Ai Cập nỗ lực bảo đảm an ninh trong nước
Tổng thống Ai Cập A.Xi-xi mới đây tuyên bố, khủng bố đang tràn lan như một “dịch bệnh”. ối mặt vô vàn thách thức trong vấn đề chống khủng bố, quốc gia Bắc Phi này vừa tăng cường các chiến dịch truy quét các phần tử cực đoan nhằm bảo đảm an ninh trong nước, vừa kêu gọi sự hợp tác của cộng đồng quốc tế trong ngăn chặn mối đe dọa khủng bố ở khu vực.
Lực lượng an ninh Ai Cập tuần tra tại bán đảo Xi-nai. Ảnh UPI.com
Kể từ khi chế độ của cựu Tổng thống H.Mu-ba-rắc bị lật đổ hồi năm 2011, Ai Cập đến nay đã vượt qua chặng đường dài đầy chông gai trong cuộc chiến chống các tổ chức cực đoan và khủng bố, bảo đảm an ninh và ổn định của đất nước. Các chiến dịch truy quét khủng bố đã được chính quyền của Tổng thống A.Xi-xi tiến hành mạnh tay, nhất là ở khu vực bán đảo Xi-nai. Năm ngoái chiến dịch Xi-nai chống khủng bố đã có sự tham gia của các lực lượng hải quân, lục quân, không quân và cảnh sát, biên phòng Ai Cập. Hàng trăm phần tử khủng bố bị tiêu diệt, song mối đe dọa từ các tổ chức cực đoan luôn rình rập ở quốc gia này. Những vụ đánh bom xe vẫn bất ngờ xảy ra khiến nhiều người chết, trong đó có nhiều du khách nước ngoài. Khủng bố đã tác động nghiêm trọng tới ngành du lịch Ai Cập, làm giảm đáng kể nguồn thu ngoại tệ của nước này. Một trong những ưu tiên hàng đầu của quốc gia Kim tự tháp hiện nay là truy quét khủng bố, bảo đảm an ninh nhằm thu hút khách du lịch trở lại.
Video đang HOT
Các phần tử khủng bố ở khu vực Bắc Phi đang lợi dụng môi trường chính trị và xã hội không ổn định ở một số nước để gia tăng hoạt động, làm lan truyền tình trạng hỗn loạn ở những nước láng giềng. Tổng công tố Ai Cập N.Xa-đếch cho rằng, khủng bố đã trở thành kẻ thù hàng đầu của người dân và là vật cản đối với các nỗ lực phát triển; nhấn mạnh nhu cầu cần thiết phải hợp tác quốc tế, nhằm chấm dứt hoạt động tài trợ cho khủng bố và rửa tiền.
Tại hội nghị cấp cao giữa Liên hiệp châu Âu (EU) và Liên đoàn A-rập (AL) diễn ra ở Ai Cập gần đây, Tổng thống nước chủ nhà A.Xi-xi cho rằng, cần tăng cường hợp tác giữa các nước để củng cố các cơ quan nhà nước, nhằm đối phó những thách thức, khó khăn trong cuộc chiến chống khủng bố. Nhà lãnh đạo Ai Cập cho rằng, Trung ông cần chuyển đổi từ một khu vực “xung đột” sang một khu vực “thành công”. Ông đề xuất cách tiếp cận toàn diện để đấu tranh chống khủng bố; cho rằng, điều này đòi hỏi có sự hợp tác chân thành giữa hai khu vực vốn bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi các cuộc xung đột. Bên cạnh đó, Tổng thống A.Xi-xi cũng nhấn mạnh về tầm quan trọng của hợp tác kinh tế, vốn sẽ đem lại sự thịnh vượng cho cả hai bờ ịa Trung Hải.
Trong bối cảnh thế giới đang chứng kiến nhiều cuộc xung đột vũ trang, chiến tranh, xung đột sắc tộc, tiến công khủng bố, Tổng thống Ai Cập A.Xi-xi cho rằng, những thách thức trong thời đại hiện nay là quá lớn đối với một quốc gia khi phải đơn độc giải quyết. Theo ông, một trong những thách thức an ninh mà châu Phi đang phải đối mặt là sự lây lan nhanh chóng của khủng bố. Khủng bố là mối đe dọa hàng đầu đối với công cuộc phát triển. Nhà lãnh đạo Ai Cập đang thực hiện nhiều chính sách an ninh, kinh tế trong nỗ lực trấn áp các phần tử khủng bố trong nước, đồng thời tăng cường hợp tác quốc tế nhằm đem lại sự ổn định cho khu vực.
BẢO ANH
Theo NDĐT
àm phán về Brexit không đạt đột phá
Theo Roi-tơ, ngày 5-3, cuộc hội đàm giữa các nhà đàm phán của Anh và Liên hiệp châu Âu (EU) về tiến trình Anh rời khỏi EU, hay còn gọi là Brexit, đã kết thúc tại Brúc-xen (Bỉ) mà không đạt được bước đột phá nào để có thể giúp bảo đảm thỏa thuận "ly hôn" sẽ được Quốc hội Anh thông qua.
Thủ tướng Anh T.Mây trình bày tại Quốc hội về thỏa thuận Brexit. Ảnh WP
Cuộc đàm phán giữa Trưởng đoàn đàm phán Brexit của EU M.Bác-ni-ê với Bộ trưởng Tư pháp Anh G.Coóc cùng Bộ trưởng Brexit Anh X.Ba-clây đã kết thúc sau hơn ba giờ thảo luận mà không đạt thỏa thuận. Trong khi đó, các nguồn tin của Anh và EU cho biết, dự kiến các cuộc đàm phán giữa các quan chức cấp thấp hơn sẽ được tiếp tục.
* Cuộc gặp kể trên giữa đoàn đàm phán về Brexit của Anh và EU diễn ra với hy vọng tìm kiếm đột phá trong vấn đề biên giới giữa vùng Bắc Ai-len thuộc Anh và Cộng hòa Ai-len. Trước đó, Trưởng đoàn đàm phán Brexit của EU M.Bác-ni-ê cho biết, Brúc-xen sẵn sàng cung cấp thêm cho Luân ôn những bảo đảm cần thiết để thỏa thuận Brexit mà hai bên đạt được hồi cuối năm 2018, nhận được sự ủng hộ tại Hạ viện Anh. Ông Bác-ni-ê cũng cho rằng, các lãnh đạo EU sẽ đồng thuận nếu Anh đề nghị hoãn hạn chót rời khỏi khối, dự kiến diễn ra vào ngày 29-3 tới, để có thêm thời gian cho Hạ viện Anh phê chuẩn thỏa thuận Brexit cuối cùng.
* Thời điểm Anh chính thức rời EU đã cận kề, tuy nhiên đến nay Hạ viện vẫn bất đồng về thỏa thuận Brexit, làm tăng nguy cơ Anh ra đi mà không có thỏa thuận. Chính phủ của Thủ tướng T.Mây đang nỗ lực bàn thảo với phía EU để tìm kiếm những bảo đảm giúp thỏa thuận Brexit nhận được ủng hộ trong cuộc bỏ phiếu lần hai tại Hạ viện Anh dự kiến diễn ra ngày 12-3 tới.
* Ngày 5-3, Nghị viện xứ Xcốt-len và Uên đã bỏ phiếu phản đối thỏa thuận Brexit mà Chính phủ Anh nhất trí với EU trước đó. ộng thái kể trên thể hiện sự rạn nứt trong nội bộ nước Anh đối với vấn đề Brexit. Dù các cuộc bỏ phiếu tại nghị viện Xcốt-len và Uên không có hiệu lực pháp lý, nhưng đây là một cách để chính thức hóa sự phản đối của chính quyền các vùng này với thỏa thuận Brexit của Chính phủ Anh.
* Cùng ngày, chính quyền địa phương vùng Bắc Ai-len đã cảnh báo về những "hậu quả vô cùng to lớn" nếu như Anh rời EU "không thỏa thuận". Người đứng đầu vùng Bắc Ai-len .Xtơ-linh khẳng định, việc có sự thay đổi trong quy định với các nhà xuất khẩu và việc EU áp thuế sẽ dẫn đến gia tăng tình trạng thất nghiệp ở Bắc Ai-len do khu vực này phụ thuộc nặng nề vào hoạt động buôn bán qua đường biên với Cộng hòa Ai-len, quốc gia thành viên EU.
Theo NDĐT
Nỗ lực hạ nhiệt căng thẳng Sau nhiều tuần sóng gió, quan hệ ngoại giao Pháp - I-ta-li-a bắt đầu ghi nhận những bước đi tích cực. Mặc dù khó có thể trở lại quan hệ "cơm lành, canh ngọt" trong một sớm một chiều, nhưng đây được xem là hướng đi đúng đắn, nhất là trong bối cảnh Pa-ri và Rô-ma đều đang đối mặt nhiều vấn đề...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Ông Zelensky ra mệnh lệnh quan trọng sau đàm phán trực tiếp Nga - Ukraine

Ukraine bác tối hậu thư, kiên quyết không nhượng lãnh thổ

Tổng thống Trump, Putin công bố kết quả điện đàm

EU nhất trí lập quỹ quốc phòng 168 tỷ USD cho mua sắm vũ khí

Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể nhận định về tác động của đối thoại Nga - Mỹ

Bloomberg: Chính quyền Trump cân nhắc rao bán trụ sở VOA

Núi lửa Lewotobi Laki-Laki ở Indonesia phun trào nhiều lần trong 2 ngày qua

Ông Trump - Putin điện đàm sau đàm phán Nga - Ukraine

Ông Trump cảnh báo cứng rắn các doanh nghiệp Mỹ về vấn đề thuế quan

Nga bắt giữ tàu chở dầu từ Estonia

Mặt trận không tiếng súng giữa Nga và Ukraine

Xung đột Ấn Độ - Pakistan viết lại nguyên tắc không chiến
Có thể bạn quan tâm

Mẹo trang điểm không bị lem khi đổ mồ hôi
Làm đẹp
11:02:09 20/05/2025
Những hình ảnh không bao giờ được lên sóng của Thùy Tiên
Hậu trường phim
10:57:16 20/05/2025
Ngân Collagen mời "bà dì" ở Mỹ về VN đối chất Ngân 98, hàng xóm kể điều lạ
Netizen
10:52:24 20/05/2025
Xe sedan 'trên cơ' Toyota Camry, công suất 473 mã lực, trang bị tối tân, giá chưa tới 700 triệu đồng
Ôtô
10:45:33 20/05/2025
Cách "bắt dính" cán bộ chuyên... ngồi chơi xơi nước
Tin nổi bật
10:44:35 20/05/2025
Cận cảnh Honda SH350i bản Italy - nhập tư nhân, chưa chốt giá bán
Xe máy
10:40:04 20/05/2025
Tôi nhắc một cái tên, người tình giàu có đang vui vẻ bỗng nổi giận bỏ về
Góc tâm tình
10:38:36 20/05/2025
Vụ kẹo Kera: Thùy Tiên, Quang Linh Vlog, Hằng Du Mục nhận án phạt nặng, mất hết?
Pháp luật
10:23:02 20/05/2025
3 món đồ nội thất tưởng sang chảnh nhưng chủ nhà càng dùng càng hối hận
Sáng tạo
10:19:38 20/05/2025
Hai scandal lớn trong sự nghiệp của Hoa hậu Thùy Tiên
Sao việt
10:14:59 20/05/2025