Anh gia hạn chương trình hỗ trợ lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19
Ngày 5/11, Bộ trưởng Tài chính Anh Rishi Sunak thông báo nước này đã quyết định gia hạn chương trình hỗ trợ lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại nam Yorkshire, Anh, ngày 21/10/2020. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Phát biểu trước Quốc hội, ông Sunak cho biết chương trình hỗ trợ lương cho lao động tạm nghỉ việc sẽ được gia hạn đến tháng 3/2021 trong bối c ảnh tương lai không được đảm bảo, kinh tế trì trệ và nhiều cá nhân cũng như doanh nghiệp gặp khó khăn trong mùa Đông. Ông Sunak cũng cho biết Anh sẽ xem xét lại chính sách hỗ trợ này vào đầu năm tới.
Chương trình trên bắt đầu được thực hiện từ cuối tháng 3 năm nay khi Anh thực hiện lệnh phong tỏa giai đoạn đầu để phòng dịch COVID-19. Chương trình hết hạn vào tháng 10 vừa qua và đã được gia hạn thêm 1 tháng. Theo đó, hàng triệu lao động làm việc trong lĩnh vực tư nhân trên toàn nước Anh được hỗ trợ tới 80% lương.
Video đang HOT
Trong khi đó, dịch bệnh tiếp tục lây lan mạnh tại những nước khác ở châu Âu. Số ca mắc tại Thụy Sĩ đã vượt 200.000 ca trong 24 giờ qua. Cụ thể, giới chức y tế Thụy Sĩ cho biết đã ghi nhận thêm 10.128 ca, nâng tổng số ca mắc lên 202.504 ca. Số ca tử vong tại quốc gia Tây Âu tăng thêm 62 ca lên 2.337 ca.
Thống kê của Cơ quan y tế Thụy Điển cho thấy nước này đã xác nhận thêm 4.034 ca mắc trong ngày 5/11. Đây là số ca mắc mới trong ngày cao nhất từ trước đến nay tại đây và cao hơn cả con số 3.254 ca công bố hôm 29/10 vừa qua. Theo đó, tổng số ca mắc tại quốc gia Bắc Âu này tăng lên 141.764 ca. Cũng trong 24 giờ qua, Thụy Điển có thêm 5 ca tử vong, nâng tổng số ca không qua khỏi tại nước này lên 6.002 ca.
Bị cô lập hoàn toàn trong vấn đề Iran: Mỹ đang đi quá xa?
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo khẳng định Mỹ sẽ không từ bỏ nỗ lực của mình.
Mỹ tiếp tục bị cô lập hơn trong nỗ lực tái áp đặt các biện pháp trừng phạt quốc tế nhằm vào Iran, khi 13 trong số 15 nước thành viên Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc phản đối bước đi của Mỹ. Các nước cho rằng Mỹ đã rút khỏi Thỏa thuận hạt nhân cách đây 2 năm, do đó nước này không có quyền hợp pháp để kích hoạt cái gọi là "quy trình đảo ngược" nhằm tái áp đặt trừng phạt Iran.
Ngoại trưởng Mỹ Mikeo Pompeo. Ảnh: KT
Chỉ trong vòng 24 giờ kể từ khi Ngoại trưởng Mỹ Mikeo Pompeo chính thức kích hoạt cơ chế tái trừng phạt Iran, hàng loạt quốc gia đã có thư phản đối bao gồm các đồng minh lâu năm của Mỹ như Anh, Pháp, Đức và Bỉ cũng như các nước như Trung Quốc, Nga, Nam Phi...
Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Vassily Nebenzia nhấn mạnh: "Tái áp đặt trừng phạt chỉ có thể được kích hoạt bởi một quốc gia là thành viên của Thỏa thuận hạt nhân mà Mỹ không phải là thành viên. Mỹ trình bày lý lẽ của riêng mình tại sao họ có quyền làm như vậy. Nhưng chúng tôi tin rằng, những lập luận của Mỹ không hợp lệ. Chúng tôi sẽ đưa ra những lập luận của riêng mình. "
Hiện giờ chỉ có nước Cộng hòa Dominica chưa đưa ra thư phản đối chính thức. Tuần trước quốc đảo Caribbean này cũng là nước thành viên duy nhất ủng hộ nỗ lực của Mỹ gia hạn lệnh cấm vận vũ khí nhằm vào Iran.
Mỹ hôm qua bày tỏ thất vọng về thái độ của các đồng minh châu Âu liên quan tới việc áp đặt các lệnh trừng phạt nhằm vào Iran. Bà Kelly Craft- Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc khẳng định, khôi phục các lệnh trừng phạt và kéo dài lệnh cấm vận vũ khí chống Iran là cần thiết và có ý nghĩa quan trọng.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo khẳng định Mỹ sẽ không từ bỏ nỗ lực của mình: "Thông điệp của chúng tôi rất đơn giản. Mỹ sẽ không bao giờ để Iran có thể tự do mua và bán các loại máy bay, xe tăng hay các loại vũ khí khác. Lệnh cấm vận vũ khí sẽ được tiếp tục".
Thực tế hầu hết các nước thành viên được cho là đồng minh của Mỹ trong Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc có thể ủng hộ bước đi của Mỹ, nếu Mỹ thỏa hiệp, bao gồm khả năng gia hạn lệnh cấm vận vũ khí nhằm vào Iran trong một khoảng thời gian ngắn hạn. Tuy nhiên, các bên đã không tìm được tiếng nói chung về vấn đề này. Việc Mỹ thất bại trong dự thảo nghị quyết nhằm vào Iran khiến nước này cố gắng tái áp đặt các biện pháp trừng phạt- một bước đi đẩy Thỏa thuận hạt nhân đứng trước nguy cơ đổ vỡ, điều mà các quốc gia châu Âu chắc chắn không mong muốn.
Theo giới ngoại giao, việc Mỹ đối mặt với sự cô lập hiện nay do quốc gia này đã đi quá xa trong vấn đề Iran. Về cơ bản, hầu hết các quốc gia đều đồng ý với Mỹ rằng Iran thực sự chưa tuân thủ hoàn tòan các cam kết của mình. Mỹ với quốc tế cần tìm kiếm các bước đi gia tăng sức ép, buộc Iran tuân thủ các cam kết nhưng vẫn duy trì thỏa thuận hạt nhân. Tuy nhiên Mỹ đã đi sai nước cờ một cách hung hăng, đẩy Iran và Liên minh châu Âu trên một con thuyền, khiến Mỹ hòan toàn bị cô lập.
Vấp phải sự phản đối của hầu hết các quốc gia trong Hội đồng bảo an, Mỹ hôm qua tuyên bố tái áp đặt giới hạn thị thực nhằm vào 13 quan chức Iran, với khẳng định sẽ tiếp tục gia tăng sức ép lên quốc gia Hồi giáo này. Mỹ cũng khẳng định sẽ dùng mọi cách để ngăn Trung Quốc và Nga bán vũ khí cho Iran.
Với cảnh báo Mỹ sẽ áp đặt trừng phạt đối với bất kỳ quốc gia nào từ chối gây sức ép với Iran, trong khi phần còn lại của thế giới phản đối, kịch bản đó có thể tạo ra những tranh chấp pháp lý kéo dài nhiều năm tại các tòa án trên khắp thế giới, khi các công ty hay cá nhân làm ăn với Iran thách thức những biện pháp trừng phạt kinh tế mà Mỹ áp đặt lên Iran./.
Kích hoạt quy trình đảo ngược, Mỹ bị phản đối quyết liệt Theo Reuters, 13 trong số 15 nước thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã viết thư phản đối Mỹ kích hoạt quy trình đảo ngược để gia hạn trừng phạt Iran. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm 20/8 đã đến trụ sở Liên Hợp Quốc kích hoạt quy trình đảo ngược. Trong thư gửi tới Indonesia, nước chủ tịch luân...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bị bỏ quên trên xe đưa đón học sinh, bé trai 5 tuổi tử vong thương tâm ở Malaysia: Chia sẻ đẫm nước mắt của người bố

Xung quanh việc Mỹ đưa ra quyết định then chốt tăng cường sức mạnh không quân Ukraine - Kỳ cuối

Bầu cử Australia: Thủ tướng Anthony Albanese phát biểu mừng chiến thắng

Tại sao Trung Quốc có thể thắng trong cuộc chiến thương mại với Mỹ thời Trump?

Xung quanh việc Mỹ đưa ra quyết định then chốt tăng cường sức mạnh không quân Ukraine - Kỳ 1

Phó Tổng thống Mỹ nhận định về thời điểm kết thúc xung đột giữa Nga và Ukraine

Hàng loạt chính sách nhập cư của Tổng thống Trump bị tòa án Mỹ bác bỏ

Iran tái khẳng định quyền sở hữu chu trình nhiên liệu hạt nhân đầy đủ

OPEC+ nhất trí tăng sản lượng dầu trong tháng 6

Thủ tướng Yemen từ chức

Hamas đề xuất ngừng bắn 5 năm tại Gaza

Ấn Độ cấm nhập khẩu hàng hóa từ Pakistan
Có thể bạn quan tâm

"Người tình màn ảnh" của Song Joong Ki mất thị lực khi quay show, cảnh tỉnh cả showbiz Hàn Quốc
Sao châu á
13:49:45 04/05/2025
5 khách sạn kỳ lạ nhất trên thế giới
Sáng tạo
13:48:51 04/05/2025
Sao nam Vbiz mua nhà 140 cây vàng từ 20 năm trước: BĐS trải khắp từ Bắc vào Nam, hiện tại vẫn lẻ bóng
Sao việt
13:44:56 04/05/2025
Vụ cha kêu oan cho con ở VL: có tới 2 biên bản khám nghiệm, 2 LS khui tin sốc
Tin nổi bật
13:38:30 04/05/2025
Toyota Camry 2026 bổ sung thêm phiên bản Nightshade với thiết kế siêu ngầu, tiết kiệm xăng đáng nể
Ôtô
12:36:34 04/05/2025
60 ngày tới, có 4 con giáp tiền tài lặng lẽ ập đến, tài khoản nhân đôi
Trắc nghiệm
11:34:18 04/05/2025
Bắt giữ 7 đối tượng mang súng tự chế vào rừng săn bắn
Pháp luật
11:29:06 04/05/2025
Nữ ca sĩ tài sắc vẹn toàn lên ngôi Quán quân Chị Đẹp, có ông là nhà ngoại giao từng tham gia đàm phán Hiệp Định Paris
Nhạc việt
11:28:54 04/05/2025
Thượng Hải lúc 2h sáng khiến bạn choáng váng: Hoá ra công việc bạn đang phàn nàn là điều mơ ước của hàng trăm nghìn người
Netizen
11:24:39 04/05/2025
Clip hot: Miu Lê mắng thẳng mặt hội thanh niên coi thường cựu chiến binh, 1 câu nói khiến hàng triệu người vỗ tay
Hậu trường phim
11:18:22 04/05/2025