Ấn Độ nói Trung Quốc đưa thêm 10.000 quân tới hồ tranh chấp
Quân đội Trung Quốc điều 10.000 lính tăng viện cho khu vực phía nam hồ Pangong Tso, nâng quân số tại chỗ lên hơn 50.000, quan chức Ấn Độ nói.
Lực lượng tăng viện này được quân đội Trung Quốc triển khai tới khu vực bờ nam hồ Pangong Tso, nơi biên giới với Ấn Độ cắt qua, hồi tuần trước, các nguồn tin chính phủ Ấn Độ ngày 16/9 cho biết.
Đợt tăng quân nâng tổng quân số của Trung Quốc đóng ở khu vực biên giới đang tranh chấp với Ấn Độ tăng lên khoảng 52.000, với 150 tiêm kích và tổ hợp tên lửa đất đối không,
Bắc Kinh chưa bình luận về thông tin này.
Thông tin Trung Quốc điều thêm lực lượng tới ven hồ tranh chấp được Ấn Độ đưa ra chỉ vài ngày sau khi ngoại trưởng cùng bộ trưởng quốc phòng hai nước nhất trí duy trì “hòa bình và yên tĩnh” dọc theo biên giới.
Hồ Pangong Tso nằm trên cao nguyên Tây Tạng, nơi Đường Kiểm soát Thực tế (LAC) cắt qua, với các nhánh núi vươn ra được đánh số 1-8 từ phía Ấn Độ. New Delhi tuyên bố LAC đi qua gần nhánh núi số 8, trong khi Bắc Kinh khẳng định đường này đi qua trước nhánh núi số 4.
Lục quân Ấn Độ đang chiếm giữ các điểm cao tại nhánh núi số 4 phía bờ bắc Pangong Tso, cho phép lực lượng này theo dõi hoạt động di chuyển của quân đội Trung Quốc.
Binh sĩ Trung Quốc và Ấn Độ trong cuộc diễn tập chung tại bang Meghalaya, Ấn Độ, tháng 12/2019. Ảnh: PLA.
Ấn Độ kích hoạt toàn bộ mạng lưới hậu cần, sử dụng nhiều phương tiện từ vận tải cơ tới la thồ để chuyển lượng lớn đạn dược, trang thiết bị, nhiên liệu, nhu yếu phẩm và thực phẩm cho các binh sĩ tiền tuyến sử dụng trong mùa đông. Cả Ấn Độ lẫn Trung Quốc đều phải chuẩn bị vật tư và nhu yếu phẩm cho binh sĩ đóng trong biên giới, nơi nhiệt độ rất thấp trong mùa đông.
Video đang HOT
Ấn Độ thường triển khai khoảng 20.000-30.000 lính tại đông Ladakh, song quân số thời gian qua đã tăng gấp đôi, theo một quan chức quốc phòng nước này. Binh sĩ Ấn Độ sẽ tiếp tục được triển khai dọc theo biên giới trong suốt mùa đông nhằm đáp trả việc Trung Quốc tăng thêm quân.
Vị trí diễn ra đụng độ giữa lực lượng Trung Quốc và Ấn Độ gần đây. Đồ họa: Telegraph.
Lực lượng Ấn – Trung những tháng qua nhiều lần đụng độ ở khu vực quanh đường LAC, biên giới chưa phân định giữa hai nước, đỉnh điểm là vụ ẩu đả chết người ở thung lũng Galwan và gần đây là đụng độ tại khu vực quanh hồ Pangong Tso.
Ngoại trưởng Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar và người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị ngày 11/9 đồng ý rút bớt lực lượng ở biên giới sau cuộc hội đàm tại Moskva, Nga. Tuy nhiên, giới chuyên gia nhận định cả Ấn Độ và Trung Quốc đều chưa tỏ ra muốn lùi bước trong tranh chấp biên giới.
Đội đặc nhiệm tiền phương bảo vệ biên giới Ấn Độ
Đội đặc nhiệm SSF tham gia nhiều chiến dịch quan trọng ở biên giới Ấn - Trung, nhưng hoạt động của họ không được công khai rộng rãi.
Khi Tenzin Thardoe, cựu thành viên Lực lượng Đặc nhiệm Tiền phương (SFF) của Ấn Độ, bắt đầu công việc thường ngày của mình hồi tuần trước thì nghe tin về cuộc đụng đội giữa binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc gần hồ Pangong Tso ở vùng Ladakh. Truyền thông Ấn Độ dẫn nguồn tin cảnh sát giấu tên cho biết cuộc ẩu đả kéo dài ba tiếng đêm 29/8, nhưng không tiết lộ thương vong của hai bên.
Đến ngày 2/9, ba quan chức Ấn Độ xác nhận binh sĩ đặc nhiệm Tenzin Nyima, 53 tuổi, thiệt mạng gần hồ Pangong Tso, một đặc nhiệm SSF khác bị thương vì trúng mìn, song nguyên nhân và diễn biến chi tiết chưa được công bố.
Thardoe ở khu định cư Norgyeling thuộc bang Maharashtra, miền trung Ấn Độ, cách Pangong Tso hơn 2.000 km. Tin tức về vụ đụng độ ở gần hồ Pangong Tso khiến cựu binh SFF 33 tuổi nhớ lại thời gian phục vụ trong lực lượng đặc nhiệm bí ẩn này của Ấn Độ.
SFF, còn gọi là Tiểu đoàn Vikas, được cho đóng vai trò quan trọng trong chiến dịch do Ấn Độ triển khai đêm 29/8 nhằm "ngăn cản ý đồ thay đổi hiện trạng của Trung Quốc". Lục quân Ấn Độ cáo buộc khoảng 500 lính Trung Quốc khi đó định vượt biên tìm cách tiến vào thung lũng hẹp Spanggur, gần làng Chushul ở đông Ladakh, song phía Trung Quốc bác thông tin này.
Binh sĩ Ấn Độ canh gác trên một điểm cao gần thị trấn Leh, vùng Ladakh, giáp biên giới với Trung Quốc, ngày 17/6. Ảnh: AFP.
Trong 4 tháng qua, Ấn Độ và Trung Quốc triển khai hàng nghìn binh sĩ quanh Đường Kiểm soát Thực tế (LAC), biên giới chưa được phân định giữa hai nước. Các nguồn tin quân sự Ấn Độ cho biết nước này gấp rút điều quân tăng viện tới trấn giữ các điểm cao và vị trí quan trọng ở đông Ladakh khi phát hiện binh sĩ cùng pháo binh Trung Quốc tập kết gần LAC.
Các nhà phân tích Ấn Độ cho rằng chiến dịch này giúp quân đội Ấn Độ chiếm thế thượng phong trong nỗ lực bảo vệ lãnh thổ. Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố lục quân Ấn Độ mới là lực lượng đang chiếm đóng lãnh thổ của họ.
Thardoe bày tỏ phấn khích khi nghe tin SFF đã được triển khai ở khu vực biên giới. "Tôi nổi da gà khi nghe những gì SFF đã làm", Thardoe nói và cho biết đã nhanh chóng gọi cho em trai đang phục vụ trong một đơn vị SFF ở đông bắc Ấn Độ. "Em trai tôi nói rằng mọi người đều trong trạng thái phấn khích".
Quân đội Ấn Độ trong nhiều thập kỷ qua không tiết lộ về SFF. Giới chuyên gia cho biết các chiến dịch của SFF thường không được công bố nhằm giữ bí mật, song vụ đụng độ đêm 30/8 khiến lực lượng này trở thành tâm điểm chú ý của dư luận.
SFF nhiều khả năng được thành lập sau Chiến tranh Ấn - Trung 1962, cuộc xung đột quân sự quy mô lớn giữa hai quốc gia đông dân nhất thế giới. Lực lượng này được cho là chủ yếu tuyển mộ nhân sự từ hàng trăm nghìn người Tây Tạng định cư ở Ấn Độ, số còn lại là công dân Ấn Độ.
Một chuyên gia thuộc đại học Jawaharlal Nehru ở New Delhi cho biết Ấn Độ thành lập SFF vì nhiều mục đích. "Thất bại nặng nề trong cuộc chiến năm 1962 khiến chính phủ Ấn Độ nhận ra rằng họ thiếu kiến thức chuyên sâu về địa hình đồi núi ở các khu vực dọc theo vùng Tây Tạng của Trung Quốc, đồng thời thiếu lực lượng dày dặn kinh nghiệm trong tác chiến sơn cước", học giả này cho biết.
Phần lớn khu vực Ladakh đều nằm ở độ cao 4.500 m trở lên. Khu vực này là chiến trường chính trong Chiến tranh Ấn - Trung 1962 và cũng là nơi diễn ra nhiều vụ ẩu đả giữa binh sĩ hai nước những năm gần đây.
Vị trí xảy ra đụng độ giữa binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc hồi tháng 6. Đồ họa: Telegraph.
Gần 80.000 người Tây Tạng đã đi bộ hàng nghìn km và vượt dãy Himalaya sang Ấn Độ định cư vào cuối những năm 1950, nhiều người trong số họ sau này gia nhập SFF. Các cựu binh SFF nói rằng quy mô đội đặc nhiệm này đã tăng từ một lên 7 tiểu đoàn với gần 5.000 binh sĩ. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu, họ gần như không được triển khai hoạt động dọc LAC.
Thay vào đó, SFF tham gia các chiến dịch khác như Chiến tranh Ấn Độ - Pakistan 1971, sau khi Ấn Độ ủng hộ việc thành lập Cộng hòa Nhân dân Bangladesh tách khỏi Pakistan. Cuộc chiến kết thúc sau 13 ngày, với sự ra đời của Bangladesh. Trong vụ đụng độ năm 1999 giữa hai quốc gia Nam Á tại khu vực Kashmir, lực lượng đặc nhiệm này cũng đóng vai trò đáng kể.
SFF còn tham gia các hoạt động đảm bảo an ninh nội địa của Ấn Độ như chiến dịch chống phiến quân Sikh tại bang Punjab năm 1981-1995.
"51 binh sĩ gốc Tây Tạng thiệt mạng trong Chiến tranh Ấn Độ - Pakistan 1971, song không ai được truy tặng huân chương và thân nhân họ chỉ nhận được tiền mặt", Kalsang Rinchen, đạo diễn phim tài liệu về SFF năm 2008, cho biết. "Huân chương cao nhất mà binh sĩ gốc Tây Tạng từng nhận được là Shaurya Chakra".
Huân chương Shaurya Chakra được trao cho các binh sĩ và công dân Ấn Độ vì hành động dũng cảm hoặc hy sinh bản thân trong các tình huống không chiến đấu trực tiếp với kẻ thù. Khoảng 627 người đã được Ấn Độ trao huân chương Shaurya Chakra kể từ năm 1952.
Với nhiều người Tây Tạng định cư ở Ấn Độ, SFF là cơ hội có công ăn việc làm ổn định duy nhất vì họ không đủ điều kiện làm việc trong các cơ quan chính phủ. Thardoe, mất cha năm 15 tuổi, cho biết SFF giúp gia đình anh thoát khỏi cảnh nghèo đói và đảm bảo cho các em được học hành. "Là anh cả trong gia đình với 4 người em, tôi phải làm gì đó để đảm bảo bữa ăn cho các em", Thardoe nói.
Số lượng người Tây Tạng tham gia SFF giảm dần theo thời gian, nhiều người tới các nước phương Tây hoặc xin nhập tịch Ấn Độ để có cuộc sống đảm bảo hơn. Tuy nhiên, vụ đụng độ đêm 29/8 và căng thẳng Ấn - Trung leo thang có thể thay đổi tất cả.
"Có những người nói giờ là thời điểm thích hợp để gia nhập SFF", Thardoe nói và cho biết luôn nghĩ tới việc tái ngũ, bất chấp chấn thương vai khi ở trong lực lượng. "Tôi ước rằng họ sẽ gọi tôi quay lại. Tôi đã sẵn sàng".
Ấn Độ tố Trung Quốc rải cáp thông tin ở hồ tranh chấp Hai quan chức Ấn Độ nói lính Trung Quốc đang triển khai mạng lưới cáp quang ở điểm nóng tranh chấp biên giới, bất chấp nỗ lực giảm đối đầu. "Lo ngại lớn nhất của chúng tôi là binh sĩ Trung Quốc đã triển khai mạng lưới cáp quang ở phía nam hồ Pangong Tso tại vùng Ladakh để bảo đảm liên lạc...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tổng thống Putin nêu điều kiện để các công ty phương Tây trở lại Nga

Canada: Thủ tướng Mark Carney công bố Nội các mới

"Tổng thống nghèo nhất thế giới" qua đời ở tuổi 89

Ông Trump chìa "cành ô liu" với Iran

Dàn tỷ phú công nghệ theo chân ông Trump sang Trung Đông

Bí mật ẩn giấu dưới thềm băng Nam Cực

Nga tăng gấp đôi thời gian lưu trú cho thị thực điện tử

Moskva lên tiếng sau phán quyết Nga chịu trách nhiệm vụ máy bay MH17 bị bắn hạ

Tuyên bố mới của Tổng thống Putin về lãnh thổ sáp nhập từ Ukraine

Phát hiện ký sinh trùng 'đội lốt' tế bào người để trốn hệ miễn dịch

Cựu Tổng thống Uruguay José 'Pepe' Mujica từ trần

Pháp để ngỏ triển khai máy bay hạt nhân đến các nước châu Âu
Có thể bạn quan tâm

HOT: Lưu Diệc Phi và nam thần kém tuổi công khai hẹn hò?
Sao châu á
12:56:53 14/05/2025
Cha tôi, người ở lại - Tập 39: Thảo thất tình, tình bạn với An rạn nứt
Phim việt
12:53:36 14/05/2025
Sáng mai, xét xử phúc thẩm 2 bị cáo Lưu Bình Nhưỡng và Lê Thanh Vân
Pháp luật
12:35:46 14/05/2025
Mặt Trời bùng phát mạnh mẽ đe dọa Trái Đất với chu kỳ mới
Lạ vui
12:33:41 14/05/2025
Toàn Trí Độc Giả: Jisoo vừa "hiện hình" đã bị mắng, Lee Min Ho thảm hơn, vì sao?
Phim châu á
11:48:42 14/05/2025
Căn nhà có 4 người đang ngủ bị cháy, hàng xóm hành động tức thì
Tin nổi bật
11:43:33 14/05/2025
Loại rau mọc dại đầy Việt Nam, nhưng lại là "thần dược" cho sức khỏe
Sức khỏe
11:27:24 14/05/2025
Moskva công bố các chủ đề sẽ đưa ra trong cuộc đàm phán với Kiev tại Istanbul

Con trai qua đời một tháng, cụ ông 86 tuổi cưới bạn gái của con làm vợ: Ai cũng mỉa mai nhưng nghe lý do lại rơi nước mắt!
Netizen
11:22:24 14/05/2025
Honda Accord: Lịch lãm, tiện nghi, có giá từ 1,4 tỷ đồng
Ôtô
11:19:21 14/05/2025