7 dấu hiệu cảnh báo có cục máu đông trong cơ thể bạn
Cục máu đông, hay huyết khối, là phản ứng giúp cơ thể cầm máu, nhưng đôi khi cũng có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng của bạn.
Cục máu đông là gì?: Cục máu đông thường hình thành sau chấn thương nhằm bảo vệ cơ thể khỏi mất máu quá nhiều. Tuy nhiên, cục máu đông cũng có thể hình thành trong động mạch hoặc tĩnh mạch dù không có chấn thương đáng kể nào. Nếu các cục máu đông không tự tan hoặc không được điều trị, chúng có thể gây biến chứng nguy hiểm.
Chuột rút chân: Những người bị huyết khối ở vùng chân cho biết họ cảm thấy cơn chuột rút hoặc cơn đau tương tự như khi bị chuột rút ở chân. Hiện tượng cục máu đông hình thành ở tĩnh mạch chủ, thường là ở thân dưới, được gọi là huyết khối tĩnh mạch sâu. Hiện tượng này có thể gây đau nhức và chuột rút chân.
Đau lưng: Đau lưng có thể là dấu hiệu cho thấy có cục máu đông ở vùng chậu hoặc ở tĩnh mạch chủ dưới. Mặc dù đây là một triệu chứng hiếm gặp của chứng huyết khối tĩnh mạch sâu, dạng đông máu này có thể dẫn đến tổn thương vĩnh viễn nếu không điều trị kịp thời, vì cục máu đông chặn nguồn cung máu đến các chi.
Video đang HOT
Da đổi màu: Cục máu đông làm gián đoạn lưu thông máu, do đó có thể dẫn đến tình trạng da đổi màu. Nếu một khu vực nào đó trên chân của bạn chuyển sang màu đỏ hoặc một màu khác thường, nguyên nhân có thể là do cục máu đông.
Da ấm nóng: Một triệu chứng phổ biến khác của tình trạng huyết khối là sự thay đổi nhiệt độ ở vùng da có cục máu đông. Đây cũng là hệ quả của sự gián đoạn lưu thông máu. Ba triệu chứng da ấm nóng, chuột rút chân và da đổi màu thường xuất hiện đồng thời khi có cục máu đông.
Sưng phù: Sưng phù cánh tay, bàn tay, bàn chân, mắt cá chân hoặc cẳng chân là một trong những dấu hiệu phổ biến nhất của hiện tượng cục máu đông. Các cục máu đông là một trong những lý do khiến một phần cơ thể của bạn đột nhiên sưng phù.
Vã mồ hôi: Khi đi kèm với các triệu chứng khác, vã mồ hôi có thể là một trong những triệu chứng huyết khối mà bạn không nên bỏ qua, bởi cục máu đông trong trường hợp này nằm ở tim hoặc phổi. Đây là dạng huyết khối vô cùng nguy hiểm, cần được cấp cứu kịp thời.
Khó thở: Hiện tượng tắc mạch phổi xảy ra khi một cục máu đông xuất hiện trong một mạch máu ở phổi. Hiện tượng này có thể gây các triệu chứng như khó thở, thở gấp và đau tức lồng ngực. Trong một số trường hợp, người bị tắc mạch phổi có thể bị tụt huyết áp đột ngột và ngất xỉu, hoặc thậm chí ho ra máu.
Dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa huyết khối
Các chuyên gia sức khỏe cho biết có nhiều nguyên nhân gây ra huyết khối (cục máu đông), bao gồm phản ứng phụ sau khi tiêm vaccine, dùng thuốc điều trị, các yếu tố lối sống và tình trạng sức khỏe.
Nhưng dù là nguyên nhân gì, các cục máu đông có thể tổn hại sức khỏe nghiêm trọng - thậm chí gây tử vong - nếu không được xử lý kịp thời. Vì thế, việc nhận biết các dấu hiệu và cách xử lý huyết khối có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo toàn sức khỏe và tính mạng.
Huyết khối là tình trạng nguy hiểm có thể ảnh hưởng bất kỳ ai, ở mọi lứa tuổi.
Triệu chứng thường gặp của huyết khối
Có hai loại huyết khối chính cần lưu ý - một dạng gọi là "tĩnh" (thrombus, cục máu đông chỉ nằm yên và cản trở dòng máu đi qua vị trí đó) và dạng còn lại gọi là "thuyên tắc" (embolus, cục máu đông có thể vỡ ra). Tuy mỗi dạng đều có thể dẫn đến các biến chứng riêng, nhưng huyết khối dạng thuyên tắc đặc biệt nguy hiểm vì chúng có thể di chuyển đến các nội tạng khác - như tim hoặc phổi - và gây ra những tổn thương nghiêm trọng một số chức năng cơ thể.
Tùy thuộc vào nơi chúng hình thành và hành trình di chuyển trong máu, các cục máu đông có thể ảnh hưởng đến tứ chi, tim, phổi, thận hoặc não. Các triệu chứng của từng dạng huyết khối cũng khác nhau. Khi cục máu đông đứng yên - như ở trường hợp huyết khối tĩnh mạch sâu (cục máu đông ở chân), bệnh nhân có thể cảm thấy đau đớn, tê yếu, sưng to, nóng và tấy đỏ tại vị trí xuất hiện huyết khối, kèm theo tâm trạng thất thường.
Còn nếu cục máu đông di chuyển đi nơi khác và dẫn đến các biến chứng như thuyên tắc phổi, bệnh nhân có các triệu chứng như đột ngột khó thở, ho có hoặc không kèm máu, da sần sùi, xanh xao, đổ mồ hôi nhiều, lo lắng và mệt mỏi, buồn nôn và nôn mửa.
Làm gì khi nghi ngờ bản thân đang có cục máu đông?
ầu tiên và trên hết, bạn cần tìm kiếm sự trợ giúp y tế ngay lập tức, đặc biệt là nếu đã nhận thấy bản thân xuất hiện những triệu chứng kể trên kèm theo cảm giác đau tức ngực. Còn khi đã đến được cơ sở y tế, nhớ khai báo đầy đủ bệnh sử gia đình và cá nhân, loại vaccine hoặc thuốc đã dùng gần đây để bác sĩ có thể nhận diện chính xác loại cục máu đông đang gặp phải.
Còn về lâu dài, nên tham khảo ý kiến bác sĩ về những biện pháp giúp phòng ngừa nguy cơ xuất hiện cục máu đông. Tùy thuộc vào bệnh sử và các chẩn đoán hiện tại, bác sĩ có thể đề xuất các hướng điều trị nhất định để giúp bạn giải quyết bất kỳ biến chứng tiềm ẩn nào khi có huyết khối.
Bên cạnh đó, cần hạn chế tối đa một số yếu tố nguy cơ về lối sống có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện huyết khối, như ít vận động hoặc thường xuyên ngồi/nằm yên một chỗ trong thời gian dài. Còn nếu đang trong tình huống buộc hạn chế vận động (như chấn thương hoặc nằm viện) đừng quên thực hiện vài động tác thể dục tại chỗ, căng duỗi cơ, động đậy đôi chân thường xuyên hoặc mang vớ áp lực để cải thiện tuần hoàn máu. Mọi người cũng cần lưu ý là thói quen hút thuốc, tình trạng dư cân, uống một số loại thuốc cũng có thể làm tăng nguy cơ bị huyết khối.
Cục máu đông nguy hiểm cỡ nào mà dễ gây đột quỵ chết người đến vậy? Việc đông máu là quan trọng để ngăn ngừa ra máu quá nhiều nếu bị thương hoặc đứt. Cục máu đông chặn dòng máu đến các vùng quan trọng của cơ thể, nó có thể gây hại, thậm chí gây tử vong - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK Tuy nhiên, khi cục máu đông chặn dòng máu đến các vùng quan trọng của cơ...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Thời điểm uống nước chè xanh tốt nhất

Ăn trứng gà mỗi ngày, điều gì xảy ra?

Uống trà xanh mỗi ngày, cơ thể bạn có những thay đổi đáng kinh ngạc này

Top 5 loại thực phẩm nên hạn chế ăn khi đi du lịch

Điểm danh những tác dụng không ngờ của rau diếp cá bạn nên biết

Thú cưng giúp ích gì cho bệnh nhân ung thư?

3 món nên ăn trong bữa nhậu để giảm tác hại rượu bia

Hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo vệ dữ liệu cá nhân

Nỗ lực bao phủ vaccine sởi, tạo miễn dịch cộng đồng

Báo động vi nhựa làm 356.000 người tử vong mỗi năm do bệnh tim

5 món ăn vặt lý tưởng bà bầu nên mang theo khi đi du lịch

Trị phồng rộp da do cháy nắng
Có thể bạn quan tâm

Nữ diễn viên bị "Càn Long" Trương Quốc Lập chèn ép giờ ra sao khi lấy chồng hơn 17 tuổi?
Sao châu á
11:36:45 02/05/2025
Du khách Tây Nguyên đổ về Phú Yên 'giải nhiệt' dịp lễ 30/4 và 1/5
Trắc nghiệm
11:21:44 02/05/2025
Xiaomi chính thức 'bỏ rơi' 7 mẫu điện thoại phổ biến
Đồ 2-tek
11:18:47 02/05/2025
Chỉ thay đổi một thói quen nhỏ khi đi chợ, tôi tiết kiệm gần 500.000 đồng mỗi tháng mà bữa ăn vẫn đủ món ngon
Sáng tạo
11:09:52 02/05/2025
Hình ảnh lạ xuất hiện giữa đại dương khiến các nhà khoa học đau đầu: Bí mật là gì?
Lạ vui
11:06:52 02/05/2025
Samsung muốn biến điện thoại Galaxy thành máy ảnh DSLR
Thế giới số
10:51:54 02/05/2025
Áo gile, bí quyết nâng tầm vẻ ngoài thanh lịch cho mùa hè
Thời trang
10:47:45 02/05/2025
Noo Phước Thịnh lại ngầm từ chối thi 2 show Anh Trai, lý do là gì?
Nhạc việt
10:46:37 02/05/2025
Sự thật clip tài xế ô tô bị cảnh sát cơ động đuổi theo vì "thông chốt cồn"
Tin nổi bật
10:38:44 02/05/2025
Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng và bạn gái kém 11 tuổi: Chung nhà vài năm nay, ai cũng giục nhưng chưa có kế hoạch đám cưới
Sao việt
10:37:18 02/05/2025