An Giang sẵn sàng cho năm học mới
Năm học 2019-2020 đã bắt đầu. Hơn hơn 427.000 học sinh (HS) các cấp từ tiểu học , trung học cơ sở (THCS), trung học phổ thông (THPT) trên địa bàn tỉnh đã tựu trường từ 1 tuần nay (riêng cấp học mầm non tựu trường ngày 26-8).
Ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) đã chuẩn bị chu đáo về mọi mặt và huy động toàn xã hội tăng cường triển khai nhiều hoạt động để sẵn sàng cho năm học mới .
Đảm bảo cơ sở vật chất, trường lớp
An Phú là địa bàn đầu nguồn, còn nhiều khó khăn. Để chuẩn bị cho năm học mới, Phòng GD&ĐT đã chỉ đạo các trường học xây dựng kế hoạch phòng, chống lụt bão tại đơn vị; do là vùng ngập lũ nên các trường xây dựng kế hoạch đưa rước học sinh trong mùa lũ. Ngành GD&ĐT đã tập trung đầu tư sửa chữa 12 điểm trường, với 67 phòng học , 9 khu nhà vệ sinh. Đến nay, công tác sửa chữa đã hoàn tất đưa vào sử dụng kịp thời năm học mới. Về phòng học, cơ bản đáp ứng nhu cầu dạy, nhất là khối lớp 1 đảm bảo có đủ phòng dạy học 2 buổi/ngày. Các trường trong huyện còn phối hợp Trạm Y tế xã, thị trấn thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh như: phun xịt muỗi, thuốc diệt khuẩn trong và ngoài khuôn viên trường học. Các trường thực hiện tổng vệ sinh trong trường học; có kế hoạch đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại đơn vị trường học, sẵn sàng ứng phó khi có dịch xảy ra…
Giám đốc Sở GD&ĐT Trần Thị Ngọc Diễm cho biết, thực hiện khung kế hoạch thời gian năm học 2019-2020 theo Quyết định số 1199/QĐ-UBND ngày 21-5-2019 của UBND tỉnh, các trường tiểu học, THCS, THPT tựu trường vào ngày 19-8-2019 và ngày 26-8-2019 đối với các trường mầm non. Để chuẩn bị chu đáo cho năm học mới, Sở GD&ĐT đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 395/KH-UBND ngày 3-7-2019 tổ chức “Tháng hành động vì sự nghiệp giáo dục”, trên cơ sở đó, sở đã ban hành các văn bản chỉ đạo trong toàn ngành (Hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2019-2020, hướng dẫn triển khai “Tháng hành động vì sự nghiệp giáo dục”, hướng dẫn tuần lễ sinh hoạt đầu năm học, hướng dẫn tổ chức lễ khai giảng…).
Ngành GD&ĐT An Giang đặc biệt quan tâm rà soát các điều kiện đảm bảo cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, phục vụ chương trình giáo dục phổ thông mới. Rà soát chính xác nhu cầu phòng học, nhà vệ sinh… đầu tư tu bổ, cải tạo, xây dựng mới phục vụ nhu cầu dạy học 2 buổi/ngày. Thực hiện kiểm tra, rà soát để phát huy hiệu quả các trang thiết bị dạy học đã được đầu tư và tăng cường đầu tư phòng học bộ môn. Tăng cường phối hợp các địa phương tiếp tục triển khai công tác quy hoạch mạng lưới cơ sở GD&ĐT theo hướng phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội tại địa phương dựa vào đề án quy hoạch đã được phê duyệt. Thực hiện lồng ghép có hiệu quả các chương trình, đề án, dự án tại địa phương nhằm tăng cường các nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu nhà vệ sinh và công trình nước sạch trong các cơ sở giáo dục; không đưa vào sử dụng các công trình trường, lớp học, nhà vệ sinh chưa đảm bảo an toàn.
Đến nay, đã hoàn thiện cải tạo, sửa chữa 8 trường THPT (Mỹ Hòa Hưng, Hòa Lạc, Lương Văn Cù, Phú Tân, Trần Văn Thành, Vĩnh Trạch, Cần Đăng, Nguyễn Bỉnh Khiêm) với tổng vốn 2,1 tỷ đồng; cải tạo sửa chữa lớn 2 trường THPT (Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Khuyến) với tổng kinh phí hơn 3 tỷ đồng, hoàn thiện cơ sở vật chất Trường THCS Vĩnh Gia, tổng kinh phí đầu tư 3,6 tỷ đồng. Đồng thời, trang bị bổ sung cơ sở vật chất 2 trường THPT chuyên (Thoại Ngọc Hầu, Thủ Khoa Nghĩa) từ vốn tài trợ 25 tỷ đồng.
Ngoài ra, Sở GD&ĐT triển khai mua sắm , lắp đặt trang thiết bị nhiều phòng bộ môn: Lý, Hóa, Sinh, Công nghệ và Tiếng nước ngoài, Tin học, với tổng trị giá các gói thầu hơn 17 tỷ đồng; mua sắm thiết bị bàn ghế HS 1.601 bộ (khoảng 3,9 tỷ đồng); mua sắm thiết bị Tin học cho 22 trường THPT (24,1 tỷ đồng); mua sắm thiết bị dạy học tối thiểu cho các trường mầm non (6,5 tỷ đồng). Đồng thời, chỉ đạo các đơn vị triển khai cải tạo, sửa chữa, vệ sinh trường lớp; các cơ sở nội trú, bán trú tổ chức quét dọn, vệ sinh nơi ở, bếp ăn cho HS, chủ động phòng ngừa, không để xảy ra dịch bệnh, nhất là dịch sốt xuất huyết, tay-chân-miệng…
Video đang HOT
Tăng cường vận động học sinh ra lớp
Giám đốc Sở GD&ĐT Trần Thị Ngọc Diễm cho biết: ngành GD&ĐT phối hợp chặt chẽ các ban, ngành, đoàn thể cùng tham gia vận động trẻ trong độ tuổi đến trường, hạn chế tình trạng HS bỏ học giữa chừng, nhất là bỏ học trong hè, bằng nhiều giải pháp, quy trình chặt chẽ, trong đó tập trung thực hiện tốt “Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường”. Đẩy mạnh công tác tư vấn hướng nghiệp, phân luồng HS, gặp gỡ vận động HS ra lớp, góp phần ổn định và duy trì sĩ số, ngăn chặn HS bỏ học. Tăng cường hoạt động ôn tập văn hóa hè, bồi dưỡng kiến thức, phụ đạo HS có học lực yếu, có nguy cơ bỏ học, giúp các em tự tin bước vào năm học mới.
Tiến hành gửi giấy báo nhập học (đối với HS lớp đầu cấp), thông báo lịch ôn tập và thi lại đến gia đình những HS chưa đủ điều kiện lên lớp. Phối hợp chặt chẽ với Hội Khuyến học và các đoàn thể xét chọn danh sách và thực hiện tặng quà “Tiếp bước đến trường”, cấp phát học bổng cho HS có hoàn cảnh khó khăn. Tập trung nguồn lực đẩy mạnh cuộc vận động “Giúp bạn tới trường”, “Đôi bạn cùng tiến”… Sử dụng đúng mục đích và phát huy tốt các quỹ học bổng “Vì bạn nghèo”, “Nuôi heo đất khuyến học”, “Hũ gạo tình thương”. Phối hợp với Công đoàn giáo dục địa phương đẩy mạnh hoạt động “đỡ đầu HS”…
Năm học này, toàn tỉnh có 737 cơ sở giáo dục sẽ huy động 431.600 HS các cấp học đến trường. Trong đó có 4.300 cháu đi nhà trẻ, 59.500 cháu học mẫu giáo, 190.200 HS tiểu học, 127.000 HS THCS, 50.600 HS THPT. Riêng hệ giáo dục thường xuyên sẽ huy động 6.900 học viên ra lớp hệ THCS và hệ THPT.
HỮU HUYNH
Theo baoangiang
Trước thềm năm học mới: Băn khoăn lựa chọn sách giáo khoa
.Quyết định thực hiện 1 chương trình giáo dục, nhiều sách giáo khoa nhận được sự đồng tình, ủng hộ từ các địa phương. Song, đầu mối nào giữ vai trò quyết định trong việc lựa chọn sách là vấn đề được nhiều người quan tâm, bàn luận.
Quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục đòi hỏi cán bộ quản lý phải đưa ra định hướng đúng đắn. Ảnh: Hữu Cường
Tăng tính tự chủ cho nhà trường
Bà Hoàng Phương Thảo - Trưởng phòng GD&ĐT TP Vinh (Nghệ An) cho rằng: Nên giao cho hiệu trưởng các trường lựa chọn tài liệu giảng dạy, trên cơ sở bảo đảm các chuẩn kiến thức kỹ năng bài học theo khung chương trình của Bộ GD&ĐT. Bởi hiệu trưởng là người hiểu rõ nhất về đặc điểm, tình hình thực tế cũng như mục tiêu tầm nhìn, sứ mệnh của nhà trường. Khi các trường được tự chủ xây dựng chương trình, họ cũng sẽ lựa chọn được tài liệu dạy học theo chương trình đó.
"Tại TP Vinh, địa bàn có số lượng đơn vị trường lớp nhỏ, mặt bằng kinh tế, xã hội khá đồng đều nhau, nhưng mỗi trường đã có sự khác nhau về điều kiện cơ sở vật chất, mặt bằng chất lượng HS, đội ngũ GV... Đơn cử, Trường THCS Đặng Thai Mai, trường trọng điểm, chất lượng cao của thành phố, ngoài việc bảo đảm chuẩn kiến thức kỹ năng theo quy định của Bộ GD&ĐT, còn có các nội dung tăng cường cho HS. Như vậy, việc lựa chọn tài liệu SGK không thể giống như các trường còn lại" , bà Hoàng Phương Thảo.
Cũng theo bà Thảo, lâu nay nhiều người nghĩ SGK là cho HS, nhưng thực tế còn hỗ trợ GV trong phương pháp dạy học, và cho cả phụ huynh trong phối hợp với thầy cô, nhà trường để giáo dục các con.
Vì vậy, việc lựa chọn sách đặc biệt quan trọng, nên có sự tham gia của hiệu trưởng và cả đội ngũ GV cốt cán từng trường. Tất nhiên không phải hiệu trưởng nào cũng đủ năng lực để quyết định được mà phải có sự định hướng của phòng, sở GD&ĐT.
Thầy Nguyễn Văn Hào - Hiệu trưởng Trường THCS Lục Dạ (huyện Con Cuông, Nghệ An) nêu ý kiến: Là trường miền núi với hầu hết HS là con em đồng bào dân tộc thiểu số nên để hiệu trưởng chọn SGK là phù hợp với thực tiễn, trên cơ sở cố vấn của Phòng GD&ĐT.
Tự chọn trên cơ sở chung
Liên quan đến việc lựa chọn SGK, có ý kiến cho rằng, nếu để từng trường lựa chọn và xây dựng chương trình địa phương dễ dẫn đến tình trạng loạn tài liệu dạy học và gây hoang mang cho phụ huynh.
Theo ông Phùng Đức Nhân - Trưởng phòng GD&ĐT thị xã Cửa Lò, các bộ SGK đều có đội ngũ chuyên gia biên soạn và được Bộ GD&ĐT thẩm định. Mục đích cuối cùng là đáp ứng khung chương trình và chuẩn kiến thức kỹ năng, nên các bộ sách sẽ tương đồng với nhau chứ không khác biệt quá nhiều. Các địa phương sẽ lựa chọn tài liệu dạy học nào phù hợp với thực tiễn. Dù vậy, việc chọn sách cũng phải phù hợp với cái chung của toàn tỉnh vì còn liên quan đến các kỳ thi, đánh giá HS.
Đến lúc nào đó các hiệu trưởng có thể chủ động lựa chọn SGK cho trường mình, nhưng sẽ phải mất một khoảng thời gian dài để thúc đẩy, đổi mới năng lực tư duy của đội ngũ quản lý giáo dục ở cơ sở.
Ông Thái Văn Thành
Bà Trần Thị Thúy Hà, Trưởng phòng GD&ĐT quận Hải Châu (Đà Nẵng) cho rằng, không phải hiệu trưởng nào cũng đủ kinh nghiệm để lựa chọn sách giáo khoa cho riêng trường mình, bởi bên cạnh người có thâm niên quản lý cũng có những hiệu trưởng mới bổ nhiệm, sẽ không tránh khỏi lúng túng trong lựa chọn, thẩm định sách. Bà Hà nhấn mạnh: Việc xác định một bộ SGK thống nhất trong phạm vi một địa phương sẽ thuận lợi hơn trong chỉ đạo chuyên môn, kiểm tra, đánh giá.
Đồng tình với quan điểm này, ông Nguyễn Hỷ - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Phan Phu Tiên (Q. Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) bày tỏ: SGK cần thống nhất trong địa bàn của một tỉnh, thành phố để tạo mặt bằng chung của địa phương. Còn theo bà Huỳnh Thị Thu Nguyệt, Hiệu trưởng Trường Núi Thành (Q. Hải Châu, TP Đà Nẵng), Sở GD&ĐT cần thành lập Ban chỉ đạo trong đó có sự tham gia của lãnh đạo sở, một số hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và GV nòng cốt để lựa chọn SGK dùng chung cho toàn địa phương thì sẽ tối ưu hơn.
Sớm tập huấn, bồi dưỡng
Trao đổi về việc thực hiện 1 chương trình nhiều bộ SGK, ông Thái Văn Thành - GĐ Sở GD&ĐT Nghệ An bày tỏ: Đây là điều tất yếu, thế giới đã thực hiện từ lâu. Trước đây, SGK là pháp lệnh, GV phải dạy theo đúng số tiết, số bài quy định. Nhưng bây giờ, chương trình mới là pháp lệnh, gồm có chương trình quốc gia và chương trình địa phương. SGK phải phản ánh đúng chuẩn đầu ra, kiến thức, kỹ năng, thái độ của chương trình.
Về việc lựa chọn SGK, ông Thái Văn Thành khẳng định: Sở GD&ĐT sẽ tham mưu cho UBND tỉnh ra quyết định chọn bộ sách nào. Trước khi chọn, Sở sẽ lấy ý kiến của nhà trường, của các phòng GD&ĐT và có thể đến từng GV. Chương trình địa phương là do Sở GD&ĐT chủ trì xây dựng, tham mưu cho UBND tỉnh quyết định. Sở sẽ phải nhờ đến các chuyên gia, nhà khoa học, nhà giáo và nhiều lực lượng khác.
Cũng theo lãnh đạo Sở GD&ĐT Nghệ An, Sở đã lên kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ chuẩn bị cho thay SGK. Cụ thể, sau khai giảng, Sở sẽ mời đại diện Học viện Quản lý giáo dục bồi dưỡng cán bộ quản lý và mời ĐH Vinh tập huấn cho toàn bộ giáo viên lớp 1. Năm sau, sẽ tiếp tục bồi dưỡng cho lớp 2 và lớp 6, tuần tự qua các năm học theo lộ trình thay sách của Bộ GD&ĐT.
Hồ Lài - Hà Nguyên
Theo GDTĐ
Gấp rút hoàn thiện các công trình xây dựng trường học trước năm học mới Năm học mới đến gần, các công trình trường học tại Đà Nẵng đang xây dựng. Điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc học, sinh hoạt của học sinh và giáo viên. Để đảm bảo việc học của học sinh không bị xáo trộn, các trường có phương án nhằm đáp ứng cơ bản việc học tập của học sinh. Sáng...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Clip hot: Đại mỹ nhân bỏ chạy khỏi thảm đỏ Cannes 2025 khiến hàng trăm phóng viên ngỡ ngàng
Hậu trường phim
23:36:29 23/05/2025
Cặp đôi ngôn tình đang hot điên đảo: Chemistry tung toé màn hình, nhà gái đẹp nhất Trung Quốc hiện tại
Phim châu á
23:32:09 23/05/2025
'Zootopia 2' tung teaser đầu tiên, hé lộ nhân vật và nhiều vùng đất mới, cùng sự trở lại của cáo Nick và thỏ Judy sau 9 năm vắng bóng
Phim âu mỹ
23:17:28 23/05/2025
Đề xuất tăng mức phạt nghệ sĩ, người nổi tiếng khi quảng cáo sai sự thật
Sao việt
22:58:06 23/05/2025
Người đàn ông lạ mặt xông vào hành hung nữ chủ tiệm cắt tóc ở Nghệ An
Tin nổi bật
22:56:01 23/05/2025
Liệu cái kết của "Cha tôi, người ở lại" sẽ giống phiên bản Trung Quốc?
Phim việt
22:48:29 23/05/2025
Mỹ sắp mở web bán 'thẻ vàng' nhập cư vào tuần tới
Thế giới
22:48:28 23/05/2025
Lĩnh án vì chém hàng xóm té xuống ao nước rồi bỏ mặc dẫn đến tử vong
Pháp luật
22:41:29 23/05/2025
Miley Cyrus có nguy cơ bị hỏng giọng hát
Nhạc quốc tế
22:39:41 23/05/2025
Phương Thanh nói về chuyện 'hết thời', tiết lộ về con gái 20 tuổi
Tv show
22:36:24 23/05/2025