Anh không thể ‘chơi quá rắn tay’ với Nga?
Thủ tướng Anh Theresa May đang triển khai các biện pháp trừng phạt đối với Nga sau khi kết luận nước này phải chịu trách nhiệm về vụ đầu độc cựu điệp viên hai mang Sergei Skripal ngay trên đất Anh. Tuy nhiên, giới phân tích nhận định, Anh không thể đóng chặt cửa với Nga và rằng bà May đang nỗ lực hết sức để giảm thiểu tổn hại đến nền kinh tế dễ đổ vỡ của đảo quốc sương mù.
Tổng thống Nga Vladimir Putin dự kiến sẽ có các quyết định “ăn miếng trả miếng” đối với các biện pháp trừng phạt mới công bố của Thủ tướng Anh Theresa May.
Hôm 14/3, Thủ tướng May tuyên bố trước Quốc hội Anh về việc London sẽ trục xuất 23 nhà ngoại giao Nga và ngưng các liên lạc cấp cao với Moscow. Anh cũng sẽ đóng băng các tài sản của Nga, nếu chúng được dùng để đe dọa công dân Anh hoặc những người cư trú tại nước này.
Tuy nhiên, bà May rõ ràng đã tránh các động thái nhiều khả năng làm phương hại tới các ngành công nghiệp quan trọng của Anh như xe hơi, ngân hàng và năng lượng. Anh và Nga có rất nhiều quan hệ làm ăn trong những lĩnh vực này.
Ngoài ra, nữ thủ tướng Anh cũng không đề cập tới các kế hoạch cấm vận kinh tế rộng hơn hay nhắm và những đại gia Nga đang sống ở Anh. “Có rất nhiều thứ bà May có thể làm, nhưng rốt cuộc chỉ là những hành động rất chừng mực và đôi khi mơ hồ. Đây cũng có thể là ý định của bà ấy”, Timothy Ash, một chiến lược gia cấp cao tại công ty tư vấn BlueBay Asset Management, nhận xét.
Gần 2 năm sau cuộc bỏ phiếu ủng hộ Brexit (Anh rời khỏi Liên minh châu Âu), nền kinh tế Anh vẫn đang phải đương đầu với sự phát triển yếu kém. Quan hệ thương mại của Anh với Nga tương đối nhỏ bé so với các quốc gia khác như Đức hay Mỹ, nhưng chúng không kém phần quan trọng.
Theo dữ liệu từ Tổng cục thống kê quốc gia Anh, thương mại hai chiều giữa hai nước ước đạt 14 tỉ USD/năm. Khoảng 1% số hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu của Anh là sang thị trường Nga.
Anh bán xe hơi, hàng hóa sản xuất đại trà, máy móc và hóa phẩm cho Nga. Nước này cũng là một nhà cung cấp dịch vụ lớn. Các lĩnh vực tài chính, công nghệ và tư vấn của Anh đã thu về hàng tỉ USD mỗi năm từ các đối tác Nga.
Video đang HOT
Trong vài thập niên gần đây, Anh cũng đóng vai trò như thỏi nam châm hút giới nhà giàu Nga và các doanh nghiệp của họ. Một số lượng lớn người Nga đang sở hữu các bất động sản ở London và cũng có rất nhiều đồng bào của họ đang gửi tiền ở nước này.
Sàn chứng khoán London hiện đang niêm yết cổ phiếu của 99 công ty có trụ sở ở Nga hoặc các nước khác từng thuộc Liên Xô cũ. EN , một nhà sản xuất điện và nhôm, đã trở thành công ty lớn gần đây nhất của Nga “lên sàn” ở London hồi tháng 11 năm ngoái.
Ngược lại, Nga đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc cung cấp năng lượng cho Anh, kể cả dầu mỏ, khí đốt và than đá. Theo Bộ năng lượng Anh, chỉ không đầy 1% khí đốt sử dụng tại nước này có nguồn gốc từ Nga. Song, theo tờ Financial Times, một nửa số chuyến khí đốt tự nhiên hóa lỏng vận chuyển đến Anh cho tới thời điểm này trong năm 2018 là từ Nga.
Hơn thế nữa, nhiều đường ống dẫn khí chính trên khắp châu Âu bắt đầu ở Nga. Điều này cho phép các tập đoàn năng lượng quốc gia của Nga như Gazprom kiểm soát các nguồn cung ứng khí đốt của châu lục. Ngoài ra, nhiệt độ dự kiến sụt giảm vào cuối tuần này và đầu tuần sau nhiều khả năng sẽ làm tăng vọt nhu cầu khí đốt để sưởi ấm và chiếu sáng ở Anh cũng như trên khắp châu Âu. Trong khi đó, các nguồn dự trữ khí đốt khắp châu lục đang ở mức thấp kỷ lục do khí lạnh tăng cường và Anh đóng cửa các cơ sở dự trữ.
Một báo cáo của các nhà phân tích S&P Platts c ảnh báo, dựa vào Nga có thể là lựa chọn duy nhất cho các quốc gia châu Âu như Anh, nếu họ đột nhiên cần thêm nhiều khí đốt nữa khi các nguồn cung cấp khác hiện dần cạn kiệt hoặc gần tới hạn.
Đại gia dầu mỏ Anh (BP) cũng có các mối làm ăn lớn với Nga. Tập đoàn này hiện sở hữu 20% cổ phần trong công ty năng lượng Nga Rosneft, khiến hãng có thể trở thành mục tiêu trả đũa chính khi căng thẳng Anh – Nga leo thang.
Các nhà đầu tư hiện vẫn chờ xem Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ đáp trả ra sao trong vài tuần tới.
“Moscow nhiều khả năng sẽ gây huyên náo về sự tức giận của họ đối với quyết định của Anh. Họ chắc chắn sẽ có động thái ăn miếng trả miếng trước việc London trục xuất 23 nhà ngoại giao Nga. Song, có lẽ Moscow cũng cảm thấy nhẹ nhõm vì mọi thứ không quá trầm trọng như nhiều người dự đoán”, chuyên gia phân tích Ash bình luận thêm trên CNN.
Theo Tuấn Anh
Vietnamnet
Anh trục xuất 23 nhà ngoại giao, đóng băng tài sản Nga vì vụ cựu điệp viên hai mang
Thủ tướng Anh Theresa May hôm nay 14/3 công bố lệnh trừng phạt Nga liên quan đến vụ cựu điệp viên hai mang Sergei Skripal. Theo đó, 23 nhà ngoại giao Nga bị buộc phải rời Anh trong vòng 1 tuần.
Thủ tướng Anh Theresa May (Ảnh: Reuters)
Hãng tin Sputnik cho biết, Thủ tướng Anh Theresa May hôm nay đã có phiên điều trần trước Hạ viện liên quan đến vụ cựu điệp viên hai mang Nga Skripal.
Nhà lãnh đạo Anh cáo buộc Nga "sử dụng vũ lực trái phép chống lại nước Anh". Thủ tướng May cũng công bố các lệnh trừng phạt bao gồm trục xuất các nhà ngoại giao Nga. Theo đó, 23 nhà ngoại giao Nga buộc phải rời khỏi Anh trong vòng 1 tuần.
"Chiểu theo Công ước Vienna, Anh sẽ trục xuất 23 nhà ngoại giao Nga. Họ có một tuần để rời đi", Thủ tướng May nói. Bà May cũng nói thêm rằng, vụ trục xuất nhà ngoại giao lớn nhất trong vòng 30 năm qua này ở Anh sẽ làm suy yếu năng lực tình báo của Nga ở Anh nói riêng và châu Âu nói chung.
Ngoài ra, Anh cũng đình chỉ các cuộc hội đàm song phương với Nga, đóng băng các tài sản công của Nga ở Anh. "Chúng tôi sẽ đóng băng các tài sản công của Nga ở bất cứ đâu mà chúng tôi tìm thấy bằng chứng rằng các tài sản đó được dùng để đe dọa mạng sống hay tài sản của công dân hay cư dân Anh quốc", Thủ tướng May nói.
Thêm vào đó, theo tuyên bố của người đứng đầu chính phủ Anh, sẽ không có bộ trưởng hay thành viên Hoàng gia Anh nào tham dự World Cup năm nay diễn ra ở Nga.
Lệnh trừng phạt được đưa ra sau khi Nga không phản hồi "tối hậu thư" của Anh liên quan đến vụ Skripal - vụ việc đang khiến quan hệ song phương căng thẳng.
Hôm nay, chính phủ Anh đã kêu gọi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc họp khẩn về cuộc điều tra liên quan đến vụ cựu điệp viên hai mang Sergei Skripal của Nga nghi bị đầu độc tại London hồi đầu tháng này.
Cựu đại tá tình báo quân sự Nga Sergei Skripal (66 tuổi) và con gái Yulia (33 tuổi) bất tỉnh nhân sự trên đường phố ở thành phố Salisbury của Anh hôm 4/3. Giới chức Anh nghi ngờ, cha con họ bị đầu độc bằng chất độc thần kinh.
Skripal từng là đại tá phục vụ trong Cơ quan tình báo quân đội Nga (GRU). Ông này bị bắt vào năm 2004 và kết án 13 năm tù vào năm 2006 vì tội hoạt động gián điệp cho Anh. Theo truyền thông Nga, Skripal đã nhận của tình báo Anh 100.000 USD để đổi lấy thông tin về các điệp viên của GRU đang hoạt động ở các quốc gia châu Âu thời kỳ đó.
Trong khi đó, Nga tiếp tục bác bỏ cáo buộc có liên quan đến vụ cựu điệp viên hai mang Sergei Skripal nghi bị đầu độc ở London hôm 4/3. Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov nói: "Quan điểm của Moscow về vụ Skripal đã rõ ràng. Moscow không liên quan đến vụ việc xảy ra ở Anh này". Tuy nhiên, ông Peskov cho biết thêm, Nga sẵn sàng hợp tác điều tra vụ việc.
Ngay sau khi Thủ tướng Anh công bố các lệnh trừng phạt nhằm vào Moscow, Đại sứ Nga tại Anh Alexander Yakovenko nói: "Mọi việc chính phủ Anh làm hôm nay là hoàn toàn không thể chấp nhận được và chúng tôi coi đây là một hành động khiêu khích... Tất nhiên chúng tôi không sẵn sàng thảo luận theo kiểu tối hậu thư".
Minh Phương
Theo Dantri
Nga "không thể tha thứ" cáo buộc của Anh nhằm vào Tổng thống Putin Điện Kremlin tuyên bố việc Anh cáo buộc Tổng thống Nga Vladimir Putin dường như có liên quan tới vụ đầu độc cựu điệp viên hai mang là hành động "gây sốc và không thể tha thứ". Tổng thống Vladimir Putin (Ảnh: Getty) "Chúng tôi đã nhiều lần ra tuyên bố ở các cấp khác nhau rằng Nga không có bất kỳ liên...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Cảnh sát Hàn Quốc đẩy nhanh truy tìm nghi phạm 2 vụ giết người

Pháp lên kế hoạch xây 'siêu nhà tù' giữa rừng để giam giữ các tay trùm ma túy khét tiếng

Bộ trưởng Nông nghiệp Nhật Bản xin lỗi về phát ngôn giữa 'cơn bão giá gạo'

Lý do nhiều quan chức Mỹ lo ngại việc Australia chuyển giao 49 xe tăng Abrams cho Ukraine

Điện đàm Trump - Putin: Nga tự tin nắm thế thượng phong?

Điện Kremlin thông báo chính thức về cuộc điện đàm thượng đỉnh Trump-Putin

Chuyến thăm Trung Đông và chính sách "ngoại giao giao dịch" của ông Trump

Cuộc không chiến Kashmir báo hiệu sự trỗi dậy của chiến tranh hệ thống

EU và Anh ký thỏa thuận đối tác an ninh, thủy sản và năng lượng

Kỷ nguyên vàng của tàu điện ngầm

Căn bệnh ung thư cựu Tổng thống Mỹ Joe Biden mắc phải nguy hiểm thế nào?

Indonesia tìm kiếm 19 người mất tích sau vụ sạt lở tại một mỏ vàng
Có thể bạn quan tâm

Cú sốc mới cho Kim Soo Hyun
Sao châu á
20:47:33 19/05/2025
Hoa hậu Thùy Tiên "lách" trách nhiệm vụ kẹo Kera như thế nào?
Pháp luật
20:39:21 19/05/2025
Cứu bạn bị ngưng tim, nam sinh bỏ dở kỳ thi quan trọng và cái kết vỡ òa
Netizen
20:28:57 19/05/2025
Đàn cá heo bơi tung tăng trên vịnh Nha Trang
Tin nổi bật
20:25:35 19/05/2025
Anh Tú gây xúc động mạnh với ca khúc tự sáng tác "Người là Hồ Chí Minh"
Nhạc việt
20:02:44 19/05/2025
Trẻ trung và năng động với áo corset ngày hè
Thời trang
20:00:01 19/05/2025
Ý Nhi có thể giành thứ hạng cao tại đấu trường Miss World 2025?
Sao việt
19:59:40 19/05/2025
"Tân binh toàn năng" đối mặt tranh cãi sau 5 tập phát sóng
Tv show
19:57:27 19/05/2025
Vạch trần mối quan hệ giữa BLACKPINK và thành viên số 5 rút khỏi nhóm vào phút cuối
Nhạc quốc tế
19:47:43 19/05/2025
Tìm thấy 2 loài nấm có khả năng phát sáng, thuộc diện kỳ bí nhất thế giới
Lạ vui
19:46:21 19/05/2025