7 loại vaccine COVID-19 được cấp phép sử dụng tại Việt Nam
Hiện 7 loại vaccine phòng COVID-19 được Bộ Y tế cấp phép sử dụng tại Việt Nam .
Theo Bộ Y tế, tất cả các vaccine trên được cấp phép và đưa về Việt Nam sử dụng đều đảm bảo an toàn và hiệu quả.
AstraZeneca
Vaccine COVID-19 do Tập đoàn AstraZeneca sản xuất, được cấp phép sử dụng khẩn cấp tại 181 quốc gia, vùng lãnh thổ. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng đưa vaccine này vào danh sách sử dụng khẩn cấp. Đến nay, vaccine sử dụng tại 119 quốc gia, vùng lãnh thổ với tổng số đã sử dụng khoảng gần 100 triệu liều.
Tại Việt Nam, vaccine AstraZeneca được Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch COVID-19. Vaccine AstraZeneca cũng được triển khai tiêm chủng tại Việt Nam từ tháng 3/2021, và đang là vaccine có số lượng sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam.
Vaccine SPUTNIK V của Nga. (Ảnh: SKDS)
Gam-COVID-Vac (tên khác là SPUTNIK V)
Vaccine Gam-COVID-Vac do Viện Nghiên cứu Gamaleya, Nga sản xuất, được cấp phép sử dụng tại 70 quốc gia, vùng lãnh thổ. Đến nay, vaccine này sử dụng tại 49 quốc gia với tổng số vaccine dùng khoảng 85 triệu liều.
Video đang HOT
Giữa tháng 3/2021, Việt Nam tiếp nhận 2.000 liều vaccine Sputnik V do Nga viện trợ và sử dụng cho gần 900 người. Ngày 1/8, Việt Nam nhận thêm 10.000 liều Sputnik V do Nga tặng.
Vero Cell của Sinopharm
Vaccine Vero Cell do Sinopharm phát triển và Beijing Institute of Biological Products Co., Ltd.,- Trung Quốc sản xuất. Vaccine được cấp phép sử dụng tại 64 quốc gia, vùng lãnh thổ và được Tổ chức Y tế thế giới đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp. Đến nay, vaccine này đang sử dụng tại 59 quốc gia với khoảng 800 triệu liều dùng.
Việt Nam đã tiếp nhận 500.000 liều vaccine Sinopharm do Trung Quốc viện trợ và đang triển khai tiêm chủng từ tháng 7/2021. Hiện TP.HCM, Hà Nội và một số tỉnh, thành như Hải Phòng, Quảng Ninh cũng nhận vaccine Vero Cell phục vụ cho công tác tiêm chủng.
Vaccine COVID-19 của Pfizer. (Ảnh: AFP)
Comirnaty của Pfizer/BioNTech
Vaccine của Pfizer/BioNTech cấp phép sử dụng tại 111 quốc gia và vùng lãnh thổ và được Tổ chức Y tế thế giới đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp. Đến nay, vaccine này sử dụng tại 97 quốc gia với khoảng 850 triệu liều dùng.
Cùng với Moderna, SPUTNIK V, AstraZeneca và Vero Cell, vaccine Pfizer cũng đang được triển khai tiêm chủng cho người dân tại Việt Nam.
Spikevax (tên khác là Moderna)
Vaccine Spikevax do Moderna sản xuất được cấp phép sử dụng tại 64 quốc gia, vùng lãnh thổ và được Tổ chức Y tế thế giới đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp. Đến nay, vaccine này sử dụng tại 63 quốc gia với khoảng 340 triệu liều.
Đến nay, Việt Nam tiếp nhận tổng cộng 5.000.100 liều vaccine Moderna do Mỹ viện trợ thông qua COVAX Facility và đang triển khai tiêm chủng.
Janssen
Vaccine Janssen do Janssen Pharmaceutica NV (Bỉ) và Janssen Biologics B.V (Hà Lan) sản xuất được cấp phép sử dụng tại hơn 50 quốc gia, vùng lãnh thổ và được Tổ chức Y tế thế giới đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp. Đến nay, vaccine này được sử dụng tại 34 quốc gia với khoảng 60 triệu liều.
Vaccine do Janssen sản xuất được Bộ Y tế phê duyệt sử dụng có điều kiện cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch COVID-19. Hiện nay, Việt Nam chưa tiếp nhận vaccine này.
Hayat-Vax
Ngày 10/9, Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện vaccine Hayat-Vax cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
Hayat-Vax được bào chế dưới dạng hỗn dịch tiêm. Mỗi liều 0,5ml chứa 6.5 đơn vị kháng nguyên SARS-CoV-2 (tế bào vero) bất hoạt. Cơ sở sản xuất bán thành phẩm là Beijing Institute of Biological Products Co., Ltd. – Trung Quốc.
Cơ sở đóng gói sơ cấp, thứ cấp và xuất xưởng là Julphar (Gulf Pharmaceutical Industries) – Các tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất (UAE). Cơ sở đề nghị phê duyệt vaccine này là Công ty Cổ phần Y dược phẩm Vimedimex.
Vaccine Hayat-Vax có thể bảo quản ở nhiệt độ tủ lạnh bình thường, dễ sử dụng ở các nước có thu nhập thấp hơn so với các loại vaccine mRNA vốn cần bảo quản cực lạnh. Hiện, Việt Nam chưa tiếp nhận vaccine này.
Chưa tiêm vaccine cho học sinh
Bộ Y tế hôm nay cho biết, số lượng vaccine cung ứng cho Việt Nam còn rất hạn chế, khi có thêm sẽ tiêm cho học sinh.
Quan điểm này được Bộ Y tế đưa ra sau hơn một tuần Thủ tướng yêu cầu phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai tiêm vaccine cho học sinh, để năm học mới diễn ra an toàn.
Trong công văn gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ Y tế cho biết đã cố gắng tiếp cận các nguồn vaccine nhưng hiện nay số lượng cung ứng cho Việt Nam chỉ đáp ứng một phần nhu cầu phòng chống dịch theo Nghị quyết số 21. Bộ Y tế đã hướng dẫn địa phương, đơn vị tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên.
Hiện, Bộ Y tế tiếp tục tìm kiếm nguồn cung ứng vaccine để đáp ứng nhu cầu phòng chống dịch. Khi có thêm, Bộ Y tế sẽ hướng dẫn và phân bổ về các địa phương, đồng thời sẽ đề nghị UBND các tỉnh thành phê duyệt danh sách đối tượng tiêm cụ thể, trong đó có người dưới 18 tuổi, bao gồm cả học sinh.
Thông tin về công tác tiêm vaccine tại cuộc họp Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống Covid-19, chiều 5/9, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết đến nay cả nước đã tiêm được 21.523.792 liều, đạt gần 30% số người từ 18 tuổi trở lên; trong đó 15.112.140 người tiêm 1 liều và hơn 3.205.826 người tiêm đủ hai liều vaccine. Đến ngày 4/9, số người từ 18 tuổi trở lên đã được tiêm vaccine ở Hà Nội (3.026.125 liều, đạt 52,7%); TP HCM (6.130.000 liều, đạt 88,%).
Theo báo cáo của Tiểu ban Tiêm chủng, hiện Bộ Y tế đã phân bổ 30 đợt vaccine Covid-19 với tổng số 32,8 triệu liều cho các địa phương, đơn vị. Dự kiến đến hết tháng 4/2022 cung ứng được 150 triệu liều.
Gần 140 thai phụ TP HCM tiêm vaccine Covid-19 Gần 140 phụ nữ mang thai trên 13 tuần được tiêm vaccine Covid-19, trong ngày đầu tiên Bệnh viện Hùng Vương triển khai tiêm chủng cho thai phụ. Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Hoàng Thị Diễm Tuyết, Giám đốc Bệnh viện Hùng Vương, ngày 12/8 cho biết bệnh viện khởi động tiêm vaccine Covid-19 cho các bà bầu từ 13 tuần...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Chuyên gia chỉ ra những hiểu lầm tai hại khi nghi mắc Covid-19

Sản phụ mang song thai có một thai đột biến gene ASXL1 ít gặp

Vòng khóa siết ngón tay bé trai, gia đình cưa cửa mang đến viện

Nhiều bệnh nhân mắc ung thư, phổi tắc nghẽn mạn tính, tim mạch... do nghiện thuốc lá

Trí tuệ nhân tạo, kỳ vọng mới trong xạ trị ung thư đầu cổ

Tay chân miệng ở TP.HCM tăng nhanh, cảnh báo nguy cơ thành dịch

Muốn từ bỏ thuốc lá thành công, hãy gặp bác sĩ để được tư vấn

Thói quen đơn giản buổi tối giúp ổn định huyết áp

Các tác nhân phổ biến gây bệnh gout

Cảnh báo 5 thói quen ăn uống phổ biến gây ra bệnh tật

57 viên chức được tập huấn chẩn đoán và điều trị một số bệnh truyền nhiễm ở trẻ em

Liên tiếp các ca cấp cứu do thủng nội tạng vì xương cá
Có thể bạn quan tâm

Vì sao ông Putin bất ngờ đến Kursk khi Ukraine quyết không đầu hàng?
Thế giới
12:57:32 23/05/2025
Khẩn trương điều tra, xử lý vụ phá rừng cách trụ sở UBND huyện 2km
Pháp luật
12:55:02 23/05/2025
Trần Nghĩa tuổi 32: "Tôi vẫn ở nhà thuê, không còn mù quáng khi yêu"
Hậu trường phim
12:52:29 23/05/2025
Vương Phi và Tạ Đình Phong đi "hâm nóng" tình cảm tại Nhật Bản
Sao châu á
12:49:04 23/05/2025
Mỹ nhân Hà thành đóng vai bà mẹ phim 'Mặt trời lạnh' ở đời thực có sắc vóc 'hack' tuổi
Làm đẹp
12:46:23 23/05/2025
Mẹ biển - Tập 45: Biển sắp trở về?
Phim việt
12:43:45 23/05/2025
Hoa hậu Ý Nhi bị loại khỏi chung kết Head to Head Challenge, khó vô top 40 MW
Sao việt
12:41:05 23/05/2025
Điện thoại thông minh mỏng nhất của Samsung lên kệ
Đồ 2-tek
12:39:02 23/05/2025
Tranh cãi cụ 96 tuổi nằm cáng phải đến ngân hàng mở lại tài khoản
Netizen
12:30:07 23/05/2025
Quần dài màu trà sữa: Trẻ hơn quần đen, sang hơn quần trắng và ai cũng có thể mặc đẹp
Thời trang
12:18:42 23/05/2025