8 giờ đàm phán khẩn cấp: Ấn Độ và Pakistan thoát khỏi miệng hố chiến tranh như thế nào?
Khi tên lửa đất đối không của Ấn Độ hướng về các căn cứ chiến lược của Pakistan, cuộc điện thoại đầu tiên từ phía Mỹ đã vang lên tại Islamabad, khởi đầu cho chuỗi đàm phán kéo dài suốt 8 giờ, với mục tiêu duy nhất: ngăn chặn chiến tranh.
Hình ảnh chụp từ video cho thấy Pakistan phóng tên lửa đáp trả các vụ tấ.n côn.g của Ấn Độ, ngày 10/5/2025. Ảnh: AA/TTXVN
Theo trang The Guardian (Anh), lúc đó là 4 giờ sáng tại Islamabad. Ông Marco Rubio – Ngoại trưởng Mỹ đồng thời là cố vấn an ninh quốc gia mới được bổ nhiệm – đã gọi cho người được coi là nhân vật quyền lực nhất của quân đội Pakistan: Tổng tư lệnh Asim Munir.
Theo hai quan chức an ninh và tình báo Pakistan, cuộc điện đàm đó đã mở đầu cho 8 giờ đàm phán khẩn cấp do Mỹ làm trung gian. Những nỗ lực này dẫn đến một lệnh ngừng bắ.n tạm thời giữa Ấn Độ và Pakistan, đạt được vào giữa trưa ngày 10/5. Thỏa thuận được Tổng thống Donald Trump công bố lần đầu trên nền tảng mạng xã hội Truth Social, mặc dù phía Pakistan khẳng định ông Trump chưa từng gọi điện trực tiếp cho họ trong suốt quá trình đàm phán.
Sáng sớm ngày 7/5, Ấn Độ phóng tên lửa vào lãnh thổ Pakistan nhằm đáp trả vụ tấ.n côn.g của phiến quân ở vùng Kashmir do Ấn Độ kiểm soát đã khiến 26 người thiệ.t mạn.g. Ban đầu, Mỹ không tỏ ra mấy quan tâm đến việc can thiệp vào cuộc xung đột này. Washington cho rằng Ấn Độ có “quyền tự vệ”, còn New Delhi khẳng định các cuộc tấ.n côn.g chỉ nhằm vào căn cứ khủn.g b.ố đe dọa an ninh quốc gia, chứ không nhằm vào các mục tiêu dân sự hoặc quân sự của Pakistan.
Cùng ngày, khi được hỏi tại Phòng Bầu dục về tình hình căng thẳng gia tăng, ông Trump phản hồi đơn giản: “Họ đã giao tranh từ lâu. Tôi chỉ hy vọng cuộc giao tranh sẽ kết thúc nhanh chóng”.
Phó tổng thống JD Vance, ngày 8/5 cũng chỉ nhận định rằng “đó không phải là việc của chúng tôi”.
Tuy nhiên, đến đêm muộn 9/5, khi căng thẳng giữa hai quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân tăng cao, Chính quyền Tổng thống Trump nhận ra rằng việc đứng ngoài có thể dẫn đến hậu quả nguy hiểm không chỉ cho khu vực, mà cả thế giới. Trong bối cảnh ấy, Mỹ – vốn là bên trung gian được cả Ấn Độ và Pakistan chấp nhận trong nhiều thập kỷ – buộc phải vào cuộc. Đặc biệt, lo ngại rằng xung đột có thể leo thang thành chiến tranh hạt nhân đã trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết.
Ngôi nhà bị phá hủy sau cuộc tấ.n côn.g bằng tên lửa tại thị trấn Muridke, gần Lahore, Pakistan. Ảnh: THX/TTXVN
Mối đ.e dọ.a đã đạt đến đỉnh điểm khi Ấn Độ tiến hành các cuộc không kích vào ba căn cứ không quân lớn của Pakistan vào sáng 10/5, trong đó có căn cứ Nur Khan tại thành phố Rawalpindi – nơi đặt trụ sở quân đội và đơn vị bảo vệ kho vũ khí hạt nhân của nước này. Tổng tư lệnh quân đội Pakistan và Thủ tướng Shehbaz Sharif đã lo ngại đến mức triệu tập cuộc họp khẩn của Cơ quan Chỉ huy Quốc gia (NCA), cơ quan giám sát năng lực hạt nhân – dù sau đó phía Pakistan phủ nhận thông tin này.
“Mọi người lúc đó đều lo sợ đây có thể là khởi đầu cho một cuộc chiến tranh hạt nhân giữa hai quốc gia đối địch lâu năm”, một quan chức an ninh Pakistan tiết lộ. Đây cũng là điều mà ông Trump sau đó đề cập đến trên mạng xã hội Truth Social, khi ông tự nhận đã ngăn chặn một “cuộc chiến tranh hạt nhân khủng khiếp”.
Tổng thống Trump đã giao cho Ngoại trưởng Rubio nhiệm vụ thuyết phục giới lãnh đạo Pakistan, trong khi Phó Tổng thống Vance đảm nhận đàm phán với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi. Ông Rubio liên tục gọi điện cho Tướng Munir, Cố vấn an ninh quốc gia Asim Malik và Thủ tướng Sharif. Theo các nguồn tin, thông điệp từ phía Mỹ rất rõ ràng: xung đột cần phải chấm dứt ngay lập tức.
Video đang HOT
Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio phát biểu trong một cuộc họp báo. Ảnh: REUTERS/TTXVN
Bên cạnh Mỹ, các quốc gia khác như Saudi Arabia, Iran, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) và Vương quốc Anh cũng tham gia gây sức ép thông qua các kênh ngoại giao.
“Chúng tôi hoan nghênh sự can thiệp của Mỹ. Chúng tôi không muốn chiến tranh, nhưng nếu bị áp đặt chiến tranh, chúng tôi không có lựa chọn nào khác ngoài đáp trả mạnh mẽ và chúng tôi đã làm như vậy”, một quan chức Pakistan phát biểu.
Trong khi đó, phía Ấn Độ vẫn giữ lập trường rằng chiến dịch của họ chỉ nhằm vào các phần tử khủn.g b.ố, đồng thời ch.ỉ tríc.h quân đội Pakistan đã can thiệp không cần thiết.
Đến 14h30 ngày 10/5, lần đầu tiên kể từ khi xung đột nổ ra, chỉ huy quân sự hai nước đã có cuộc điện đàm. Họ nhất trí sẽ thực hiện lệnh ngừng bắ.n từ 16h cùng ngày. Tuy nhiên, do xảy ra các vụ n.ổ sún.g xuyên biên giới và hoạt động của thiết bị bay không người lái tại khu vực Đường kiểm soát (LoC) ở Kashmir, lệnh ngừng bắ.n đã bị hoãn lại.
Thỏa thuận cuối cùng không chỉ bao gồm ngừng tấ.n côn.g, mà còn mở đường cho các cuộc đàm phán ngừng bắ.n trong tương lai, nhiều khả năng sẽ diễn ra tại một quốc gia vùng Vịnh như UAE.
Cựu Thủ tướng Pakistan Anwaar ul Haq Kakar – người tham gia các cuộc trao đổi cấp cao – cho biết các cuộc đàm phán sắp tới sẽ tập trung chủ yếu vào duy trì lệnh ngừng bắ.n và bàn về vấn đề Ấn Độ tạm dừng Hiệp ước sông Ấn – một thỏa thuận quản lý dòng nước quan trọng với Pakistan.
“Vấn đề Kashmir có thể chưa được đưa ra thảo luận ngay, nhưng sau khi các biện pháp xây dựng lòng tin được thực hiện, chủ đề này sẽ được đề cập”, ông Kakar nói.
Trong khi Pakistan đã thảo luận về vai trò của Mỹ trong việc làm trung gian hòa bình, Thủ tướng Sharif công khai cảm ơn Tổng thống Trump vì sự can thiệp của ông, thì Ấn Độ không hề đề cập đến bất kỳ ảnh hưởng bên ngoài nào trong thỏa thuận. Thay vào đó, New Delhi tuyên bố rằng Pakistan là bên đầu tiên tiếp cận họ để ngừng bắ.n.
Các quan chức Ấn Độ từ chối bình luận về cuộc đàm phán. Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, sự im lặng của Ấn Độ phản ánh lập trường đối ngoại “không liên kết” của chính quyền Thủ tướng Modi, cũng như quan điểm kiên định về việc không chấp nhận can thiệp từ bên ngoài vào các vấn đề nội bộ.
Người dân ăn mừng tại Multan, Pakistan, sau khi nước này và Ấn Độ đạt thỏa thuận ngừng bắ.n ngày 10/5/2025. Ảnh: THX/TTXVN
Ngày 11/5, ông Trump đã đăng một phát biểu đầy tham vọng rằng ông sẵn sàng hợp tác với Ấn Độ “để xem liệu sau ‘một nghìn năm’ có thể giải quyết được vấn đề Kashmir hay không”.
Tranh chấp giữa Ấn Độ và Pakistan về Kashmir không kéo dài hàng thiên niên kỷ, mà chỉ bắt đầu từ năm 1947 – thời điểm Ấn Độ bị chia cắt và Pakistan được thành lập. Kể từ đó, hai nước đã ba lần có chiến tranh vì khu vực này – một vùng đất hiện bị chia cắt và có mức độ quân sự hóa thuộc hàng cao nhất thế giới. Kashmir do Ấn Độ kiểm soát đã chứng kiến nhiều cuộc nổi dậy vũ trang kéo dài hàng thập kỷ, mà theo Ấn Độ là do Pakistan hậu thuẫn.
Với New Delhi, Kashmir là vấn đề chủ quyền quốc gia và nước này từ lâu đã từ chối bất kỳ hình thức hòa giải nào từ bên thứ ba. Họ cho rằng bất kỳ cuộc thảo luận nào về vấn đề này ở cấp độ quốc tế cũng đều rất nhạy cảm.
Thế khó của Trung Quốc giữa căng thẳng Ấn Độ - Pakistan
Trong khi Ấn Độ và Pakistan leo thang quân sự, Trung Quốc đối mặt bài toán ngoại giao nan giải: bảo vệ đồng minh truyền thống hay giữ vai trò trung gian hoà giải để bảo toàn lợi ích chiến lược?
Lực lượng an ninh Ấn Độ gác tại điểm kiểm soát ở Amritsar, bang Punjab, Ấn Độ. Ảnh: ANI/TTXVN
Vụ thả.m sá.t kinh hoàng ngày 22/4 tại khu nghỉ dưỡng Pahalgam thuộc Kashmir do Ấn Độ quản lý, cướp đi sinh mạng của hàng chục du khách, đã thổi bùng ngọn lửa căng thẳng vốn âm ỉ giữa hai cường quốc hạt nhân Nam Á - Ấn Độ và Pakistan. Bình luận với tạp chí Diplomat, Muhammad Murad, nghiên cứu sinh Tiến sĩ Khoa học Chính trị tại Đại học Bonn (Đức) cho rằng, những cuộc tấ.n côn.g trả đũa xuyên biên giới liên tiếp trong tuần này đã đẩy khu vực đến bờ vực của một cuộc xung đột quân sự quy mô lớn. Trong bối cảnh đó, Trung Quốc, quốc gia láng giềng có chung đường biên giới với cả Ấn Độ và Pakistan, đang phải đối mặt với một bài toán cân bằng lợi ích đầy thách thức.
Ngay sau vụ tấ.n côn.g đẫm má.u, Bắc Kinh đã nhanh chóng lên tiếng kêu gọi cả New Delhi và Islamabad kiềm chế tối đa, giải quyết mọi bất đồng thông qua đối thoại hòa bình, và cùng nhau nỗ lực duy trì sự ổn định của khu vực. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Quách Gia Côn nhấn mạnh tầm quan trọng sống còn của việc Ấn Độ và Pakistan chung sống hòa bình đối với an ninh khu vực.
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị ngày 10/5 tái khẳng định lập trường của Bắc Kinh, ủng hộ các nỗ lực hướng tới một lệnh ngừng bắ.n giữa Ấn Độ và Pakistan, đồng thời bày tỏ sự "sẵn sàng tiếp tục đóng vai trò xây dựng" trong tiến trình này, theo thông tin từ Tân Hoa Xã. Trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Pakistan Ishaq Dar, ông Vương Nghị cũng bày tỏ sự quan ngại sâu sắc về bất kỳ sự leo thang nào của xung đột, đặc biệt khi Trung Quốc có chung đường biên giới với cả hai quốc gia.
Sự ủng hộ truyền thống và những thay đổi trong quan hệ
Trong lịch sử, Trung Quốc luôn duy trì mối quan hệ "bạn bè trong mọi hoàn cảnh" với Pakistan. Tuy nhiên, theo chuyên gia Murad, những nỗ lực gần đây của Bắc Kinh trong việc cải thiện quan hệ với Ấn Độ có thể sẽ hạn chế phản ứng của họ trong việc hỗ trợ Pakistan một cách trực tiếp, và chắc chắn sẽ không đi đến việc can thiệp quân sự. Giới phân tích dự đoán rằng sự hỗ trợ của Trung Quốc dành cho Pakistan có khả năng sẽ tập trung vào viện trợ tài chính, hợp tác chiến lược và hỗ trợ ngoại giao trên các diễn đàn quốc tế.
Tiề.n lệ từ cuộc chiến tranh Ấn Độ - Pakistan năm 1971 cũng cho thấy sự thận trọng của Trung Quốc trong việc can dự quân sự trực tiếp. Mặc dù Pakistan đã kỳ vọng vào sự can thiệp của Trung Quốc để tránh khỏi những tổn thất nặng nề, nhưng thực tế, không có bất kỳ sự can thiệp quân sự đáng kể nào từ phía Trung Quốc dọc biên giới Trung - Ấn. Trong bối cảnh Ấn Độ và Trung Quốc đang nỗ lực hàn gắn quan hệ sau những dịu bớt căng thẳng biên giới vào cuối năm 2024, Bắc Kinh được kỳ vọng sẽ đóng vai trò trung gian hòa giải một cách cẩn trọng, tránh mọi hành động có thể bị coi là ủng hộ quân sự trực tiếp cho Pakistan.
Mặc dù không can dự quân sự, Trung Quốc đã thể hiện sự ủng hộ ngoại giao đối với Pakistan sau vụ tấ.n côn.g ở Pahalgam. Truyền thông Ấn Độ đưa tin rằng Islamabad, với sự hỗ trợ từ Bắc Kinh, đã cố gắng làm suy yếu tuyên bố của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc liên quan đến vụ tấ.n côn.g. Bên cạnh đó, Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị đã khẳng định với người đồng cấp Pakistan Ishaq Dar rằng Trung Quốc luôn ủng hộ Pakistan trong cuộc chiến chống khủn.g b.ố và thấu hiểu những lo ngại an ninh chính đáng của nước này. Ông cũng bày tỏ sự ủng hộ đối với một cuộc điều tra công bằng về vụ tấ.n côn.g ở Pahalgam, nhấn mạnh rằng xung đột không mang lại lợi ích cơ bản cho cả Ấn Độ lẫn Pakistan và không đóng góp vào hòa bình, ổn định khu vực.
Sau khi Ấn Độ tiến hành các cuộc không kích xuyên biên giới vào ngày 7/5, tuyên bố nhắm vào các "cơ sở hạ tầng khủn.g b.ố", Trung Quốc đã bày tỏ sự "quan ngại về tình hình đang diễn ra" và kêu gọi cả hai bên kiềm chế, tránh các hành động làm phức tạp thêm tình hình. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lâm Kiếm gọi "hoạt động quân sự của Ấn Độ" là "đáng tiếc", đồng thời nhắc lại sự phản đối của Trung Quốc đối với mọi hình thức khủn.g b.ố. Ông cũng khẳng định sự sẵn sàng hợp tác với cộng đồng quốc tế để đóng vai trò xây dựng trong việc giảm leo thang căng thẳng.
Đến ngày 10/5, một tín hiệu tích cực đã xuất hiện khi Ấn Độ và Pakistan đồng ý ngừng mọi hành động quân sự trên bộ, trên không và trên biển, có hiệu lực ngay lập tức. Quyết định này được đưa ra sau 4 ngày giao tranh ác liệt bằng thiết bị bay không người lái và tên lửa xuyên biên giới, đẩy hai quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân đến bờ vực của một cuộc chiến tranh toàn diện.
Theo tờ Nhật báo Ấn Độ (indiatoday.in) ngày 11/5, Trung Quốc là một trong những quốc gia đầu tiên lên tiếng hoan nghênh thỏa thuận giảm leo thang này, thể hiện một hành động cân bằng ngoại giao tinh tế khi bày tỏ sự ủng hộ tương đương cho cả hai bên.
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị, trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Pakistan Ishaq Dar, đã tái khẳng định sự ủng hộ của Trung Quốc đối với Pakistan trong việc bảo vệ "chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và độc lập quốc gia". Đồng thời, trong cuộc điện đàm với Cố vấn An ninh Quốc gia Ấn Độ (NSA) Ajit Doval, ông Vương Nghị đã lên án vụ tấ.n côn.g khủng bố ở Pahalgam và tái khẳng định lập trường phản đối mọi hình thức khủn.g b.ố của Trung Quốc. Bắc Kinh tuyên bố hy vọng cả hai bên sẽ giữ bình tĩnh, kiềm chế, giải quyết bất đồng thông qua đối thoại và tham vấn, tránh mọi hành động leo thang hơn nữa.
"Trung Quốc ủng hộ và mong muốn Ấn Độ và Pakistan đạt được lệnh ngừng bắ.n toàn diện và lâu dài thông qua đàm phán, phù hợp với lợi ích cơ bản của cả hai nước và nguyện vọng chung của cộng đồng quốc tế", tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhấn mạnh.
Mặc dù có những báo cáo cho rằng thỏa thuận ngừng bắ.n đạt được nhờ nỗ lực ngoại giao của nhiều quốc gia, bao gồm cả Trung Quốc, Mỹ và Saudi Arabia, nhưng New Delhi vẫn khẳng định rằng thỏa thuận này là kết quả của các cuộc đàm phán trực tiếp giữa hai bên.
Thủ tướng Pakistan Shehbaz Sharif, sau thông báo ngừng bắ.n, đã bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Trung Quốc - đồng minh thân cận và đối tác quốc phòng lớn nhất của Pakistan - vì sự ủng hộ liên tục của nước này. Trong khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rằng lệnh ngừng bắ.n là kết quả của các cuộc đàm phán do Washington làm trung gian, chính phủ Ấn Độ khẳng định chắc chắn rằng đây là kết quả của sự tham gia trực tiếp song phương.
Thế khó chiến lược của Trung Quốc
Bắc Kinh không mong muốn một sự leo thang quân sự lớn trong khu vực lân cận vì cả lý do an ninh và kinh tế. Với cuộc chiến thương mại đang diễn ra với Mỹ, Trung Quốc không muốn gây tổn hại đến quan hệ kinh tế với Ấn Độ, khi thương mại song phương giữa hai nước đã vượt mốc 100 tỷ USD vào năm 2021.
Việc ủng hộ trực tiếp Pakistan có thể khiến Trung Quốc mất đi một thị trường tiềm năng và rộng lớn như Ấn Độ. Thêm vào đó, những căng thẳng gia tăng trên các mặt trận hàng hải của Trung Quốc cũng là một yếu tố khiến Bắc Kinh phải hành động thận trọng. Do đó, vai trò mà Trung Quốc muốn hướng tới là trung gian hòa giải, dù điều này có thể không hoàn toàn được New Delhi chấp nhận do mối quan hệ đồng minh lâu năm giữa Trung Quốc và Pakistan.
Trong bối cảnh Mỹ cũng có những động thái phức tạp trong việc tiếp cận cuộc khủng hoảng này, Trung Quốc càng phải thận trọng hơn trong việc điều hướng một vai trò cân bằng. Sự ủng hộ tiềm năng của Mỹ đối với Ấn Độ có thể buộc Trung Quốc phải can thiệp mạnh mẽ hơn để bảo vệ lợi ích của đồng minh Pakistan, tạo ra một tình thế đối đầu phức tạp và nguy hiểm trong khu vực.
Chuyên gia Murad kết luận, Trung Quốc đang đứng trước một thế khó ngoại giao và chiến lược trong bối cảnh căng thẳng leo thang giữa Ấn Độ và Pakistan. Vừa muốn duy trì mối quan hệ đồng minh truyền thống với Pakistan, vừa không muốn gây tổn hại đến quan hệ kinh tế và sự ổn định khu vực, Bắc Kinh buộc phải lựa chọn một đường lối ngoại giao thận trọng, kêu gọi hòa bình và ổn định, đồng thời tránh mọi hành động có thể bị coi là can thiệp trực tiếp vào cuộc xung đột. Vai trò trung gian hòa giải mà Trung Quốc hướng tới có thể sẽ gặp nhiều thách thức, nhưng đó có lẽ là lựa chọn tối ưu để Bắc Kinh bảo vệ lợi ích của mình trong một khu vực đang tiềm ẩn nguy cơ bất ổn nghiêm trọng.
Ấn Độ và Pakistan nhất trí ngừng bắ.n ngay lập tức Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, ngày 10/5, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, Ấn Độ và Pakistan đã đồng ý ngừng bắ.n "hoàn toàn và ngay lập tức" sau nhiều ngày căng thẳng gia tăng và các cuộc tấ.n côn.g xuyên biên giới từ cả hai bên. Lực lượng an ninh Pakistan tuần tra tại Rawalpindi ngày 10/5/2025. Ảnh: THX/TTXVN...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Mỹ công bố gói trừng phạt mới nhằm vào Iran

Baidu phát triển hệ thống AI mở ra khả năng giao tiếp giữa con người và động vật

Hàn Quốc hợp tác thúc đẩy hiện đại hóa quốc phòng của Saudi Arabia

Tướng Ukraine ước tính số binh sĩ Nga đang tham chiến

Anh nhận định về nguyên nhân nổ kho vũ khí ở Nga

Ukraine sẵn sàng ngừng bắ.n vô điều kiện

Nga yêu cầu thay đổi cơ chế đàm phán về xung đột Ukraine

Ông Trump: Tôi muốn gặp ông Putin càng sớm càng tốt

Không chiến Ấn Độ - Pakistan: Vũ khí "con cưng" của Pháp gẫy cánh

Trung Quốc giữ lại lá bài mặc cả trong cuộc chiến thương mại với Mỹ

Điều ít biết về điệu múa của dàn thiếu nữ hất tóc chào đón Tổng thống Trump

Tổng thống Trump muốn gặp Tổng thống Putin 'sớm nhất có thể'
Có thể bạn quan tâm

Cuối tuần đến nhà bạn trai, tôi sốc nặng khi thấy cảnh này ở phòng tân hôn
Góc tâm tình
12:05:59 17/05/2025
Vụ Mazda tông Lexus rồi lao vào nhà dân: Tài xế có thể bị xử lý ra sao?
Tin nổi bật
12:05:26 17/05/2025
Mẹ Đặng Văn Lâm làm lộ ảnh cam thường của ái nữ, 18 tuổ.i cao gần 1m80, vóc dáng nuột nà chân dài thẳng tắp
Sao thể thao
12:03:29 17/05/2025
Cách nấu cháo ếch thơm ngon chuẩn vị đơn giản
Ẩm thực
12:03:07 17/05/2025
Hoa hậu nổi tiếng cả nước, quê Hải Phòng: "Họ trực ở nhà tôi và làm những việc rất kinh khủng"
Sao việt
11:23:00 17/05/2025
Căng: Thành viên đẹp nhất BLACKPINK bị quay lưng?
Nhạc quốc tế
11:20:33 17/05/2025
Mới ra 2 ngày, ca khúc debut "lẩu thập cẩm" của nhóm Anh Tài đã có sân khấu đầu tiên, bớt sến nhờ 1 điểm!
Nhạc việt
11:15:01 17/05/2025
12,7 triệu người "hết hồn" khi hoa sen bất ngờ chuyển động và biến thành con vật không ai ngờ tới
Netizen
11:13:27 17/05/2025
Tống Tổ Nhi 'lật đổ' cùng lúc Triệu Lộ Tư, Ngu Thư Hân, lứa 95 được 'viết lại'?
Sao châu á
11:10:38 17/05/2025
Khởi tố 4 bác sĩ, 1 công an vụ chi hàng trăm triệu "chạy" chứng chỉ nghề y
Pháp luật
11:04:31 17/05/2025