Anh ‘không còn gì’ trong kho dự trữ quân sự sau khi gửi vũ khí cho Ukraine?
Nhiều chính phủ phương Tây đang ký kết các hợp đồng lớn để bắt đầu xây dựng lại kho dự trữ đạn dược sau khi gửi lượng lớn vũ khí cho Kiev, vào thời điểm xung đột Israel – Hamas và các cuộc tấn công của lực lượng Houthi vào các tàu ở Biển Đỏ đang tạo ra nhiều bất ổn hơn.
Xung đột Nga – Ukraine đã thúc đẩy nhu cầu toàn cầu về trang thiết bị quân sự. Ảnh: Mil.in.ua
Anh “không còn gì” trong kho dự trữ quân sự của mình sau khi gửi vũ khí tới Ukraine, nhật báo The Times của Anh mới đây trích dẫn một nguồn tin quân sự giấu tên cho biết.
Nguồn tin trên tiết lộ, trong bối cảnh đó, các quan chức Anh và châu Âu khác vẫn “tăng tốc” để tăng cường sản xuất vũ khí nhằm tiếp tục thúc đẩy cuộc chiến ở Ukraine mặc dù biết rằng Kiev không thể giành chiến thắng trên chiến trường.
Tờ The Times viết: “Các sĩ quan tình báo quân sự cấp cao của Anh tin rằng Ukraine không thể giành chiến thắng trong cuộc chiến chống lại Nga vào năm 2024 vì nước này không có nhân lực hoặc vũ khí cho một bước đột phá lớn trên chiến trường”.
Bất chấp thực tế trên chiến trường, một số quan chức Anh khăng khăng rằng NATO chỉ cần “thời gian” để tăng cường sản xuất vũ khí nhằm đánh bại Nga. Nhưng thời gian rõ ràng đang đứng về phía Tổng thống Nga Vladimir Putin khi sự mệt mỏi vì xung đột đang ngày càng gia tăng ở phương Tây.
Video đang HOT
Tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn chưa đảm bảo được hơn 60 tỷ USD mà ông đang tìm cách tài trợ cho cuộc chiến ủy nhiệm đến năm 2024 khi đảng Cộng hòa đang gây áp lực về thỏa thuận biên giới. Các nhà lãnh đạo đảng Cộng hòa tại Quốc hội Mỹ cho biết họ có kế hoạch phê duyệt viện trợ cho Ukraine sau khi đạt được thỏa thuận, nhưng theo thời gian, việc tiếp tục tài trợ cho cuộc chiến sẽ ngày càng trở nên khó khăn hơn.
Trong khi đó, tờ The Telegragh cũng của Anh đưa tin cổ phiếu quốc phòng đạt mức cao kỷ lục khi xung đột ở Ukraine làm cạn kiệt nguồn cung cấp đạn của Anh và các đồng minh phương Tây của nước này.
Cụ thể, cổ phiếu quốc phòng của Anh đã tăng lên mức cao kỷ lục khi căng thẳng ở Trung Đông và cuộc chiến ở Ukraine tiếp tục thúc đẩy nhu cầu toàn cầu về khí tài quân sự.
Điểm chứng khoán chuẩn của các công ty quốc phòng và hàng không vũ trụ Anh đã tăng 1,4% lên 8.710,43 điểm hôm 2/1 vừa qua, con số cao nhất trong lịch sử.
Trong số những tập đoàn hưởng lợi có Babcock International, BAE Systems và Rolls-Royce, tăng lần lượt 3,5%, 1,8% và 1,9% trong phiên giao dịch đầu ngày 2/1.
Chỉ số FTSE All-Share của cổ phiếu quốc phòng và hàng không vũ trụ Anh đã tăng hơn 200% kể từ tháng 10/2020, khi đại dịch COVID-19 vẫn đang hoành hành.
Sự phục hồi của các công ty quốc phòng và hàng không vũ trụ cũng được thúc đẩy bởi sự thay đổi nhanh chóng của “gã khổng lồ” kỹ thuật Rolls-Royce, công ty bảo trì động cơ máy bay chiến đấu và tàu chiến cho Lực lượng Không quân Hoàng gia và Hải quân Hoàng gia Anh, bao gồm cả lõi lò phản ứng cho tàu ngầm răn đe hạt nhân Vanguard của quân đội Anh.
Vũ khí, đạn dược và trang thiết bị đang có nhu cầu mạnh mẽ khi các nước phương Tây tiếp tục hỗ trợ Ukraine trong cuộc chiến với Nga, trong khi bất ổn ngày càng gia tăng ở Trung Đông và căng thẳng với Trung Quốc cũng thúc đẩy đơn hàng.
Nhiều chính phủ phương Tây đang ký kết các hợp đồng lớn để bắt đầu xây dựng lại kho dự trữ đạn dược sau khi gửi một lượng lớn vũ khí cho Kiev, vào thời điểm xung đột Israel-Gaza và các cuộc tấn công của lực lượng Houthi vào các tàu ở Biển Đỏ đang tạo ra nhiều bất ổn hơn.
Serbia cấm xuất khẩu vũ khí trong 30 ngày
Bộ trưởng Quốc phòng Serbia Milos Vucevic tuyên bố ngành quốc phòng Serbia sẽ không xuất khẩu vũ khí, thiết bị và đạn dược trong 30 ngày tới, thay vào đó tập trung đáp ứng nhu cầu trong nước.
Nhà máy sản xuất xe bọc thép ở Velika Plana, Serbia ngày 7/7. Ảnh: Jugoimport SDPR
Theo đài RT ngày 14/7, ông Vucevic nói: "Đánh giá của chúng tôi vào thời điểm này là không thể ưu tiên các hợp đồng thương mại hơn an ninh nội địa, vì vậy những gì ngành quốc phòng của chúng tôi đang làm chủ yếu phải hướng đến quân đội Serbia, phù hợp với nhu cầu của họ".
Nội các Serbia đã thông qua lệnh cấm 30 ngày nói trên theo đề nghị của Tổng thống Aleksandar Vucic với tư cách là tổng tư lệnh quân đội. Ông Vucevic nói thêm rằng lệnh cấm xuất khẩu có thể được gia hạn, tùy thuộc vào hoàn cảnh.
Quyết định này được đưa ra chỉ vài ngày sau khi phương Tây cáo buộc rằng tập đoàn nhà nước Jugoimport SDPR của Serbia đã bán đạn dược cho Nga mà số đạn dược này có dùng các bộ phận được mua ở Bỉ.
Ông Vucevic nói với hãng thông tấn Tanjug rằng các cáo buộc là hoàn toàn sai sự thật. Ông cho biết hai cơ sở được đề cập trong cáo buộc của một kênh truyền hình Đức thực tế đã xuất khẩu sang Mỹ tới 90% đạn dược dùng cho vũ khí nhỏ.
Truyền thông phương Tây từ lâu đã đồn đoán rằng chính phủ Serbia đang bí mật bán đạn dược cho Ukraine - điều mà Serbia đã nhiều lần bác bỏ. Tháng 6, tờ Financial Times đưa tin rằng một tuyến đường vận chuyển đạn dược của Serbia tới mặt trận Ukraine là nguyên nhân đằng sau sự thay đổi rõ ràng về chính sách của phương Tây đối với tỉnh ly khai Kosovo.
Ông Vucic phản ứng lại và cáo buộc các nước láng giềng Croatia và Bulgaria tung tin giả để họ có thể tận dụng tư cách thành viên NATO nhằm chiếm thị phần xuất khẩu vũ khí của Serbia.
Ngày 14/7, Bulgaria tuyên bố gửi 100 xe bọc thép tới Ukraine và hy vọng nhận được xe bọc thép thay thế từ Mỹ. Chính phủ Bulgaria đã đưa ra quyết định trên bất chấp các khuyến nghị của Tổng thống Rumen Radev. Ông Radev phản đối cung cấp vũ khí cho Ukraine, dẫn đến phản ứng giận dữ của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky khi ông tới thăm nước này vào tuần trước.
Tại sao Thổ Nhĩ Kỳ từ chối đưa ra mốc thời gian Thụy Điển gia nhập NATO? Điều tưởng chừng như đã đạt được về việc Thụy Điển trở thành thành viên NATO đang phải đối mặt với nhiều diễn biến không chắc chắn và bất ngờ. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoğan dự hội nghị thượng đỉnh NATO. Ảnh: Anodolu Bất chấp một bước đột phá rõ ràng vào đầu tuần này, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nga bác cáo buộc trì hoãn hòa đàm về vấn đề Ukraine

Nga lên tiếng về bản ghi nhớ hiệp ước hòa bình với Ukraine

Lính Nga sống sót cả tháng ngay trước mũi binh sĩ Ukraine

Khép lại 'chương đối đầu'

Nhóm thám hiểm người Anh quyết chinh phục đỉnh Everest trong 7 ngày

Báo động đỏ về diện tích rừng nhiệt đới bị phá hủy do cháy rừng

Thị trấn ở Mỹ cấm đi giày cao gót nếu không có giấy phép

EU đề xuất sửa đổi Quy định Bảo vệ dữ liệu chung để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ

Eurasianet: Trung Quốc thay đổi chiến lược viện trợ, lấp khoảng trống do USAID để lại ở Trung Á

Hàn Quốc: Đồng won chạm mức cao nhất trong hơn 6 tháng

Iran thu hồi bản Kinh Koran viết tay và tiền xu cổ bị đánh cắp tại bảo tàng

Nga tiết lộ về kế hoạch chuyến thăm của nhà lãnh đạo Triều Tiên
Có thể bạn quan tâm

Cao Viên Viên gây thương nhớ ở Liên hoan phim Cannes
Sao âu mỹ
08:24:01 22/05/2025
Điều gì xảy ra khi nhiễm biến thể Covid-19 XEC?
Sức khỏe
08:06:51 22/05/2025
Lương Thu Trang: Dịu dàng màu nắng là cơ hội để vượt cái bóng của An Nhiên
Hậu trường phim
07:42:56 22/05/2025
Cha tôi, người ở lại - Tập 42: Việt 'sốc nặng' phát hiện An - Nguyên yêu nhau
Phim việt
07:40:20 22/05/2025
Vụ nổ lớn tại Công ty SGI Vina: Lời kể của nữ công nhân
Tin nổi bật
07:35:49 22/05/2025
Nhóc tỳ "Bố Ơi, Mình Đi Đâu Thế?" sau 8 năm: Lột xác thành mỹ nhân tuổi teen khiến dân tình trầm trồ
Sao việt
07:32:01 22/05/2025
Đoàn Di Băng bể kèo bán 4000 son với Thùy Tiên, hẹn việc sốc trước khi đeo lắc?
Netizen
07:31:38 22/05/2025
Làm 4 món ăn cho bữa sáng nhanh mà ngon từ các nguyên liệu giàu protein để tăng cường hệ miễn dịch
Ẩm thực
07:24:31 22/05/2025
Nam thần Sở Kiều "quay xe", năn nỉ con gái vua sòng bạc, sợ mất cả chì lẫn chài?
Sao châu á
07:14:39 22/05/2025
Bắt nam thanh niên "nổ" có bạn gái làm luật sư để lừa đảo
Pháp luật
06:51:13 22/05/2025