Ấn Độ công bố kế hoạch táo bạo cho hải quân
Hải quân Ấn Độ ngày 16/7 đã thông báo kế hoạch đầy tham vọng khi sẽ bổ sung thêm 200 tàu chiến vào các hạm đội của nước này trong giai đoạn từ nay tới năm 2027.
Tàu chiến INS Kolkata của Hải quân Ấn Độ (Ảnh: EconomicTimes)
Phó Đô đốc P Murugesan, người hiện đang giữ chức Phó Tư lệnh Hải quân Ấn Độ, cũng cho biết thêm rằng Hải quân nước này sẽ mua thêm 6 tàu ngầm mới và ba tùa sân bay mới để phục vụ cho ba bộ chỉ huy khác nhau.
Trả lời phỏng vẫn tờ Economic Times, Phó Đô đốc P Murugesan cho biết: “Chính phủ đã đồng ý với kế hoạch mua 6 tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân hồi đầu năm nay”.
Trước đây, hiếm khi Ấn Độ đề cập tới hạm đội tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân và nhiều lần từ chối bình luận về sự hiện diện của dự án phát triển tàu ngầm chạy bằng loại năng lượng này và có khả năng mang theo tên lửa đạn đạo.
Video đang HOT
Tuy nhiên, Phó Đô đốc P Murugesan đã xác nhận các mục tiêu của dự án khi khẳng định: “Chúng tôi mới bắt đầu quá trình vì mọi thứ vẫn còn trên giấy tờ. Những điều này sẽ tốn thời gian song chúng tôi có thể đặt ra lộ trình để hoàn thành. Nó sẽ rơi vào khoảng 15 năm cho một dự án như vậy”.
Hiện nay, các công ty đóng tàu của Ấn Độ bổ sung cho các hạm đội của Hải quân khoảng 4 đến 5 tàu mỗi năm. Để đạt được mục tiêu đề ra cho năm 2027, các công ty này phải đẩy nhanh tiến độ sản xuất.
Ngoài ra, các chuyên gia cho rằng Ấn Độ có thể chuyển hướng mua tàu nước ngoài trong bối cảnh Nam Á là một trong những khu vực nhập khẩu vũ khí nhiều nhất thế giới.
Trong quá khứ, Nga từng là quốc gia xuất khẩu vũ khí sang Ấn Độ nhiều nhất và mối quan hệ song phương tốt đẹp giữa hai nước vẫn được duy trì.
Tuy nhiên, tờ National Interest đưa tin Mỹ cũng đang quan tâm tới kế hoạch nâng cấp Hải quân của Ấn Độ trong thời gian tới.
Với một lực lượng hải quân hùng hậu như kế hoạch đề ra vào năm 2027, giới phân tích cho rằng Hải quân Ấn Độ lúc đó sẽ có đủ khả năng trước sức mạnh quân sự và tham vọng của quân đội Trung Quốc.
Ngọc Anh
Theo Dantri/ Economic Times
Ấn Độ xúc tiến đóng 6 tàu ngầm tấn công hạt nhân
Ấn Độ đang xúc tiến dự án tự đóng 6 tàu ngầm tấn công hạt nhân cùng mục tiêu sở hữu 200 tàu chiến vào năm 2027.
Tàu ngầm hạt nhân INS Chakra của Hải quân Ấn Độ thuê từ Nga - Ảnh: Reuters
Phó đô đốc P. Murugesan, phó Tham mưu trưởng Hải quân Ấn Độ, cho biết nước này đã bắt đầu kế hoạch đóng 6 tàu ngầm tấn công hạt nhân sau khi kế hoạch được chính phủ thông qua hồi đầu năm, theo tờ Economic Times (Ấn Độ) ngày 15.7.
Ông Murugesan cũng tỏ ra tự tin về khả năng có thể sản xuất mẫu tàu ngầm mới này trong vòng 15 năm. Chi phí cho dự án này là 90.000 crore (hơn 14,1 tỉ USD). Các tàu sẽ được thiết kế có khả năng phóng tên lửa hành trình diệt hạm siêu âm BrahMos, và được đóng tại hãng đóng tàu Vizag.
Ấn Độ cũng đang trong những vòng đàm phán cuối cùng nhằm thuê một tàu ngầm tấn công hạt nhân mới của Nga. Economic Times dẫn nguồn tin cho biết Hải quân Ấn Độ đang nhắm đến mẫu tàu ngầm hiện đại, đẳng cấp thế giới của Nga. Chiếc tàu ngầm tấn công hạt nhân duy nhất phù hợp với yêu cầu này là tàu thuộc lớp Yasen mà Nga đang đóng, có khả năng chạy êm, ít bị phát hiện nhất.
Phó Đô đốc Murugesan cũng nêu mục tiêu của Hải quân Ấn Độ là sở hữu 200 tàu chiến các loại vào năm 2027. Hiện nay New Delhi đang có 137 tàu đã đưa vào hoạt động cùng 48 tàu đang được đóng. Dự kiến mỗi năm Ấn Độ sẽ có thêm 4 đến 5 tàu chiến.
Bảo Vinh
Theo Thanhnien
Hé lộ số tiền "khủng" Trung Quốc mua vũ khí nước ngoài trong năm 2014 Báo cáo của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm công bố mới đây cho thấy quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) đã chi tổng cộng 1,36 nghìn tỷ USD trong năm 2014 để nhập khẩu vũ khí từ nhiều quốc gia. Động cơ AL-31FN của Nga (Ảnh: WantChinaTimes) Mạng tin quân sự Sina ngày 13/7 dẫn báo cáo nêu...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Cạn kiệt tên lửa đánh chặn, Ukraine tìm biện pháp ứng phó

Ấn Độ tuyên bố bắn hạ một số máy bay Pakistan

Anh, Đức cấp tên lửa, vũ khí mồi nhử cho Ukraine

Nghị sĩ Anh kêu gọi đẩy mạnh "đón sóng" nhân tài khoa học từ Mỹ

Đặc phái viên của ông Trump gây tranh cãi về việc sử dụng người phiên dịch

Kỹ năng bí mật của nhân viên CIA trong tình huống khó khăn

Philippines bầu cử giữa nhiệm kỳ

Quân đội Trung Quốc phản hồi thông tin Y-20 chuyển hàng tiếp tế đến Pakistan

Phản ứng quốc tế khi Nga đề xuất đàm phán hòa bình trực tiếp với Ukraine

Bảo tàng Ben Gurion và cuộc gặp tình cờ giữa hai nhà tư tưởng lớn của thế kỷ 20

Vì sao Gruzia bất ngờ quay lại mua khí đốt Nga sau 18 năm?

Thế khó của Trung Quốc giữa căng thẳng Ấn Độ - Pakistan
Có thể bạn quan tâm

Sao Việt 12/5: Ngô Thanh Vân bỡ ngỡ trong lần đầu làm mẹ
Sao việt
17:42:41 12/05/2025
Đang ăn nhậu thì nổi hứng nhảy xuống nước bơi, thi thể được tìm thấy cách hiện trường 100 m
Netizen
17:39:46 12/05/2025
Pháo lần đầu diễn Sự Nghiệp Chướng, "var" thẳng người cũ trên sân khấu
Nhạc việt
17:37:56 12/05/2025
Tiny Fishing 2025 – Đại diện cho làn sóng game trình duyệt thế hệ mới không cần tải ứng dụng
Mọt game
17:34:06 12/05/2025
Mỹ nam đẹp nhất Kpop bị chê bai năng lực kém cỏi, sử dụng đặc quyền để tham gia ban nhạc quân đội
Nhạc quốc tế
17:28:41 12/05/2025
HOT: Tiểu hoàng tử - công chúa nhà Song Joong Ki và vợ Tây lộ diện?
Sao châu á
17:15:25 12/05/2025
Hôm nay nấu gì: Bữa chiều mát lành với 5 món tươi ngon
Ẩm thực
16:59:09 12/05/2025
Phật tử Huế xếp hàng dài, đi bộ hơn 4km tại lễ rước tượng Phật sơ sinh
Tin nổi bật
16:42:46 12/05/2025
Lê Tuấn Khang từ "chăn vịt" lột xác ngoạn mục nhờ Lý Hải, cú bẻ lái khó tin!
Hậu trường phim
16:25:56 12/05/2025
Uống nước lá tía tô có công dụng gì với sức khỏe?
Sức khỏe
16:13:02 12/05/2025