Ấn Độ nói Trung Quốc âm mưu bá chủ châu Á
Tương tự như khi tuyên bố điều tàu ngầm đến Ấn Độ Dương hồi năm ngoái, Trung Quốc mới đây lại khiến cả châu Á-Thái Bình Dương phải bất ngờ khi tiết lộ nước này đang tìm cách vươn đến vùng Sừng châu Phi với một kế hoạch lập căn cứ quân sự tại đây.
Trung Quốc đang muốn giành vị trí bá chủ tại Biển Đông và Ấn Độ Dương. (Ảnh minh họa: TOI)
Times of India (TOI) đưa tin Tổng thống Djibouti Ismail Omar Guelleh mới đây tuyên bố đang thảo luận với Trung Quốc về một căn cứ hải quân tại thị trấn cảng Obock tại đất nước nằm ở vùng Sừng châu Phi, từng là thuộc địa của Pháp và là nơi Mỹ đặt một căn cứ hải quân này.
Từ trước tới nay, không dễ gì để tìm hiểu các kế hoạch quốc phòng hay mở rộng hiện diện quân sự của Trung Quốc. Và lần này cũng vậy, Trung Quốc không phủ nhận mà cũng không xác nhận thông tin do phía Djibouti đưa ra. Bắc Kinh chỉ tuyên bố “đang tìm cách đóng góp nhiều hơn vào nỗ lực duy trì hòa bình, ổn định của khu vực”.
Hồi tuần trước, một quan chức cấp cao của Hải quân Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) đã cho biết “quan điểm chính thức” là Bắc Kinh chưa tìm cách mở bất kỳ một căn cứ quân sự nào. Trong khi đó, các quan chức khác lại mở ra một viễn cảnh Trung Quốc tăng cường hiện diện quân sự tại Ấn Độ Dương, dưới danh nghĩa các hoạt động chống cướp biển, trải dài đến vịnh Aden.
TOI dẫn phân tích của chuyên gia chiến lược Brahma Chellaney, người có danh tiếng trong giới chuyên môn Ấn Độ, cho hay việc Trung Quốc đàm phán mở căn cứ hải quân ở Djibouti – nước nhìn ra eo biển hẹp Bab al-Mandeb – là một phần trong đại kế hoạch Ấn Độ Dương của Trung Quốc.
“Kế hoạch này bao gồm Con đường tơ lụa trên biển (MSR) của Trung Quốc, dự án dang thách thức Ấn Độ tại chính khu vực vùng biển sân sau nước này”, nhà nghiên cứu Chellaney nói và bổ sung Trung Quốc chính là mối đe dọa quân sự từ phía nam Ấn Độ.
Cùng lúc với kế hoạch thiết lập căn cứ quân sự tại Sừng châu Phi, Trung Quốc cũng roá riết “thay đổi hiện trạng” trên Biển Đông nhằm đạt được vị thế mặc cả tốt hơn so với các cường quốc hải quân tại Ấn Độ – Thái Bình Dương. Với yêu sách “đường chín đoạn” đầy phi lý, Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền với gần như toàn bộ Biển Đông, chồng lấn lên vùng biển của nhiều quốc gia láng giềng.
Philippines đã đưa vụ tranh chấp trên Biển Đông với Trung Quốc ra Tòa trọng tài quốc tế nhưng Bắc Kinh từ chối không tham gia vụ kiện. Giới phân tích nhận định Bắc Kinh đang tăng tốc cải tạo đất dường như để tránh tác động không mong muốn từ phán quyết bất lợi.
“Trung Quốc đang tìm cách hiện thực hóa yêu sách “đường chín đoạn” và giành chủ quyền với toàn bộ các thực thể bên trong phạm vi này thông qua hoạt động cải tạo ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Sau khi hoàn thành, Bắc Kinh có thể thiết lập một vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên toàn bộ Biển Đông, một chuyên gia Singapore giấu tên nhận định.
Video đang HOT
Theo chuyên gia Chellaney, Trung Quốc đang theo đuổi vị trí bá chủ tại châu Á, bao gồm cả Biển Đông và Ấn Độ Dương, hai tuyến đường giao thông hàng hải quan trọng và tấp nập nhất trên thế giới.
Toi dẫn báo cáo mới nhất của Lầu Năm Góc cho biết Bắc Kinh muốn mở rộng hoạt động ở Ấn Độ Dương và có kế hoạch thiết lập nhiều điểm tiếp cận tại khu vực này trong 10 năm tới. “Trung Quốc có thể ký tiến vào Ấn Độ Dương thông qua các thỏa thuận tiếp nhiên liệu, cho thủy thủ đoàn nghỉ cân hay bảo trì ở mức độ thấp”, báo cáo trên cho biết.
TOI cho hay hiện Ấn Độ và Mỹ đang lo ngại những sáng kiến của Trung Quốc như Con đường tơ lụa trên biển và Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng châu Á (AIIB) sẽ là những phương cách để nước này hiện thực hóa các tham vọng chiến lược. Ấn Độ đã đồng ý tham gia AIIB với tư cách là thành viên sáng lập nhưng từ chối tham gia Con đường tơ lụa trên biển.
Thoa Phạm
Theo Dantri/ TOI
Mỹ sẽ hành động mạnh mẽ hơn tại Biển Đông như thế nào?
Tiến sỹ Đỗ Minh Cao cho rằng, việc Mỹ đưa tàu chiến và máy bay trinh sát đến Biển Đông đã là một sự cứng rắn và có thể nước này sẽ có hành động cứng rắn hơn.
LTS: Việc cơi nới đảo phi pháp của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam và máy bay trinh sát của Mỹ nhiều lần bị Hải quân Trung Quốc xua đuổi khi bay trên khu vực đảo đá Trung Quốc chiếm đóng trái phép đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận trong nước cũng như quốc tế. Để giúp bạn đọc hiểu hơn về ý đồ của các bên sau những hành động gây căng thẳng đó, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với TS Đỗ Minh Cao - Viện Nghiên cứu Trung Quốc (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) về vấn đề này.
TS Đỗ Minh Cao
PV: Việc dự đoán những hành động tiếp theo của Trung Quốc trong tương lai gần là một việc được nhiều người quan tâm. Có nhiều người cho rằng sau việc cơi nới các đảo, khả năng Trung Quốc sẽ thiết vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) là rất cao...
TS Đỗ Minh Cao: Theo tôi, khả năng này xa hơn một thời gian nữa và cũng không nói trước được là có chắc chắn hay không vì nó còn phụ thuộc vào ràng buộc giữa Hoa Kỳ - Trung Quốc, Trung Quốc với các nước khác như Úc, Nhật, Ấn Độ, khối ASEAN... vì con đường hàng hải qua Biển Đông lớn hơn so với vùng biển Hoa Đông rất nhiều. Nếu thiết lập vùng nhận dạng phòng không tại Biển Đông thì Trung Quốc sẽ phải cân nhắc đến nhiều yếu tố. Vì thế tôi cho rằng trong tương lai gần, chưa chắc Trung Quốc đã dám thiết lập vùng này.
Vậy theo ông, trong tương lai gần, Trung Quốc sẽ có những hành động như thế nào trên Biển Đông?
Trong tương lai gần, Trung Quốc sẽ đẩy mạnh hơn việc cơi nới đảo và họ sẽ cố gắng hoàn thành mục tiêu của họ: xây được nhà, cảng, đường băng và thành lập đơn vị hành chính ở đây như đối với quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Những việc này mang ý nghĩa chính trị lớn. Cùng với đó, việc họ đưa người dân ra đảo ở, phát triển du lịch cũng sẽ gây phiền toái rất nhiều. Khi đó, Việt Nam và các nước ASEAN sẽ phải đau đầu để tìm phương án tiếp cận và giải quyết vấn đề đó. Đó là sức ép lớn đối với các nước.
Còn mục tiêu lâu dài của họ chính là con đường tơ lụa trên biển và hiện thực hóa "đường lưỡi bò".
Với Mỹ, Mỹ đang chứng minh cho thế giới thấy Mỹ không nói suông chỉ để dọa Trung Quốc khi quyết liệt mang tàu cùng may bay đến. Theo ông, những việc làm quyết liệt này có mối liên hệ nào đối với cuộc bầu cử của Mỹ sắp tới cũng như giúp nước này nâng cao uy tín với các đồng minh tại châu Á như Nhật Bản và Philippines?
Trong tương lai gần, trong cuộc đua đến Nhà Trắng, người ta dự đoán bà Hillary Cliton sẽ là một ứng cử viên nặng ký cho chức Tổng thống của Đảng Dân Chủ (hiện ông Obama đang ủng hộ bà Clinton). Mà bà Clinton chính là người đặt ra học thuyết Thái Bình Dương sau này gọi là chuyển trọng tâm chiến lược sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Những điều này sẽ liên quan trực tiếp đến cuộc bầu cử Tổng thống ở Mỹ. Đó là sự hiện thực hóa chiến lược của Mỹ do bà Clinton chủ xướng (được sự ủng hộ của ông Obama).
Trong thời gian tới, Mỹ tăng cường hoạt động tại khu vực Biển Đông là để họ chứng tỏ cho các đồng minh thấy ở châu Á - Thái Bình Dương (như Nhật Bản, Philippines) và các đối tác mới (như Việt Nam) thấy rằng Mỹ có lợi ích thực sự tại đây và thực sự quan tâm đến khu vực này.
Việc xây dựng dự án TPP càng củng cố thêm quan điểm bảo vệ lợi ích của họ tại Châu Á - Thái Bình Dương. Các đồng minh của Mỹ sẽ yên tâm hơn trong việc ủng hộ những chiến lược toàn cầu của Mỹ cũng như những người sẽ lên cầm quyền ở Mỹ. Ngoài chuyện này, việc phải rút quân ở Trung Đông sẽ khiến Mỹ phải có những điểm tựa chiến lược mới nào đó. Vì vậy Châu Á - Thái Bình Dương sẽ trở thành điểm tựa chiến lược của Mỹ thay vì Trung Đông như trong thời gian trước. Với Mỹ, quan trọng là kiềm chế được Trung Quốc.
Đồ họa mô phỏng khả năng các hướng triển khai của Hải quân Mỹ (màu xanh lam) và mũi tấn công của quân Trung Quốc (màu nâu). (Ảnh:Viện Nghiên cứu chính sách đối ngoại Mỹ - FPRI)
Ý ông là trong thời gian tới, Mỹ sẽ có những hành động mạnh mẽ hơn việc cử tàu chiến và máy bay tuần tra tới những đảo của Việt Nam vốn đang bị Trung Quốc chiếm đóng và cơi nới trái phép...
Theo tôi, những hành động của họ hiện nay đã mạnh mẽ lắm rồi. Đó là một sự cứng rắn. Còn một hành động cứng rắn hơn là việc Quốc hội Mỹ ra một nghị quyết giống như Nghị quyết về giàn khoan Hải Dương - 981 buộc Trung Quốc phải rút giàn khoan này khỏi khu vực thềm lục địa của Việt Nam.
Ngày đó, người Trung Quốc nói là giàn khoan của họ đã hoàn thành nhiệm vụ. Dư luận trong nước cũng cho rằng Trung Quốc rút giàn khoan là vì một số lý do khác. Nhưng tôi cho rằng nguyên nhân lớn nhất chính là việc Mỹ ra Nghị quyết phản đối Trung Quốc. Sau nghị quyết đó một thời gian rất ngắn, Trung Quốc đã rút giàn khoan.
Trung Quốc là một thành viên của Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Vậy, ngoài việc Quốc hội Mỹ ra Nghị quyết phản đối, liệu rằng Mỹ cùng các đồng minh ở Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc sẽ có biện pháp nào đó không, thưa ông?
Về điều này các bên đều sử dụng quyền của mình ở Liên hợp quốc. Và việc lợi dụng, sử dụng Liên hợp quốc, Mỹ mạnh hơn Trung Quốc bởi vì họ chi nhiều hơn Trung Quốc. Người chi nhiều hơn là những ông chủ. Qua những kinh nghiệm quốc tế đều thấy Mỹ trội hơn trong việc lợi dụng các tổ chức quốc tế để thực hiện những ý đồ của họ. Ý đồ của họ đôi khi ở một mức cao mà các nước khác cũng không nắm được hết được ý đồ đó. Chỉ khi các hành động của họ được thực hiện thì các nước khác mới có thể nhận ra ý đồ của họ trước đó. Trong thời gian tới, chắc chắn Mỹ sẽ sử dụng nó như một công cụ, biện pháp để kiềm chế Trung Quốc.
Mỹ và Trung Quốc đều đã và đang có hành động tại Biển Đông như vậy, theo ông, Việt Nam cần có những hành động như thế nào với tư cách là một nước có liên quan trực tiếp đến các vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông?
Về việc này, nhiều người đã nói từ các năm trước trong đó có các biện pháp như tăng cường tuyên truyền không chỉ cho người dân trong nước hiểu hơn về chủ quyền của mình mà còn phải chú ý đến dư luận quốc tế; tranh thủ sự ủng hộ của dư luận thế giới để phản đối Trung Quốc... Dưới góc độ một nhà nghiên cứu, rất khó để chúng tôi đưa ra những ý kiến mang tính gợi mở. Tôi tin rằng các vị lãnh đạo đất nước đã có những phương án đối phó.
Trong lợi ích của Việt Nam tại Biển Đông, việc Mỹ mang máy bay tuần tra và tàu chiến đến khu vực các đảo ở Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam) đang bị Trung Quốc cơi nới trái phép cần được nhận định như thế nào, thưa TS?
Không phải Mỹ đang giúp Việt Nam như nhiều người nhầm tưởng mà họ đang thực hiện chiến lược toàn cầu của họ. Nếu nói về giúp thì họ còn có các đồng minh đáng để họ giúp hơn Việt Nam. Nếu nói Mỹ mang tàu và máy bay đến để giúp Việt Nam là một sự ngộ nhận.
Nhưng đó là một thuận lợi cho Việt Nam trong việc đấu tranh pháp lý trong việc đấu tranh bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam tại Biển Đông. Chúng ta cần coi đó là một lợi thế mà quốc tế mang đến cho chúng ta.
Ngoài ra, tôi cho rằng để giữ được Biển Đông và hai quần đảo, chúng tôi phải có sức mạnh dân tộc. Hơn lúc nào hết, người Việt Nam trong nước và những người ở Việt Nam ở nước ngoài phải đoàn kết lại trước những thách thức từ Biển Đông. Sự đoàn kết đó chính là sức mạnh dân tộc. Và đó chính là một cơ hội để những người Việt Nam xích lại gần nhau hơn, đoàn kết hơn và việc hòa hợp dân tộc sẽ được xúc tiến mạnh mẽ hơn.
Xin trân trọng cảm ơn Tiến sỹ!
Hồng Chính Quang (thực hiện)
Theo Dantri
Trung Quốc bị nghi đang phát triển "căn cứ nổi" giống Mỹ Những thông tin được đăng tải trên mạng tin quân sự Sina ngày 25/5 cho biết Trung Quốc có vẻ như đang thiết kế mẫu tàu đổ bộ MLP tương tự với mẫu đang được Mỹ phát triển. Hình ảnh cho rằng Trung Quốc đang phát triển tàu đổ bộ thế hệ mới. (Ảnh: Internet) Những hình ảnh về một loại tàu của...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Ông Trump: Tôi muốn gặp ông Putin càng sớm càng tốt

Không chiến Ấn Độ - Pakistan: Vũ khí "con cưng" của Pháp gẫy cánh

Trung Quốc giữ lại lá bài mặc cả trong cuộc chiến thương mại với Mỹ

Điều ít biết về điệu múa của dàn thiếu nữ hất tóc chào đón Tổng thống Trump

Tổng thống Trump muốn gặp Tổng thống Putin 'sớm nhất có thể'

Các cuộc không kích vào Dải Gaza gây thương vong lớn

UAE tặng Tổng thống Trump một món quà đặc biệt

Liên bang Nga và Ukraine bắt đầu đàm phán hòa bình tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ

Nvidia xây dựng Trung tâm nghiên cứu và phát triển tại Trung Quốc

UAE cam kết đầu tư 1.400 tỷ USD vào Mỹ trong vòng 10 năm

Bán chip cho Trung Đông, Tổng thống Trump có đánh đổi tương lai công nghệ Mỹ?

Hoà đàm Nga - Ukraine ở Istanbul: Cuộc họp ba bên Mỹ - Ukraine - Thổ Nhĩ Kỳ kết thúc
Có thể bạn quan tâm

Băn khoăn và khó xử khi nhận ra con gái 20 tuổi của mình dường như có cảm tình đặc biệt với... bạn thân của bố
Góc tâm tình
22:04:13 16/05/2025
Phá 2 đường dây buôn lậu bình ắc quy và phụ tùng xe điện quy mô lớn
Pháp luật
22:02:41 16/05/2025
Phương Ly tham gia Em xinh "say hi" ở tuổi 35 nhưng luôn coi mình như "em bé"
Tv show
21:57:50 16/05/2025
Shin Seung Ho: Từ vệ sĩ của Irene (Red Velvet) đến tài tử nổi bật của màn ảnh Hàn
Sao việt
21:54:16 16/05/2025
Messi chúc mừng Barca
Sao thể thao
21:50:38 16/05/2025
Người phụ nữ duy nhất bị đồn hẹn hò G-Dragon mà không ai tin, chứng kiến 2 thập kỷ càn quét của "ông hoàng Kpop"
Nhạc quốc tế
21:42:31 16/05/2025
Một loại hạt rất sẵn, rẻ tiền nhưng có tác dụng giảm cân hiệu quả
Sức khỏe
21:34:18 16/05/2025
Lê Hùng Nguyễn cùng Jenny Huỳnh bị Forbes 'réo tên' sở hữu thành tích ấn tượng
Netizen
21:31:30 16/05/2025
Bạn gái Diddy lộ hậu quả kinh hoàng sau tiệc thác loạn: Nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm dạ dày, loét miệng vì nuốt 1 thứ
Sao âu mỹ
21:23:23 16/05/2025
Tin tặc dùng AI để dò mật khẩu người dùng
Thế giới số
21:01:27 16/05/2025