8 con hổ bị chết sau “giải cứu” sẽ được xử lý như thế nào?
Liên quan đến vụ 8 con hổ bị chết sau khi được giải cứu ở Nghệ An, đại diện Cục Kiểm lâm (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã có trao đổi với phóng viên Dân trí về hướng xử lý số hổ chết này.
8 con hổ bị chết sau giải cứu sẽ xử lý như thế nào?
Cơ quan chức năng tỉnh Nghệ An vừa giải cứu 17 con hổ đang bị nuôi nhốt trái phép tại 2 hộ dân trên địa bàn xã Đô Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An).
Trong quá trình giải cứu, lực lượng chức năng đã sử dụng thuốc gây mê để vận chuyển hổ đến Khu sinh thái Mường Thanh Diễn Lâm gửi chăm sóc trong thời gian phục vụ công tác điều tra. Tuy nhiên, đã có 8/17 cá thể hổ bị chết bất thường. Số hổ chết đã được cơ quan chức năng cấp đông để bảo quản nguyên vẹn, phục vụ công tác điều tra.
Trong số 17 con hổ được “giải cứu” thì có 8 con đã chết. (Ảnh: Nguyễn Duy).
Trao đổi với phóng viên Dân trí , ông Nguyễn Quốc Hiệu, Phó Cục trưởng Cục Kiểm lâm (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, đối với 8 con hổ đã bị chết sau giải cứu, theo quy định cơ quan điều tra, cơ quan xử lý sẽ tạm giữ để bảo quản mẫu vật, lấy mẫu giám định.
Nếu cơ quan tạm giữ không có điều kiện bảo quản thì chuyển giao các cá thể hổ bị chết cho cơ sở có điều kiện để bảo quản trong thời gian chờ quyết định xử lý của người có thẩm quyền.
Về hình thức xử lý 8 con hổ đã chết, theo ông Hiệu, cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét chuyển giao cho các vườn động vật hoặc cơ sở nghiên cứu khoa học, cơ sở giáo dục môi trường, bảo tàng chuyên ngành để bảo tồn, trưng bày vì mục đích giáo dục bảo tồn…
Trong trường hợp các mẫu vật mang dịch bệnh buộc phải tiêu hủy thì tiến hành tiêu hủy theo quy định của pháp luật.
Hổ nuôi trái phép tại xã Đô Thành, huyện Yên Thành vừa được Công an tỉnh Nghệ An triệt phá thành công. (Ảnh: Nguyễn Duy).
Video đang HOT
Cân nhắc kỹ phương án thả hổ về môi trường tự nhiên
Đối với số hổ còn sống, theo ông Hiệu, quy định của pháp luật Việt Nam và Công ước quốc tế về buôn bán các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES), hổ thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ theo quy định tại Nghị định số 160/2013/NĐ-CP, đồng thời là loài thuộc nhóm IB theo quy định tại Nghị định số 06/2019/NĐ-CP và thuộc Phụ lục I Công ước CITES.
Theo đó, hổ được pháp luật bảo vệ, nghiêm cấm khai thác, buôn bán, sử dụng, xuất khẩu, nhập khẩu vì mục đích thương mại. Hành vi nuôi, nhốt hổ trái pháp luật sẽ bị xử lý hình sự theo quy định tại Điều 244, Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
Phó Cục trưởng Cục Kiểm lâm cho biết, theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 05/2018/NQ-HĐTP ngày 15/11/2018 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao, và quy định tại Thông tư số 29/2019/TT-BNNPTNT ngày 31/12/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định xử lý động vật rừng là tang vật, vật chứng; động vật rừng do tổ chức, cá nhân tự nguyện giao nộp Nhà nước (Thông tư số 29/2019/TT-BNNPT), hướng xử lý các cá thể hổ trong vụ việc này thực hiện như sau:
Trong thời điểm tạm giữ, cơ quan Công an tạm giữ các cá thể hổ là vật chứng của vụ án hình sự có trách nhiệm nuôi dưỡng các cá thể còn sống, bảo quản các cá thể hổ đã chết. Trường hợp cơ quan tạm giữ không có điều kiện nuôi dưỡng, bảo quản thì chuyển giao các cá thể hổ cho cơ sở có điều kiện để nuôi dưỡng, bảo quản trong thời gian chờ quyết định xử lý của người có thẩm quyền.
Người dân hiếu kỳ kéo đến xem lực lượng chức năng đưa 17 con hổ ra khỏi hầm nuôi nhốt nhà dân. (Ảnh: Nguyễn Duy).
Ông Hiệu cũng cho biết, quy định của pháp luật quy định rõ về việc xử lý vật chứng là động vật rừng. Theo đó, tùy theo tình trạng sức khỏe của động vật, cơ quan có thẩm quyền xử lý vật chứng sẽ có quyết định xử lý vật chứng phù hợp theo các hình thức, như: thả lại về môi trường tự nhiên; nếu các cá thể hổ bị thương, ốm yếu thì chuyển đến các trung tâm cứu hộ… Các cơ quan, đơn vị tiếp nhận có trách nhiệm xử lý các cá thể động vật theo các hình thức ghi trong quyết định xử lý vật chứng.
“Riêng đối với các cá thể hổ trưởng thành còn sống vừa được giải cứu tại Nghệ An, cần cân nhắc kỹ phương án thả lại về môi trường tự nhiên. Bởi số hổ này được nuôi nhốt quá lâu, mất tập tính săn mồi, do đó cần đưa vào trung tâm cứu hộ đủ điều kiện nuôi nhốt theo quy định của pháp luật để chăm sóc, phục hồi, sau đó đánh giá khả năng có thể tái thả về tự nhiên khi điều kiện cho phép”, ông Hiệu nói thêm.
Vụ 'giải cứu' 17 con hổ nuôi nhốt: 'Không thể thả về tự nhiên'
Đó là đánh giá của ông Nguyễn Văn Thái - giám đốc Trung tâm Bảo tồn động vật hoang dã Việt Nam - liên quan đến vụ việc lực lượng chức năng Nghệ An phát hiện, thu giữ 17 con hổ được nuôi nhốt trái phép trong nhà dân ở huyện Yên Thành.
Hổ được nuôi nhốt trong nhà dân ở xã Đô Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An - Ảnh: BẮC XUÂN
Chiều 7-8, trao đổi với Tuổi Trẻ Online xung quanh việc 8/17 con hổ nuôi nhốt bị chết sau khi được "giải cứu" khỏi nhà dân, ông Nguyễn Văn Thái - giám đốc Trung tâm Bảo tồn động vật hoang dã Việt Nam - nói: "Chúng ta đều mong muốn hổ sau khi bị tịch thu sẽ được tái thả về tự nhiên, hoặc đưa vào các công viên hoang dã. Là một tổ chức hoạt động vì động vật và luôn muốn đảm bảo phúc lợi tốt nhất cho động vật, chúng tôi rất lấy làm tiếc vì 8 con hổ bị chết, và đây là sự việc không ai mong muốn".
Theo ông Thái, hổ trong môi trường nuôi nhốt không có hoặc đã mất khả năng săn mồi và sinh tồn ngoài tự nhiên, dẫn đến cơ hội sống khi tái thả về tự nhiên của chúng gần như bằng không.
Chưa có nơi nào trên thế giới tái thả hổ sinh ra trong môi trường nuôi nhốt, hoặc nuôi thuần trong trang trại nuôi.
Hổ là một trong những loài thuộc nhóm đứng đầu chuỗi thức ăn. Để tồn tại, chúng rất cần có các kỹ năng chạy, săn, rình mồi và bảo vệ lãnh thổ.
"Những con hổ bị tịch thu lần này được sinh ra hoặc thuần dưỡng trong môi trường nuôi nhốt. Chúng bị thừa cân và đã mất hết các bản năng hoang dã cùng các tập tính tự nhiên. Việc tái thả những cá thể hổ này về tự nhiên làm tăng nguy cơ hổ tấn công và gây nguy hiểm cho con người", ông Thái nói.
Hổ được gây mê, cho vào lồng sắt chuyển đến khu sinh thái - Ảnh: BẮC XUÂN
Ông Thái phân tích, do không thể tự kiếm ăn, cộng với việc đã quen tiếp xúc với con người trong môi trường nuôi nhốt, hổ sau khi được tái thả sẽ có xu hướng tới gần khu dân cư để tìm thức ăn, có thể là vật nuôi hoặc thậm chí là con người.
Vì vậy, việc tái thả hổ có thể gây nguy hiểm đến tính mạng con người. Không chỉ vậy, hổ được tái thả sẽ đem lại những ảnh hưởng tiêu cực đến quần thể hổ ngoài tự nhiên và cả các loài động vật khác.
Ông Thái cho rằng, việc chuyển những con hổ này đến những đơn vị được cấp phép với điều kiện chăm sóc tốt và cơ sở vật chất đảm bảo phúc lợi động vật là sự lựa chọn phù hợp, nhân văn nhất trong thời điểm hiện tại.
"Bên cạnh việc mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho chúng, hoạt động mở cửa cho khách tham quan chính là một nguồn lực tài chính hỗ trợ việc chăm sóc động vật cũng như nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo tồn thiên nhiên hoang dã", ông Thái nói.
Tuy nhiên trong thực tế, không có nhiều đơn vị đồng ý thu nhận các con hổ này.
Ông Thái giải thích, đa số các đơn vị vườn thú hoặc công viên động vật hoang dã lớn ở Việt Nam đã nhận đủ số lượng hổ trong giới hạn cho phép.
Chi phí thức ăn, chăm sóc và đảm bảo môi trường sống phù hợp cho hổ rất cao. Đây là gánh nặng lớn, thách thức công tác chuyển giao và tiếp nhận các con hổ được tịch thu.
Các trung tâm cứu hộ động vật hoang dã được quản lý bởi cơ quan chính phủ hoặc các tổ chức phi lợi nhuận cũng không ngoại lệ.
"Đa số các trung tâm có diện tích chuồng trại có hạn, chỉ nhận được số lượng động vật nhất định, không thể tiếp nhận tất cả các cá thể động vật không có khả năng tái thả", ông Thái nói thêm.
Những con hổ con được giải cứu trong một chuyên án của Công an tỉnh Nghệ An hôm 1-8 đang được chăm sóc tại Vườn quốc gia Pù Mát - Ảnh: DOÃN HÒA
Quá trình điều tra cho thấy các con hổ bị tịch thu đã sống thời gian dài trong điều kiện chuồng trại, chăm sóc và thức ăn không phù hợp.
Mỗi con hổ trưởng thành với khối lượng trung bình từ 200 - 250kg nhưng phải sống trong những chiếc cũi chật hẹp, ẩm mốc, thiếu ánh sáng, đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của chúng.
"Việc tàng trữ, buôn bán hổ và các sản phẩm từ hổ là hành vi trái phép, bị xử lý hình sự theo pháp luật. Chỉ khi việc sử dụng các sản phẩm từ hổ, và hoạt động buôn bán, vận chuyển, nuôi giữ hổ trái phép được ngăn chặn thì hoạt động bảo tồn nhóm loài này mới có kết quả", ông Thái nhấn mạnh.
Như Tuổi Trẻ Online thông tin, rạng sáng 4-8, lực lượng chức năng Nghệ An kiểm tra nhà ông Nguyễn Văn Hiền (39 tuổi) và bà Nguyễn Thị Định (50 tuổi) cùng ngụ xã Đô Thành, huyện Yên Thành, phát hiện 17 con hổ trưởng thành (mỗi con nặng hơn 200kg) đang được nuôi nhốt.
Sau khi hoàn tất các thủ tục, 17 con hổ được gây mê, rồi vận chuyển đến khu sinh thái Mường Thanh Diễn Lâm (huyện Diễn Châu) để gửi chăm sóc trong thời gian phục vụ công tác điều tra. Tuy nhiên đến nay có 8/17 con hổ đã chết, đang được bảo quản đông lạnh.
Công an Nghệ An chưa đưa ra thông tin nguyên nhân vì sao 8 con hổ bị chết.
Vụ "giải cứu" 17 con hổ nuôi nhốt trái phép: 8 con bất ngờ... chết Trong số 17 con hổ vừa được Công an tỉnh Nghệ An "giải cứu" tại 2 hộ nuôi nhốt trái phép ở xã Đô Thành, huyện Yên Thành, có 8 con hổ bất ngờ chết. Công an cho biết, đến thời điểm này có 8 cá thể hổ trong vụ 17 con hổ được nuôi nhốt trái phép bị chết. Trao đổi với...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Công an TP.HCM bắt 2 nghi phạm cho sinh viên vay nặng lãi lên đến 360%/năm

Truy tố cựu Chi cục trưởng Hải Quan II và nhiều cựu cán bộ hải quan

"Chém gió" là kế toán thuế, lừa đảo nhiều nạn nhân chuyển tiền làm thủ tục hoàn thuế

Đã xác định người liên quan vụ phá rừng phòng hộ ở Quảng Trị

Bắt nhóm đối tượng dàn cảnh trộm cắp khi người dân chiêm bái xá lợi Phật

Phá đường dây sản xuất khí cười cực lớn, bắt 11 đối tượng

Truy tố chủ tịch Tập đoàn Tuấn Ân vì đưa hối lộ cho cựu Giám đốc PC Bình Thuận

Dữ liệu trên điện thoại phơi bày 'quân xanh, quân đỏ' ở gói thầu trăm tỷ

Khởi tố 6 bị can trong đường dây mua bán chứng chỉ hành nghề giả

Xử lý tình trạng thanh, thiếu niên sử dụng hung khí để giải quyết mâu thuẫn ở Hậu Giang

Bắt giam tài xế gây rối trật tự, tấn công Cảnh sát

Đòi nợ bằng cách cướp tài sản, hai đối tượng bị bắt
Có thể bạn quan tâm

Phim 18+ ngập cảnh nóng nhận tràng pháo tay 9 phút ở Cannes 2025, nữ chính diễn hay đến mức netizen đòi trao ngay Oscar
Phim âu mỹ
23:48:29 18/05/2025
Clip viral: Quốc bảo nhan sắc bị ngó lơ ở thảm đỏ Cannes 2025, pose dáng với máy hút bụi trước hàng trăm người
Hậu trường phim
23:46:01 18/05/2025
NSND Quang Thọ hát live với dàn nhạc ở tuổi 75 khiến khán giả nể phục
Nhạc việt
23:22:43 18/05/2025
Nói xấu nhau trên Facebook, 2 nữ sinh gọi nhiều bạn bè tham gia hỗn chiến
Tin nổi bật
23:13:19 18/05/2025
Thanh Huế: 'Có người nói mặt tôi chỉ hợp đóng vai hư hỏng, ăn chơi'
Sao việt
22:49:00 18/05/2025
Cẩm Ly bật khóc khi nhìn ảnh một ca sĩ qua đời năm 41 tuổi vì đột quỵ
Tv show
22:45:36 18/05/2025
Justin Bieber bị nghi gia nhập giáo phái gây tranh cãi
Sao âu mỹ
22:41:12 18/05/2025
Lộ thông tin gây tranh cãi về cuộc "hẹn hò" bí mật của IU và nam thần V (BTS)
Sao châu á
22:26:34 18/05/2025
Chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Honda Click 125 2025: Siêu tiết kiệm xăng, giá từ 37,5 triệu đồng
Xe máy
21:45:03 18/05/2025
LIKE JENNIE là MV Kpop được xem nhiều nhất năm 2025 trên YouTube
Nhạc quốc tế
21:42:00 18/05/2025