụ nổ lớn tại Công ty SGI Vina: Lời kể của nữ công nhân
Có thể bạn quan tâm

Tạm giữ Chủ tịch UBND phường và 5 đối tượng về hành vi môi giới và nhận hối lộ
Pháp luật
23:12:59 22/05/2025
Cơm quê bán 9 triệu bị mắng, chủ Dượng Bầu lên clip đáp trả, réo tên Thái Công
Netizen
23:11:47 22/05/2025
Sự hết thời của top 1 visual: Phản bội công ty nay flop thảm, hết yêu đương "bad boy" đến "phông bạt" đồ hiệu rởm
Nhạc quốc tế
23:06:11 22/05/2025
NewJeans không lùi bước: Tăng viện pháp lý, chuẩn bị 'cuộc chiến' mới với ADOR!
Sao châu á
23:04:25 22/05/2025
Nam nghệ sĩ có tiếng thập niên 80 hiện không nhà cửa, làm bảo vệ 16 tiếng/ngày
Sao việt
23:01:17 22/05/2025
Ca sĩ Soobin, Lệ Quyên và Đàm Vĩnh Hưng dời lịch trong 2 ngày quốc tang
Nhạc việt
22:55:35 22/05/2025
Sự thay đổi của nam diễn viên từng bị khuyên tránh xa phim cổ trang
Hậu trường phim
22:44:40 22/05/2025
Ông Trump khẩu chiến với Tổng thống Nam Phi Ramaphosa
Thế giới
22:44:14 22/05/2025
Chàng trai gây sốt vì hát quá giống Mạnh Quỳnh
Tv show
22:37:11 22/05/2025
Son Heung-min bị vu cáo ép buộc người tình phá thai
Sao thể thao
21:26:42 22/05/2025