“Ám ảnh” kẹt xe mỗi sáng đi học, nữ sinh kiến nghị đổi giờ học
Mỗi buổi sáng đều xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông do phụ huynh tranh thủ cho con kịp giờ học, học sinh luôn phải vội vã đến trường.
Chứng kiến tình cảnh này suốt 11 năm qua, một nữ sinh ở TPHCM kiến nghị thay đổi giờ học để học sinh có tâm trạng thoải mái hơn mỗi ngày đến trường.
Lãnh đạo TPHCM đối thoại với học sinh, sinh viên tiên biểu
Ngày 24/10, Thường trực UBND TP.HCM có buổi gặp gỡ, đối thoại cùng những học sinh – sinh viên tiêu biểu của TP.HCM. Tại đây, các bạn trẻ bày tỏ nhiều ý kiến với lãnh đạo thành phố những mong muốn được cải thiện điều kiện học tập.
Học sinh trao đoi voi lãnh đạo UBND TPHCM những vấn đề về học tập và xã hội
Đáng chú ý, nữ sinh Đỗ Bùi Ngọc Thương – học trường THPT Đào Sơn Tây (quận Thủ Đức) bày tỏ mong muốn được thay đổi giờ vào học. Em cho biết, giờ học buổi sáng vào học lúc 7h. Việc này diễn ra nhiều năm và đã quen rồi nhưng Thương vẫn hy vọng được đổi thành 8h.
Em Đỗ Bùi Ngọc Thương – học trường THPT Đào Sơn Tây (quận Thủ Đức) đề xuất đổi giờ học thành 8h.
“Để vào học, chúng em phải thức từ 5-5h30, không có thời gian tập thể dục ăn sáng, chúng em phải thường xuyên vội vã. Từ lúc em học lớp 1-12, cha mẹ phải cập rập chuẩn bị, ai cũng như vậy nên kẹt xe khói bụi… Tại sao chúng ta phải bắt đầu một ngày mới với nhiều áp lực và mệt mỏi như vậy, chịu khói bụi kẹt xe? Nếu thay đổi giờ học trễ hơn một chút thì học sinh chúng em sẽ có tâm trạng thoải mái hơn mỗi khi đến trường”, Ngọc Thương chia sẻ.
Còn em Mai Hải Yến, học sinh Trường THPT Mạc Đĩnh Chi (quận 6) cho rằng chương trình học còn nặng về lý thuyết, chưa tạo điều kiện cho học sinh ứng dụng kiến thức vào thực tế. Nhà trường phổ thông còn thiếu các tiết dạy về kỹ năng mềm, ứng xử giao tiếp… Em bày tỏ mong muốn sẽ có thêm nhiều tiết học về kỹ năng sống, tạo điều kiện cho học sinh rèn luyện, trải nghiệm thực tế.
Em Nguyễn Lưu Ngọc Danh, học sinh trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (quận 5) mong muốn tăng việc dạy kỹ năng thực hành
Tương tự, em Nguyễn Lưu Ngọc Danh, học sinh trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (quận 5) cũng đồng tình việc học sinh đang thiếu kỹ năng thực hành, phần lớn chỉ được nghe giáo viên, báo cáo viên cung cấp kiến thức mà ít cơ hội đi ra ngoài. Những tiết học này thường không đáp ứng được mong muốn của học sinh – sinh viên, mỗi tiết chỉ có 45 phút. Do đó, học sinh này kiến nghị ngành giáo dục cần tiếp tục nghiên cứu, tăng cường thêm các hình thức học tập trải nghiệm, đáp ứng nhu cầu thực tế của học sinh.
Còn em Phan Ngọc Thảo Vy, học sinh Trường THPT Thủ Đức dành nhiều quan tâm đến chương trình học tiếng Anh trong trường phổ thông hiện nay. Mỗi lớp học có sĩ số từ 45 học sinh, giáo viên rất khó tương tác với học sinh. Chưa kể chương trình học hiện nay mới chú trọng hai kỹ năng đọc, viết mà chưa quan tâm nghe, nói. Chương trình học tiếng Anh qua 12 năm phổ thông có rất nhiều nội dung lặp lại rất lãng phí.
Ông Lê Hoài Nam, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM trao đổi lại các ý kiến của học sinh
Trao đổi lại với ý kiến học sinh, ông Lê Hoài Nam, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết: Về những vấn đề mà các em học sinh quan tâm như cơ sở vật chất trường học, thiết bị phòng thí nghiệm, các tiết học trải nghiệm, tiết học ngoài nhà trường…, hàng năm, thành phố chi rất nhiều tiền để xây dựng và đầu tư cơ sở vật chất trường học, mỗi năm có hơn 1.500 phòng học xây mới, trong đó hơn 400 phòng là phòng chức năng và thí nghiệm, đáp ứng cơ bản và tối thiểu các điều kiện thực hành thí nghiệm theo yêu cầu các môn học. Tuy nhiên muốn đầu tư cao hơn nữa để có những nghiên cứu trình độ cao thì cần phải đầu tư thêm. Hiện nay, TP có dự án trường học thông minh 1.500 tỷ đồng sẽ có những phòng thí nghiệm hiện đại hơn, thiết bị hiện đại hơn để có những nghiên cứu cao hơn.
Ngoài ra, về đổi mới dạy học, ông Nam cho rằng, nhiều trường học hiện nay đã tăng cường các tiết học trải nghiệm, chương trình kỹ năng sống, kỹ năng thực hành xã hội cho học sinh, tổ chức các tiết học ngoài nhà trường ở sở thú, bảo tàng, rừng ngập mặn…
Nhiều sinh viên cũng nêu kiến nghị lên lãnh đạo thành phố
Ông Nam cũng nhìn nhận do chương trình văn hóa hiện nay khá nặng nên chiếm hầu hết thời gian lên lớp, tiết học ngoài nhà trường bị hạn chế. Ngành giáo dục tiếp tục nghiên cứu giải pháp và sẽ cải thiện
Về vấn đề thay đổi giờ vào học, ông Nam cho biết: “Nếu dời giờ học lúc 8h thì giờ ra về sẽ rất trễ. Chúng ta phải sắp xếp để tan học trước 11h30. Giờ học còn phụ thuộc vào giờ đi làm của phụ huynh. Cha mẹ đi làm lúc 7h30 thì không thể đưa con đi học lúc này được. Lớp học 2 buổi sẽ dễ dàng điều chỉnh hơn. Tuy nhiên thành phố vẫn còn nhiều lớp học 1 buổi. Ngành sẽ lấy ý kiến để điều chỉnh phù hợp hơn”.
Lê Phương
Theo Dân trí
Khó có thể giải quyết triệt để kẹt xe trên đường Nguyễn Hữu Cảnh
Các ngành chức năng tại TP HCM đang dùng các biện pháp điều chỉnh để tăng khả năng thoát xe qua nút giao trên đường Nguyễn Hữu Cảnh.
Tại TPHCM, từ ngày 5/10, Sở GTVT bắt đầu điều chỉnh giao thông trên nhiều tuyến đường lớn dẫn từ quận 2, quận Bình Thạnh vào trung tâm thành phố như Điện Biên Phủ, Ung Văn Khiêm, Nguyễn Hữu Cảnh...để phục vụ việc nâng cấp đường Nguyễn Hữu Cảnh. Việc làm này dẫn đến tình trạng kẹt xe, nhất là vào giờ cao điểm sáng và chiều. Hiện ngành giao thông đang triển khai nhiều giải pháp để hạn chế tình trạng trên.
Kẹt xe do phân luồng và thi công đường Nguyễn Hữu Cảnh.
Cụ thể, từ 5/10, Sở GTVT đã đóng dải phân cách giao lộ Điện Biên Phủ - Nguyễn Văn Thương (D1 cũ), điều chỉnh phân luồng giao thông ở các tuyến đường trong khu vực trên. Điều này đã gây ra nhiều xáo trộn trong lộ trình di chuyển của người dân. Trong những ngày đầu, hiện tượng ùn ứ liên tục xảy ra ở đường Nguyễn Hữu Cảnh, giao lộ Điện Biên Phủ- Nguyễn Hữu Cảnh...
Anh Võ Quốc Anh, ngụ quận Thủ Đức thường xuyên đi qua đường Nguyễn Hữu Cảnh, đoạn thuộc phường 22, quận Bình Thạnh cho biết: "Hằng ngày từ nhà tôi đi phải mất 35 - 40 phút thì mới tới nơi làm việc. Nhưng từ khi đường Nguyễn Hữu Cảnh sửa thì phải mất hơn 50 phút tôi mới đến nơi. Hy vọng dự án sớm được hoàn thành bởi ngày nào cũng kẹt xe thì rất là khổ".
Dòng xe kéo dài trên đường Nguyễn Hữu Cảnh.
Kẹt xe, ngập nước liên tục khiến cho việc buôn bán của nhiều tiểu thương trên tuyến đường Nguyễn Hữu Cảnh bị ngưng trệ.
Bà Lưu Thị Duyên, ngụ Phường 22, quận Bình Thạnh nói: "Hiện đang ngập, chúng tôi toàn phải dắt bộ hấy khó chịu lắm. Buôn bán thì kẹt xe, nước ngập thì không ai vào mua".
Theo Sở GTVT, sau khi đóng dải phân cách giao lộ Điện Biên Phủ - Nguyễn Văn Thương thì tình hình lưu thông ổn định, các phương tiện lưu thông trên đường Điện Biên Phủ nhanh hơn trước.
Tuy nhiên, tại giao lộ Điện Biên Phủ - Nguyễn Hữu Cảnh có xảy ra ùn ứ cục bộ do người điểu khiển phương tiện chưa nhận biết việc điều chỉnh để chuyển hướng.
Lượng xe trên đường Nguyễn Hữu Cảnh ngày thường đã rất đông và hiện nay mặt đường bị rào chắn một phần nên càng chen chúc. Lực lượng CSGT thường xuyên túc trực nhưng vẫn xảy ra ùn ứ vào cao điểm.
Đơn vị thi công rào chắn và điều tiết giao thông nhưng khi cao điểm vẫn xảy ra kẹt xe.
Để giải quyết tình trạng trên, Sở GTVT đã điều chỉnh pha đèn, thời lượng đèn tín hiệu giao thông tại giao lộ Ung Văn Khiêm - Nguyễn Hữu Cảnh và Điện Biên Phủ- Nguyễn Hữu Cảnh theo từng thời điểm để phù hợp với giao thông thực tế, nhằm tăng khả năng thoát xe cho các hướng.
Lắp đặt mới đèn tín hiệu giao thông để cho các xe được rẽ phải liên tục và biển báo "hướng bắt buộc rẽ phải" đối với các xe ôtô tại giao lộ Nguyễn Hữu Cảnh - Ung Văn Khiêm nhằm làm giải giao cắt tại giao lộ.
Tăng cường lực lượng CSGT và TNXP để hỗ trợ điều tiết giao thông tại những giao lộ xung yếu. Sở này cũng tiếp tục tăng cường việc thông báo tình hình giao thông trên các chương trình phát thanh của VOV, VOH và bảng quảng cáo để người dân lựa chọn lộ trình phù hợp.
Trong thời gian tới, ngành giao thông sẽ có thêm biện pháp điều chỉnh bề rộng làn xe quay đầu xe, tổ chức lại luồng giao thông để tăng khả năng thoát xe qua nút giao trên đường Nguyễn Hữu Cảnh.
Việc thi công, nâng cấp đường Nguyễn Hữu Cảnh dự kiến sẽ mất hơn một năm nên chắc chắn tình trạng ùn ứ giao thông trên tuyến đường này sẽ còn kéo dài. Các giải pháp điều tiết giao thông công trình và phi công trình chỉ có thể hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng ùn ứ./.
Theo Hà Khánh/VOV-TPHCM
Huyết lộ nối Bình Dương với TP.HCM 4 năm vẫn "đắp chiếu" Đường ĐT743, tuyến giao thông huyết mạch nối tỉnh Bình Dương với TP.HCM được khởi công từ 2015 nhưng đến nay vẫn chưa được triển khai. Tình trạng xuống cấp, kẹt xe xảy ra nghiêm trọng mỗi ngày. Đường ĐT743 là tuyến giao thông huyết mạch nối tỉnh Bình Dương với TP.HCM. Nhiều năm qua, tuyến đường này bị xuống cấp trầm trọng,...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Người đàn ông Việt chi 2 tỷ đồng chinh phục 2 đỉnh núi "nóc nhà thế giới"

2 tảng đá lớn từ trên núi lăn xuyên nhà dân

Hà Nội: Ô tô làm rơi bó sắt dài 12m, tắc nghẽn vòng xuyến cầu Chương Dương

Cháy xưởng giày da ở Vĩnh Phúc, 30 xe cứu hỏa đến hiện trường

Nhóm người âm thầm đào gỗ sưa trong đêm, chưa kịp tiêu thụ thì bị phát hiện

Ô tô tải "bay" ra khỏi cao tốc sau khi tông gãy 50m hộ lan

Nam sinh điều khiển xe máy phóng như bay trên đường đua của xe đạp

Xe tải đấu đầu xe khách trên Quốc lộ 6 ở Sơn La, 1 người bị thương nặng

Nổ mìn tự chế khi đi đánh cá, 2 thanh niên bị thương nặng

Nam sinh lớp 6 mất tích khi đi chơi, công an thông báo tìm kiếm

Xe tải chèn nát ô tô con trên đường kết nối cao tốc ở Hà Tĩnh

Người đàn ông tử vong khi đi lấy mật ong rừng
Có thể bạn quan tâm

Ấn Độ phóng thất bại vệ tinh quan sát Trái Đất
Thế giới
18:22:44 19/05/2025
Tăng giá bán, Toyota Raize vẫn "hút khách" hơn Hyundai Venue
Ôtô
18:19:56 19/05/2025
Ca sĩ Đoan Trang bức xúc vì một người phụ nữ bỏ việc để chồng nuôi, nói thẳng một điều
Tv show
18:19:23 19/05/2025
Não biến đổi ra sao sau 3 ngày bạn không nói chuyện với ai?
Sức khỏe
18:17:29 19/05/2025
Đi xem siêu concert ở Singapore, nữ ca sĩ Vbiz bị dân mạng chế giễu: Ai mới là Lady Gaga?
Nhạc quốc tế
18:16:13 19/05/2025
Mai Davika mặc như không tại Cannes, cố tình chơi trội nhưng bị bơ toàn tập?
Sao châu á
18:11:57 19/05/2025
Hồ Quỳnh Hương tặng chồng MV hậu lễ cưới, khoe giọng ngọt lịm ai nghe cũng muốn yêu luôn và ngay!
Nhạc việt
18:04:02 19/05/2025
Nghe chàng rể nói câu này, tôi quyết đón con gái "về nơi sản xuất"
Góc tâm tình
18:03:36 19/05/2025
Victoria hạ mình "làm lành" con cả, tài sản tăng vọt, bất chấp lục đục gia đình
Sao âu mỹ
17:58:59 19/05/2025
Phan Đình Tùng: Từng muốn làm linh mục, thủng màng nhĩ, giờ ra sao?
Sao việt
17:51:53 19/05/2025