Ai “châm ngòi” cuộc Chiến tranh Lạnh?
Tới nay, các nhà sử học của Mỹ và Nga (Liên Xô trước đây) vẫn tranh cãi về việc ai đã “châm ngòi” cuộc Chiến tranh Lạnh.
Câu hỏi về việc liệu Mỹ hay Liên Xô đã châm ngòi cuộc Chiến tranh Lạnh là chủ đề gây nhiều tranh cãi kể từ khi cuộc xung đột bắt đầu và các nhà sử học tới nay vẫn chưa có sự thống nhất. Hãy nhìn vào quan điểm của các nhà sử học nổi bật của mỗi bên.
“Bộ ba” tại Hội nghị Yalta. Trong ảnh từ trái sang phải: Thủ tướng Anh Churchill, Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt và Nhà lãnh đạo Liên Xô Joseph Stalin. Ảnh: Global Look Press
Cách tiếp cận của các nhà sử học cả ở Mỹ và Liên Xô (trước đây), đối với căn nguyên của cuộc Chiến tranh Lạnh vẫn luôn phức tạp và không đồng nhất quan điểm suốt thời gian qua. Trước tiên, hai bên thường xuyên đổ lỗi cho nhau. Sau đó, họ cố đi đến các giả thuyết mang tính thỏa hiệp hơn. Tuy nhiên, những năm 1990, quan điểm của phía Mỹ có sự thay đổi đáng kể với sự trở lại của lập trường chính thống hậu chiến.
“Chủ nhiệm khoa lịch sử Chiến tranh Lạnh”
Trường hợp rõ ràng nhất là với John Lewis Gaddis, một nhà nghiên cứu được coi là “trưởng khoa của các nhà sử học về Chiến tranh Lạnh”. Ông là một giáo sư Đại học Yale và là người nắm giữ rất nhiều giải thưởng, trong đó có cả giải thưởng Pulitzer. Ông được coi là “một trong những nhà sử học hàng đầu của Mỹ” và thậm chí từng cố vấn cho Nhà Trắng khi George W. Bush làm Tổng thống Mỹ.
Nhà sử học Mỹ John Lewis Gaddis. Ảnh: Getty
Nhà sử học Gaddis cho rằng, rất nhiều lỗi lầm thuộc về phía Mỹ trong vấn đề căn nguyên của Chiến tranh Lạnh, nhưng ông coi Nhà lãnh đạo Liên Xô Joseph Stalin mới là yếu tố chính đằng sau cuộc xung đột.
Mỹ là xã hội tự do nhất trên trái đất?
Ông mô tả các nguyên nhân của sự khởi đầu Chiến tranh Lạnh: “Cuộc xung đột tồn tại trong những hy vọng đầy tham vọng và nỗi sợ hoang tưởng của Joseph Stalin ở phía Liên Xô, và sự kiên quyết của Mỹ và các đồng minh phương Tây khi đối đầu với những tham vọng đó. Những tham vọng đó vẫn tồn tại sau khi quân đội Liên Xô đạt được những thành tựu trong Thế chiến 2.
Nhà sử học Gaddis cho rằng, Mỹ không có lựa chọn nào sau khi bị đe dọa bởi “niềm hy vọng đầy tham vọng và nỗi sợ hoang tưởng” của Stalin.
Video đang HOT
Theo quan điểm của ông, Tổng thống Mỹ Roosevelt và Thủ tướng Anh Churchill muốn một thỏa thuận thời hậu chiến có thể tạo ra khả năng những lợi ích tương hợp, thậm chí là giữa những hệ thống “cạnh tranh nhau”.
Stalin, mặt khác lại “muốn đảm bảo an ninh của chính mình và của Liên Xô trong khi đồng thời khuyến khích sự đối đầu giữa những nhà tư bản”. Nhà sử học Gaddis cho rằng lỗi lầm là của Nhà lãnh đạo Liên Xô Stalin khi “ông ấy không thấy có chỗ cho sự hợp tác và cùng tồn tại lẫn nhau”.
Nhà sử học cũng làm tương phản hình ảnh của Mỹ và Liên Xô. Ông Gaddis nói rằng “…thời điểm năm 1945, công dân Mỹ có thể sẽ đòi hỏi một cách hợp lý được sống trong một xã hội tự do nhất trên trái đất”. Mặt khác, Liên Xô “khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ 2, lại là xã hội độc đoán nhất bất cứ nơi nào trên trái đất”.
Hai yếu tố ở Washington
Người ta cho rằng, ở phía Nga quan điểm toàn diện nhất và phù hợp nhất về Chiến tranh Lạnh được đưa ra bởi Valentin Falin, một nhà sử học đồng thời là nhà ngoại giao Liên Xô. Dù cho rằng, quả bóng ở trên sân của Mỹ, nhưng ông không nhìn nhận chính sách Mỹ là thù địch ngay từ đầu.
Nhà sử học Valentin Falin. Ảnh: Sputnik
Nhà sử học Falin truy ngược nguồn gốc của cuộc xung đột về Thế chiến 2 và nêu ra 2 khuynh hướng trong chính sách Mỹ đối với Liên Xô. Khuynh hướng thứ nhất liên quan tới nỗi sợ về sự lớn mạnh của Liên Xô có thể được hình thành trong quá trình chống phát xít Đức. Khuynh hướng thứ 2 là “cách tiếp cận Yalta” hướng tới sự hợp tác hòa bình của Mỹ và Liên Xô như Tổng thống Franklin D. Roosevelt mường tượng ra.
Nhà sử học Falin trích dẫn lời của Tổng thống Mỹ Roosevelt nói trong bài phát biểu trước Quốc hội ngày 1/3/1945 về thỏa thuận Yalta giữa Mỹ, Anh và Liên Xô: “Đó không thể là một hòa bình của riêng Mỹ, Anh, Nga, Pháp hay Trung Quốc. Nó không thể là hòa bình của các nước lớn hay các nước nhỏ. Nó phải là hòa bình dựa trên nỗ lực chung của toàn thế giới”.
Theo ông Falin, “thế giới mà Franklin Roosevelt mô tả không đáp ứng được kỳ vọng của các thành phần phản động ở Washington đang ngày càng lớn mạnh” và khi Roosevelt qua đời, người kế nhiệm Harry Truman, không muốn tính đến lợi ích của các nước khác. Tháng 4 cùng năm đó, ông tuyên bố rằng “điều này [sự hợp tác giữa Liên Xô và Mỹ] có thể sẽ bị phá vỡ…”.
Kế hoạch ném bom 100 thành phố Liên Xô
Để mô tả chiều hướng thù địch mới của chính quyền Mỹ đối với Liên Xô đã thổi bùng ngọn lửa Chiến tranh Lạnh, Nhà sử học Falin đề cập tới kế hoạch hành động quân sự của Lầu Năm Góc. Ông dẫn bản ghi nhớ 329 của Ủy ban tình báo hỗn hợp của Mỹ từ 4/9/1945, chỉ vài ngày trước khi kết thúc thế chiến 2.
Văn bản này nói rằng, “cần phải chọn ra 20 mục tiêu quan trọng nhất phù hợp để đánh bom nguyên tử ở Liên Xô và trên các vùng lãnh thổ do Liên Xô kiểm soát”. Theo ông, Washington đã có được loại bom này từ vài tháng trước đó, thậm chí đã từng sử dụng để ném xuống 2 thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản. Đến năm 1949, Liên Xô vẫn chưa có vũ khí hạt nhân. Bản ghi nhớ 329 chỉ là một trong số các văn bản tương tự.
Theo Thùy Linh
VOV
5 cuộc gặp thượng đỉnh của Tổng thống Mỹ với "phe đối địch" làm thay đổi lịch sử
Cuộc gặp gỡ lịch sử giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại Singapore không phải lần đầu tiên một Tổng thống Mỹ tham gia vào một cuộc gặp cấp cao với nhà lãnh đạo phe đối đầu.
Nhiều người tiền nhiệm của ông Donald Trump cũng đã tạonên nhiều chuyển biến mới, làm nên lịch sử thế giới nhờ những buổi đàm phán cấp cao như thế này.
Hội nghị Yalta thảo luận về tương lai của Châu Âu sau Thế chiến II ( từ 4-2 đến 11-2-1945)
Tham gia Hội nghị có 3 vị nguyên thủ của 3 cường quốc là: Franklin D. Roosevelt (Tổng thống Hoa Kỳ), Joseph Stalin (Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô), và Winston Churchill (Thủ tướng Anh). Hội nghị đưa ra các thỏa thuận, trong đó quy định sự đầu hàng vô điều kiện của Đức Quốc xã, việc chia tách Berlin thành bốn khu vực bị chiếm đóng, sự tham gia của Liên Xô vào Liên hợp quốc và việc lên kế hoạch truy tố tội phạm chiến tranh.
Trong khi được xây dựng để trở thành một cuộc họp cấp cao giữa các quốc gia chiến thắng trong Thế chiến II và để chia chiến lợi phẩm sau chiến tranh, Hội nghị Yalta đã mâu thuẫn gay gắt sau khi Mỹ - Liên Xô bước vào thời kì Chiến tranh lạnh.
Các nguyên thủ gặp nhau trong Hội nghị Yalta
Hội nghị Vienna (Đức) năm 1961
Vào giai đoạn căng thẳng nhất của cuộc Chiến tranh lạnh, Tổng thống Mỹ Kennedy đã chủ động gặp gỡ nhà lãnh đạo Liên bang Xô viết bấy giờ, ông Nikita Khrushchev, để bàn bạc phương án giải quyết đối với các vấn đề liên quan tới cuộc khủng hoảng giữa hai bên Đông và Tây Berlin, tình trạng bất ổn ở Lào và sự kiện vịnh Con Lợn do những người Cuba lưu vong dưới sự giúp đỡ của Mỹ muốn nổi dậy ở Cuba.
Nhiều tờ báo thời ấy đưa tin rằng, cuộc gặp gỡ cấp cao là một thắng lợi lớn của ông Kennedy. Nhưng ông Kennedy sau đó đã chia sẻ rằng ông nghĩ Khrushchev, một người Nga thẳng thắn, nổi danh với những bài diễn văn đầy màu sắc, người đã từng dám phản bác mạnh mẽ các quyết định của Liên hợp quốc, đã "hạ gục" ông hoàn toàn.
Tổng thống Mỹ Kennedy gặp gỡ nhà lãnh đạo Liên bang Xô viết Nikita Khrushchev
Chuyến thăm cấp cao tới Trung Quốc, gặp gỡ chủ tịch Mao Trạch Đông của Tổng thống Nixon
Cuộc gặp từ 21-2 đến 28-2-1972đã trở thành mấu chốt lật ngược tình hình căng thẳng trước đây trong mối quan hệ Trung - Mỹ. Đây là lần đầu tiên một vị tổng thống Hoa Kỳ tới thăm Cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa. Cuộc gặp này đã chấm dứt gần hai thập kỷ quan hệ phi ngoại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Nhà ngoại giao Mỹ thời bấy giờ, Winston Lord, người tham dự cuộc gặp lịch sử miêu tả chuyến viếng thăm như một cuộc "động đất", đặt nền móng cho sự trỗi dậy của Trung Quốc trở thành một cường quốc thế giới. Cuộc gặp này đã kéo Mỹ và Trung tới gần nhau hơn cả về hợp tác chính trị, kinh tế.
Hiệp ước Trại Davids: Tổng thống Mỹ Jimmy Carter gặp gỡ lãnh đạo Israel và Ai Cập
Các nhà lãnh đạo của Hoa Kỳ, Ai Cập và Israel gặp nhau trong 12 ngày đàm phán bí mật tại cuộc họp cấp cao ở Maryland tháng 9-1978. Được coi là khởi nguồn cho sự phát triển chính trị Trung Đông, các hiệp định được ký kết đã mở ra một kỷ nguyên hòa bình giữa Ai Cập và Israel sau nhiều thập kỷ thù địch.
Ký kết vào ngày 17-9, các thỏa thuận lịch sử quy định việc sơ tán của người Israel khỏi phạm vi Sinai, đặt nền móng cho việc ký kết một thỏa thuận hòa bình cuối cùng, và vạch ra một khuôn khổ rộng mở hơn để đạt được hòa bình ở Trung Đông.
Để đạt được cam kết này không phải điều dễ dàng, tổng thống Carter cho biết.
Hội nghị thượng đỉnh Geneva tìm cách giải quyết Chiến tranh Lạnh và cuộc chạy đua vũ trang
Cuộc gặp gỡ cấp cao tại lâu đài Maison de Saussure từ 19-11 đến 20-11-1985, nhà lãnh đạo Liên Xô Gorbachev cho biết ông xem đây là cuộc họp lịch sử "không mang nhiều kỳ vọng, nhưng chúng tôi vẫn mong buổi gặp gỡ này sẽ đặt nền móng cho những cuộc đối thoại nghiêm túc trong tương lai". Về phía Tổng thống Mỹ Reagan, ông coi đây như một nhiệm vụ hòa bình.
Đây là cuộc gặp gỡ cấp cao đầu tiên giữa những nhà lãnh đạo hai cường quốc trong suốt 3 năm tiếp theo của nhiệm kì. Reagan nói với Gorbachev rằng mặc dù cả hai là lãnh đạo của 2 quốc gia hùng mạnh nhất thế giới, nhưng họ có xuất thân giống nhau, cả hai đều được sinh ra ở các vùng nông thôn tại quốc gia của mình.
Theo Minh Hạnh
An ninh thủ đô
Không quân Mỹ mở rộng quy mô ngang thời Chiến tranh Lạnh đối phó Nga-Trung Không quân Mỹ dự kiến sẽ tăng cường số phi đội thêm 24% từ giớ cho tới năm 2030, con số gần tương đương với thời kỳ Chiến tranh Lạnh, nhằm đối phó với sự phát triển của quân đội Nga và Trung Quốc thời điểm gần đây. (Ảnh minh họa: Không quân Mỹ) Bộ trưởng Không quân Mỹ Heather Wilson ngày 17/9...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Ông Trump hé lộ nội dung cuộc điện đàm sắp diễn ra với Tổng thống Nga Putin

Elon Musk rút lui, DOGE vẫn quyết liệt cải tổ chính phủ Mỹ

Tiết lộ chi phí khổng lồ cho châu Âu khi thay thế sự hỗ trợ quân sự của Mỹ

Ngoại trưởng Nga, Mỹ điện đàm về Ukraine và quan hệ song phương

Giám đốc tình báo Ukraine tiết lộ thời điểm trao đổi 2.000 tù nhân với Nga

Cơ hội 90 ngày, Trung Quốc làm gì để lật ngược thế cờ trong cuộc đấu thuế quan?

Xung đột Hamas-Israel: Nối lại đàm phán ngừng bắn tại Gaza

Reuters: Nga đặt điều kiện để tiến hành ngừng bắn với Ukraine

Mỹ: Bão kèm lốc xoáy, ít nhất 16 người thiệt mạng

Ngoại trưởng Mỹ lên tiếng về cuộc gặp giữa Tổng thống Trump và Tổng thống Putin

Nga - Ukraine lần đầu đàm phán sau 3 năm: Bế tắc chưa thể khơi thông

Con gái Bill Gates bị chỉ trích vì khởi nghiệp kiểu "con nhà giàu"
Có thể bạn quan tâm

Chi tiết phiên bản thể thao Mazda EZ-6 Sport Edition vừa ra mắt
Ôtô
14:37:22 18/05/2025
Cuối tuần này (1718/5), 3 con giáp đứng đầu danh sách bội thu tài lộc: Top 1 đã giàu lại giàu hơn
Trắc nghiệm
14:36:03 18/05/2025
Cảnh bình minh đỏ rực như lửa tại Ngũ Chỉ Sơn
Du lịch
14:36:01 18/05/2025
Nàng Mơ tung 'nước đi' khiến Lọ Lem 'muối mặt', fan suýt không nhận ra?
Netizen
14:29:41 18/05/2025
Xe tay ga 250cc, phanh ABS 2 kênh, giá ngang Honda SH 160i
Xe máy
14:28:23 18/05/2025
Negav 'khiêu chiến' Đức Thịnh trên sân khấu, fan cười ngất vì bản thực hành?
Sao việt
14:16:09 18/05/2025
Vụ chạy chứng chỉ hành nghề: Khởi tố 4 bác sĩ, phát hiện thêm 18 người đáng nghi
Tin nổi bật
14:12:45 18/05/2025
Yuna cố tình lừa dối khán giả bởi chiêu trò, âm mưu chiếm spotlight của đồng đội
Sao châu á
13:57:41 18/05/2025
Biến hóa phong cách hè với các kiểu họa tiết chấm bi, hoa lá trẻ trung
Thời trang
13:20:30 18/05/2025
Kiểu tóc ngắn sang trọng, vừa gọn mặt lại mát mẻ
Làm đẹp
13:08:03 18/05/2025