Ấn Độ phản bác Trung Quốc đổi tên lãnh thổ tranh chấp chủ quyền
Ấn Độ lên tiếng sau khi Trung Quốc đặt tên lại cho một số địa danh ở khu vực mà 2 bên tranh chấp chủ quyền trong nhiều năm qua.
Một chiếc xe tải chở khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) chạy dọc theo đường cao tốc Tezpur-Tawang ở khu vực Arunachal Pradesh (Ảnh: Reuters).
Ấn Độ ngày 14/5 tuyên bố bác bỏ động thái của Trung Quốc đổi tên một số địa danh tại bang Arunachal Pradesh, nơi 2 nước láng giềng châu Á có đường biên giới chung. New Delhi khẳng định vùng lãnh thổ trên dãy Himalaya này là một phần không thể tách rời của Ấn Độ.
Trung Quốc đã nhiều lần đổi tên các địa điểm tại Arunachal Pradesh trong quá khứ, và vấn đề này từ lâu đã trở thành một yếu tố gây căng thẳng trong quan hệ song phương, đặc biệt sau vụ đụng độ quân sự đẫm má.u ở khu vực biên giới phía tây giữa hai nước vào năm 2020.
Tới tháng 10 năm ngoái, Bắc Kinh và New Delhi đã đạt được thỏa thuận rút quân sau 4 năm đối đầu quân sự ở Himalaya phía tây, dẫn đến việc các lực lượng hai bên rút khỏi một số điểm nóng.
Trước đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lâm Kiếm phát biểu trong một cuộc họp báo rằng Bắc Kinh đã “chuẩn hóa tên gọi một số địa điểm ở Arunachal Pradesh, điều hoàn toàn nằm trong chủ quyền của Trung Quốc”, nhắc lại lập trường quen thuộc của Bắc Kinh.
Video đang HOT
Trung Quốc tuyên bố Arunachal Pradesh, mà họ gọi là Zangnan, là một phần của Tây Tạng, điều mà New Delhi nhiều lần bác bỏ.
“Việc đặt tên một cách sáng tạo sẽ không thể thay đổi sự thật không thể chối cãi rằng Arunachal Pradesh đã, đang và sẽ luôn là một phần không thể tách rời của Ấn Độ”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ Randhir Jaiswal nhấn mạnh hôm 14/5.
Tháng 4 năm ngoái, Trung Quốc cũng đã thực hiện một động thái tương tự khi đổi tên khoảng 30 địa điểm tại Arunachal Pradesh, động thái mà Ấn Độ ch.ỉ tríc.h và tái khẳng định khu vực này là một “phần không thể tách rời” của lãnh thổ quốc gia.
Ấn Độ và Trung Quốc có đường biên giới dài 3.800 km vẫn chưa được phân định rõ ràng, và hai nước từng xảy ra một cuộc chiến tranh ngắn nhưng khốc liệt vào năm 1962. Các vụ đụng độ lẻ tẻ giữa binh sĩ hai bên vẫn thỉnh thoảng xảy ra, trong đó có vụ giao tranh năm 2020 khiến 24 binh sĩ từ 2 bên thiệ.t mạn.g.
Căng thẳng biên giới mới giữa Trung Quốc và Ấn Độ
Trung Quốc ngày 14/5 công bố danh sách "tên gọi chuẩn" cho hàng chục địa danh nằm trong khu vực lãnh thổ tranh chấp hiện do Ấn Độ kiểm soát, tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP) đưa tin.
Binh sĩ Ấn Độ diễn tập gần đường ranh giới kiểm soát với Trung Quốc ở bang Arunachal Pradesh. Ảnh: PTI.
SCMP dẫn nguồn tin từ Bộ Dân chính Trung Quốc, cho biết danh sách mới gồm 27 địa danh tại bang Arunachal Pradesh do Ấn Độ kiểm soát - vùng mà Bắc Kinh gọi là "Tạng Nam" (nam Tây Tạng) và tuyên bố thuộc khu tự trị Tây Tạng.
Danh sách bao gồm 15 ngọn núi, 5 khu dân cư, 4 đèo núi, 2 con sông và 1 hồ nước. Mỗi địa điểm được đặt tên bằng chữ Hán, chữ Tây Tạng và bính âm, kèm theo tọa độ và bản đồ chi tiết.
"Chúng tôi đã tiêu chuẩn hóa một số tên địa lý ở Tạng Nam theo quy định quản lý tên địa lý của Quốc vụ viện Trung Quốc", Bộ Dân chính Trung Quốc ngày 14/5 cho biết.
Khu vực biên giới tranh chấp giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Ấn Độ gọi là bang Arunachal Pradesh còn Trung Quốc gọi là Tạng Nam. Ảnh: AFP.
Động thái diễn ra bất chấp nỗ lực cải thiện quan hệ giữa hai quốc gia sau nhiều năm căng thẳng. Cuộc đụng độ năm 2020 tại thung lũng Galwan, vùng Ladakh, khiến 20 binh sĩ Ấn Độ và 4 binh sĩ Trung Quốc thiệ.t mạn.g, đẩy quan hệ song phương xuống mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ. Năm sau đó, một vụ va chạm khác ở Sikkim tiếp tục khiến binh sĩ hai bên bị thương.
Đến cuối năm ngoái, Bắc Kinh và New Delhi đã đạt được thỏa thuận chấm dứt đối đầu quân sự ở biên giới. Các cuộc tiếp xúc ngoại giao cấp cao được nối lại, và hai bên cam kết "tái thiết lập" quan hệ, bao gồm việc đơn giản hóa thị thực và khôi phục đường bay trực tiếp - dù chưa có thời gian cụ thể.
Ấn Độ cũng thông báo Trung Quốc đã đồng ý mở lại quyền tiếp cận núi Kailash và hồ Mansarovar - các địa điểm linh thiêng với người hành hương Ấn Độ - sau 5 năm đóng cửa.
Bang Arunachal Pradesh (màu vàng) là vùng tranh chấp giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Ảnh: SCMP.
Hầu hết các địa điểm trong danh sách mới cập nhật của Trung Quốc nằm phía bên Ấn Độ của Đường Kiểm soát Thực tế (LAC) - ranh giới chưa được phân định rõ giữa hai nước. Bắc Kinh coi khu vực phía nam đường này là "Nam Tây Tạng", trong khi Ấn Độ gọi là bang Arunachal Pradesh - một phần lãnh thổ không thể tách rời.
Cùng ngày, Ấn Độ đã bày tỏ sự phản đối quyết liệt, theo tờ Hindustian Times. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ Randhir Jaiswal gọi động thái mới của Trung Quốc là "nỗ lực vô ích và vô căn cứ" nhằm áp đặt yêu sách chủ quyền. "Arunachal Pradesh đã và sẽ luôn là một phần không thể tách rời của Ấn Độ", người phát ngôn khẳng định. "Việc đổi tên không thể thay đổi thực tế này".
Năm ngoái, Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ S. Jaishankar từng bình luận: "Nếu hôm nay tôi đổi tên nhà của anh, thì nó có thành nhà của tôi hay không không?"
Tháng 6/2024, truyền thông Ấn Độ đưa tin, nước này có kế hoạch đặt lại tên cho 30 địa điểm nằm bên phía Tây Tạng ở Trung Quốc nhưng đến nay chưa công bố chi tiết.
Trung, Ấn bắt đầu rút quân khỏi biên giới tranh chấp sau 4 năm căng thẳng Ấn Độ và Trung Quốc đã bắt đầu rút binh sĩ khỏi 2 vị trí đối mặt cuối cùng ở vùng biên giới trên dãy Himalaya đang tranh chấp, báo hiệu kết thúc cuộc đối đầu quân sự kéo dài 4 năm. Binh sĩ Trung Quốc và Ấn Độ ở khu vực biên giới chung (Ảnh: AFP). Ấn Độ và Trung Quốc -...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Ông Trump tới UAE thúc đẩy tham vọng AI của quốc gia vùng Vịnh

Tiết lộ cuộc họp giờ chót của ông Putin trước đàm phán với Ukraine

Ông Trump đề xuất phát triển tiêm kích thế hệ 6

Phản ứng của ông Trump khi ông Putin không dự đàm phán ở Thổ Nhĩ Kỳ

NATO: Đàm phán giữa Nga - Ukraine có thể tiến triển trong 2 tuần tới

Chưa có thời gian cụ thể về đàm phán giữa Nga và Ukraine tại Istanbul

Tổng thống Trump lên tiếng sau khi Tổng thống Putin không dự đàm phán tại Thổ Nhĩ Kỳ

Ngoại trưởng Mỹ kỳ vọng vào tiến trình đàm phán giữa Nga và Ukraine

Trung Quốc bàn giao tàu chở ô tô sức chứa 9.500 xe

Chi nhánh của Al Qaeda thừa nhận gây ra vụ tấ.n côn.g ở Burkina Faso

Cử tri Hàn Quốc rất quan tâm tới cuộc bầu cử tổng thống

Trung Đông trải thảm tím, điều tiêm kích đón Tổng thống Trump
Có thể bạn quan tâm

Cô gái bị đán.h gục trong quán cà phê ở TPHCM yêu cầu bồi thường 900 triệu
Pháp luật
23:54:10 15/05/2025
Phim điện ảnh "Dế Mèn" tung trailer chính thức: Đậm chất Việt, đầy kịch tính
Phim việt
23:30:48 15/05/2025
Wren Evans được bênh vực nhưng lý do nghe lạ lắm!
Nhạc việt
23:24:45 15/05/2025
Diễn viên Cường Phạm qua đời ở tuổ.i 31 vì căn bệnh hiếm gặp
Sao việt
23:10:57 15/05/2025
Xét xử nóng: Hwang Jung Eum thừa nhận biển thủ hơn 4,3 tỷ won của công ty để đầu tư tiề.n ảo
Sao châu á
23:04:07 15/05/2025
Vừa mở miệng bàn chuyện chia tài sản, bố chồng đã nổi nóng đậ.p bàn, tuyên bố một câu sắc lạnh
Góc tâm tình
22:56:08 15/05/2025
Hai học sinh đuối nước t.ử von.g khi tắm suối
Tin nổi bật
22:52:44 15/05/2025
Jennifer Lopez gặp sự cố trước Lễ trao giải Âm nhạc Mỹ
Nhạc quốc tế
22:40:48 15/05/2025
Justin Bieber nợ quản lý cũ gần 230 tỉ đồng
Sao âu mỹ
22:34:03 15/05/2025
Chàng trai gây tranh luận sôi nổi khi hát giống Quang Dũng
Tv show
22:28:04 15/05/2025