Ăn Tết phải an toàn thực phẩm
Ngày 13-12, ông Lê Đức Thọ, Chi cục trưởng Chi cục ATVSTP – Sở Y tế Hà Nội cho biết, để phục vụ Tết nguyên đán, từ cuối tháng 11-2012 đến nay, Chi cục đã tổ chức giám sát, lấy 40 mẫu thực phẩm trên thị trường và tại các cơ sở sản xuất để gửi kiểm nghiệm.
Đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra ATVSTP tại chợ Đồng Xuân
Video đang HOT
Tính đến chiều 13-12, 5 mẫu thực phẩm đầu tiên đã có kết quả nhưng đều đảm bảo an toàn, chưa phát hiện có tình trạng dùng hóa chất hay phụ gia, phẩm màu ngoài danh mục cho phép. Những mẫu thực phẩm được lấy đánh giá chất lượng và độ an toàn trong thời điểm này chủ yếu thuộc nhóm thực phẩm được tiêu dùng nhiều trong dịp Tết như bánh mứt kẹo, hoa quả, rượu bia, ô mai xí muội và các sản phẩm từ thịt. Chi cục sẽ tiếp tục công bố kết quả kiểm nghiệm các mẫu thực phẩm trong thời gian tới, đặc biệt là các mẫu phát hiện không đảm bảo an toàn, để kịp thời cảnh báo tới người dân. Theo ông Thọ, qua giám sát, kiểm tra chung trên địa bàn thành phố từ đầu năm đến nay, tỷ lệ hàng thực phẩm vi phạm, không đảm bảo an toàn chiếm 20%. Thông thường, cứ vào vụ cao điểm thì các mặt hàng giả, hàng lậu được trà trộn ra thị trường càng nhiều hơn. Vì vậy, để đảm bảo an toàn, người dân không nên mua, sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Ông Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế cho biết, tỷ lệ phát hiện vi phạm qua kiểm tra thấp vì nhiều khi có đoàn kiểm tra, các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm tuân thủ khá tốt nhưng khi đoàn kiểm tra đi thì tình trạng vi phạm lại tái diễn. Đặc biệt, các đoàn kiểm tra của quận, huyện, xã, phường còn có tình trạng cả nể trong xử lý vi phạm nên chưa đủ sức răn đe.
Một tồn tại nữa đang diễn ra, đó là việc phân công quản lý ATVSTP cho 3 ngành (y tế- nông nghiệp – công thương) cùng quản lý vừa tạo ra sự chồng chéo lại vừa tạo ra những lỗ hổng. Bà Nguyễn Thị Như Mai, Phó Giám đốc Sở Công Thương cho biết, có những mặt hàng thực phẩm hiện không biết giao cho ngành nào quản lý, chẳng hạn như thạch rau câu, cháo ăn liền có thịt… Vì không thuộc thẩm quyền quản lý của một ngành cụ thể nào nên rất dễ bị bỏ sót khâu kiểm tra, giám sát chất lượng.
Ông Trần Quang Trung, Cục trưởng Cục ATVSTP – Bộ Y tế cho biết, trong tháng 12 này, Bộ Y tế sẽ thành lập nhiều đoàn thanh, kiểm tra các mặt hàng thực phẩm được tiêu thụ nhiều vào dịp Tết Nguyên đán (dự kiến khoảng 8 đoàn cấp trung ương). Các đoàn kiểm tra sẽ thực hiện rà soát, kiểm tra những nơi cung cấp thực phẩm số lượng lớn như chợ đầu mối, siêu thị… tại một số địa phương có lượng thực phẩm tiêu thụ lớn. Ông Trung cũng cho biết thêm, theo quy định xử phạt vi phạm hành chính về ATTP có hiệu lực từ ngày 25-12 tới đây, các hành vi vi phạm sẽ bị xử phạt rất nặng. Nhiều sai phạm trước kia mức phạt chỉ 50.000-100.000 đồng, nay tăng lên 3-5 triệu đồng. Mức xử phạt cao nhất là 100 triệu đồng. Đặc biệt, cơ sở kinh doanh thực phẩm mất an toàn sẽ bị phạt tiền gấp 7 lần giá trị hàng hóa.
Trước thông tin về việc Công ty thực phẩm Ito En của Nhật Bản thu hồi một sản phẩm trà ô long với nguyên liệu nhập từ Trung Quốc do chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt quá giới hạn cho phép, Cục ATVSTP khẳng định chưa từng cấp công bố cho sản phẩm trà ô long có xuất xứ Nhật Bản. Đến thời điểm này Cục mới chỉ cấp cho một số sản phẩm trà Ô Long được sản xuất từ Đài Loan (TQ), Hàn Quốc và Trung Quốc. Cục đã chỉ đạo lấy mẫu để kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong các sản phẩm trà ô long có nguyên liệu xuất xứ từ Trung Quốc.
Theo ANTD
Nhiều doanh nghiệp thờ ơ trước tính mạng công nhân
Sau 18 năm thực hiện pháp luật về ATVSLĐ, số vụ tai nạn lao động (TNLĐ) giảm nhưng số người bị nạn lại tăng cao, do chế tài và cơ chế còn nhiều bất cập và điều quan trọng nhất là nhiều người sử dụng LĐ vẫn chưa quan tâm tới sức khoẻ, tính mạng người LĐ.
Bất kỳ loại hình DN nào trong sản xuất đều phải đảm bảo ATVSLĐ cho công nhân. Ảnh: Q.C
Số vụ TNLĐ thực tế gấp 3 lần báo cáo
Theo Bộ LĐTBXH, chỉ riêng giai đoạn 2001-2012, mỗi năm bình quân cả nước có khoảng 6.000 vụ TNLĐ/năm, làm hơn 6.000 người bị nạn, trong đó có khoảng 500 vụ TNLĐ chết người, thiệt mạng gần 600 người. TNLĐ tập trung nhiều trong lĩnh vực xây dựng, khai thác khoáng sản.
Theo thống kê của Tổng LĐLĐVN thì 68,54% DN vừa và nhỏ không có mạng lưới ATVSV và nhiều DN chỉ xây dựng với hình thức đối phó (60,71% hoạt động tốt và 39,29% hoạt động đối phó)
Điển hình như vụ sập cầu Cần Thơ làm 53 người bị chết vụ nổ khí mêtan tại mỏ than Mạo Khê (Quảng Ninh) làm 19 người chết, 12 người bị thương vụ sập mỏ đá D3 công trình thuỷ điện Bản Vẽ (Nghệ An) làm chết 18 người và gần đây nhất, ngày 5.12 vụ nổ xe bồn chứa gas tại KCN Bắc Ninh làm bị thương 32 người. Theo Cục ATLĐ (Bộ LĐTBXH), chỉ khảo sát tại 3 BV lớn là Việt-Đức (Hà Nội) Chợ Rẫy (TPHCM) và Trung ương Huế đã có trên 6.000 người LĐ bị TNLĐ đến cấp cứu, điều trị, cao hơn con số báo cáo của cả nước gần 400 người.
Nguyên nhân do công tác thống kê TNLĐ còn yếu và các đơn vị sử dụng LĐ thường ém nhẹm các vụ TNLĐ, tự giải quyết bồi thường với người bị nạn hoặc thân nhân của họ. Do vậy, tỉ lệ khai báo thấp, theo thống kê tại các BV, cơ sở y tế về số người nhập viện do TNLĐ cao gấp 3 lần so với số liệu báo cáo. Theo số liệu báo cáo từ các trạm y tế và BHXH VN thì từ năm 2005-2009 trung bình mỗi năm có 1.779 người bị chết vì TNLĐ.
Theo Bộ trưởng Bộ LĐTBXH Phạm Thị Hải Chuyền, nguyên nhân của số vụ TNLĐ gia tăng trong thời gian gần đây do số lượng DN tăng nhanh, công nghệ sản xuất ở nhiều ngành còn lạc hậu nhiều ngành nghề sản xuất mới ra đời, nhất là các ngành có nguy cơ TNLĐ như hoá chất, chế tạo, lắp ráp cơ khí.
Nhiều DN chưa quan tâm tới công tác ATVSLĐ và một bộ phận NLĐ chưa có ý thức tự bảo vệ mình trong LĐSX. Lực lượng thanh tra mỏng, chế tài xử phạt nhẹ, rất ít vụ TNLĐ nghiêm trọng bị truy cứu trách nhiệm hình sự (tỉ lệ đề nghị xử lý hình sự chỉ 1-2%), nên tính răn đe hạn chế. Hệ thống pháp luật về ATVSLĐ nhiều nhưng chồng chéo...
TNLĐ chết người, cần xử lý hình sự
Theo thống kê, mỗi năm chỉ có 13,8% số DN khối tư nhân tham gia tập huấn về ATVSLĐ, do vậy việc cập nhật thông tin, kiến thức và các văn bản pháp luật là hạn chế, dẫn tới người sử dụng LĐ không hiểu biết đầy đủ về các nghĩa vụ của họ trong công tác BHLĐ, ATVSLĐ mà pháp luật quy định. Ngoài ra, tại những đơn vị này, máy móc SX lạc hậu, đặc biệt là tại các cơ sở sản xuất gạch ngói, vôi, ximăng, khai thác đá, đúc kim loại...
LĐ thủ công chiếm 70 - 80%, trong đó trên 80% số LĐ phải làm việc trong môi trường nặng nhọc, vất vả. Sự ô nhiễm về bụi (chiếm 43%), hoá chất (chiếm 30%), tiếng ồn và mùi hôi thối (chiếm 11%)... đã ảnh hưởng tới sức khoẻ NLĐ. Ngoài ra, tỉ lệ máy thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ được sử dụng trong các DN vừa và nhỏ còn khá cao, chiếm 31,4% tổng số máy móc thiết bị được thống kê, chủ yếu là nồi hơi (8,17%) máy nén khí (5.48%) 21,59 máy móc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ không được khai báo.
Trong 18 năm qua, Tổng LĐLĐVN đã 3 lần tổ chức Hội thi ATVSV giỏi toàn quốc và gần 300 cuộc thi cấp tỉnh... Tỉ lệ CNLĐ được tập huấn về ATVSLĐ hằng năm đạt trên 80% với trên 160.000 mạng lưới ATVSV. Từ năm 2008 đến tháng 6.2012 tổ chức CĐ đã phát 1.385.060 tờ rơi và kẻ vẽ 607.204 panô tuyên truyền về ATVSLĐ đến với NLĐ. Nhưng vẫn còn nhiều DN thờ ơ trước vấn đề ATVSLĐ.
Theo thống kê của Tổng LĐLĐVN thì 68,54% DN vừa và nhỏ không có mạng lưới ATVSV và nhiều DN chỉ xây dựng với hình thức đối phó (60,71% hoạt động tốt và 39,29% hoạt động đối phó). Nhiều kiến nghị cho rằng cần phải xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm ATVSLĐ để xảy ra TNLĐ chết người và phải bị xử lý hình sự.
Ông Nguyễn Trung Sơn - Phó trưởng ban Chính sách Pháp luật (Tổng LĐLĐVN) kiến nghị: "Ngoài việc yêu cầu DN thực hiện tốt một số chế độ chính sách đối với NLĐ như khám - chữa bệnh định kỳ, đóng bảo hiểm... Cần yêu cầu DN thực hiện nghiêm việc huấn luyện công tác ATVSLĐ như vậy mới bảo vệ tốt nhất cho NLĐ".
Theo laodong
Thủy điện Việt Nam đi "ngược chiều" thế giới - Kỳ 5: Cần chấm dứt cảnh ai cũng làm thủy điện Đó là ý kiến của PGS-TS Phạm Hồng Giang (ảnh) , Chủ tịch Hội Đập lớn và phát triển nguồn nước Việt Nam, khi trả lời phỏng vấn Báo Thanh Niên. Nhiều hạng mục như âu tàu, cửa xả đáy... thủy điện thế giới làm nhưng VN không làm, có phải do chúng ta chưa có quy chuẩn cụ thể cho việc xây...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Vụ cá bò hòm giá 3,5 triệu đồng/kg tại Nha Trang: Xác định nhiều vi phạm

Chủ tịch nước Lương Cường chiêm bái xá lợi Phật tại chùa Thanh Tâm

TP.HCM: Tai nạn giữa ô tô công nghệ và xe tải, tài xế mắc kẹt trong xe

Vụ sữa giả, thuốc giả: Bộ Y tế nói đã 'làm hết trách nhiệm'

Bị chặn đầu xe, bẻ cần gạt nước, tài xế ô tô chỉ im lặng ghi hình

Thiếu tướng công an nói về vụ nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long

Điều tra viên cùng nhân chứng tới hiện trường vụ nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long

Phát hiện hàng chục tấn nội tạng bốc mùi chuẩn bị lên bàn ăn ở Hà Nội

2 người tử vong sau cú va chạm trên cầu ở Hà Nội

Cục điều tra VKSND tối cao đến tận nhà làm việc với mẹ nữ sinh ở Vĩnh Long

Vụ nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long: Yêu cầu xử lý cán bộ sai phạm trong vụ việc

Nam thanh niên nghi 'ngáo đá' chém nhiều người nhập viện ở Hà Nội
Có thể bạn quan tâm

Thuế quan của Mỹ: Quyền tiếp cận thuốc của người Canada bị đe dọa
Thế giới
21:14:10 06/05/2025
Bến Tre, Tiền Giang: Xử phạt 2 người tung tin giả về việc sáp nhập tỉnh
Pháp luật
21:12:43 06/05/2025
Giọt nước tràn ly, tôi nhất quyết ly hôn khi nhìn thấy vợ đổi hộp quà gửi cho bố mẹ
Góc tâm tình
21:08:00 06/05/2025
Ái nữ nhà Đỗ Mỹ Linh gây sốt với khoảnh khắc nằm gọn trong lòng Chủ tịch Hà Nội FC
Netizen
20:26:18 06/05/2025
Cuối cùng Palmer đã bật chế độ siêu anh hùng
Sao thể thao
20:20:27 06/05/2025
Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh hạnh phúc bên chồng chủ tịch, diễn viên Kiều Thanh mặc sexy
Sao việt
20:05:07 06/05/2025
1 thành viên lộ "bí mật" ngày BLACKPINK tái hợp, còn yêu cầu fan kiên nhẫn chờ
Sao châu á
19:46:47 06/05/2025
Thượng tá Phương Anh, Tùng Dương và Soobin chung sân khấu ở Hải Phòng
Nhạc việt
19:42:07 06/05/2025
Hoa hậu Kỳ Duyên đẹp sắc sảo, than 'kiệt sức vì vai nữ pháp sư'
Hậu trường phim
19:39:43 06/05/2025
Lê Dương Bảo Lâm mắt rơm rớm khi nhắc đến con
Tv show
19:35:56 06/05/2025