Án hành chính: Nếu thẩm phán cũng sợ, dân biết kêu ai?
Thẩm phán xử án hành chính phải chịu nhiều áp lực nên cần chọn những con người bản lĩnh và phải có một cơ chế bảo hộ để họ vô tư xét xử.
Tại phiên thảo luận về Dự thảo Luật Tố tụng hành chính sửa đổi ngày 27/10 của Quốc Hội, đại biểu Chu Sơn Hà (Hà Nội) kể: “Có một vụ án mà đồng chí nằm trong Hội đồng xét xử đã quyết định là “quan thua dân”, đến khi đề bạt đồng chí này gặp rất nhiều khó khăn, cuối cùng phải chuyển công tác đến một đơn vị hành chính khác” (trích Tiền phong).
Sợ án hành chính?
Câu chuyện “sợ án hành chính” vì ngại đụng chạm không phải là câu chuyện mới. Điều này dễ khiến nhiều người dân thiếu niềm tin vào pháp luật, thậm chí còn xuất hiện quan niệm “con kiến mà kiện củ khoai”.
Một phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hành chính (Ảnh: VKS Đà Nẵng)
Người dân đi kiện, đi tìm kiếm công lý, tìm kiếm sự thật khách quan mà đến thẩm phán cũng sợ nếu phải xử cho dân thắng thì bảo sao khiếu kiện không kéo dài hết năm này sang năm khác.
Video đang HOT
Điều đặc biệt, phần lớn án hành chính lại rơi vào các vụ kiện liên quan đến quyết định về bồi thường đất, dự án…là những quyền lợi “sát sườn” của người dân. Do đó, nếu không có hướng giải quyết thấu đáo thì tình trạng người dân “ôm” đơn đi kiện khắp nơi sẽ còn tiếp diễn.
Đối với Toà án, do áp lực của tính chất án hành chính nên một số cán bộ toà được giao thụ lý vụ án chưa làm hết trách nhiệm, thậm chí tìm cách không thụ lý vụ án hoặc đẩy vụ việc sang một hướng khác để tránh phải đưa ra xét xử.
Nhiều người cho rằng án hành chính là loại án phức tạp. Thế nhưng, thực tế cho thấy các vụ án hành chính không quá phức tạp thậm chí nhiều vụ còn khá đơn giản. Song vì lý do này, lý do khác liên quan đến đối tượng bị khởi kiện mà quá trình thụ lý gặp nhiều vướng mắc, lúng túng, việc xét xử đôi khi thiếu khách quan.
Xây dựng cơ chế bảo hộ để thẩm phán vô tư xét xử
Thẩm phán “cầm cân nảy mực” trong vụ án hành chính chịu rất nhiều áp lực cho nên muốn “phụng công, thủ pháp, chí công vô tư” thì họ phải là những người có bản lĩnh và phải có cơ chế “bảo hộ” cho những thẩm phán này.
Ông Bùi Tiến Đạt, thạc sĩ luật, nghiên cứu sinh luật tại Đại học Macquarie, Australia bày tỏ: “Về nguyên tắc cần tạo cơ chế để thẩm phán thực sự độc lập, vô tư và chỉ tuân theo pháp luật, là người bảo vệ công lý. Một khi thẩm phán còn phải chị sự tác động của cơ quan hành chính thì khó mà độc lập, vô tư được”.
Với tư cách là người quản trị “Diễn đàn những người hành nghề luật”, luật sư Lê Cao, Đoàn luật sư TP. Đà Nẵng cũng có những chia sẻ đầy tâm huyết. Theo luật sư Lê Cao: Muốn Tòa án độc lập thì Tòa án phải thực sự độc lập trên cơ sở quyền lực được luật pháp quy định lẫn thực tiễn hoạt động.
Có một thực tế là ở Việt Nam nhánh quyền lực tư pháp như Tòa án mà lại được nhiều người gọi là “ngành Tòa án”, gọi thế cho thấp xuống giống như một mảng quản lý điều hành tựa các cơ quan cấp bộ của Chính phủ.
“Có rất nhiều điều đáng bàn, nhưng nhìn chung thẩm phán khó độc lập ở các loại án họ xét xử, trong đó án hành chính với đặc thù động chạm đến các anh em “đồng chí” với nhau nên sự sợ hãi có thể vì thế mà tăng lên. Chúng ta không thể phán xét toàn bộ các thẩm phán đều sợ án hành chính. Tôi biết nhiều thẩm phán dũng cảm, bản lĩnh cũng đã vượt lên các khó khăn, dám dùng quyền lực được trao để thực thi công lý”, luật sư Lê Cao chia sẻ.
Nhất Phiến
Theo_Người Đưa Tin
Thẩm phán xử quan thua dân sẽ bị thù lâu?
Ngày 27.10, Quốc hội đã thảo luận Dự thảo Luật Tố tụng hành chính (sửa đổi). Vấn đề khi cá nhân, tổ chức kiện các quyết định hành chính, hành vi hành chính thì cấp tòa nào thụ lý để đảm bảo tính khả thi, khách quan đã được nhiều đại biểu (ĐB) góp ý.
ĐB Huỳnh Văn Tính (Tiền Giang) tán thành cần quy định đối với các vụ kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp huyện thì cần giao cho TAND cấp tỉnh giải quyết sơ thẩm, để đảm bảo tính khả thi và hiệu quả trong việc giải quyết vụ án.
"Hiện nay, mặc dù chủ trương cải cách tư pháp là tăng thẩm quyền cho TAND cấp huyện, bảo đảm cho thẩm phán và tòa án được độc lập xét xử nhưng tôi nghĩ do nhiều nguyên nhân khác nhau, TAND cấp huyện vẫn phụ thuộc nhiều vào cấp ủy và cơ quan hành chính. Tính độc lập của thẩm phán bị chi phối nhiều về mặt tổ chức nhân sự, về điều kiện tái bổ nhiệm" - ĐB Tính nêu.
Đại biểu Huỳnh Văn Tính (Tiền Giang). Ảnh: Hoàng Long
Cũng về vấn đề này, ĐB Chu Sơn Hà (Hà Nội) cho biết: Trong phiên họp lấy ý kiến vào Dự thảo Bộ luật Tố tụng hành chính (sửa đổi) của Đoàn đại biểu Quốc hội TP.Hà Nội, có vị chánh án một tòa cấp huyện phản ánh rằng nếu quy định thẩm quyền của TAND cấp huyện mà xử các quyết định của UBND trên địa bàn hành chính của cấp huyện thì sẽ không khả thi bởi đã có nhiều bản án tuyên "quan thắng dân". Dù dân kiện quan nhưng đa phần quan luôn thắng.
"Nhưng tôi nhớ có một vụ án mà hội đồng xét xử đã tuyên quan thua dân. Sau đó, thẩm phán của phiên tòa đó dù được đánh giá có năng lực, có trình độ nằm trong quy hoạch, nhưng đến khi đề bạt rất khó khăn và cuối cùng phải chuyển công tác đến một đơn vị khác. Ví dụ như vậy để chúng ta thấy rằng bệnh thù lâu nhớ dai trong cán bộ chúng ta không phải là không có" - ĐB Hà cho hay.
Ông đề nghị ban soạn thảo nghiên cứu làm sao quy định thẩm quyền của cấp huyện là nên chỉ xử các vụ án hành chính từ cấp xã, còn cấp huyện thì lên cấp tỉnh xử, còn cấp tỉnh lên tòa án tối cao xử để bảo đảm không ảnh hưởng đến quyền, lợi ích cơ bản của công dân.
Theo_Dân việt
Thẩm phán sẽ mặc áo thụng đen khi xét xử Theo TAND Tối cao, cần phải có trang phục riêng cho thẩm phán khi xét xử để vừa đảm bảo được tính trang nghiêm, vừa thể hiện tính đặc thù của người bảo vệ công lý... Hiện nay, hình ảnh thường thấy của các thẩm phán, hội thẩm, thư ký phiên tòa khi xét xử là mặc veston tối màu, bên trong là...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Xúc phạm chủ cơ sở thẩm mỹ ở TPHCM, "Mr Lee" lĩnh án

Nghi án chồng dàn cảnh bị cướp để chiếm đoạt tiền, vàng của vợ

Thủ đoạn thâu tóm mỏ cát Pha Lê cùng nhát dao đoạt lại ghế chủ tịch công ty

Nhận hối lộ gần 1 tỷ đồng, giám đốc trung tâm đăng kiểm lãnh 11 năm tù

Ráo riết truy bắt đối tượng giết người rồi bỏ trốn

Khởi tố các đối tượng kinh doanh đa cấp xuyên biên giới trái phép

Cảnh sát hình sự ngăn chặn nhóm thanh niên mang hung khí đến tận nhà uy hiếp con nợ

Truy tìm lai lịch đối tượng chích điện 2 người ở Phú Quốc

Ai là bị hại của Thùy Tiên?

Đột nhập tiệm điện thoại trộm tài sản để có tiền cho bạn gái lớn hơn 18 tuổi

Đại diện ngân hàng bị cướp ở Vũng Tàu nói gì?

Tạm giữ đối tượng bị Myanmar trục xuất vì liên quan đến đường dây lừa đảo
Có thể bạn quan tâm

Ali Hoàng Dương trở lại với EP đầu tay: "Mất cái tôi nhưng 'lãi' được 30 Anh Trai"
Nhạc việt
21:52:22 21/05/2025
Phim The Secret Agent: Phim xuất sắc lấy bối cảnh u ám tại Brazil những năm 1970
Hậu trường phim
21:43:47 21/05/2025
SpaceX của tỷ phú Elon Musk sẽ đầu tư 1,5 tỷ USD vào Việt Nam
Tin nổi bật
21:43:21 21/05/2025
Thành viên "team châu Phi" tiết lộ hoàn cảnh hiện tại sống chật vật
Netizen
21:40:28 21/05/2025
Ý Nhi vừa nắm chắc ngồi Á Hậu liền bị đàn chị 'hại', đối thủ Nawat liền cứu giúp
Sao việt
21:36:16 21/05/2025
Ông Putin đến Kursk, Ukraine tìm cách đột kích trở lại biên giới Nga
Thế giới
21:36:07 21/05/2025
Jennifer Lawrence từng suy sụp sau sinh, muốn làm 1 chuyện điên rồ, khán giả sốc
Sao âu mỹ
21:34:03 21/05/2025
Nóng nhất MXH hôm nay: Ngô Kỳ Long - Lưu Thi Thi ly hôn, đã đạt được thỏa thuận phân chia 2.800 tỷ đồng?
Sao châu á
21:17:01 21/05/2025
Toyota bán xe điện cạnh tranh với Tesla Model Y, giá chỉ bằng một nửa
Ôtô
21:12:50 21/05/2025
CLB công khai chiêu mộ Messi
Sao thể thao
21:02:37 21/05/2025