6 chiêu “dụ” trẻ đọc sách tránh smartphone khi hè cận kề
“Chứng” nghiện game, ham smartphone của các “thiên thần nhỏ” là nỗi ám ảnh, mất ăn mất ngủ của nhiều ông bố, bà mẹ, nhất là vào dịp nghỉ hè. Làm thế nào để giúp con có kỳ nghỉ bổ ích, lành mạnh?
Dạy con đọc sách. Ảnh minh họa internet
ThS Nguyễn Thu Hương, Quản lý Chương trình kỹ năng Mỹ tại hệ thống Giáo dục quốc tế cho trẻ – City Smart, chia sẻ với PNVN 6 cách sau đây giúp trẻ nhanh chóng nhập cuộc và khuyến khích trẻ đọc sách nhiều hơn:
1. Bố mẹ làm gương: Nếu gia đình có truyền thống đọc sách, trong gia đình có những giá sách hấp dẫn thì đã thu hút được phần nào sự chú ý và học hỏi của trẻ nhỏ rồi. Thông thường, trẻ rất thích bắt chước người lớn. Vì vậy, nếu muốn trẻ đọc sách, chúng ta cần bắt đầu từ chính bản thân mình.
2. Đọc sách cùng con và kể cho con nghe những điều thú vị về sách: Khi trẻ chưa biết giá trị của sách mà bắt trẻ đọc sách thì trẻ sẽ không hợp tác. Hiện tại, sách dành cho trẻ em rất phong phú, được thiết kế rất đẹp và thu hút. Mỗi khi lựa chọn một quyển sách, hãy nói cho trẻ nghe về những điều lý thú quyển sách đó mang lại cho con. Chúng ta cũng nên dành thời gian để cùng trẻ đọc sách. Mẹ đọc con nghe hoặc ngược lại, con đọc mẹ nghe. Làm phong phú các hình thức đọc sách như đọc – kể lại – đố vui- đóng kịch – tổ chức trò chơi liên quan,…Chắc chắn trẻ sẽ rất hào hứng.
3. Cho con được quyền lựa chọn: Thay vì chúng ta mang về cho trẻ những quyển sách và ra lệnh: “Con hãy đọc đi vì sách này rất hay” thì hãy cho trẻ cơ hội để tới nhà sách, cùng lựa chọn những quyển sách mà trẻ thích. Khi trẻ đã hào hứng đọc những quyển mà trẻ tự lựa chọn thì trẻ cũng dễ dàng đọc những quyển sách mà mình chọn cho trẻ hơn. Vì lúc đó, chúng ta biết được trẻ thích đọc những loại sách như thế nào.
4. Cho trẻ lựa chọn thời gian đọc sách trong ngày: Gia đình nên đưa ra những quy định. Việc đọc sách cũng vậy. Tuy nhiên, quy định này có thể nhường cho con là người được đưa ra và có sự thống nhất giữa các thành viên trong gia đình. Thường thời gian đọc sách có thể sau khi ăn cơm hoặc trước khi đi ngủ. Tùy thuộc vào độ tuổi của từng bé mà đưa ra giới hạn thời gian, có thể là 5 phút, 10 phút hay 30 phút. Khi trẻ đã hào hứng thì có thể tăng thời gian lên.
5. Tạo góc/giá sách trong gia đình: Hãy cùng con trang trí cho giá sách của gia đình hoặc của riêng con. Con sẽ rất hãnh diện với góc nhỏ này của mình và sẽ chăm chút cho những quyển sách của mình tốt hơn.
6. Hãy bình tĩnh và kiên trì: Khi bố mẹ đã rất cố gắng nhưng vẫn chưa thấy trẻ hào hứng với việc đọc sách thì hãy thật bình tĩnh và kiên trì. Đừng cố gắng ép trẻ vì điều này có thể có tác dụng ngược – làm trẻ ghét sách. Bằng các bước nhẹ nhàng và những khích lệ tích cực, dần dần trẻ sẽ đam mê và có thể trở thành những con “mọt sách” lúc nào không hay.
Tuy nhiên, để trẻ “nhập cuộc” vào việc đọc sách thì không thể dùng từ “nhanh chóng” được. Bởi, đối với trẻ, để đam mê với sách thì cần cả một quá trình và trong quá trình này cần có sự đồng hành của bố mẹ rất lớn.
&’Bí kíp’ của các bà mẹ Mỹ, Anh, Do Thái giúp trẻ mê đọc sách
ThS Nguyễn Thu Hương cũng đưa ra một số kinh nghiệm khuyến khích trẻ đam mê đọc sách của các ông bố, bà mẹ ở các nước như Anh, Mỹ, cụ thể như: Các ông bố, bà mẹ ở các nước này thường quan tâm tới việc dạy trẻ yêu sách từ khi còn nhỏ. Ngay từ khi còn trong bụng mẹ, các ông bố, bà mẹ đã đọc sách, kể chuyện, hát ru cho con nghe. Và khi em bé chào đời, ngay cả khi chưa biết xem tranh, đọc chữ, chưa hiểu hết ý nghĩa của câu chuyện, họ cũng dở từng trang sách và đọc cho con vì họ tin rằng, ngoài việc giúp trẻ lớn lên sẽ đam mê với sách thì còn giúp cho quá trình học nói của trẻ được tốt hơn.
Bên cạnh đó, họ cũng thường xuyên đưa trẻ đến thư viện. Khi tới đây, không những có không gian phù hợp mà còn có rất nhiều bạn nhỏ khác cũng đang đọc sách và điều này sẽ khích lệ trẻ rất nhiều.
Đặc biệt, người Do Thái còn có “lễ hôn sách ngọt”. Trong ngày đầu tiên trẻ tiếp xúc với sách, bố mẹ sẽ nhỏ một giọt mật ong vào sách và cho trẻ ngửi, nếm. Bằng cách này, họ dạy trẻ rằng sách rất ngọt ngào. Với họ, ấn tượng ban đầu với trẻ rất quan trọng và nó có thể theo chúng, lớn dần lên mỗi ngày.
Điều đặc biệt nữa của người Do Thái là đối với họ, sách là tài sản vô giá. Bằng chứng là khi cháy nhà, thứ họ sẽ mang theo là sách và đây cũng là tài sản mà bố mẹ thường để lại cho con cái. Và đây cũng là minh chứng cho thấy tỉ lệ đọc sách của người Do Thái hiện đứng đầu thế giới.
Sách kỹ năng được quan tâm hơn
Video đang HOT
Một điều dễ nhận thấy là tại một số hội chợ sách nhân dịp Ngày sách Việt Nam (21/4/2018), sách kỹ năng đã được phụ huynh quan tâm nhiều hơn. Tuy nhiên, mảng sách mới mẻ này vẫn còn giữ vị trí khiêm tốn trên các kệ của các gian hàng. Để phát triển mảng sách này, ThS Nguyễn Thu Hương cũng cho rằng:
- Các phụ huynh nên đầu tư đọc sách nhiều hơn cho bản thân và cho trẻ, đặc biệt là mảng kĩ năng vì đây chính là những giá trị, bài học được chắt lọc, truyền tải một cách hiệu quả nhất với chi phí rẻ nhất.
- Trường học nên bổ sung thêm sách về mảng kĩ năng để trẻ có cơ hội đọc sách nhiều hơn, có cơ hội tiếp cận, thậm chí các trường có thể tổ chức định kì đọc sách kĩ năng hàng tuần/tháng hoặc quý để trẻ tự đọc sách, tự rút ra bài học với sự định hướng và giúp đỡ của các thầy cô giáo.
- Các nhà xuất bản sách tăng cường hơn nữa công tác truyền thông, giới thiệu các đầu sách kỹ năng ý nghĩa cho các gia đình, trường học.
Lan Hương
Theo Phụ nữ Việt Nam
Nhà giáo tự thay đổi 8 điều này, được không?
Thực tế cho thấy chỉ ít nhà giáo chăm chút cho việc soạn giảng, còn lại là đối phó với kiểm tra của cấp trên. Có thầy cô đọc văn bản nhạt nhẽo, đứt quãng; viết sai chính tả, diễn đạt lòng vòng. Thầy vậy, trò thế nào đây?
Nhà giáo cần thay đổi để hoàn thiện mình trước xã hội. Trong ảnh: Học sinh Trường THPT Gia Định (TP.HCM) chúc mừng sinh nhật thầy Nguyễn Bảo Quốc ngay trong sân trường - Ảnh: N.HÙNG
Tôi đồng cảm với chia sẻ "Nhà giáo cũng phải thay đổi!". Nhân đây, tôi đề xuất 8 điều nhà giáo cần tự thay đổi với quý đồng nghiệp và bạn đọc.
1 Soạn giảng
Có một nhà giáo dục đã nói: "Như mặt trời phản chiếu trong giọt nước, toàn bộ hoạt động của nhà giáo thể hiện qua giờ lên lớp". Tôi nghĩ để lên lớp tốt, nhất thiết giáo viên phải đầu tư cho soạn giảng.
Thực tế cho thấy chỉ ít nhà giáo chăm chút cho việc soạn giảng, còn lại là đối phó với kiểm tra của cấp trên. Ngày càng ít những giáo án hay, dường như thầy cô mình lên mạng, tải về, sửa chút ít, in ra rồi mang nộp khi có yêu cầu.
Làm cập rập nên hình thức giáo án không chuẩn, nội dung giáo án thiếu chính xác, phương pháp thể hiện trong giáo án đơn điệu.
Mới đây thôi, kiểm tra giáo án của một thầy giáo trẻ, tôi đã nhận xét vào giáo án:
Soạn giảng = Quy chế.
Chính xác.
Kỹ càng.
Mô phạm.
Soạn giảng = Đầu tư chuyên môn.
Đọc.
Học.
Sáng tạo.
Cẩn trọng.
Soạn giảng = Tâm của nhà giáo.
Trong sáng.
Vì học sinh.
Vậy, trước tiên thầy cô cần đầu tư cho soạn giảng.
2 Đọc sách
Đọc để có thêm nguồn học liệu ngoài sách giáo khoa, đọc để biết - cảm nhận - yêu thương. Nếu làm tích cực và thường xuyên, bài soạn chắc chắn phong phú.
Đồng thời, siêng đọc sách là con đường tốt nhất để thầy cô tiếp tục phát triển kỹ năng nghe - nói - đọc - viết tiếng Việt. Hiện nay có thầy cô đọc văn bản nhạt nhẽo, đứt quãng; viết sai chính tả, diễn đạt lòng vòng. Thầy vậy, trò thế nào đây?
Mỗi ngày, thầy cô dành từ 1 đến 2 tiếng đồng hồ đọc sách, báo, tạp chí; mỗi tháng, thầy cô đọc ít nhất một cuốn sách (tiểu thuyết, thơ, chuyên môn...) được không?
3 Tin học
Hiện nay, khi lên lớp, giáo án được trình chiếu để trò nhìn - nghe - ghi, chưa bước vào ngưỡng cửa 4.0. Cần lắm nhiều bài soạn E-learning, giúp trò học thường xuyên, thầy - trò tương tác nhanh chóng, kịp thời nhằm giải quyết vướng mắc về kiến thức, lỗ hổng về kỹ năng, khoảng trống về phẩm cách.
Soạn - dạy - kiểm tra cần trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin rộng hơn, thường xuyên hơn, hiệu quả hơn.
4 Tiếng Anh
Nhiều thầy cô có chứng chỉ tiếng Anh trong hồ sơ viên chức. Nhưng còn ít thầy cô giao tiếp được bằng tiếng Anh, không truy cập được nguồn tài liệu hay từ nước ngoài.
Không cập nhật kịp thời, đồng nghĩa với thầy cô mình tụt hậu, làm sao dạy học sinh sáng tạo, hội nhập, phát triển được? Học tiếng Anh là điều thứ tư nhà giáo cần tự thay đổi.
5 Khoan dung
Khoan dung với đồng nghiệp, phụ huynh, học sinh; sống khoan dung làm nhà giáo cởi mở, yêu công việc, cảm xúc đong đầy với cuộc sống. Mỗi ngày đến trường được vui hơn, tự tin trên bục giảng, thoải mái trong sinh hoạt, chan hòa với đồng nghiệp, trọn vẹn với học sinh.
6 Thẳng thắn
Trong các buổi họp, rất ít ý kiến đóng góp của thầy cô. Năm học nào cũng có hội nghị, đại hội, quanh quẩn chỉ mấy ý kiến của chi ủy, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, chủ tịch công đoàn..., còn lại là im lặng và biểu quyết.
Nhiều quy định rất rõ như việc đánh giá, xếp loại học sinh THCS, THPT (thông tư 58/2011/TT-BGDĐT), có thầy cô do ngại "tránh đâu" với ban giám hiệu nên... thi đi, thi lại, sửa điểm. Giá mà thầy cô thẳng thắn, trên tinh thần xây dựng, trong một tập thể đoàn kết, hiệu trưởng muốn làm sai cũng không thể được.
7 Kỷ luật
Kỷ cương trong nhà trường hiện nay có vấn đề, do đâu? Phải chăng giáo viên mình chưa làm việc với tinh thần kỷ luật? Như thế, dạy học sinh kỷ luật liệu có hình thức, sáo rỗng?
Học đường phải kỷ luật, kỷ luật trong dạy - học, sinh hoạt, quan hệ, ứng xử; kỷ luật trong hoạt động trải nghiệm sáng tạo, dạy thêm - học thêm, thu chi tài chính. Nếu những điều đó thực hiện đúng - đủ - minh bạch - thường xuyên thì những sự cố vừa qua đã không xảy ra trong nhà trường.
8 Đam mê
Cuối cùng, là nhà giáo, hãy nuôi dưỡng đam mê. Đọc sách, âm nhạc, hội họa, sáng tác, thể thao, thiện nguyện... phải là một trong những niềm đam mê của người thầy.
Chính niềm đam mê ấy thôi thúc người thầy tìm tòi, khám phá, tích lũy để thay đổi chính mình, phát triển năng lực nghề nghiệp, cảm hóa - truyền lửa cho học sinh.
Vì sao nhà giáo cần thay đổi?
Không đổ tại áp lực, không phân bua vì hoàn cảnh, không trách cứ cuộc sống còn thiếu thốn, khi nhà giáo tự thay đổi, học đường thay đổi, quản lý giáo dục thay đổi, nguồn lực xã hội phát triển. Sự phát triển đó tác động trở lại, thúc đẩy nhà giáo phát triển mọi mặt.
TS NGUYỄN HOÀNG CHƯƠNG
Theo tuoitre.vn
Hà Nội: Ưu tiên phổ cập bơi cho học sinh Tiểu học Hè năm 2018, Hà Nội sẽ có 232 bể bơi phục vụ học sinh tham gia Chương trình phổ cập bơi với số lượng học sinh gần 110.000 em. Ngày 24/4, Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức Hội nghị triển khai công tác phổ cập bơi năm 2018 và công tác bảo đảm dinh dưỡng, an toàn thực phẩm trong trường học. Tại...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Loét thực quản vì thói quen bẻ thuốc cho dễ uống
Sức khỏe
18:37:22 04/05/2025
Dương Tư Kỳ: Bỏ tình đầu theo đại gia, 2 lần làm mẹ đơn thân, giờ nhận không ra
Sao châu á
18:20:28 04/05/2025
Trung úy CĐM "ụp crown" vươn tầm quốc tế, giống hệt Quang Hùng, phản ứng bất ngờ
Netizen
16:43:59 04/05/2025
Tử vi hằng ngày - Xem tử vi vui 12 con giáp ngày 4.5.2025
Trắc nghiệm
16:26:01 04/05/2025
Phương Mỹ Chi thi Em Xinh, RHYDER liền bị "réo", lộ quan hệ hậu The Voice Kids
Sao việt
16:22:46 04/05/2025
Sếp lớn Microsoft bất ngờ 'thú nhận' Windows 11 không tốt bằng Mac
Thế giới số
16:20:05 04/05/2025
Đàn voi rừng đi trên đường ven hồ Trị An: 1 voi con lọt giếng chết
Tin nổi bật
16:12:43 04/05/2025
NSND Mỹ Uyên: 50 tuổi chưa kết hôn, vẫn run khi làm việc với Victor Vũ
Hậu trường phim
16:04:59 04/05/2025
5 phim 18+ Hàn Quốc hay nhất 5 năm qua: Diễn viên toàn "nữ hoàng cởi bạo", nội dung gắt hơn tát nước
Phim châu á
15:45:13 04/05/2025
Say xỉn, đá bàn làm việc của CSGT khi bị kiểm tra nồng độ cồn
Pháp luật
15:10:47 04/05/2025