Ác mộng của những người bám trụ ở Syria
Mắc kẹt giữa làn đạn của quân chính phủ và phe nổi dậy trong cuộc nội chiến, nhiều người Syria sống với cái chết luôn rình rập.
Người dân nháo nhác chạy trốn sau một cuộc không kích của quân chính phủ nhằm vào quân nổi dậy ở thành phố Douma, Syria, hôm 24/8. Ảnh: Reuters
Sáng nào cũng vậy, phụ nữ và trẻ em sống ở thị trấn Douma, ngoại ô thủ đô Damascus của Syria, lại lầm lũi kéo nhau ra những cánh đồng để tránh các cuộc không kích của chính phủ, theo New York Times. Những người còn ở lại miêu tả công việc này chỉ là phần nhỏ trong lịch trình không tưởng mỗi ngày của họ.
Họ khởi động một ngày bằng việc mua sắm nhu yếu phẩm trên những dãy phố tan hoang. Sau đó, họ đi lượm nhặt cây dại rồi thu gom xác chết để đem đi an táng tại các ngôi mộ tập thể.
Nhiều nhân viên y tế hoạt động ở Syria cho hay, những cánh đồng bây giờ cũng không còn là địa điểm tránh bom an toàn nữa. Vừa mới đây, một cuộc không kích đã cướp đi sinh mạng của 10 người thuộc hai gia đình, trong đó có 7 trẻ em, khi họ đang cùng tụ tập trên đồng.
Chính cuộc sống “ngàn cân treo sợi tóc” này là một trong những lý do khiến người Syria rời bỏ quê hương tháo chạy sang trời Âu. Từ ngoại ô Damascus đến thành phố Aleppo, những ngôi làng vắng bóng người xuất hiện ngày càng nhiều, cho thấy quy mô khổng lồ của cuộc di cư.
Tại Douma, nơi một đội quân nổi dậy chống chính quyền đang chiếm cứ, hoạt động trấn áp phiến quân được tăng cường với hàng loạt cuộc không kích diễn ra suốt ngày đêm. Phải đối mặt với quá nhiều hiểm nguy, hàng nghìn người nối nhau ra đi. Douma nhộn nhịp với gần nửa triệu dân ngày nào giờ vắng vẻ đến cô quạnh.
Hơn 550 người, hầu hết là dân thường ở Douma và các vùng phụ cận, đã thiệt mạng trong gần một tháng trở lại đây, theo thống kê của các bác sĩ thuộc tổ chức Trăng lưỡi liềm Đỏ. Từ hôm 12 – 31/8, mỗi ngày có ít nhất 150 ca chấn thương nghiêm trọng. Đây chỉ là con số ghi nhận từ 13 trạm cấp cứu dã chiến của tổ chức Bác sĩ Không Biên giới.
Các đợt oanh tạc dữ dội thậm chí còn làm lung lay ý chí của những người kiên cường bám trụ nhất, Ahmed, y tá địa phương, cho biết. So với hồi đầu tháng 8, nửa số dân cư ít ỏi ở Douma đã bỏ đi, nửa còn lại hàng ngày kéo nhau ra đồng tránh bom hoặc “nhốt mình trong nhà và cầu thượng đế cứu mạng”, anh chia sẻ.
Video đang HOT
Người đàn ông bế trên tay đứa bé may mắn sống sót sau một cuộc không kích ở Douma hôm 30/4. Ảnh: Reuters
Mọi thứ như đổ sập
Dư luận quốc tế thời gian qua tập trung nhiều vào hoạt động của Nhà nước Hồi giáo (IS) nhưng cuộc nội chiến ở Syria bùng phát từ hồi năm 2011 lại ít được quan tâm. Xung đột này đẩy người dân Syria vào cảnh phải rời bỏ quê hương từ rất lâu trước khi IS xuất hiện.
Douma và các thị trấn nghèo lân cận thủ đô Damascus đều có quân nổi dậy chống chính quyền. Khu vực này hiện là thành trì của lực lượng Quân đội Hồi giáo. Mặt Trận Nusra, chi nhánh của tổ chức khủng bố al-Qaeda, cũng hiện diện ở đây nhưng không có dấu hiệu của IS.
Nếu quân chính phủ gây sức ép bằng đòn không kích thì phe nổi dậy cũng không chịu kém cạnh khi liên tục thực hiện các cuộc tấn công bừa bãi. Sau khi Douma hứng chịu đợt oanh tạc mới nhất từ quân chính phủ, các tay súng nổi dậy đáp trả bằng cách bắn pháo vào Damascus, khiến ít nhất 20 người thiệt mạng.
Cuộc sống ở Douma thay đổi kể từ khi chính phủ thực hiện biện pháp phong tỏa. Nhiều người tìm cách mua hàng hoá buôn lậu qua các đường hầm bí mật khi khó tiếp cận các nguồn viện trợ. Lệnh phong tỏa cản trở phóng viên tiếp cận khu vực chiến sự. Do đó, hầu hết thông tin về đời sống ở đây đều được lấy từ các đoạn phim do phe nổi dậy, các nhà hoạt động chống chính phủ và nhân viên cứu hộ đăng tải.
Đoạn phim được công bố gần đây quay cảnh một tình nguyện viên chỉ trạc tuổi thiếu niên mang trên vai thi thể bé trai gầy gò. Đoạn video khác thì ghi lại quá trình một thanh niên cố gắng đào các thi thể đẫm máu bị đất đá đè lên. Giữa những cuộc tìm kiếm người sống sót thường chỉ có âm thanh răng rắc của đống đổ nát, thỉnh thoảng vang vọng từ đâu đó lại những tiếng cầu nguyện.
“Tất cả như đổ sập lên đầu chúng tôi”, Imad al-Din, người dân ở Douma bộc bạch. “Đến tận lúc này tôi vẫn nghe thấy tiếng họ cầu cứu”.
Hôm 16/8, ít nhất 122 người dân ở Douma có mặt tại một khu chợ rau quả đã thiệt mạng sau một cuộc không kích. Bilal Abu Salah may mắn rời khỏi khu chợ ngay trước khi cuộc oanh tạc diễn ra. Salah bị ám ảnh bởi khuôn mặt của những người bán hàng rong mà chỉ vài phút trước ông vừa trò chuyện. Chỉ trong tích tắc, một người chết, toàn thân nhuốm máu, hai người bị thương nặng.
Bác sĩ Adnan Tobaji, người vận hành một bệnh viện dã chiến dưới tầng hầm ở Douma, thỉnh thoảng phải mổ bệnh nhân ngay trên sàn nhà mà không có dụng cụ sát trùng hay thuốc giảm đau. Theo ông, tình trạng thiếu thốn này rất nguy hiểm. Có lần, một phụ nữ phải bỏ mạng vì không được truyền máu kịp thời.
Tình trạng khủng hoảng tại Douma thôi thúc ông Tobaji cùng các đồng sự và người dân ký vào lá đơn kêu gọi ngừng bắn nhân đạo. Ông hy vọng hành động này sẽ giúp mở ra cơ hội đối thoại giữa chính quyền và quân nổi dậy, từ đó chấm dứt nội chiến.
“Ngay lúc này khi chúng ta đang bàn luận, một người dân Syria nào đó đã bị giết. Bằng cách nào cũng được, chúng ta phải đưa ra giải pháp chấm dứt cuộc chiến này”, Tobaji nói. Giải pháp ấy “có thể không có lợi cho tôi hoặc nhiều người khác nhưng nó vốn không dành cho tôi hay cho anh. Nó là dành cho Syria”.
Quang cảnh hoang tàn trên đường phố Douma. Ảnh: AFP
Gia Quang
Theo VNE
Bốn lý do không thể can thiệp quân sự vào Syria
Bài viết của tác giả Dominique Moisi đăng trên nhật báo Les Echos ngày 14/9 nêu rõ 4 lý do không thể can thiệp quân sự vào Syria:
Một cuộc không kích do liên quân tiến hành vào vị trí của lực lượng IS. (Nguồn: Vietnam )
Một là, để hiểu được tấn bi kịch Syria, theo nhà phân tích Stefan Zweig, trước hết cần hiểu về "sự lẫn lộn tình cảm" giữa chính trị - chiến lược - ngoại giao - văn hóa. Điều này được cho là bắt đầu từ quan niệm về vị thế của chính quyền do Tổng thống Bashar Al-Assad đứng đầu hiện nay tại Syria, trong đó ông Assad "không phải là một phần của giải pháp, mà đúng hơn là một phần của vấn đề".
Tình trạng hàng ngàn người dân Syria ồ ạt rời bỏ đất nước ra đi không chỉ để trốn chạy nguy cơ bị lực lượng khủng bố cực đoan IS tàn sát, mà còn cả vì nỗi lo sợ bom đạn không có mắt từ chính các vụ không kích... nhầm mục tiêu vào dân thường.
Đa số người dân Syria hiện đang rất hoang mang và nghi ngờ phải chăng "IS - Assad cùng một chiến tuyến"? Bởi cả hai phía đều có những hành động không khác gì khủng bố, chỉ càng đẩy đất nước này chìm sâu vào khủng hoảng bạo lực, khiến người dân không còn dám hy vọng có thể dựa vào bên này để chống lại và cùng làm suy yếu bên kia nữa.
Hai là sự nhầm lẫn khái niệm tiếp theo cũng xuất phát từ sự "lẫn lộn" đã nêu trên. Can thiệp quân sự vào Syria không giải quyết được vấn đề người tị nạn vì những người đã rời bỏ quê hương ra đi chắc chắn không có ý định trở về. Và nếu như các cuộc không kích hiện tại chỉ có thể giúp chặn đà tiến bước của IS, thì giải pháp can thiệp bộ binh là điều chưa nên tính tới.
Những quốc gia đang hô hào cho chiến lược này nhằm biện minh cho hành động từ chối mở cửa biên giới, theo Les Echos, thật ra chỉ đang "dối gạt" dư luận và cũng là tự "dối gạt" chính mình. Bởi lẽ Mỹ chắc chắn sẽ không đưa quân vào Syria, do đó giải pháp can thiệp quân sự trên bộ tại Syria sẽ không thể xảy ra.
Đối với Anh và Pháp, hai cường quốc quân sự của châu Âu được coi là "có truyền thống can thiệp", chắc chắn cũng sẽ không đi xa hơn ngoài động thái điều động máy bay không người lái không kích các mục tiêu "có chọn lọc". Nguyên do được cho là bởi hai nước này vừa không thật sự muốn tham chiến, vừa thiếu phương tiện thực thi.
Còn đối với Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia Hồi giáo ở Nam Âu, xem ra Ankara đang phải lo đối phó với sự nổi dậy của người Kurd trong nước hơn là lo chuyện bên ngoài.
Ba là sự nhầm lẫn về ngoại giao. Các cuộc đàm phán ngắn và trung hạn sẽ không đạt mục tiêu tìm ra bất kỳ giải pháp nào tháo ngòi nổ xung đột, bởi rõ ràng Nga và Iran đang theo đuổi những mục tiêu riêng rất khác so với những mục tiêu của châu Âu nói chung.
Bốn là sự "lẫn lộn" về nền tảng văn hóa. IS được nhiều người cho là nảy sinh từ sự kết hợp giữa một phần của thế giới Hồi giáo - Ả Rập "cảm thấy bị sỉ nhục", với những sĩ quan dòng Sunni vốn là lực lượng hạt nhân nòng cốt trong quân đội Iraq thời ông Saddam Hussein. Những người này bị sa thải bởi sự bất cẩn, thiếu hiểu biết văn hóa Trung Đông của người Mỹ (theo đánh giá của nhiều nhà phân tích).
Từ đó, tác giả Dominique Moisi kết luận: Châu Âu không thể đáp trả IS bằng can thiệp quân sự, mà ngược lại cần tỏ rõ quan điểm nhất quán về vấn đề người tị nạn Syria.
Cụ thể về quân sự, cần tăng cường không kích tiêu diệt IS trên cả lãnh thổ Syria và Iraq. Về khía cạnh nhân đạo, cần gửi thêm người và phương tiện tới hỗ trợ cho những người dân đang phải tạm tá túc tại các khu trại tị nạn đang mọc lên ngày càng nhiều dọc biên giới Syria và Iraq. Cuối cùng là cần có chính sách tạo thuận lợi cho việc tiếp nhận và hội nhập người tị nạn ngay trên chính lãnh thổ của các quốc gia châu Âu.
Quý Cao (theoLes Echos)
Theo Dantri
Xe tăng, pháo binh Nga rầm rập tiến vào Syria? Một quan chức Mỹ hôm qua (14/9) cáo buộc, Nga đã đưa hàng loạt đơn vị pháo bình cùng 7 chiếc xe tăng vào một căn cứ không quân của Syria. Đây được xem như một phần nỗ lực của Nga nhằm tăng cường sức mạnh quân sự tại quốc gia đang bị giày xéo bởi một cuộc nội chiến. Nga bị cáo...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Rộ tin Mỹ cắt giảm hơn 1.000 nhân viên tình báo CIA

Mỹ sẽ tổ chức diễu binh vào sinh nhật ông Trump, thị trưởng Washington lo ngại

Quân đội Mỹ lập khu quân sự mới sát Mexico

Xung quanh việc Mỹ đưa ra quyết định then chốt tăng cường sức mạnh không quân Ukraine - Kỳ cuối

Bầu cử Australia: Thủ tướng Anthony Albanese phát biểu mừng chiến thắng

Tại sao Trung Quốc có thể thắng trong cuộc chiến thương mại với Mỹ thời Trump?

Xung quanh việc Mỹ đưa ra quyết định then chốt tăng cường sức mạnh không quân Ukraine - Kỳ 1

Phó Tổng thống Mỹ nhận định về thời điểm kết thúc xung đột giữa Nga và Ukraine

Hàng loạt chính sách nhập cư của Tổng thống Trump bị tòa án Mỹ bác bỏ

Iran tái khẳng định quyền sở hữu chu trình nhiên liệu hạt nhân đầy đủ

OPEC+ nhất trí tăng sản lượng dầu trong tháng 6

Thủ tướng Yemen từ chức
Có thể bạn quan tâm

Cô gái nghèo lột xác đỉnh nhất Hàn Quốc: Từ Song Hye Kyo "bản dupe" đến nữ hoàng màn ảnh triệu người say mê
Hậu trường phim
23:44:37 04/05/2025
Mỹ nhân cả nước biết mặt: Từng chảnh chọe, chèn ép người khác, cuộc sống tuổi 53 ra sao sau khi giải nghệ?
Sao việt
23:39:11 04/05/2025
Hát 'Thua một người dưng', cô gái 23 tuổi được Ngọc Sơn nhắn nhủ một điều
Tv show
23:05:05 04/05/2025
Vì sao phòng ngủ của vua "khiêm tốn" thua 72.000 lần diện tích Tử cấm thành?
Netizen
23:04:34 04/05/2025
Alexander-Arnold rời Liverpool với giá rẻ bèo
Sao thể thao
23:02:43 04/05/2025
'Ngọc nữ' Nhật bản Ryoko Hirosue điều trị tâm thần sau vụ bị bắt giữ
Sao châu á
23:02:13 04/05/2025
3 giọng hát Đà Lạt 'như rót mật ngọt', một người 18 năm mới trở lại
Nhạc việt
22:36:44 04/05/2025
Bắt 34 đối tượng đá gà, lắc tài xỉu dịp nghỉ lễ, thu giữ gần 200 triệu đồng
Pháp luật
22:24:01 04/05/2025
"Nữ hoàng gợi cảm" comeback "tàng hình" không ai thèm ngó đến, bị fan tẩy chay vì mải mê yêu đương
Nhạc quốc tế
21:44:03 04/05/2025
Leonardo DiCaprio "phá bỏ lời nguyền tuổi 25", khi bạn gái người mẫu đã qua tuổi 26 nhưng vẫn không chia tay
Sao âu mỹ
21:21:28 04/05/2025