5,8 triệu người Mỹ Latinh đối mặt nghèo cùng cực do biến đổi khí hậu
Ngày 8/11, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) phụ trách khu vực Mỹ Latinh và Caribê, Carlos Felipe Jaramillo, cảnh báo tác động của biến đổi khí hậu sẽ là mối đe dọa đối với nhiều người ở khu vực này, khiến 5,8 triệu người dân Mỹ Latinh phải chịu cảnh nghèo cùng cực tính đến năm 2030.
Người dân gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19 xếp hàng chờ nhận lương thực cứu trợ ở ngoại ô thủ đô Lima, Peru ngày 28/5/2020. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ Latinh, trong một bài viết đăng trên blog của WB, ông Jaramillo đã kêu gọi hành động để hơn 17 triệu người không phải rời nông thôn và thành thị để thoát khỏi các tác động của khí hậu, nhấn mạnh rằng con số nói trên nhiều hơn toàn bộ dân số Costa Rica. Ông Jaramillo chỉ rõ giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu sẽ mang lại nhiều lợi ích cho Mỹ Latinh và nền kinh tế khu vực.
Đại diện WB cũng nêu bật tầm quan trọng của viện trợ trong việc tăng sức chống chịu của ngành nông nghiệp trước những tác động của biến đổi khí hậu. Theo ông, nhiều quốc gia Caribê, như Jamaica, đã tiên phong với các sản phẩm tài chính sáng tạo để giải quyết các rủi ro khí hậu do bão và các thảm họa khác.
Ông Jaramillo bày tỏ mong muốn Mỹ Latinh tận dụng nguồn tài nguyên đồng và lithium trong khu vực để phát triển xe điện và những công nghệ sạch khác, góp phần thúc đẩy quá trình khử carbon nền kinh tế. Đại diện WB hoan nghênh việc Chile phát triển hydro xanh, một loại nhiên liệu của tương lai có thể cách mạng hóa toàn bộ ngành công nghiệp.
Cũng theo ông Jaramillo, hơn 50% sản lượng năng lượng trong khu vực Mỹ Latinh đến từ các nguồn sạch và tái tạo, như thủy điện, năng lượng mặt trời và năng lượng gió. Việc tăng tỷ trọng này sẽ cho phép Mỹ Latinh xuất khẩu nhiều sản phẩm hơn và bán được giá hơn nhờ quá trình sản xuất không sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
LHQ: Nỗ lực khí hậu toàn cầu có tiến bộ nhưng chưa đủ để đạt mục tiêu đề ra
Ngày 26/10, Liên hợp quốc công bố báo cáo mới nhất cho thấy nếu các quốc gia trên thế giới hoàn thành cam kết khí hậu hiện nay, lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính sẽ vẫn tăng 10,6% vào năm 2030 so với các mức của năm 2010.
Dù vậy, việc kiềm chế được mức tăng khí thải ở 10,6% vào năm 2030 được coi là một tiến bộ nhỏ vì đã giảm so với mức 13,7% trong ước tính trước đây của LHQ.
Khói bốc lên từ khu đốt chất thải tại một khu công nghiệp ở Leverkusen, Đức ngày 27/7/2021. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Báo cáo được công bố trong bối cảnh Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) cho biết để hạn chế mức nhiệt tăng toàn cầu ở 1,5 độ C so với thời kỳ trước cách mạng công nghiệp thì lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính phải giảm 43% vào năm 2030. Các nhà lãnh đạo trên thế giới sẽ đến tham dự Hội nghị lần thứ 27 Các bên tham gia Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu (COP27) tại Ai Cập từ ngày 6 - 18/11. Các chuyên gia kêu gọi tăng cường hành động ngay lập tức.
Trong tuyên bố mới, ông Simon Stiell, thư ký điều hành của Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, trong hội nghị COP26 tại Glasgow năm 2021, tất cả các quốc gia đã nhất trí đánh giá lại và tăng cường các kế hoạch khí hậu. Tuy nhiên, ông Stiell cho biết đến nay mới chỉ có 24 trong tổng số 193 quốc gia tham gia COP đệ trình kế hoạch khí hậu mới hoặc cập nhật và gọi đây là một thực trạng đáng thất vọng.
Ông Stiell nhấn mạnh để mục tiêu nêu trong Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu còn khả thi, các chính phủ cần tăng cường các kế hoạch hành động ngay từ bây giờ và triển khi mạnh mẽ trong 8 năm tiếp theo. Quyết định và hành động của các chính phủ phải phản ánh đúng cấp độ khẩn, tính nghiêm trọng của những mối đe dọa mà thế giới đang phải đương đầu và tính cấp bách về thời gian còn lại để có thể hành động kịp thời nhằm tránh những hậu quả tàn khốc do biến đổi khí hậu diễn ra nhanh chóng.
Theo báo cáo, do thiếu những cam kết thích hợp trên toàn cầu nên thế giới đang trong lộ trình ấm lên 2,5 độ C vào năm 2100. Các cam kết khí hậu quốc tế vẫn còn quá yếu kém để có thể giúp thế giới đạt mục tiêu kiềm chế nhiệt tăng ở 1,5 độ. Giới chuyên gia nhận định thực trạng thế giới vẫn phải chật vật ứng phó với các đợt sóng nhiệt, bão và lũ lụt nghiêm trọng hơn do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu khi mức nhiệt tăng mới ở 1,2 độ C đã cho thấy chưa đủ hành động khẩn cấp để hạn chế khí thải gây hiệu ứng nhà kính.Trong báo cáo mang tính bước ngoặt nêu trên, IPCC cảnh báo thế giới gần như đã hết thời gian để có thể hành động đảm bảo một tương lai có thể sinh sống cho tất cả.
COP27 diễn ra trong bối cảnh thế giới cùng lúc chứng kiến nhiều cuộc khủng hoảng từ đói nghèo, giá năng lượng và chi phí sinh hoạt tăng vọt, và tình hình trầm trọng hơn do ảnh hưởng của các hình thái thời tiết cực đoan. Giới khoa học cảnh báo mức nhiệt tăng toàn cầu trên 1,5 độ C sẽ khiến các hệ sinh thái sụp đổ, hệ thống khí hậu sẽ biến đổi theo cách không thể sửa chữa được. Chỉ riêng trong năm 2021, thế giới đã liên tục hứng chịu những trận lũ lụt lịch sử, sóng nhiệt thiêu đốt mùa màng và các vụ cháy rừng bùng lên ở cả 4 lục địa. Báo cáo của IPCC đã được các chính phủ chấp nhận và sẽ được đưa ra thảo luận tại Ai Cập.
WFP cảnh báo về tình trạng mất an ninh lương thực trên toàn cầu Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) ngày 24/8 cho biết số người đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực trên toàn cầu đã tăng hơn gấp đôi lên 345 triệu người kể từ năm 2019, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, xung đột và biến đổi khí hậu. Người dân nhận lương thực cứu trợ tại Ayod, Nam...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Lầu Năm Góc có tính toán mới với Greenland, báo hiệu một nước cờ lớn?

Tín hiệu gì sau thoả thuận thương mại Mỹ - Anh mới?

Ukraine tuyên bố sẵn sàng ngừng bắn vô điều kiện với Nga trong 30 ngày

Chàng trai mắc căn bệnh kỳ lạ: Cơ thể 'nóng khi lạnh, lạnh khi nóng'

Căng thẳng Pakistan - Ấn Độ: Thế giới hoan nghênh hai nước ngừng bắn

Tổng thống Pháp thông báo cam kết của Mỹ đối với lệnh ngừng bắn tại Ukraine

Tây Ban Nha: Hàng nghìn người phải ở trong nhà do khí độc

Ấn Độ và Pakistan nhất trí ngừng bắn ngay lập tức

Đã có 6 ứng cử viên đăng ký tranh cử Tổng thống Hàn Quốc

Căng thẳng Pakistan - Ấn Độ: Hai bên để ngỏ khả năng cân nhắc hạ nhiệt

Thực hư vụ Pakistan phá hủy hệ thống S-400 của Ấn Độ

Nguy cơ Ấn Độ và Pakistan sử dụng vũ khí hạt nhân khi xung đột leo thang
Có thể bạn quan tâm

Bắt, khám xét nhà Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Việt Úc
Pháp luật
06:00:25 11/05/2025
Mỹ nhân Trung Quốc càng ác càng đẹp gây bão MXH: Nhan sắc phong thần, đỉnh đến nỗi mọi tội lỗi đều được tha thứ
Phim châu á
05:57:01 11/05/2025
Jennifer Lopez căng thẳng với Ben Affleck khi rao bán biệt thự
Sao âu mỹ
05:56:29 11/05/2025
Vịt hấp gừng kiểu này vừa ngon lại thanh mát, giữ nguyên chất và độ ngọt, ai thưởng thức cũng khen
Ẩm thực
05:55:28 11/05/2025
Thấy mẹ kế lén lút dúi bọc nilon vào tay người đàn ông lạ, tôi tra hỏi thì bà rơi nước mắt thú nhận một chuyện mà nghe xong, tôi cũng ngậm ngùi
Góc tâm tình
05:06:19 11/05/2025
6 nữ diễn viên Nhật Bản sở hữu gương mặt thiên thần "nghìn năm có một": Sắp 30 mà nhìn như gái 18
Hậu trường phim
23:43:34 10/05/2025
5 chi tiết ẩn giấu cực khéo trong Thám Tử Kiên, xem một lần chưa chắc đã biết
Phim việt
23:37:16 10/05/2025
Khả Ngân lên tiếng về gương mặt thay đổi gây sốc
Sao việt
23:15:34 10/05/2025
Chia sẻ hiếm hoi của Lưu Đức Hoa về cô con gái 13 tuổi
Sao châu á
22:50:12 10/05/2025
Lũ quét ở miền Đông Afghanistan gây nhiều thương vong
