Ăn cay mùa lạnh vừa ngon lại ấm người, nhưng tuyệt đối không lạm dụng kẻo rước họa vào thân
Thời tiết lạnh, ăn cay mùa lạnh là lựa chọn của nhiều người. Tuy nhiên, nếu lạm dụng có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe .
Vào ngày 6/11, Khoa Cấp cứu tại Trung tâm Công nghệ cao của Bệnh viện Trung ương Trịnh Châu trực thuộc Đại học Trịnh Châu của Trung Quốc cho biết rằng bệnh viện vừa tiếp nhận một nữ sinh viên đại học 19 tuổi tên Diệp Tử, đến từ Trịnh Châu, Trung Quốc do ăn quá nhiều mì cay vào ban đêm và suýt tử vong.
Buổi tối mấy ngày trước khi nhập viện, Diệp Tử đi siêu thị để mua đồ ăn và lựa chọn mì cay ăn mùa lạnh để cày phim . Đến 11 giờ đêm, cô liên tục ăn hơn chục gói mì. Điều này khiến trước khi đi ngủ bụng của cô bị khó chịu, buồn nôn, nôn sau đó đau âm ỉ và bị tiêu chảy liên tục.
Diệp Tử được bạn cùng phòng đưa đến khoa Cấp cứu của Trung tâm Công nghệ cao và may mắn được điều trị kịp thời.
Mặc dù, ăn cay mùa lạnh thật sự rất ngon và ấm người nhưng nên hạn chế ăn cay mùa lạnh vì ăn cay liên tục có thể gây ra một vài vấn đề sức khỏe đáng lo ngại!
Ăn cay mùa lạnh thật sự rất ngon và ấm người nhưng nên hạn chế vì có thể gây ra một vài vấn đề sức khỏe – Ảnh Internet
1. Ăn cay mùa lạnh có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày
Thực tế, ăn cay mùa lạnh là lựa chọn khoái khẩu của hầu hết mọi người trong những ngày đông lạnh. Tuy nhiên, ăn cay quá nhiều lại không hề tốt cho sức khỏe. Đặc biệt khi ăn quá nhiều đồ cay khi bụng đói sẽ gây hại cho cơ thể.
Thói quen ăn cay thường xuyên sẽ gây ra tình trạng làm dạ dày tăng tiết dịch vị, có thể gây ra tình trạng trào ngược axit. Do đó, thói quen này cũng là một trong những nguyên nhân gây kích ứng niêm mạc dạ dày, làm xuất hiện các cơn đau.
Vì vậy, về lâu dài khi ăn cay mùa lạnh quá nhiều có thể gây ra tình trạng viêm loét và khiến bạn gặp phải biến chứng nguy hiểm ở dạ dày.
2. Ăn cay gây nhiệt miệng
Video đang HOT
Ăn cay dễ khiến bạn bị nhiệt miệng – Ảnh Internet
Ăn uống đồ cay nóng vào mùa lạnh là thói quen của nhiều người giúp giữ ấm cơ thể. Tuy nhiên, chúng lại khiến bạn dễ bị nhiệt miệng.
Những người gặp phải triệu chứng nhiệt miệng sẽ khiến việc ăn uống gặp phải nhiều khó khăn. Muốn không phải đối diện với cơn đau rát, khó chịu do nhiệt miệng bạn nên có chế độ ăn cay mùa lạnh hợp lý, không nên lạm dụng ăn quá nhiều đồ ăn cay nóng.
3. Làm mất vị giác khi ăn cay quá nhiều
Khi ăn quá nhiều món ăn cay nóng vào cơ thể sẽ gây ra hiện tượng mất vị giác. Việc ăn nhiều đồ ăn cay nóng khiến vị giác bị kích thích, làm giảm khả năng phân biệt mùi vị.
Do đó, để không mất vị giác vào mùa lạnh, không nên lạm dụng đồ ăn cay nóng hay thực hiện các thử thách ăn đồ cay nóng.
Khi ăn quá nhiều món ăn cay nóng vào cơ thể sẽ gây ra hiện tượng mất vị giác – Ảnh Internet
4. Bị mụn trứng cá
Ăn cay mùa lạnh nhiều có thể khiến da bạn xuất hiện mụn trứng cá. Đây là vấn đề dễ gặp phải khi thường xuyên ăn đồ cay nóng.
Đặc biệt, khi tiêu thụ các món ăn cay nóng có thể khiến cơ thể dễ bị mụn, các loại mụn xuất hiện do thói quen ăn cay mùa lạnh gây ra. Chưa kể, các loại đồ ăn cay cũng gây ra những tác động xấu đến da như: Đồ ăn cay nóng khiến da bị mất nước, khô ráp, nổi mụn nhiều hơn.
Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, nên hạn chế ăn đồ ăn cay nóng là điều cần thiết để bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh.
5. Đối tượng không nên ăn đồ cay
Dù đồ ăn cay rất ngon vào mùa lạnh nhưng không phải ai cũng hợp và ai cũng có thể ăn loại đồ ăn này. Có một vài nhóm đối tượng cần hạn chế tối đa thói quen ăn cay nóng để bảo vệ sức khỏe:
Người mắc bệnh và các vấn đề liên quan đến tiêu hóa không nên ăn cay mùa lạnh – Ảnh Internet
- Những người mắc bệnh và các vấn đề liên quan đến tiêu hóa như ợ chua, ợ hơi hoặc bị đau dạ dày.
- Người có cơ địa dị ứng, dễ bị nổi mụn.
- Không nên ăn đồ cay với người bị mắc các bệnh về tim mạch hay huyết áp.
- Người mắc bệnh trĩ nên tránh ăn đồ ăn cay vì chúng có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Đồ ăn cay mùa lạnh thật sự rất phù hợp và được ưa chuộng. Tuy nhiên, tuyệt đối không nên lạm dụng vì có thể gây hại cho sức khỏe, làm nghiêm trọng hơn một số bệnh và thậm chí có thể gây tử vong nếu ăn quá nhiều.
Cơ thể có 3 "bất thường" này sau khi ăn cơm, chứng tỏ số lượng tế bào ung thư trong người bạn đang tăng ngày càng nhiều
Trong cuộc sống hàng ngày bạn nên quan sát các dấu hiệu ung thư thông qua các hành động cơ bản như ăn cơm, uống nước, tắm rửa...
Ung thư là căn bệnh đáng sợ hơn bao giờ hết, ước tính mỗi năm trên thế giới có 14,1 triệu bệnh nhân mới mắc. Đáng nói, đa số người bệnh ung thư thường được phát hiện khi bệnh đã phát triển ở giai đoạn muộn bởi có những dấu hiệu không rõ ràng, khiến bệnh nhân tưởng bệnh vặt nên dễ bỏ qua.
Theo các bác sĩ chuyên khoa ung bướu, tự kiểm soát cơ thể để phát hiện dấu hiệu ung thư sớm là chìa khóa quan trọng để tăng hiệu quả điều trị bệnh. Vì vậy, trong cuộc sống hàng ngày bạn nên quan sát các dấu hiệu bản thân thông qua các hành động cơ bản như ăn cơm, uống nước, tắm rửa... Cụ thể, khi các tế bào ung thư phát triển, cơ thể bạn sẽ xuất hiện 3 dấu hiệu dưới đây khi ăn cơm.
1. Ăn nhưng không cảm thấy ngon miệng, mất vị giác thường xuyên
Theo tờ Webmd, có nhiều lý do khiến một người không còn cảm giác thích thú khi ăn như cảm cúm, trầm cảm... Trong số đó, ung thư cũng có thể là một nguyên nhân. Khi tế bào ung thư phát triển trong cơ thể sẽ làm thay đổi quá trình trao đổi chất. Đồng thời, một số bệnh ung thư như dạ dày, tuyến tụy, ruột kết và buồng trứng cũng có thể gây áp lực lên dạ dày và khiến bạn cảm thấy no lâu hơn.
Một số bệnh ung thư như dạ dày, tuyến tụy, ruột kết và buồng trứng cũng có thể gây áp lực lên dạ dày và khiến bạn cảm thấy no lâu hơn.
Theo Tiến sĩ Ioana Bonta (bác sĩ chuyên khoa ung thư tại Trung tâm điều trị ung thư Hoa Kỳ): Cảm giác ăn nhanh no, mất vị giác thường xuất hiện ở các bệnh nhân mắc ung thư buồng trứng. Nhóm này dù ăn một lượng thức ăn nhỏ nhưng cũng thấy đã no bụng, thậm chí cảm thấy sợ thức ăn.
Ngoài ra, sự thay đổi vị giác còn có thể xảy ra trong hoặc sau quá trình điều trị ở một số bệnh nhân ung thư. Người bệnh có thể cảm thấy đồ ăn vị đắng hoặc tất cả các thức ăn đều có cùng một vị. Vì vậy, nếu có bất cứ thay đổi nào về vị giác ảnh hưởng tới khả năng ăn uống, bạn nên tìm gặp bác sĩ để được tư vấn và thăm khám.
2. Khó nuốt, buồn nôn khi ăn
Theo chuyên trang sức khỏe Healthline, một số bệnh ung thư có thể dẫn đến các vấn đề về ăn uống, chẳng hạn như khó nuốt, thay đổi cảm giác thèm ăn hoặc đau sau khi ăn.
Triệu chứng này thường gặp ở bệnh ung thư dạ dày, ung thư vòm họng. Những loại ung thư này không để lại nhiều triệu chứng ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên, bệnh có thể gây khó tiêu, buồn nôn, nôn mửa và đầy hơi.
Triệu chứng khó nuốt, buồn nôn khi ăn thường gặp ở bệnh ung thư dạ dày, ung thư vòm họng
Tuy nhiên, không chỉ các loại ung thư đường tiêu hóa mới có thể gây ra các triệu chứng này. Ung thư buồng trứng cũng có thể liên quan đến đầy hơi, khó tiêu. Buồn nôn và nôn cũng có thể là một triệu chứng của ung thư não.
3. Ăn đủ chất nhưng cơ thể vẫn mệt mỏi
Theo bác sĩ chuyên khoa ung thư Nita Ahuja của Viện Đại học Johns Hopkins (Mỹ), ăn đủ chất nhưng vẫn mệt mỏi có thể là dấu hiệu sớm của ung thư.
Tế bào ung thư sử dụng chất dinh dưỡng của cơ thể bạn để phát triển và sinh sôi, vì vậy những chất dinh dưỡng mà bạn ăn có thể không được bổ sung nuôi cơ thể bạn. Việc "ăn cắp chất dinh dưỡng" này có thể khiến bạn cảm thấy vô cùng mệt mỏi.
Tuy nhiên, có rất nhiều nguyên nhân cơ bản gây ra mệt mỏi, nhiều nguyên nhân trong số đó không liên quan đến ung thư. Nếu các triệu chứng của bạn đủ nghiêm trọng để ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, đi kèm với giảm cân, sốt, chảy máu bất thường thì tốt nhất nên đến viện càng sớm càng tốt.
Kháng thể mất đi nhanh hơn ở bệnh nhân COVID-19 không triệu chứng Các kháng thể của những bệnh nhân không có triệu chứng bị nhiễm SARS-CoV-2, giảm nhanh hơn so với những bệnh nhân có các triệu chứng của bệnh. Theo một nghiên cứu gần đây của Anh, những bệnh nhân COVID-19 không có triệu chứng có phản ứng miễn dịch kém hơn những bệnh nhân có triệu chứng. Bằng cách phân tích chặt chẽ...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Chiến lược 'hồi sinh' các mẫu ô tô phân khúc Sedan cỡ C?

Những điều cần biết về virus RSV

Nhận diện loài muỗi gây bệnh sốt xuất huyết

Ho, đau rát họng là bệnh gì và cách chữa hiệu quả

Người mắc tiểu đường, suy thận, gout nên ăn uống như thế nào?

Thoát vị đĩa đệm khi nào cần mổ?

Vòng tay ôm sứa biển trong suốt, bé gái bị bỏng rát chằng chịt 2 cẳng tay

Tại sao phải lấy cao răng?

6 loại thực phẩm cung cấp nhiều vitamin C hơn cam

Hiểm họa từ ủ tắm trắng: Bác sĩ cũng sợ nhưng nhiều chị em bất chấp

5 thay đổi chế độ ăn uống để có giấc ngủ ngon

Nam thanh niên thủng ruột non do nuốt phải tăm tre
Có thể bạn quan tâm

Cụm đảo Hòn Khoai ở Cà Mau - 'địa chỉ đỏ' giữa trùng khơi
Du lịch
10:05:20 26/05/2025
Đây là lý do smartphone Xiaomi ngày càng trở nên hấp dẫn
Đồ 2-tek
10:02:55 26/05/2025
Bảng xếp hạng may mắn trong tuần mới của 12 con giáp: Ai được Thần Tài che chở, ai công việc hanh thông?
Trắc nghiệm
10:01:17 26/05/2025
Một phụ nữ dùng dao đâm 17 người bị thương tại nhà ga Đức
Thế giới
10:00:35 26/05/2025
1 khoảnh khắc khiến mỹ nhân Thanh Hoá lộ dấu hiệu mang thai, netizen chúc mừng
Netizen
09:49:27 26/05/2025
Chu Thanh Huyền "bóc" góc khuất cuộc sống dù cưới chồng đại gia, mới được tặng xe hơi hơn 8 tỷ
Sao thể thao
09:47:01 26/05/2025
Túi xách da khủng long T.rex đột phá sinh học thời trang hay khoa học viễn tưởng
Lạ vui
09:46:21 26/05/2025
Chìm tàu chở than trên vùng biển Hà Tĩnh, 10 thuyền viên mất tích
Tin nổi bật
09:39:54 26/05/2025
Đã bắt đầu "phong sát" Triệu Lệ Dĩnh sau vụ văng tục trên MXH khiến 500 triệu người náo loạn?
Sao châu á
09:26:58 26/05/2025
'Dear Hongrang' gây phản ứng dữ dội vì cốt truyện 'kỳ quặc'
Hậu trường phim
09:23:14 26/05/2025