Ấn Độ và Pakistan ‘cầu viện’ EU để giải quyết xung đột theo những cách khác nhau
Vụ khủn.g b.ố đẫm má.u tại Kashmir khiến Ấn Độ – Pakistan lao vào cuộc đối đầu căng thẳng nhất thập kỷ.
Trong khi New Delhi muốn EU gia tăng sức ép, Islamabad lại kỳ vọng EU làm “trọng tài hòa giải”. Liệu EU có thể giữ thăng bằng giữa hai quốc gia có vũ khí hạt nhân ở Nam Á?
Tòa nhà Ủy ban châu Âu ở Brussels, Bỉ. Ảnh: THX/TTXVN
Theo trang tin châu Âu Euronews.com ngày 16/5, căng thẳng leo thang giữa hai quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân Ấn Độ và Pakistan sau vụ tấ.n côn.g khủng bố đẫm má.u ở Kashmir đã đẩy mối quan hệ song phương xuống một trong những giai đoạn nguy hiểm nhất trong nhiều năm qua. Trong bối cảnh đó, cả hai quốc gia đều tìm kiếm sự hỗ trợ từ Liên minh châu Âu (EU), nhưng với những cách tiếp cận và mục tiêu khác nhau.
Vào cuối tháng 4 vừa qua, vụ tấ.n côn.g khủng bố tại Pahalgam, thuộc tỉnh Jammu và Kashmir do Ấn Độ kiểm soát, đã cướp đi sinh mạng của 26 thường dân, chủ yếu là khách du lịch theo đạo Hindu. Vụ việc này, với tính chất tàn bạo và số lượng thương vong lớn, đã gây ch ấn động dư luận Ấn Độ và làm gia tăng căng thẳng với Pakistan.
Ấn Độ cáo buộc “các nhóm khủn.g b.ố có trụ sở tại Pakistan” đứng sau vụ tấ.n côn.g, đồng thời lên tiếng phản đối mạnh mẽ về việc “Pakistan hỗ trợ khủn.g b.ố xuyên biên giới”. Để đáp trả, Ấn Độ đã đình chỉ Hiệp ước Nước Indus, trục xuất các nhà ngoại giao Pakistan và đóng cửa biên giới.
Pakistan kiên quyết bác bỏ mọi cáo buộc liên quan đến khủn.g b.ố, cho rằng Ấn Độ đang “vũ khí hóa lời nói dối, vũ khí hóa vấn đề khủng bố” để leo thang căng thẳng. Pakistan cũng thực hiện các biện pháp trả đũa, bao gồm đình chỉ Hiệp định Simla, hạn chế thương mại và đóng cửa không phận.
Ấn Độ tìm kiếm áp lực từ EU
Đại sứ Ấn Độ tại EU, Saurabh Kumar, nhấn mạnh tính chất tàn bạo của vụ tấ.n côn.g Pahalgam, trong đó các du khách Ấn Độ và một công dân Nepal bị sá.t hạ.i dã man. Ông Kumar khẳng định chính phủ Ấn Độ đã hành động “rất cụ thể, có mục tiêu và có tính toán” nhằm “xóa bỏ cơ sở hạ tầng khủn.g b.ố hiện hữu ở phía Pakistan”.
Về vai trò của EU, Đại sứ Kumar cho rằng khối này có “rất nhiều đòn bẩy kinh tế đối với Pakistan” và cần truyền tải mạnh mẽ thông điệp yêu cầu Pakistan “từ bỏ mạng lưới khủn.g b.ố mà họ hỗ trợ trong lãnh thổ của mình”. Ấn Độ muốn EU gây áp lực buộc Pakistan phải phá bỏ “mọi loại hoạt động để [chủ nghĩa khủng bố] phát triển”.
Đáng chú ý, Ấn Độ bác bỏ mọi hình thức hòa giải quốc tế hoặc do EU dẫn đầu trong vấn đề Kashmir. Đại sứ Kumar tuyên bố rõ ràng rằng điều kiện tiên quyết để Ấn Độ tham gia vào các cuộc đàm phán song phương trực tiếp với Pakistan là Pakistan phải “từ bỏ khủn.g b.ố xuất phát từ đất nước mình”.
Pakistan kêu gọi vai trò trung gian của EU
Trái ngược với lập trường của Ấn Độ, Pakistan hoan nghênh những nỗ lực quốc tế nhằm giảm căng thẳng, bao gồm cả sự can thiệp cùng các cuộc điện đàm của Đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại và an ninh EU Kaja Kallas.
Đại sứ Pakistan tại EU, Rahim Hayat Qureshi, nhấn mạnh vai trò quan trọng của EU trong “trật tự toàn cầu dựa trên luật lệ”. Ông Qureshi cảnh báo rằng tình hình hiện tại “không chỉ liên quan đến Ấn Độ và Pakistan” mà còn liên quan đến “chủ nghĩa đơn phương”.
Video đang HOT
Pakistan lo ngại về nguy cơ “các cuộc tấ.n côn.g bằng tên lửa xảy ra giữa hai nước có vũ khí hạt nhân”. Do đó, Pakistan kêu gọi sự tham gia của cộng đồng quốc tế, bao gồm cả EU, trong vai trò trung gian hòa giải.
Đại sứ Qureshi khẳng định Pakistan sẵn sàng tham gia “đàm phán, tham vấn, hòa giải, cũng như bất cứ điều gì để đảm bảo rằng pháp quyền được tôn trọng giữa hai quốc gia”.
Trong bối cảnh trên, EU tuần trước đã ra tuyên bố lên án vụ tấ.n côn.g khủng bố ở Pahalgam và khẳng định quyền của mọi quốc gia trong việc bảo vệ công dân khỏi khủn.g b.ố. Đồng thời, EU kêu gọi cả Ấn Độ và Pakistan giảm căng thẳng và ngừng các hành động thù địch để bảo vệ tính mạng của thường dân.
Tình hình hiện tại cho thấy sự khác biệt sâu sắc trong cách tiếp cận của Ấn Độ và Pakistan đối với vấn đề Kashmir và vai trò của cộng đồng quốc tế. Trong khi Ấn Độ kiên quyết theo đuổi các cuộc đàm phán song phương và yêu cầu Pakistan chấm dứt “hỗ trợ khủng bố”, Pakistan lại kêu gọi sự can thiệp của bên thứ ba để tìm kiếm một giải pháp hòa bình và toàn diện hơn.
Vai trò của EU trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng này vẫn còn là một dấu hỏi. Khối này có ảnh hưởng kinh tế đáng kể đối với cả Ấn Độ và Pakistan, nhưng sự khác biệt trong lập trường của hai nước có thể gây khó khăn cho bất kỳ nỗ lực hòa giải nào.
Không chiến Ấn Độ - Pakistan: Vũ khí "con cưng" của Pháp gẫy cánh
Trong cuộc xung đột với Pakistan vừa qua, quân đội Ấn Độ đã sử dụng cả tên lửa BrahMos của liên doanh Nga - Ấn và SCALP của Pháp, vậy tên lửa nào có ưu điểm vượt trội hơn trong thực chiến?
Đồ họa mô phỏng tiêm kích Rafale của Không quân Ấn Độ bị Pakistan bắ.n hạ (Ảnh: Khyber).
BrahMos và SCALP-EG: Loại nào thực chiến hiệu quả hơn
Trong cuộc xung đột chớp nhoáng vừa qua với đối thủ Pakistan, tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos của Ấn Độ - được phát triển với sự hợp tác của Nga - dường như đã tỏ ra vượt trội hơn tên lửa hành trình SCALP-EG mua từ Pháp,
Xung đột bùng phát sau vụ tấ.n côn.g khủng bố ngày 22/4 tại Pahalgam ở Kashmir do Ấn Độ kiểm soát, trong đó New Delhi đổ lỗi cho Islamabad về vụ việc. Tình hình leo thang vào ngày 7/5, khi Ấn Độ tiến hành tấ.n côn.g trả đũa vào Pakistan.
Ngay lập tức, hai quốc gia đã tấ.n côn.g nhau qua Đường ranh giới kiểm soát (LOC), biên giới thực tế ở khu vực tranh chấp Kashmir, cũng như qua biên giới được quốc tế công nhận trong 3 ngày tiếp theo. Một lệnh ngừng bắ.n do Mỹ làm trung gian hòa giải, đã được công bố vào ngày 10/5.
Trong cuộc chiến trên, quân đội Ấn Độ đã sử dụng cả tên lửa BrahMos và SCALP-EG để tấ.n côn.g các mục tiêu Pakistan. Tuy nhiên, các bằng chứng cho thấy tên lửa BrahMos phát huy tính năng trong thực chiến tốt hơn.
Ấn Độ đã mua từ Pháp một số lượng không được tiết lộ tên lửa SCALP-EG (cùng loại với Storm Shadow của Anh) vào năm 2016, như một phần của thỏa thuận mua sắm tiêm kích Dassault Rafale.
SCALP-EG là tên lửa hành trình phóng từ trên không, tốc độ cận âm, có diện tích phản xạ tín hiệu radar (RCS) tương đối thấp, do liên doanh Matra và British Aerospace của Pháp - Anh phát triển vào những năm 1990, hiện do MBDA sản xuất.
Tên lửa có tầm bắ.n tối đa của tên lửa SCALP-EG là 560km với tốc độ 0,95 Mach, sử dụng hệ thống dẫn đường quán tính, được hỗ trợ dẫn đường vệ tinh GPS với hệ thống so khớp địa hình. Đối với pha cuối, tên lửa được dẫn đường theo phương pháp so sánh địa hình khu vực, căn cứ bản đồ và hình ảnh hồng ngoại.
Tuy nhiên, Ấn Độ chỉ nhận được phiên bản xuất khẩu hạ cấp với tầm bắ.n 250km. Tiêm kích đa năng Rafale của Không quân Ấn Độ (IAF) là phương tiện chính để phóng tên lửa này.
Ngược lại, tên lửa siêu thanh BrahMos được Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO) và Tổ chức NPO Mashinostroyeniya của Nga cùng phát triển trên cơ sở tên lửa chống hạm siêu thanh P-800 Oniks, cũng trong thập niên 1990.
Giống như Oniks do Nga sản xuất, BrahMos có thể đạt tốc độ lên tới Mach 3 với tầm bắ.n của phiên bản mới nhất lên tới hơn 800km. Khi tiếp cận mục tiêu, tên lửa có khả năng bay thấp bám địa hình ở độ cao chỉ 3-10m để tránh bị phát hiện.
BrahMos sử dụng hệ thống dẫn đường phức tạp, được xây dựng xung quanh hệ thống dẫn đường quán tính, hỗ trợ vệ tinh và đầu dò radar chủ động chống nhiễu. Mặc dù chủ yếu được thiết kế để tấ.n côn.g các mục tiêu trên mặt nước, nhưng nó cũng có thể tấ.n côn.g các mục tiêu trên mặt đất một cách hiệu quả.
Tên lửa BrahMos có thể được phóng từ mặt đất, tàu chiến và trên không. Phiên bản phóng từ trên không, được trang bị trên tiêm kích đa năng hạng nặng Su-30MKI, được cho là có tầm bắ.n 500 m, gấp đôi SCALP-EG.
Trong cuộc xung đột gần đây nhất, truyền thông Pakistan đưa tin rằng, nhiều tên lửa SCALP-EG đã bị lực lượng phòng không của họ đán.h chặn thành công. Một bức ảnh xuất hiện trực tuyến sau lệnh ngừng bắ.n đã xác nhận rằng, ít nhất một tên lửa SCALP-EG đã rơi xuống lãnh thổ Pakistan.
Mặt khác, không có thông tin nào về việc tên lửa BrahMos bị rơi do trục trặc kỹ thuật, hoặc b.ị bắ.n hạ cho thấy nó hoạt động tốt hơn.
Kết quả này không có gì đáng ngạc nhiên, khi tên lửa Oniks đã thể hiện rất tốt trong chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại nước láng giềng, lực lượng phòng không Ukraine thậm chí thừa nhận rằng gần như không thể đán.h chặn được.
Trong khi tên lửa Storm Shadow/SCALP-EG được Anh và Pháp cung cấp cho Ukraine, đã không khẳng định hiệu quả ngay từ đầu, và sau đó gần như bị vô hiệu hóa hoàn toàn bởi các vũ khí phòng không và tác chiến điện tử Nga.
Tất nhiên hai loại tên lửa này không cùng loại, ví dụ BrahMos có khả năng chống hạm, nhưng chúng vẫn có thể được sử dụng từ trên không để tấ.n côn.g các mục tiêu trên bộ trong xung đột Ấn Độ - Pakistan vừa qua.
Một hãng tin lớn của Mỹ, dẫn nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Pakistan công bố những bức ảnh cho thấy xác tên lửa hành trình SCALP-EG do Pháp chế tạo, được Không quân Ấn Độ phóng từ Rafale, đã bị phòng không Pakistan đán.h chặn thành công.
Sự hiện diện của ít nhất một đầu đạn SCALP-EG chưa nổ đã được xác nhận bằng mắt thường. Quân đội Pakistan cho biết đã đán.h chặn được một số tên lửa như vậy.
Phía ngược lại, Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã công bố những hình ảnh vệ tinh về hậu quả của các cuộc tấ.n côn.g bằng tên lửa của họ vào các căn cứ không quân và trạm radar của Pakistan vào ngày 10/5.
Theo những hình ảnh này, các căn cứ không quân Nur Khan, Bholari, Jacobabad, Rahim Yar Khan, Sargodha và Sukkur của Pakistan đã bị tấ.n côn.g. Các trạm radar Arifwala, Pasrur và Chunyan đã bị phá hủy và vô hiệu hóa do các cuộc không kích.
Rất may, sau vài ngày leo thang căng thẳng, cả hai bên đã giữ được "cái đầu lạnh" và xuống thang mặc dù vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bùng phát trở lại.
Phần đuôi được cho là của 1 chiếc Rafale của Không quân Ấn Độ rơi trên cánh đồng (Ảnh: Global Defense).
Con cưng của công nghiệp quốc phòng Pháp "gẫy cánh"
Trong cuộc xung đột Ấn Độ - Pakistan mới nhất, có lẽ không chỉ tên lửa SCALP-EG chưa phát huy được khả năng trong chiến đấu, mà còn một vũ khí khác của Pháp cũng bị cho là gây thất vọng. Đó là tiêm kích Rafale EH của Không quân Ấn Độ.
Vào rạng sáng ngày 7/5, trận không chiến lớn nhất "ngoài tầm nhìn" trong lịch sử hiện đại đã diễn ra. Lực lượng không quân của Ấn Độ và Pakistan đã tham gia vào cuộc đối đầu, nhưng không máy bay nào vượt qua biên giới.
Theo số liệu công bố, tổng cộng có khoảng hơn 120 máy bay chiến đấu của cả hai bên tham gia trận không chiến, trong đó phía Pakistan có 42 chiếc và Ấn Độ có 72 chiếc.
Sau trận đán.h, cả hai bên đều tuyên bố chiến thắng. Phía Pakistan tuyên bố đã bắ.n hạ 5 máy bay chiến đấu của Ấn Độ, bao gồm 3 chiếc Rafale do Pháp chế tạo, 1 chiếc MiG-29 và 1 chiếc Su-30MKI có xuất xứ từ Nga.
Bất ngờ ở chỗ số lượng Rafale - chiến đấu cơ hiện đại nhất, đắt nhất trong Không quân Ấn Độ - b.ị bắ.n hạ là rất lớn. Dù chưa có bằng chứng đáng tin cậy nào xác thực việc Pakistan đã bắ.n hạ 5 chiến đấu cơ của Ấn Độ nhưng chắc chắn có một chiếc Rafale EH không thể sử dụng được nữa.
Truyền thông địa phương Ấn Độ đã phát tán một bức ảnh, cho thấy cảnh thu hồi các mảnh vỡ từ chiếc chiến đấu cơ Rafale EH bị rơi gần làng Akila, Goniana thuộc quận Bathinda, bang Punjab, Ấn Độ.
Thông tin cho biết, chiếc Rafale EH có số đuôi là BS 001 và số sê-ri là EH01.
Vì vậy, hiện có bằng chứng không thể chối cãi rằng Không quân Ấn Độ đã mất ít nhất một máy bay Rafale EH. Hơn nữa, khi "sương mù chiến tranh" bắt đầu tan dần, số phận của những chiếc máy bay chiến đấu Ấn Độ khác mà Bộ Quốc phòng Pakistan tuyên bố đã bắ.n hạ, có thể sẽ được biết đến.
Ấn Độ bình luận về công nghệ vũ khí nước ngoài mà Pakistan đang sở hữu Ngày 14/5, Ấn Độ tuyên bố ưu thế về công nghệ của mình so với vũ khí nước ngoài của Pakistan, đặc biệt nhắc đến các hệ thống phòng thủ của Trung Quốc mà quân đội Pakistan đã sử dụng trong các cuộc đụng độ gần đây. Tên lửa PL-15E của Trung Quốc. Ảnh: defencesecurityasia.com Theo tờ South China Morning Post (SCMP), đây...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Ông Biden lần đầu lên tiếng sau khi mắc ung thư ác tính

Ông Trump - Putin điện đàm sau đàm phán Nga - Ukraine

Ông Trump cảnh báo cứng rắn các doanh nghiệp Mỹ về vấn đề thuế quan

Nga bắt giữ tàu chở dầu từ Estonia

Mặt trận không tiếng sún.g giữa Nga và Ukraine

Xung đột Ấn Độ - Pakistan viết lại nguyên tắc không chiến

Kinh tế Trung Quốc gặp khó: Bắc Kinh đã "ngấm đòn" thuế quan?

"Ác điểu" MQ-9 của Mỹ sắp hết thời sau nhiều năm tung hoành?

Israel tăng cường không kích, phá hủy các bệnh viện tại Dải Gaza

Kế hoạch của Nhật bơm năng lượng vũ trụ về Trái Đất

Trung Quốc bắt đầu quá trình xây dựng siêu máy tính trong không gian

Pháp: Sân bay lớn thứ 2 của Paris tiếp tục bị gián đoạn
Có thể bạn quan tâm

Bộ phim khiến khán giả "than trời" vì 1 chi tiết trên mặt nữ chính: "Về ngủ đi, đừng đóng phim nữa"
Phim việt
23:52:59 19/05/2025
Mỹ nhân Việt đóng liên tiếp 5 phim lỗ nặng, tiếc cho nhan sắc cực cháy cứ xuất hiện là đốt mắt dân tình
Hậu trường phim
23:50:28 19/05/2025
Từ khóa 'Nguyễn Thúc Thùy Tiên' tăng vọt trên top tìm kiếm
Sao việt
23:44:13 19/05/2025
"Ca thần" Trần Dịch Tấn bị đồn chế.t, fan bức xúc
Sao châu á
23:41:54 19/05/2025
Món ăn từ lòng lợn từng b.ị ch.ê là 'tệ nhất Việt Nam' lại lọt Top món ngon của thế giới
Ẩm thực
23:29:48 19/05/2025
Từ xe tải chở mỡ lợn, phát hiện kho chứa hơn 6 tấn thực phẩm trôi nổi
Tin nổi bật
23:16:38 19/05/2025
Sao hạng A và những lần 'muối mặt' vì bị 'cấm cửa'
Sao âu mỹ
23:12:09 19/05/2025
Xử phạt 35 triệu đồng với đối tượng gào chử.i, đấ.m đạp nhân viên y tế
Pháp luật
23:03:26 19/05/2025
Chuyên gia tâm lý: Nỗi đau dẫn đến t.ự t.ử nằm ở "vết nứt" của đời sống
Sức khỏe
22:56:07 19/05/2025
Kỹ sư dầu khí muốn sớm cưới cô chủ homestay dù mới gặp trên show hẹn hò
Tv show
22:50:51 19/05/2025