9X biết ơn bố vì được khuyến khích đi du học từ cấp 2
Những chuyến đi du lịch nước ngoài của cả gia đình vô tình truyền cảm hứng cho Tuấn Minh về ước mơ du học từ ngày còn bé.
Nhờ sự động viên của bố, năm lớp 8, Minh quyết định thi vào một trường cấp 2 công lập của Singapore.
“Để nói rằng phải biết ơn ai trên hành trình trưởng thành của mình, em nghĩ người đó chính là bố. Em may mắn có một người cố vấn tuyệt vời – cựu học sinh Chuyên Lam Sơn ( Thanh Hóa), từng giành giải Toán quốc gia; một trong những sinh viên khóa Điện – Điện tử đầu tiên của ĐH Bách khoa Hà Nội.
Dù vậy, bố chưa bao giờ so sánh em với bất kỳ ai. Thay vào đó, bố chọn cách đồng hành và truyền cảm hứng”, Mai Tuấn Minh (SN 1998), chàng sinh viên năm 2, ngành Kỹ thuật Điện – Điện tử tại ĐH Công nghệ Nanyang kể về hành trình đến Singapore của mình.
Mai Tuấn Minh hiện là sinh viên năm 2, ngành Kỹ thuật Điện – Điện tử tại ĐH Công nghệ Nanyang
Minh cho biết, từ hồi tiểu học, dù chưa biết thế nào là nên hay không nên đi du học, nhưng bố cậu đã tạo động lực bằng cách quyết định cho các con đi du lịch nước ngoài.
Đất nước đầu tiên Minh đặt chân tới là Singapore. Trong chuyến đi ấy, ngoài tham quan, trải nghiệm, Minh còn được quan sát, thăm thú nhiều nơi như tàu điện ngầm không người lái của Singapore, đảo du lịch nhân tạo Sentosa, quận kinh doanh trung tâm Singapore và ĐH Công nghệ Nanyang. Đó cũng là lần đầu tiên cậu bé 9 tuổi cảm nhận được thế nào là một nơi hiện đại và phát triển.
Sau vài chuyến đi nước ngoài tiếp đó, Minh dần hình thành quyết tâm phải đi du học. “Em luôn cảm thấy tò mò và mong muốn tìm hiểu về thế giới ngoài kia đang biến chuyển ra sao. Tại sao những đất nước ấy lại có sự phát triển thần kỳ đến vậy”.
Mọi mong muốn đều đến như một lẽ rất tự nhiên. Minh nói ước mơ này với bố. Bố không hề phản đối, ngược lại còn động viên cậu nên đi du học từ sớm để được trải nghiệm các nền giáo dục khác nhau qua mỗi cấp học.
Hai bố con cùng lên kế hoạch sẽ sang Singapore vào cấp 2, Mỹ vào cấp 3, sau đó sẽ theo học bậc đại học ở Anh. Nhờ sự khuyến khích của bố, Minh đã nỗ lực học tập, chuẩn bị những hành trang cần thiết để lên đường du học.
Phải thi tới 5 lần, Minh mới có thể đỗ vào một ngôi trường cấp 2 công lập tại Singapore. Sau đó, cậu đã lên đường đi du học khi vừa hoàn thành học kỳ I năm lớp 8.
Minh kể, việc một mình đi du học khi còn là học sinh cấp 2 cũng khiến cậu khá chật vật để thích nghi. “Em thường bị các bạn chế nhạo vì chất giọng tiếng Anh. Chương trình học ở Singapore cũng khá nặng khiến nhiều bạn phải bỏ học giữa chừng. Điều đó cũng làm em cảm thấy áp lực. Cộng với việc sống xa gia đình, tập thích nghi với nền văn hóa mới khiến em phải học cách nỗ lực vươn lên”.
Nhưng bù lại, Minh cho rằng, Singapore cũng đã cho mình khá nhiều thứ. “Từ hồi cấp 2, bọn em đã được đến một số công ty, doanh nghiệp để tìm hiểu về những ngành nghề cụ thể. Đó là những trải nghiệm rất thực tế mà em nghĩ, sự đánh đổi của mình là đáng giá”.
Hết cấp 2, những học sinh như Minh có hai sự lựa chọn, hoặc sẽ đi theo hướng học dự bị đại học 2 năm, hoặc sẽ lựa chọn học hệ cao đẳng 3 năm. Minh lựa chọn hướng đi thứ hai, theo học tại Trường Cao đẳng Bách Khoa Cộng hòa Singapore (Republic Polytechnic).
“Em quyết định sẽ không đi Mỹ như dự định ban đầu của 2 bố con vì thấy rằng Singapore vẫn còn nhiều thứ để mình khám phá. Học cao đẳng tại đây, chúng em được học về chuyên ngành thông qua việc làm các dự án.
Mọi hoạt động trong trường đều hướng tới việc phát triển một con người toàn diện. Vì thế, dù phải tới trường từ 9h sáng đến 5h chiều, nhưng buổi sáng học sinh sẽ học lý thuyết, còn buổi chiều sẽ được thực hành.
Video đang HOT
Chúng em được cùng nhau xây dựng pin mặt trời ở Myanmar, thiết kế robot phục vụ trong các nhà hàng hay có cơ hội được trải nghiệm trong phòng máy của Singapore Airline. Được thực hành và tập trung vào các môn chuyên ngành là một lợi thế giúp chúng em dễ dàng hơn trong việc xác định con đường đi của mình”.
Vẫn giữ lời hứa với bố và những mục tiêu đã đặt ra lúc mới sang Singapore, Tuấn Minh nỗ lực học tập và giành được điểm GPA 4.0/4.0 sau 3 năm học, đồng thời nhận được Huân chương Vàng giành cho thủ khoa tốt nghiệp xuất sắc của Trường Cao đẳng Bách Khoa Cộng hòa Singapore.
“Tại sao phải chờ đến 18 tuổi mới được đi du học?”
Quãng thời gian trước khi bước chân vào đại học, Minh nghĩ khá nhiều về bố. “Bố luôn muốn cống hiến giúp Việt Nam trở thành quốc gia đi đầu về công nghệ ở châu Á và em luôn mong điều đó trở thành sự thật.
Em thường hay nói đùa với bố rằng, bố đã tốt nghiệp ngôi trường đại học hàng đầu Việt Nam thì con cũng mong mình sẽ tốt nghiệp ngôi trường đại học hàng đầu châu Á. Nói vui là thế, nhưng với em, bố vẫn luôn là tấm gương để bản thân nỗ lực hết sức có thể”.
Đó cũng là lý do Minh lựa chọn tiếp tục ở lại Singapore, theo học ngành Kỹ thuật Điện – Điện tử của ĐH Công nghệ Nanyang để trở thành đồng nghiệp của bố.
Minh cùng các bạn trong Hội sinh viên Việt Nam tại Singapore.
Minh cho biết, cậu muốn tận dụng hết quỹ thời gian 4 năm đại học này để đào sâu hơn kiến thức chuyên ngành, trải nghiệm đủ các hoạt động xã hội và thử sức ở một vài lĩnh vực mới.
Nhưng cậu cũng thừa nhận “khi còn học bậc cao đẳng, mình có thể là một con cá lớn; nhưng ở ngôi trường top đầu châu Á, mọi người đều rất giỏi, nhất là sinh viên Trung Quốc”.
Sự cạnh tranh khó khăn, nhưng Minh cho rằng, dù khó vẫn sẽ dạy cho mình những bài học quý giá và sẽ là môi trường tốt để mọi người học cách phát triển.
Cũng tại Nanyang đã cho Minh gặp được nhiều người bạn đồng hương Việt Nam và cùng nhau thành lập ra công ty mang tên Linh.AI – công ty tạo ra sản phẩm hỗ trợ trí tuệ thông minh nhân tạo trong lĩnh vực y tế, xe tự động lái và robot.
Ngoài ra, Minh còn là Phó Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam tại Singapore và có nhiều sáng kiến giúp đỡ sinh viên Việt tại Singapore, nhất là trong dịch Covid-19 vừa qua,…
Những trải nghiệm ấy, theo Minh, đã cho cậu cơ hội để được lớn lên và trưởng thành.
“Tại sao phải chờ đến 18 tuổi mới được đi du học?”. Minh cho rằng, không bao giờ là quá sớm để chuẩn bị cho hành trình này.
“Việc đi du học từ sớm giúp em được trải nghiệm cuộc sống tự lập đích thực ở nước ngoài. Em phải học cách tự xoay sở mọi thứ ở một đất nước xa lạ mà không ai biết mình là ai. Cho đến giờ, ở tuổi 23, em khá tự tin về khả năng xoay sở của mình trong mọi hoàn cảnh.
Tất nhiên, một đứa trẻ không thể nói thích đi du học nếu nó chưa bao giờ hình dung cuộc sống ở nước ngoài sẽ như thế nào. Em cảm thấy biết ơn bố mẹ đã tạo cơ hội để mình được đặt chân ra nước ngoài từ khá sớm. Dù đó có thể là một khoản “đầu tư đắt đỏ”, nhưng thông qua những trải nghiệm thực tế, mình vẫn có thể tìm con đường đi du học tiết kiệm tiền và thời gian hơn rất nhiều”, Minh nói.
"Miếng bánh" cao đẳng, phần ai?
Đang có một cuộc tranh luận nảy lửa trong việc quản lý hệ cao đẳng giữa Hiệp hội Các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.
Ngày 17/3, Hiệp hội Các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam (CTĐHCĐ) đã kiến nghị các cấp lãnh đạo có thẩm quyền về việc chuyển hệ thống cao đẳng từ Bộ Lao động, thương binh và xã hội về Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Đang có một cuộc tranh luận nảy lửa trong việc quản lý hệ cao đẳng giữa Hiệp hội Các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.
Sở dĩ có kiến nghị này theo lý giải của Hiệp CTĐHCĐ Việt Nam, kể từ khi tiếp nhận vai trò quản lý Nhà nước hệ cao đẳng (năm 2015) Bộ Lao động, thương binh và xã hội đã không làm tròn vai trò quản lý Nhà nước; thậm chí còn liên tiếp mắc phải ít nhất hai sai lầm nghiêm trọng.
Một là, chỉ sau một thời gian ngắn, Bộ Lao động, thương binh và xã hội đã vội vàng nâng cấp hoặc mở mới hàng trăm trường cao đẳng nghề trong khi vẫn duy trì chương trình đào tạo của hệ thống trường này ở mức dưới "chuẩn", điển hình là các chương trình cao đẳng "siêu tốc". Hậu quả là có nguy cơ nguồn nhân lực cao đẳng đào tạo ra sẽ không được thế giới công nhận.
Hai là, Bộ Lao động, thương binh và xã hội đã loại bỏ hoàn toàn các chương trình cao đẳng chuyên nghiệp (vốn có ở các trường cao đẳng chuyên nghiệp trước khi chuyển vai trò quản lý Nhà nước từ Bộ Giáo dục và Đào tạo về Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.
Điều này làm thủ tiêu nguồn nhân lực "kỹ thuật viên", gây méo mó cho cơ cấu nhân lực cần thiết để bảo đảm cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Trước ý kiến nêu trên của Hiệp hội CTĐHCĐ, ngày 13/5, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã có ý kiến phản biện.
Đại diện Bộ này cho rằng, tính đến hết năm 2020, cả nước có 399 trường cao đẳng, trong đó có gần 100 trường được quy hoạch thành trường chất lượng cao đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Các điều kiện bảo đảm chất lượng ngày càng được tăng cường, nhất là các trường cao đẳng với trên 60 trường cao đẳng đạt tiêu chuẩn chất lượng của Úc, Đức, Anh và Mỹ để đào tạo chương trình của nước ngoài tại Việt Nam.
"Việc Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam kiến nghị đổi tên Luật Giáo dục nghề nghiệp thành Luật Giáo dục nghề; đưa trình độ cao đẳng về trở lại bậc giáo dục đại học; đưa quản lý nhà nước về đào tạo cao đẳng về Bộ Giáo dục và Đào tạo còn thiếu những cơ sở khoa học và thực tiễn", đại diện Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội phản bác.
Đại diện Bộ này cũng khẳng định, chất lượng hiệu quả đào tạo hệ cao đẳng đã được nâng lên, với trên 80% học sinh, sinh viên trong các chương trình chuyển giao từ nước ngoài đã trở thành những chuyên gia, kỹ thuật viên nòng cốt trong các doanh nghiệp FDI, một số tham gia thị trường lao động nước ngoài.
Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu 2019 cho thấy, Việt Nam đã tăng 10 bậc năng lực cạnh tranh. Yếu tố kỹ năng đã tăng 4 bậc từ vị trí 97 đến vị trí 93, trong đó điểm chất lượng đào tạo nghề nghiệp nằm trong yếu tố kỹ năng đã tăng từ vị trí 115 đến vị trí 102 (tăng 13 bậc so với năm 2018)...
Bên cạnh đó, đại diện Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội nhấn mạnh, việc Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp sẽ phát huy những lợi thế của ngành.
Đồng thời gắn giáo dục nghề nghiệp với lao động, việc làm, thị trường lao động, an sinh xã hội; nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục nghề nghiệp.
"Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội sẽ phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo để sớm ban hành thông tư quy định khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông và việc giảng dạy văn hóa trung học phổ thông trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp", văn bản của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội nêu.
Trong văn bản trả lời Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội còn đưa ra căn cứ khoa học và xu hướng quốc tế. Theo đó, bảng phân loại giáo dục quốc tế của UNESCO 2011 (International Standard Classification of education - ISCED 2011) là một công cụ được thiết kế để phân loại, so sánh các chương trình giáo dục/đào tạo khác nhau, giúp đối chiếu, so sánh các chương trình giáo dục, các loại văn bằng và trình độ. Theo Bảng phân loại này, hệ thống giáo dục, đào tạo bao gồm 9 bậc từ mầm non đến đại học.
Về cơ bản, các trình độ giáo dục nghề nghiệp của Việt Nam hiện nay phù hợp với ISCED 2011; bậc cao đẳng của Việt Nam hiện nay tương đương với cấp bậc 5 của ISCED (2-3 năm), đầu vào trung học phổ thông.
Đây là chương trình thuộc giáo dục sau trung học (tertiary education) nhưng không phải giáo dục đại học (higher education); chủ yếu định hướng nghề nghiệp để người học gia nhập thị trường lao động.
Trong ISCED không có bất cứ điều khoản nào quy định bậc 5 (cao đẳng) thuộc về giáo dục đại học hay giáo dục nghề nghiệp nhưng định hướng chương trình bậc 5 nghiêng về giáo dục nghề nghiệp.
Trên thế giới không phải nước nào cũng có hệ thống giáo dục theo đúng Bảng phân loại ISCED 2011, vì bảng này chỉ có tính chất để so sánh, phân loại các trình độ giáo dục của các nước.
Thực tế, hiện nay các nước đều đang tồn tại một loại khung trình độ quốc gia, tương đồng với khung trình độ của châu lục hoặc của một khu vực.
Tại Việt Nam, Khung trình độ quốc gia Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ ban hành theo Quyết định số 1982/QĐ-TTg đã tham chiếu đến Khung tham chiếu các trình độ ASEAN.
Trước lý giải của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, ngày 17/5, Hiệp hội lại tiếp tục có văn bản phản bác cho rằng, Bộ Lao động, thương binh và xã hội lập luận loanh quanh đối với sai lầm đầu và bỏ qua không nhắc đến sai lầm thứ hai, cho dù hậu quả do cả hai sai lầm đều ở mức nghiêm trọng.
Với lập luận về ISCED-2011 (Bảng phân loại quốc tế về giáo dục) của Bộ Lao động, thương binh và xã hội, Hiệp hội cho rằng điều này thiếu chính xác,
Cụ thể, văn bản giải thích bậc cao đẳng của Việt Nam hiện nay có chương trình thuộc giáo dục sau trung học nhưng không phải giáo dục đại học và cho đây là cấp độ 5.
Tuy nhiên, theo ISCED-2011 thì các chương trình thuộc "giáo dục sau trung học nhưng không phải là giáo dục đại học" chỉ thuộc cấp độ 4 còn các chương trình cấp độ 5 (cao đẳng), cấp độ 6 (cử nhân), cấp độ 7 (thạc sỹ) và cấp độ 8 (tiến sỹ) mới thuộc giáo dục đại học (tertrary education).
"Có lẽ xuất phát từ quan niệm sai như trên khi nghiên cứu ISCED-2011 nên đội ngũ tham mưu của Bộ Lao đông, thương binh và xã hội đã trình lãnh đạo Bộ ký ban hành một loạt văn bản không chính xác khi chỉ đạo triển khai hệ cao đẳng, mặc nhiên đưa hệ này xuống dưới "chuẩn quốc tế" một cấp độ", Hiệp hội CTĐHCĐ Việt Nam nêu ý kiến.
Cả Hiệp hội và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đều có những lý lẽ đanh thép để bảo vệ quan điểm của mình. Vậy về phía các cơ sở giáo dục, họ nghĩ gì, liệu việc chuyển cơ quan chủ quản có quan trọng với họ?
Một số lãnh đạo trường cao đẳng khi được hỏi cho rằng khi chuyển về Bộ Giáo dục và Đào tạo trường sẽ thuận lợi hơn trong hoạt động và tuyển sinh.
Sở dĩ như vậy là do ngay sau khi trường cao đẳng chuyển giao về Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội trường cao đẳng ngay lập trường bị loại khỏi dữ liệu tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo khiến công tác tuyển sinh của các trường gặp không ít khó khăn.
Một số ý kiến thì cho rằng, nhìn tổng thể việc phân chia mảng, miếng quản lý trong ngành Giáo dục còn nhiều bất hợp lý.
Theo đó, hiện Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý cả giáo dục phổ thông với 20 triệu người học và hệ thống đại học khoảng 2 triệu người. Số lượng hơn 22 triệu người học nêu trên là quá nặng với Bộ này.
Nên chăng tách riêng ra hai mảng để thuận tiện quản lý. Mảng giáo dục trước lớp 12 do một Bộ quản lý, giáo dục sau lớp 12 do một Bộ khác quản lý.
"Quan trọng là xây dựng được mô hình hợp lý và cách thức quản lý thế nào thôi, việc Bộ nào quản mảng cao đẳng không quan trọng", lãnh đạo một trường cao đẳng cho hay.
Vài ý kiến khác thì cho rằng không muốn xáo trộn, không muốn có bất kỳ sự thay đổi nào vì chưa biết đong đếm lợi ích nhưng những bất lợi do thay đổi cơ quan chủ quản kéo theo hàng loạt giấy tờ, thủ tục hành chính sẽ khiến họ vô cùng mệt mỏi.
Câu hỏi nào rồi cũng có lời giải cả Dịch bệnh COVID-19 bùng phát trở lại đúng thời điểm sĩ tử đang gấp rút ôn luyện chuẩn bị cho lần "vượt vũ môn" quan trọng đó là kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 và thi tốt nghiệp THPT năm 2021. Với những học sinh đăng ký tuyển sinh vào lớp 6 một số trường THCS chất lượng cao cũng phải tham...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Ngủ li bì hai ngày, cháu bé 13 tuổi nhập viện khẩn cấp
Sức khỏe
05:44:33 08/05/2025
Vận chuyển trái phép vàng, tiền tệ qua biên giới gia tăng
Pháp luật
23:26:33 07/05/2025
Đọ sức đặc nhiệm Ấn Độ và Pakistan: "Kẻ tám lạng, người nửa cân"
Thế giới
23:24:34 07/05/2025
Vóc dáng hiện tại của Võ Hạ Trâm, chỉ 1 bức ảnh mà thấy rõ sự khác biệt
Sao việt
23:20:14 07/05/2025
Phim hài Hàn Quốc nên xem lại nhất lúc này: Nam chính vượt mặt Hyun Bin, vai diễn đỉnh đến mức khó tin là thật
Phim châu á
23:11:23 07/05/2025
Mỹ nhân Việt bị ghét nhất hiện tại: Ghê gớm quá quắt không ai bằng, giỏi nhất là trợn mắt gào thét
Phim việt
23:10:39 07/05/2025
Uất ức thay cho "bạch nguyệt quang" Trung Quốc: Đọc tin mà ngỡ chuyện đùa, nổi đình đám cũng phải chịu bất công
Hậu trường phim
23:02:34 07/05/2025
Nhà của Jennifer Aniston bị kẻ lạ đột nhập
Sao âu mỹ
22:49:53 07/05/2025
Jennie (BlackPink) chia sẻ về cuộc sống của một CEO
Sao châu á
22:44:22 07/05/2025
Nhan sắc không tuổi của Song Hye Kyo gây sốt
Phong cách sao
22:36:14 07/05/2025