Anh gắn chip cho động vật biển để nghiên cứu đại dương
Ngoài khảo sát đại dương bằng tàu, máy bay không người lái dưới nước và cảm biến nổi, các nhà khoa học Anh, đã gắn chip cho 10.000 động vật biển như cá mập, chim cánh cụt, rùa nhằm mục đích nghiên cứu và bảo vệ môi trường, trước hết ở những khu vực ít được biết đến nhất.
Rùa biển được trang bị cảm biến giúp nghiên cứu đại dương – Ảnh: Miquel Gomila /SOCIB
Theo Phys.org, các nhà khoa học từ Đại học Exeter, Anh, đã gắn chip cho 10.000 động vật biển nhằm mục đích nghiên cứu và bảo vệ môi trường trước hết ở những khu vực ít được biết đến nhất. Họ muốn tạo điều kiện thuận lợi cho công việc của các nhà nghiên cứu khi khảo sát đại dương bằng tàu, máy bay không người lái dưới nước và cảm biến nổi.
Cá mập, chim cánh cụt, rùa và các sinh vật biển khác có thể giúp con người theo dõi các đại dương bằng cách truyền thông tin hải dương học qua chip điện tử. Các nhà nghiên cứu có kế hoạch gắn chip cho hàng ngàn động vật biển nhằm mục đích nghiên cứu và bảo tồn.
Phương pháp này sẽ đơn giản hóa công việc của những người sử dụng tàu nghiên cứu, máy bay không người lái dưới nước và hàng ngàn cảm biến nổi. Tuy nhiên, các nhà khoa học lưu ý rằng để bao quát nhiều hơn các biển và đại dương, họ cần gắn chịp cho khoảng 30 nghìn động vật nữa.
Theo nhóm nghiên cứu của Đại học Exeter, động vật có cảm biến có thể lấp đầy khoảng trống thông tin về những phần của đại dương mà các nhà khoa học ít biết đến nhất.
Giáo sư Brendan Godley cho biết các nhà khoa học đã kiểm tra 183 loài động vật, xử lý thông tin về môi trường sống của chúng. So sánh dữ liệu này với các lỗ hổng trong các quan sát hiện tại bằng cách sử dụng cảm biến nổi, họ đã chọn chúng để tiến hành quan sát ở các khu vực xa xôi nhất định.
Dữ liệu được thu thập bởi rùa hoặc cá mập cũng có thể cải thiện giám sát đại dương ở các khu vực xa xôi khác, như vùng nhiệt đới, vì đây là vùng tác động đáng kể đến sự thay đổi khí hậu toàn cầu.
Video đang HOT
Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng bằng hoạt động này họ cũng kêu gọi sự hợp tác hơn nữa giữa các nhà sinh thái học và nhà hải dương học.
Vũ Trung Hương
Theo motthegioi.vn
Mặt Trời có thể giúp phân hủy rác thải đại dương
Liệu rằng rác thải nhựa trong đại dương có thể tự "cháy"?
Suy nghĩ này có thể không quá xa vời so với thực tế. Một nghiên cứu gần đây trên Journal of Hazardous Materials cho thấy khi lấy bốn mẫu rác thải nhựa nhỏ khác nhau từ vùng biển của Bắc Thái Bình Dương và đặt chúng dưới thiết bị mô phỏng năng lượng mặt trời thì chúng đã hòa tan thành cacbon hữu cơ.
Hiện tại, các nhà khoa học dự đoán rằng 5 nghìn tỷ vật phẩm nhựa, hầu hết là các loại nhựa siêu nhỏ, hiện đang trôi nổi trên các đại dương trên thế giới, nặng hơn 250.000 tấn. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã ước tính rằng số nhựa được tìm thấy ở bề mặt biển chỉ khoảng 1% lượng nhựa ở đại dương.
Tuy nhiên, nhựa trên mặt biển đặc biệt ở chỗ chúng tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Và, vì nhựa thường là các polyme chứa cacbon nên ánh sáng mặt trời sẽ phân hủy nhựa thành cacbon theo thời gian, Aron Stubbins, giáo sư khoa học và kỹ thuật biển tại Đại học Northeastern cho biết.
Cacbon hữu cơ hòa tan này phần lớn đã bị vi khuẩn biển trong nước nghiền nát, sau đó có khả năng biến đổi thành cacbon dioxide.
"Chúng chỉ xem đó là một nguồn thực phẩm khác", ông Stubbins nói.
Đối với Stubbins, có vẻ như những mảnh nhựa lớn sẽ gây nguy hiểm nhiều hơn, vì chúng có thể nằm trong dạ dày của sinh vật biển và hải âu rất lâu trước khi mặt trời có thể biến chúng thành cacbon.
Theo ông, rắc rối không phải là về những gì chúng giải phóng vào hệ sinh thái mà là sự hiện diện vật lý của chúng trong nước.
"Đó là một mối nguy hại. Nó không chỉ là hình ảnh xấu xí mà còn là lời nhắc nhở về những thiệt hại mà con người đang gây ra cho hành tinh này và cho các sinh vật khác có thể ăn nhầm rác thải" , ông Stubbins nói. Theo một cách khác, những rác thải này là chất gây ô nhiễm vật lý chứ không phải hóa học.
Collin Ward, một nhà hóa học thuộc Viện Hải dương học Woods Hole, cho biết nghiên cứu này bổ sung thêm kiến thức rằng nhựa có thể không tồn tại bền bỉ trong môi trường như chúng ta đã nghĩ lúc đầu. Hiện nay, chúng ta chỉ cho rằng nhựa trong môi trường sẽ tồn tại mãi mãi, nhưng nghiên cứu này cho thấy có thể không phải như vậy.
Nó có thể là một bước nhảy tiến bộ để chúng ta bắt đầu suy nghĩ về những cách áp dụng kiến thức mới này để làm sạch đại dương trong tương lai, Ward nói.
"Một khi ngày càng có nhiều việc được thực hiện và chúng tôi tìm hiểu thêm về những phát hiện này, thì cuối cùng chúng tôi có thể nghĩ về việc kết hợp loại thông tin này vào các mô hình để tối ưu hóa các hoạt động làm sạch đại dương" , Ward nói.
Trong khi hầu hết các mảnh nhựa nhỏ phân hủy có nghĩa là sẽ có thêm nhiều thức ăn hơn cho vi khuẩn thì một trong bốn loại nhựa được thử nghiệm trong nghiên cứu lại gây hại cho vi khuẩn.
Stubbins nói rằng ông không chắc chắn liệu nhựa có giết chết chúng hay kìm hãm sự phát triển của chúng hay không. Tuy nhiên, chúng chắc chắn đã bị loại khỏi đường đua so với cùng loại vi khuẩn trong nước biển.
Có rất nhiều cách khác nhau để làm nhựa. Vì vậy, tất nhiên có khả năng là một số loại nhựa sẽ gây hại khi ở dạng hòa tan. Nó sẽ mất thêm một chút thời gian để điều tra để xem mức độ phổ biến của tác dụng phụ này, Stubbins cho biết.
"Theo một cách nào đó, thật nhẹ nhõm khi chúng ta biết được rằng một số vật liệu nhất định sẽ không tồn tại mãi mãi trong môi trường, nhưng trái lại, chúng ta phải thận trọng về tác động của các sản phẩm biến đổi này", Collin Ward nói.
" Tuy nhiên, cho dù hầu hết các vi khuẩn trong nghiên cứu này đều ổn với cacbon hòa tan từ nhựa thì chúng tôi không thực sự biết chúng ảnh hưởng đến sức khỏe của các sinh vật lớn hơn như thế nào. Chưa kể, có rất nhiều nhựa trên thế giới và lượng rác thải nhựa trong các con sông còn nhiều hơn ở đại dương ", Stubbins nói.
Đại dương rất rộng lớn. Vì vậy, khi ánh sáng mặt trời phân hủy nhựa ở biển, các sản phẩm phụ của các phản ứng hóa học đó bị pha loãng hơn nhiều so với ở các nguồn nước nhỏ hơn, như sông hay suối.
"Ở những nơi đó, điều này sẽ đáng lo ngại hơn nếu có chất gây ô nhiễm được thải ra khi chúng xuống cấp" , theo ông Stubbins. " Lượng nhựa càng lớn thì nồng độ chất ô nhiễm sẽ càng cao. Nồng độ cao hơn có thể gây hại nhiều hơn tại địa phương".
Một số bước tiếp theo mà Stubbins đang tìm hiểu sâu hơn là về khoảng thời gian phân hủy nhựa - quá trình đó mất bao lâu, nhân tố tác động là gì và kích thước của các mẫu vật đóng vai trò như thế nào.
Theo VN Review
Loài kiến chạy nhanh nhất thế giới Các nhà khoa học Đức ở Trường đại học Ulm vừa đưa ra một kết quả nghiên cứu gây kinh ngạc, khẳng định kiến chính là loài động vật chạy nhanh nhất thế giới. Cụ thể, Giáo sư Tiến sĩ Harald Wolf và nữ đồng nghiệp Sarah Pfeiffer thuộc Đại học Ulm, đã quan sát loài kiến bạc có tên khoa học là...
Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Show diễn jetski bắn pháo hoa tại Cát Bà xác lập hai kỷ lục thế giới

Phát hiện gần 5kg vàng trị giá 5,7 tỷ đồng bên trong bức tường một căn nhà thuê

Một nguồn năng lượng đang nằm im dưới chân chúng ta - và nó có thể nuôi sống nhân loại trong 170.000 năm

"Báu vật khác thường" tại mỏ đất hiếm lớn nhất thế giới: Có thể thay đổi tương lai nhân loại

Đột nhập cửa hàng bánh kẹo, 2 tên trộm có hành động khiến nhiều người sốc nặng

Cô gái câu được con cá mú khổng lồ nặng 264kg trên biển

108 "cây thần linh" nghìn năm tuổi ở Lâm Đồng được công nhận cây di sản

Nước biển ở Hạ Long màu đỏ phát ánh sáng xanh trong đêm, chuyên gia nói gì?

Tìm thấy 2 loài nấm có khả năng phát sáng, thuộc diện kỳ bí nhất thế giới

Trái Đất từng mưa không ngừng trong 2 triệu năm, dẫn tới điều này

Vì sao vẫn chưa tìm thấy hài cốt trong xác tàu Titanic?

Bí ẩn chợ ma: Mở nửa đêm, phạm luật liền trả giá, có người kiếm tận 300 triệu
Có thể bạn quan tâm

Clip hot: Đại mỹ nhân bỏ chạy khỏi thảm đỏ Cannes 2025 khiến hàng trăm phóng viên ngỡ ngàng
Hậu trường phim
23:36:29 23/05/2025
Cặp đôi ngôn tình đang hot điên đảo: Chemistry tung toé màn hình, nhà gái đẹp nhất Trung Quốc hiện tại
Phim châu á
23:32:09 23/05/2025
'Zootopia 2' tung teaser đầu tiên, hé lộ nhân vật và nhiều vùng đất mới, cùng sự trở lại của cáo Nick và thỏ Judy sau 9 năm vắng bóng
Phim âu mỹ
23:17:28 23/05/2025
Đề xuất tăng mức phạt nghệ sĩ, người nổi tiếng khi quảng cáo sai sự thật
Sao việt
22:58:06 23/05/2025
Người đàn ông lạ mặt xông vào hành hung nữ chủ tiệm cắt tóc ở Nghệ An
Tin nổi bật
22:56:01 23/05/2025
Liệu cái kết của "Cha tôi, người ở lại" sẽ giống phiên bản Trung Quốc?
Phim việt
22:48:29 23/05/2025
Mỹ sắp mở web bán 'thẻ vàng' nhập cư vào tuần tới
Thế giới
22:48:28 23/05/2025
Lĩnh án vì chém hàng xóm té xuống ao nước rồi bỏ mặc dẫn đến tử vong
Pháp luật
22:41:29 23/05/2025
Miley Cyrus có nguy cơ bị hỏng giọng hát
Nhạc quốc tế
22:39:41 23/05/2025
Phương Thanh nói về chuyện 'hết thời', tiết lộ về con gái 20 tuổi
Tv show
22:36:24 23/05/2025