61 quốc gia ký tuyên bố chung về AI
Ngày 11/2, đã có tổng cộng 61 quốc gia thông qua tuyên bố chung về nhu cầu trí tuệ nhân tạo (AI) “mở, toàn diện và đạo đức” tại hội nghị thượng đỉnh AI Paris diễn ra tại Pháp.
Các đại biểu tham dự hội nghị thượng đỉnh AI Paris diễn ra ở Paris, Pháp ngày 11/2/2025. Ảnh: THX/TTXVN
Phóng viên TTXVN tại châu Âu dẫn tuyên bố từ Điện Elysee cho biết hội nghị thượng đỉnh diễn ra tại Grand Palais ở Paris, nơi 61 quốc gia, trong đó có Pháp, Ấn Độ và Trung Quốc, đã đạt được sự đồng thuận về các nguyên tắc trên. Tuy nhiên, đáng chú ý Mỹ và Anh đã không ký tuyên bố cuối cùng của hội nghị, với lý do lợi ích quốc gia và lo ngại về quy định.
Tuyên bố chung nhấn mạnh các vấn đề liên quan đến AI và năng lượng đã “lần đầu tiên” được giải quyết trong bối cảnh đa phương.
Video đang HOT
Tuyên bố nêu bật nhu cầu nâng cao nhận thức về tác động của AI với thị trường lao động và thúc đẩy các công nghệ định hình tích cực tương lai của ngành.
Các bên ký kết nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường phối hợp trong quản lý AI và ngăn chặn tình trạng độc quyền thị trường để AI dễ tiếp cận hơn, nêu bật nhu cầu phải đạt tiến triển trong đảm bảo tính bảo mật và độ tin cậy của AI, nêu rõ AI “bền vững” với xã hội và thế giới phải là ưu tiên hàng đầu.
Dù Mỹ không ký tuyên bố chung, nhưng phát biểu trước các nhà lãnh đạo thế giới và các giám đốc điều hành công nghệ, Phó Tổng thống Mỹ JD Vance khẳng định Washington vẫn quan tâm đến việc hợp tác quốc tế về AI, dù cảnh báo các khuôn khổ quản trị quốc tế “phải thúc đẩy đổi mới thay vì kìm hãm AI”.
Mỹ công bố Bản ghi nhớ giải quyết rủi ro an ninh quốc gia do AI gây ra
Ngày 24/10, Chính phủ Mỹ đã công bố khung chính sách để giải quyết các rủi ro an ninh quốc gia do trí tuệ nhân tạo (AI) gây ra, một năm sau khi Tổng thống Joe Biden ban hành sắc lệnh về quản lý công nghệ này.
Các quan chức Mỹ cho biết Bản ghi nhớ an ninh quốc gia (NSM) nhằm tạo khuôn khổ vừa tận dụng công nghệ để đối phó với các đối thủ sử dụng AI trong quân sự, vừa xây dựng các biện pháp bảo vệ hiệu quả để duy trì niềm tin của công chúng.
Phát biểu trước các phóng viên, một quan chức cấp cao trong chính quyền của Tổng thống Biden nhận định rõ ràng có nhiều ứng dụng AI vào an ninh quốc gia, trong đó có các lĩnh vực như an ninh mạng và phản gián. Một số quốc gia nhận thấy những cơ hội tương tự để hiện đại hóa và cách mạng hóa năng lực quân sự và tình báo. Do đó, quan chức này nhấn mạnh Mỹ cần đẩy nhanh việc ứng dụng công nghệ AI tiên tiến vào các cộng đồng an ninh quốc gia để duy trì lợi thế cạnh tranh.
Ông cũng khẳng định NSM tìm cách đảm bảo chính phủ sẽ thúc đẩy việc ứng dụng AI "một cách thông minh và có trách nhiệm". Cùng với bản ghi nhớ, chính phủ sẽ ban hành một tài liệu khung cung cấp hướng dẫn về cách các cơ quan có thể và không thể sử dụng AI như thế nào.
Tháng 10/2023, Tổng thống Biden đã chỉ đạo Hội đồng An ninh Quốc gia và Chánh Văn phòng Nhà Trắng xây dựng bản ghi nhớ nói trên. Chỉ thị này được đưa ra khi ông ban hành sắc lệnh về quản lý AI, nhằm đưa nước Mỹ dẫn đầu trong nỗ lực toàn cầu quản lý rủi ro của công nghệ này.
Theo sắc lệnh, được Nhà Trắng đánh giá là một động thái "mang tính bước ngoặt", các cơ quan liên bang thiết lập các tiêu chuẩn an toàn mới cho các hệ thống AI và yêu cầu các nhà phát triển chia sẻ kết quả kiểm tra an toàn và các thông tin quan trọng khác với Chính phủ Mỹ.
Giới chức nước này dự đoán công nghệ AI đang phát triển nhanh chóng sẽ thúc đẩy cạnh tranh quân sự và tình báo giữa các cường quốc toàn cầu. Các cơ quan an ninh Mỹ đang được chỉ đạo tiếp cận "các hệ thống AI mạnh mẽ nhất".
Nguyễn Hằng (TTXVN)
Bang California (Mỹ) thông qua luật quản lý AI Ngày 28/8, cơ quan lập pháp California (Mỹ), nơi tọa lạc Thung lũng Silicon, đã thông qua dự luật nhằm quản lý các mô hình trí tuệ nhân tạo (AI). Trí tuệ nhân tạo AI. Ảnh minh họa Dự luật có tên đầy đủ là Đạo luật Đổi mới an toàn và bảo mật cho các mô hình AI tiên phong, mô hình...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Trung Quốc: Dự trữ dầu chạm mức cao nhất gần ba năm

Hành động của Bộ Ngoại giao Hàn Quốc sau sự cố rò rỉ dữ liệu của SK Telecom

Nhiều khu vực tại châu Âu nếm trải mùa hè nóng nhất 2.000 năm qua

Ấn Độ đóng cửa gần 50 điểm du lịch ở Kashmir

Cấp điện hạt nhân trên Mặt Trăng: Cuộc đua quyền lực mới giữa Mỹ - Trung Quốc

'Dao động khí quyển cảm ứng' có thể là nguyên nhân gây mất điện diện rộng tại châu Âu

EU chúc mừng chiến thắng của ông Mark Carney trong cuộc bầu cử tại Canada

Tiết lộ cách doanh nghiệp Hàn Quốc thiết lập kênh liên lạc với chính quyền Trump

Sau trận chiến ở Kursk, liên minh Nga - Triều Tiên sẽ hợp tác trong những lĩnh vực nào?

Đảng Cộng hòa đề xuất thu phí hơn 1.000 USD mỗi đơn xin tị nạn

ESA kêu gọi châu Âu đầu tư công nghệ vũ trụ để tăng quyền tự chủ

Tổng thống Ukraine đánh giá dự thảo mới thỏa thuận khoáng sản với Mỹ
Có thể bạn quan tâm

Mẹ đẻ đến nhà ở một tuần, tôi hiểu vì sao chị dâu cứ nhắc đến bà là khó chịu ra mặt
Góc tâm tình
05:14:12 30/04/2025
Bộ phim gây ám ảnh nhưng lấy nước mắt nhất hiện tại, 4 người đi nhưng chỉ có 1 trở về!
Phim việt
23:53:54 29/04/2025
Rộ nghi vấn Lật Mặt 8 bị seeding chơi xấu, căng đến nỗi Lý Hải - Minh Hà phải đăng đàn xin trợ giúp
Hậu trường phim
23:51:26 29/04/2025
Diva Mỹ Linh: "Dù bận đến đâu, tôi luôn dành thời gian cho các con"
Nhạc việt
23:46:32 29/04/2025
Nữ diva ít nhận show để tập trung bán đồ... "second hand"
Sao châu á
23:38:18 29/04/2025
Mỹ Tâm cầm cờ Tổ quốc ở sân bay, Phương Oanh xinh đẹp với áo dài đỏ
Sao việt
23:35:07 29/04/2025
'Thiên thần' Rosie Huntington-Whiteley kể cuộc sống hạnh phúc bên 'người vận chuyển' Jason Statham
Sao âu mỹ
23:14:25 29/04/2025
Bạn thân tiết lộ 2 đội bóng mà Jurgen Klopp muốn dẫn dắt
Sao thể thao
23:07:12 29/04/2025
70 giây chứng minh giọng live giật mình của nhóm "trai đẹp nhưng không bình thường"
Nhạc quốc tế
23:01:15 29/04/2025
Lập Hạ: Làm 3 việc này cả năm Lộc Khí Vào Nhà, kinh doanh đắc tài, cuối năm tậu nhà sắm xe
Trắc nghiệm
22:22:10 29/04/2025